You are on page 1of 3

Truyền thuyết về Đức Ngọc Hoàng Thượng đế

Từ thuở hồng hoang đến ngày nay, người Cha luôn giữ một vai trò hết
sức quan trọng đối với cuộc sống của con người. Chính Người đã sinh
thành, nuôi dưỡng, chắt chiu cuộc sống, chịu đựng gian khó để các con
có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ, vẹn tròn nhất. Mang đầy đủ những đức
tính cao quý và hoàn thiện nhất của những người cha, là Đức Ngọc
Hoàng Thượng đế, là Người đứng đầu Thiên đình, có quyền năng tối cao
và là Đấng sáng tạo ra vũ trụ vạn vật.

Qua nghiên cứu thì thấy, dù theo quan niệm của bất kỳ nền văn hóa nào, của tín
ngưỡng, tôn giáo hay dân tộc nào cũng đều khẳng định rằng, Đức Ngọc Hoàng
Thượng đế là vị vua có quyền năng tuyệt đối với 3 cõi Thiên, Địa, Nhân và được
đặt dưới quyền năng tối thượng của Bà Mẹ khởi nguyên ra vũ trụ là Đức Phật
Mẫu Hoàng Thiên.
Ngài đứng đầu Thiên đình cai quản các tầng trời, mặt đất, miền rừng, biển
cả, âm phủ và lục giới gồm: Nhân, Thần, Tiên, Yêu, Ma, Quỷ.
Dưới quyền của Ngài là các Phật, Thánh, Tiên, Thần. Ngài có pháp thuật thần
thông quảng đại, quyết định mọi sự thịnh, suy, xấu, tốt của vũ trụ, vạn vật; là
người xét phong hoặc thưởng, phạt các vị Phật, Thánh, Tiên, Thần cũng như toàn
bộ chúng sinh 3 cõi.
Ngài bổ nhiệm và phân chia pháp lực cho các vị Thần, Thánh, Tiên cai quản các
nơi với các chức vị, phẩm hàm khác nhau. Bên cạnh Đức Ngọc Hoàng có Nam
Tào, Bắc Đẩu; Nam Tào ghi sổ sinh, Bắc Đẩu ghi sổ tử. Văn Xương Đế Quân cai
quản sự học hành. Quan Thánh Đế Quân Thần Tài Võ quản lý về tài chính. Thần
Nông Tiên Đế quản lý về nông nghiệp. Thiên Y cai quản về y thuật. Đông Nhạc
cai quản các địa phương. Long Vương cai quản Tứ Hải sông ngòi, Thanh Long,
không khí, mưa, gió, sấm chớp, nước..v.v..
Đứng sau hộ mệnh Đức Ngọc Hoàng gồm có: Hoàng Thiên Hậu Thổ, Tử Vi Đại
Đế Ngọc Bệ Hạ, Câu Trần Đại Đế Ngọc Bệ Hạ, Trường Sinh Đại Đế, Tam Thanh
Lão Tổ. Thái Thượng Lão Quân giúp Đức Ngọc Hoàng Thượng đế chỉ đạo, điều
hành công việc của Thiên đình và phân công nhiệm vụ cho các chúng tiên lo việc
tam giới.
Ngọc Hoàng và phu nhân sống ở điện Linh Tiêu, nơi có nhiều Tiên, Thánh phục
vụ và được các thiên tướng, thiên binh canh gác cẩn mật. Dù Đức Ngọc Hoàng
Thượng đế có quyền uy to lớn, thưởng phạt nghiêm minh, nhưng cũng là Người
luôn từ bi, thương yêu, ban phúc, giảm tội cho lục giới; tình yêu của Ngài dành
cho muôn loài trong đó có loài người vô lượng, vô biên.
Dưới nhân gian, Đức Ngọc Hoàng Thượng đế được gọi với nhiều danh từ tôn kính
khác nhau: Đức Chúa Trời (Công Giáo và Đạo Tin Lành), Đấng Tạo Hóa, Đấng
Thái Cực Thánh Hoàng (Cao Đài giáo), Thiên Chúa (Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo),
Đức Allah (Đạo Hồi), Brahma (Ấn Độ giáo), Vua Cha Ngọc Hoàng (Tín ngưỡng thờ
Mẫu của Việt Nam)..v.v...còn nhân dân ta gọi Ngài nôm na là Ông Trời.
