You are on page 1of 4

Chủ đề 3: Quan niệm khoa học và quan niệm tôn giáo về nguồn gốc loài

người: những điểm tương đồng và khác biệt

Tục ngữ Việt Nam ta từng khẳng định:"Cây có cội, nước có nguồn, con
chim có tổ, con người có tông”. Con người xuất hiện trên Trái Đất từ bao giờ và tổ
tiên của chúng ta là ai vẫn luôn là một câu hỏi. Từ ngày xưa, đã có rất nhiều ý
kiến khác nhau giải đáp về nguồn gốc của loài người. Đó có thể là từ thời nguyên
thuỷ, từ thời cổ đại, những huyền thoại khác nhau giải thích về nguồn gốc loài
người đã xuất hiện. Một vị học giả cổ người Hy Lạp tin rằng con người chúng ta
tiến hóa từ một loài cá. Theo sách Trang Tử của Trung Quốc: ''Loài sâu rễ tre
sinh ra loài báo, báo sinh ra ngựa, ngựa sinh ra người.''. Hay theo Huyền Sử
Phương Đông, thời Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa đã dùng bùn đất dưới sông
nặn ra con người theo hình dáng của mình và thổi vào đó 'hơi tiên'', đem lại sự
sống. Còn theo người cổ Ai Cập, thần Hanuma đã dùng đất sét tạo ra người trên
bàn xoay đồ gốm. Và cũng theo truyền thuyết ''Con Rồng cháu Tiên'', người Việt
chúng ta tự hào chính là giòng giống rồng tiên, " Lạc Long Quân và Âu Cơ/ Đẻ
ra đồng bào ta trong bọc trứng" (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm). Đối với Thiên
chúa giáo, tổ tiên của loài người chúng ta chính là Adam và Eva, con người
chúng ta chính là những hậu duệ của họ.

Theo quan niệm của Thiên Chúa giáo trong‘‘Sáng Thế Ký’’, Thiên Chúa đã
tạo ra ánh sáng, bóng đêm, nước, trời, đất, các vì tinh tú, muông thú, cây cỏ… Và
cuối cùng, Ngài tạo ra con người từ bụi đất theo hình ảnh của Ngài - một vị Thần
vĩ đại, vào ngày thứ sáu của cuộc sáng tạo. Thiên Chúa đã ban cho con người
quyền thay mặt Ngài trị vì hết thảy sinh vật trên mặt đất cũng như trên trời và dưới
nước. Con người đầu tiên được tạo ra ấy là một người đàn ông, Ngài đặt tên cho
anh ta là Adam. Nhưng rồi, thấy Adam sống một mình cô đơn, nhân lúc Adam
ngủ, Ngài rút một chiếc xương sườn của anh và tạo cho anh một bạn đời, một phụ
nữ có tên Eva. Adam và Eva yêu quý nhau với tinh thần hoàn toàn trong sáng,
không chút gợn mùi nhục dục. Tình yêu của họ cũng thuần khiết như thế giới mà
họ đang sống, một thế giới thanh bình đẹp rực rỡ, nơi không có thiên tai, địch họa;
không tồn tại điều ác, điều xấu; không có vất vả, nặng nhọc và âu lo; không có
bệnh tật, tuổi già và cái chết. Họ tự do như chim trời, như cá nước nên Adam và
Eva sống không hề biết đến những điều xấu, điều ác.Và họ được Thiên Chúa cho
quyền hưởng thụ hết thảy những vật chất trong thế giới này. Thiên Chúa chỉ yêu
cầu họ một điều, đó là không được ăn quả của một cái cây ở giữa vườn Địa Đàng,
trái Cấm. Câу nàу có tên là Câу Sự Sống, Câу Trường Sinh haу Câу Biết Tốt Xấu
Thiện Ác. Ngài phán:“Ngươi được tự do hưởng thụ mọi thứ câу trong ᴠườn;
nhưng ᴠề Cây Trường thì ngươi ѕẽ không ăn đến; ᴠì trong ngàу ngươi ăn thì ngươi
chắc ѕẽ chết.''

