You are on page 1of 4

ĐỀ SỐ 1

SỞ GD&ĐT…………. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I.


TRƯỜNG ……….. Năm học 2019 - 2020
Lớp 6
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1(2đ)
a. Giải thích nghĩa của từ “ lềnh bềnh” trong câu văn sau và cho biết từ đó
được giải thích nghĩa theo cách nào?
“ Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi,
sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”
b. Trong các cụm từ: “ăn cho chắc bụng” , “ trong bụng mừng thầm”, từ
bụng nào được dùng theo nghĩa gốc nghĩa chuyển?
Câu 2 (3,5đ)
a. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện dân gian nào? Truyện
gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
b. Nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh được giới thiệu bằng những chi tiết tưởng
tượng kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật đó?
c. Là học sinh, em sẽ làm gì để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra?
Câu 3(4,5 đ)
Em hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng trong một buổi ngoại khóa văn học
của lớp.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: (1,0 điểm)
Trình bày khả năng kết hợp của danh từ.
Hãy nêu 1 ví dụ.
Câu 2: (1,0 điểm)
Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng.
Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái của con người.
Câu 3: (2,0 điểm)
a) Nêu điểm khác nhau giữa hai thể loại truyện dân gian: truyền thuyết và cổ tích.
b) Nêu ý nghĩa truyện "Em bé thông minh"
Câu 4: (1,0 điểm)
Cho biết các chi tiết có liên quan đến sự thật lịch sử trong truyện "Thánh Gióng".
Câu 5/ Tập làm văn: (5,0 điểm)
Đề: Kể về một lần em mắc lỗi.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
Câu 1:

– Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước các từ: này, ấy, đó… ở phía sau
và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. 0,5đ

– Nêu ví dụ đúng.0,5đ

Câu 2:

Từ sai: linh động.0,5đ

– Chữa lại: sinh động.0,5đ

Câu 3:

a)- Truyền thuyết:

Kể về sự kiện và nhân vật lịch sử. 0,25đ

Thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử. 0,25đ
– Cổ tích:

Kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc. 0,25đ

Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về lẽ công bằng xã hội, cái thiện thắng cái ác.
0,25đ

b)- Ý nghĩa:

Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian 0,5đ

Tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống 0,5đ

Bài 4:

– Các chi tiết: Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng, giặc Ân, làng Cháy, núi Sóc, núi Trâu,
đền thờ Phù Đổng….

(Nêu đúng từ 4 chi tiết trở lên) 1,0đ

Câu 5/– Tập làm văn: (5,0 điểm)

– Yêu cầu chung:

Học sinh biết làm bài tập làm văn đúng yêu cầu về nội dung và thể loại.

Nội dung: Kể về một việc lầm lỗi em đã làm.

Thể loại: Kể chuyện.

– Yêu cầu cụ thể: Bài có đủ bố cục ba phần:

a- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện kể (việc lầm lỗi).

b- Thân bài: Diễn biến câu chuyện.

Câu chuyện xảy ra ở thời gian nào? Ở đâu? Đó là việc gì?

Có những nhân vật nào liên quan? (Nếu có)

Câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc nào?

c- Kết bài: Tình cảm và suy nghĩ của em đối với câu chuyện.

– Biểu điểm:
– Điểm 5.00: Bài làm đáp ứng hầu hết các yêu cầu trên, còn mắc một ít sai sót nhỏ về
diễn đạt.

– Điểm 3.00 – 4.00: Bài làm đủ các yêu cầu trên, còn mắc một vài sai sót nhỏ, lúng túng
trong diễn đạt.

– Điểm 1.00- 2.00: Tỏ ra hiểu đề, bố cục chưa rõ ràng và còn lúng túng trong diễn đạt,
nội dung chưa sâu.

– Điểm 00,0: Sai lạc cả nội dung, thể loại.

You might also like