Thiên đình là triều đình trên bầu trời, là cơ quan quyền lực tối cao của Vũ trụ
với hàng trăm ngàn tỷ Vũ trụ con, có tổ chức giống như triều đình phong kiến ở
Việt Nam ngày xưa, nhưng chặt chẽ, khoa học, quy củ hơn.
Là Đấng Tối cao của vũ trụ vạn vật và với quyền uy to lớn của Ngài, Ngọc Hoàng
Thượng đế luôn được nhân gian tôn thờ nghiêm cẩn. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng
của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên, nên trong chùa thờ cả Phật, Mẫu, Ngọc
Hoàng Thượng Đế, Tiên, Thần và cả những người có công với đất nước, với dân
tộc, tạo nên một thế giới tâm linh chung, không tách biệt, trong đó Phật là trung
tâm và ở ngôi cao nhất. Hiện nay, Ngọc Hoàng Thượng đế được thờ riêng tại Đàn
Kính Thiên Tràng An (Ninh Bình) cùng Ngài Nam Tào, Bắc Đẩu; tại Chùa Ngọc
Hoàng (Quận 1, TP.HCM) và Đền Đậu An (Hưng Yên).
Riêng tại Đền Đậu An, nơi Ngọc Hoàng Thượng Đế được thờ cùng với các Tiên,
Thần nằm trên mảnh đất hình đầu rồng, có hồ nước trong xanh bao bọc. Đối với
người Việt Nam, chính Ngài đã khai sinh ra thủy Tổ người Việt nên Ngọc Hoàng
Thượng đế được tôn thờ như là Quốc tổ của dân tộc Việt Nam cho đến mãi mãi
về sau này. Đó cũng là mạch quốc thống, là niềm tự hào truyền đời cho các thế
hệ người Việt Nam mãi về sau:
“Đất Rồng Tiên Tổ dựng xây
Nam Phương Quốc đạo đủ đầy phúc vinh
Ngàn năm tạo hóa công trình
Càn khôn biến đổi, tâm linh dẫn đường”.
Với mỗi người Việt Nam, Đức Ngọc Hoàng Thượng đế luôn được thờ phụng, cúng
tế hết sức chu đáo và trọng thể. Cha ông ta đã lấy ngày 9 tháng Giêng (âm lịch)
hàng năm là ngày “Đản sinh” của Ngọc Hoàng Thượng đế. Vào ngày này, nhân
dân chuẩn bị chu đáo các đồ lễ và tổ chức những nghi thức trang trọng, huyền
bí; nhiều nơi còn tổ chức múa mâm vàng, ca hát chúc tụng, “phát lộc”; có nơi
người dân còn có tục cúng gà trống. Ngày 25/12 (âm lịch) hàng năm, Ngọc
Hoàng đi tuần tra, quan sát hạ giới, xem xét thưởng, phạt phân minh. Do vậy,
đêm 24/12 âm lịch, nhân dân ở nhiều nơi tổ chức nghi lễ cúng Ngài trang
nghiêm, xin Ngọc Hoàng ban phúc sang năm mới được nhận điều lành, phúc, thọ,
tiền, tài tự đến.
Qua bài viết, tác giả muốn bày tỏ lòng thành kính, tri ân sâu sắc công lao và
quyền năng tuyệt đối của Đức Ngọc Hoàng Thượng đế đối với vạn vật, đồng thời
muốn khái quát cho nhân gian có sự nhìn nhận đầy đủ, toàn diện về nguồn gốc
sinh thành, vị trí, vai trò của Ngọc Hoàng trong lịch sử cũng như trong kỷ nguyên
mới, về những đường hướng mà Ngài chỉ dạy đối với lục giới, đặc biệt là với nhân
loại để mọi người đi đúng con đường tu hành “Thuận Thiên”: “ Âm dương đồng
nhất lý” trong thời đại mới.
Nguyễn Đức Quỳnh - Văn hóa Phật giáo Việt nam
Chú thích:
1. Mai Thục, Đạo của Tổ Tiên Việt (Chương trình nghiên cứu tìm hiểu văn hóa cội
nguồn dân tộc, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội).

You might also like