Adam ѕẵn ѕàng tuân lời Thiên Chúa, dù anh ta không biết cái chết là gì, ᴠà
anh biết bổn phận của mình là phải tuân lời ᴠà уêu thương Thiên Chúa, đấng sáng
thế đã tạo ra mình. Vả lại, không cần ăn quả của câу đó khi trong ᴠườn không
thiếu các loại hoa thơm trái ngọt, kể cả ᴠới Eᴠa.
Trong các loài thú đồng mà Thiên Chúa đã tạo nên, rắn là loài quỷ quyệt
hơn cả. Rắn đã mê hoặc Eva với lời lẽ xảo trá:"Ông bà chắc chắn sẽ không chết
đâu! Vì Thiên Chúa biết rằng khi nào ông bà ăn trái cây đó, thì mắt mở ra và ông
bà sẽ giống Thiên Chúa, biết điều thiện và điều ác". Eva thoáng chốc thấy trái của
cây đó trông vừa ngon vừa đẹp mắt thì cả tin mà hái xuống rồi ăn, và đưa cho
chồng cùng ăn.

Khi Chúa phát hiện ra hai người đã ăn trái Cấm, Ngài đã nguyền rủa con rắn
và phán với người phụ nữ, Eva rằng: "Ta sẽ gia tăng nhiều nỗi nhọc nhằn khi
ngươi mang thai, và thêm nhiều đau đớn mỗi khi ngươi sinh đẻ. Tuy nhiên, ngươi
vẫn ước muốn sống bên chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi".Sau đó, Ngài phán với
Adam: "Vì ngươi đã nghe theo lời vợ, ăn trái cây mà Ta đã cấm, nên đất đai sẽ vì
ngươi mà bị nguyền rủa. Ngươi phải khổ nhọc suốt đời mới có miếng ăn từ đất
sinh ra. Đất sẽ sinh gai góc và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau cỏ ngoài đồng ruộng.
Ngươi phải làm đổ mồ hôi trán mới có miếng ăn, cho đến ngày ngươi trở về đất, là
nơi ngươi từ đó mà ra. Vì ngươi là cát bụi, ngươi sẽ trở về với cát bụi’’. Thiên
Chúa sau đó đã lấy da thú kết thành chiếc áo cho vợ chồng Adam rồi mặc vào cho
họ. Sau đó Ngài đã đuổi họ ra khỏi vườn Địa Đàng và đày họ xuống mặt đất. Tại
nơi đây, họ đã lập một cuộc sống mới, làm lụng, sinh con đẻ cái và họ trở thành tổ
tiên của loài người.

