You are on page 1of 19

TRƯỜNG THPT CHI LĂNG

KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC

ĐỀ THI THỬ LẦN 02 – NĂM HỌC: 2023 – 2024.


MÃ ĐỀ A
Họ và tên thí sinh: .............................................................................................................................

Số báo danh : ..............................................................................................................................

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Tổng số câu hỏi : 120 câu

Tổng số trang : 19 trang

Dạng câu hỏi : Trắc nghiệm, với 4 phương án lựa chọn

(Trong đó, chỉ có 1 phương án đúng)

Cách làm bài : Tô đâm phương án đã chọn vào phiếu trả lời.

CẤU TRÚC BÀI THI


Nội dung Số câu Thứ tự câu
Phần 1: Ngôn ngữ
1.1 Tiếng Việt 20
1-40
1.2 Tiếng Anh 20
Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu
2.1 Toán học 10
2.2 Tư duy logic 10 41-70
2.3 Phân tích số liệu 10
Phần 3: Giải quyết vấn đề
3.1 Hóa học 10
3.2 Vật lý 10
3.3 Địa lý 10 71-120
3.4 Sinh học 10
3.5 Lịch sử 10

THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC MỞ XEM NỘI DUNG BÊN TRONG KHI CHƯA CÓ HIỆU
LỆNH CỦA CÁN BỘ COI THI.
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
Câu 1:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.”
(Nguyễn Trãi, Cảnh ngày hè)
Bài thơ trên không mang nội dung nào?
A. Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. B. Bức tranh cuộc sống ấm áp tươi vui.
C. Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ. D. Tấm lòng yêu nước, thương dân.
Câu 2: Câu nào sau đây có lỗi chính tả?
A. Cô ấy ăn mặc rất chỉnh chu. B. Cô ấy là người trung thực
C. Trông cô ấy luôn tràn đầy năng lượng. D. Cô ấy luôn biết cách làm người khác vui lòng.
Câu 3: “Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ”.
(Xuân Quỳnh, Thơ tình cuối màu thu)
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ thứ hai của đoạn thơ trên?
A. So sánh, hoán dụ. B. Hoán dụ, câu hỏi tu từ.
C. So sánh, lặp cú pháp. D. Nhân hóa, câu hỏi tu từ.
Câu 4: Thành ngữ nào không liên quan đến phương châm hội thoại về chất
A. Lúng búng như ngậm hột thị B. Ăn không nói có
C. Ăn ốc nói mò D. Nói nhăng nói cuội
Câu 5: “Con cá đối nằm trên cối đá, con mèo cái nằm trên mái kèo/ Trách cha mẹ nghèo, anh phụ duyên em.”
(Ca dao) câu ca dao trên được sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nói giảm nói tránh. B. Chơi chữ. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây viết đúng chính tả?
A. phôi phai B. xe duyên C. xoay sở D. dày vò;
Câu 7: “Tất cả những đoàn viên học lớp bồi dưỡng chính trị do Đoàn trường tổ chức trong ba tháng nhằm xác
định cho đoàn viên nhiệm vụ của thanh niên trong giai đoạn mới”. Câu trên là câu:
A. có thành phần đồng chức năng nhưng không đồng loại.
B. viết đúng không cần chỉnh sửa.
C. thiếu thành phần nòng cốt.
D. sắp xếp sai vị trí các thành phần.
Câu 8: Ý nào sau đây nêu đầy đủ nhất nội dung chính của bài thơ Tây Tiến
A. Ca ngợi sự hi sinh anh dũng của những người lính Tây Tiến
B. Ca ngợi vẻ đẹp hùng vĩ và lãng mạn của núi rừng Tây Bắc nước ta
C. Thể hiện nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội, những người lính đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc.
D. Ca ngợi vẻ đẹp lãng mạn, tinh thần lạc quan của những người lính Tây Tiến
Câu 9: Tam đại con gà thuộc thể loại văn học dân gian nào sau đây?
A. Truyền thuyết. B. Truyện cười. C. Thần thoại. D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 10: Pê-nê-lốp là nhân vật trong đoạn trích nào?
A. “Chiến thắng Mtao-Mxây” (trích sử thi Đăm Săn).
B. “Ra-ma buộc tội” (trích sử thi Ra-ma-ya-na).
C. “Uy-lit-xơ trở về” (trích sử thi Ô-đi-xê).
D. “Đẻ đất đẻ nước” (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước).
Câu 11: Dòng nào sau đây trong tác phẩm Truyện Kiều không cùng cấu trúc với những dòng còn lại?
A. Trâm gãy bình tan. B. Quạt ước chén thề. C. Thịt nát xương mòn. D. Lệ tràn thấm khăn.
Câu 12: “Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén/Ngày vắng xem hoa bợ cây.” (Nguyễn Trãi, Ngôn chí – bài 10)
Từ “bợ” trong câu thơ trên nghĩa là gì?
A. bẻ, tỉa. B. nâng, đỡ. C. chăm bón. D. ngắm nhìn.
Câu 13: Trong bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, Sông Hương được cảm nhận không giống với điều gì?
A. cô gái Di-gan. B. điệu slow. C. Người mẹ phù sa. D. sông Nê-va.
Câu 14: Điền từ phù hợp nhất vào chỗ trống trong câu sau: Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất ……
A. năng nổ B. nhiệt tình C. năng lực D. năng động
Câu 15: Câu nào sau đây thiếu vị ngữ?
A. Những câu chuyện cổ tích mà hằng đêm bà kể cho chúng tôi.
B. Bà đã giúp chúng tôi hiểu ra nhiều điều bổ ích qua những câu chuyện cổ tích.
C. Chúng tôi rất thích những câu chuyện cổ tích mà bà kể.
D. Hằng đêm bà đã kể cho chúng tôi những câu chuyện cổ tích.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20 :