Ngoài quan niệm trong "Sáng Thế Ký" về loài người, trong tác phẩm "Vai
trò của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người", nhà triết học
người Đức Friedrich đã vận dụng phương pháp biện chứng duy vật để phân tích về
nguồn gốc của loài người, cụ thể chính là sự tiến hóa từ vượn qua lao động.
Ăngghen đã chứng minh những sự thay đổi dần dần của hai bàn tay và bộ óc thông
qua lao động đã tạo ra những bước nhảy vọt trong quá trình chuyển biến từ vượn
thành người. Ông đã phân tích sự tác động qua lại giữa người với tự nhiên, một
mâu thuẫn luôn luôn diễn ra và được giải quyết như thế nào trong quá trình phát
triển của xã hội. Ăngghen viết: “Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”.
Hàng chục vạn năm về trước một loài vượn bắt đầu bỏ thói quen dùng hai tay để
bò dưới đất, rồi dần dần biết đi thẳng. Đó là bước quyết định trong sự chuyển biến
từ vượn thành người. Hai bàn tay của vượn phải đảm nhận ngày càng nhiều những
hoạt động khác. Tay được chuyên dùng hơn trong việc lấy và cầm thức ăn. Nhiều
con vượn đã dùng hai tay để làm tổ trên cây. Chúng dùng bàn tay cầm gậy gộc để
tự vệ chống lại kẻ thù, hoặc để ném quả và đá vào kẻ thù. Những động tác mà trải
qua hàng ngàn thế kỷ, tổ tiên chúng ta dần dần quen làm với bàn tay của mình
trong thời kỳ chuyển biến từ vượn thành người. Lúc đầu, chỉ có thể là những động
tác rất đơn giản. Nhiều thời đại đã trôi qua, mảnh đá đầu tiên được bàn tay con
người làm thành một con dao. Đây là một bước quyết định: bàn tay đã được giải
phóng, từ đấy, có thể đạt được ngày càng nhiều những sự khéo léo mới, sự mềm
mại hơn và điều này được di truyền lại, rồi cứ tăng lên từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Như vậy, bàn tay không những là khí quan của lao động, mà còn là sản
phẩm của lao động. Nhưng bàn tay không phải là biệt lập. Nó chỉ là một trong
những bộ phận của một cơ thể cực kỳ phức tạp. Cái gì có lợi cho bàn tay thì cũng
có lợi cho toàn bộ cơ thể mà bàn tay phục vụ. Những hình thức nhất định của một
bộ phận mà thay đổi thì hình thức của những bộ phận khác trong thân thể cũng
thay đổi theo. Bàn tay con người dần dần trở nên điêu luyện và đôi chân cũng theo
đó được cải tiến cho phù hợp với lối đi thẳng người. Sự phát triển của bàn tay đã
tác động trở lại, một cách trực tiếp đến những bộ phận khác của cơ thể. Các tổ tiên
người vượn của chúng ta là những động vật có tính hợp quần. Dần dần với sự phát
triển của bàn tay và với quá trình lao động, con người bắt đầu thống trị tự nhiên và
cứ mỗi lần sự thống trị đó tiến lên một bước, là mỗi lần nó mở rộng thêm tầm mắt
của con người. Sự phát triển của lao động đã đưa đến kết quả tất yếu thắt chặt
thêm những mối liên hệ giữa các thành viên của xã hội, bằng cách tạo ra rất nhiều
trường hợp để cho con người giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau và làm cho con
người càng ngày càng có ý thức rõ rệt hơn về lợi ích của sự hợp tác ấy đối với mỗi
thành viên riêng rẽ. Họ thấy cần thiết phải nói với nhau một cái gì đấy. Nhu cầu đó
đã tự nó tạo ra cho nó một khí quan: cái cuống họng chưa phát triển của loài vượn,
nhờ uốn giọng mà biến đổi, dần dần nhưng chắc chắn, để có thể thích ứng được
với một lỗi phát âm ngày càng phát triển thì các khí quan cũng dần dần luyện tập
được cách phát ra những âm vận nối tiếp nhau. Như vậy, “ngôn ngữ bắt nguồn từ
lao động và cùng phát triển với lao động. Trước hết là lao động, sau lao động và
đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng
đến bộ óc của con vượn làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của
con người”. Khi bộ óc phát triển thì các công cụ trực tiếp của bộ óc, tức là các giác
quan, cũng song song phát triển theo. Sự phát triển của bộ óc và của các giác quan
phụ thuộc nó, sự sáng suốt ngày càng tăng của ý thức, sự phát triển của năng lực
trừu tượng hóa và năng lực suy luận, đã tác động trở lại đến lao động và ngôn ngữ,
đã không ngừng thúc đẩy cho lao động và ngôn ngữ tiếp tục phát triển.
Hàng chục vạn năm đã trôi qua, trước khi xã hội loài người xuất hiện từ đàn
vượn leo trèo trên cây. Xã hội loài người đã xuất hiện. Đó là yếu tố mới ra đời
cùng với sự xuất hiện của con người hoàn chỉnh. Trong xã hội nguyên thủy, người
ta chế tạo ra những công cụ săn bắn và đánh cá. Những công cụ săn bắn đồng thời
cũng được dùng làm vũ khí. Sự xuất hiện của nghề săn bắn và đánh cá tạo ra bước
chuyển từ chỗ chỉ ăn thuần thực vật sang chỗ ăn cả thịt. Việc ăn quen thức ăn bằng
thịt bên cạnh thức ăn bằng thực vật, về căn bản đã đem lại sức mạnh về thể chất và
tính độc lập của con người đang hình thành. Nhưng điều chủ yếu là thức ăn bằng
thịt đã tác động đến bộ óc. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, bộ óc phát triển nhanh
chóng hơn và đầy đủ hơn. Ăngghen viết: “Thức ăn bằng thịt chứa đựng, dưới hình
thức gần như có sẵn, những chất chủ yếu mà cơ thể cần dùng để trao đổi chất; nó
rút ngắn quá trình tiêu hoá, đồng thời cũng rút ngắn cả thời gian của những quá
trình thực vật khác trong cơ thể, do đó, mà tiết kiệm được nhiều hơn thời gian, chất
và năng lượng cho sự biểu hiện tích cực một đời sống động vật theo đúng nghĩa
của nó. Và con người đang hình thành càng cách xa loài thực vật bao nhiêu, thì
càng vượt lên trên loài vật bấy nhiêu". Chế độ ăn thịt đưa đến hai tiến bộ mới của
con người, có ý nghĩa quyết định là dùng lửa và nuôi súc vật. Con người đã tập ăn
được tất cả những cái gì có thể ăn được thì cũng đã tập sống được trong tất cả
những vùng khí hậu khác nhau. Con người sống lan rộng ra đến tất cả những nơi
có thể ở được. Người là một loại động vật duy nhất đã làm được điều đó một cách
tự chủ. Sự di chuyển từ chỗ đầu tiên có một khí hậu thường xuyên ấm áp đến
những vùng lạnh lẽo hơn, đã tạo ra những nhu cầu mới, nhu cầu về nhà ở, về quần
áo che thân... đã mở đường cho những ngành lao động mới. Từ thế hệ này sang thế
hệ khác, chính ngay lao động cũng ngày càng nhiều vẻ hơn, hoàn thiện hơn, có
nhiều mặt hơn. Thêm vào nghề săn bắn và chăn nuôi thì còn có nông nghiệp, và
tiếp đó, lại có thêm nghề kéo chỉ, dệt vải, nghề làm kim khí, nghề làm đồ gốm và
nghệ hàng hải. Cuối cùng, nghệ thuật và khoa học ra đời bên cạnh thương nghiệp
và công nghiệp, các bộ lạc biến thành những dân tộc và quốc gia, pháp luật và
chính trị phát triển.
Như vậy, quan điểm khoa học về nguồn gốc loài người: Quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng của Ăngghen đã khẳng định được tính đúng đắn, cũng
như khoa học, thậm chí là cách mạng. Vai trò của lao động trong quá trình chuyển
biến từ vượn thành người chính là một biểu hiện của sự vận dụng thành công quan
điểm trên. Xét từ giác ngộ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không
phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà có nguồn
gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao
động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển
thành người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhờ
đó mà có thể hoàn chỉnh học thuyết về nguồn gốc loài người mà tất cả các học
thuyết trong lịch sử đều chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ.
Xét từ góc độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó
luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các qui luật xã hội. Xã hội biến đổi
thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng và ngược lại, sự
phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan
hệ xã hội thì mỗi con người chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần
túy mà không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó. Bởi vậy mà qua đó ta
có thể thấy, nguồn gốc loài người theo chủ nghĩa duy vật có tính khoa học và cách
mạng hơn cả.

Tài liệu tham khảo

2/Chuyện Kinh Thánh (Kỳ 1): Truyền kỳ về Adam, Eva và bí mật của Sáng Thế
Ký (P.1) của tác giả Tâm Minh
http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/nhan-hoc-triet-hoc/tac-dung-cua-lao-
dong-trong-qua-trinh-chuyen-bien-tu-vuon-thanh-nguoi_530.html

You might also like