“Có một chiếc đồng hồ điện ở Versailles, Paris, được làm từ 1746 mà đến nay vẫn tiện dụng và hợp
thời, đúng nửa đêm 31/12/1999, nó đã gióng chuông và chuyển con số 1 (đeo đuổi trên hai trăm năm)
thành con số 2, kèm theo ba số không. Và, “theo tính toán hiện nay, chiếc đồng hồ này còn tiếp tục
báo năm báo tháng báo giờ… nghiêm chỉnh thêm năm trăm năm nữa”.
Sở dĩ người xưa làm được việc đó, vì họ luôn luôn hướng về một cái gì trường tồn. Duy cái điều có
người liên hệ thêm “còn ngày nay, người ta chỉ chăm chăm xây dựng một tòa nhà dùng độ 20 năm rồi
lại phá ra làm cái mới” thì cần dừng lại kỹ hơn một chút.
Nếu người ta nói ở đây là chung cho con người thế kỷ XX thì nói thế là đủ. Một đặc điểm của kiểu tư
duy hiện đại là nhanh, hoạt, không tính quá xa, vì biết rằng mọi thứ nhanh chóng lạc hậu. Nhưng cái
gì có thể trường tồn được thì họ vẫn làm theo kiểu trường tồn. Chính việc sẵn sàng chấp nhận mọi thay
đổi chứng tỏ sự tính xa của họ.
Riêng ở ta, phải nói thêm: trong tình trạng kém phát triển của khoa học và công nghệ một số người
cũng thích nói tới hiện đại. Nhưng trong phần lớn trường hợp đó là một sự hiện đại học đòi méo mó,
nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận và vụ lợi.
Không phải những người tuyên bố “hãy làm đi, đừng nghĩ ngợi gì nhiều”, bác bỏ sự nghĩ hoàn toàn.
Có điều ở đây, bộ máy suy nghĩ bị đặt trong tình trạng tự phát, người trong cuộc như tự cho phép mình
“được đến đâu hay đến đấy” “không cần xem xét và đối chiếu với mục tiêu lâu dài rồi tính toán cho
mệt óc, chỉ cần có những giải pháp tạm thời, cốt đạt được những kết quả rõ rệt ai cũng trông thấy là
đủ”. Bấy nhiêu yếu tố gộp lại làm nên sự hấp dẫn đặc biệt của lối suy nghĩ thiển cận, vụ lợi và người
ta cứ tự nhiên mà sa vào đó lúc nào không biết”
(Vương Trí Nhàn – Nhân nào quả ấy, NXB Phụ nữ, 2005, tr.93 – 94)
Câu 16: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Miêu tả B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận
Câu 17: Theo tác giả bài viết trên, nguyên nhân nào khiến người xưa tạo nên được những sản phẩm giống như
cái chiếc đồng hồ ở điện Versailles?
A. Người xưa luôn hướng về sự tiết kiệm B. Người xưa luôn hướng về sự nhanh chóng
C. Người xưa luôn hướng về sự trường tồn D. Người xưa luôn hướng về sự linh hoạt
Câu 18: Theo tác giả, đâu là đặc điểm của kiểu tư duy hiện đại?
A. nhanh, hoạt, không tính quá xa B. trường tồn, nghĩ đến tương lai dài lâu
C. máy móc, chỉ chú ý đến lợi ích D. nhanh chóng, linh hoạt
Câu 19: Tại sao tác giả không tán đồng với một số người “ở ta” khi họ “thích nói tới hiện đại”?
A. Vì sự hiện đại đó chưa đáp ứng được yêu cầu của con người trong xã hội.
B. Vì phần lớn trường hợp đó là một sự hiện đại học đòi méo mó, nó hiện ra thành cách nghĩ thiển cận
và vụ lợi.
C. Vì sự hiện đại đó bắt nguồn từ tư duy vụ lợi.
D. Vì sự hiện đại đó không phù hợp với hoàn cảnh của đất nước hiện nay.
Câu 20: Thông điệp phù hợp nhất được rút ra từ đoạn trích?
A. Cần chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức
B. Chấp nhận thử thách để sống ý nghĩa
C. Cần phân biệt thói thiển cận và đầu óc thực tế
D. Tất cả các đáp án trên
Question 21 – 25: Mark the letter A, B, C or D to indicate the underlined part that needs correction in each
of the following questions.
Question 21: I'd rather to stay at home than go out at weekends.
A. than B. I'd rather C. go D. to stay
Question 22: Sylvia Earle, an underwater explorer and marine biologist, who was born in the
USA in 1935.
A. the USA B. biologist
C. who D. underwater explorer
Question 23: When I was a child, I was riding a bicycle to school with my friends.
A. a bicycle B. was C. to D. was riding
Question 24: My advice is you have to consider carefully before making the final decision.
A. have to B. making C. before D. is
Question 25: If there is one thing that all the world's various cultures have been in common, it is marriage.
A. there is B. various C. have been D. that
Question 26 – 30: Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet
to indicate the correct answer to each of the questions.
The relationship between Britain and the US has always been a close one. Like all close relationships it
has had difficult times. The US was first a British colony, but between 1775 and 1783 the US fought a war to
become independent. The US fought the British again in the War of 1812.
In general, however, the two countries have felt closer to each other than to any other country, and their
foreign policies have shown this. During World War I and World War II, Britain and the US supported each
other. When the US looks for foreign support, Britain is usually the first country to come forward and it is
sometimes called “the 51st state of the union”.
But the special relationship that developed after 1945 is not explained only by shared political interests.
An important reason for the friendship is that the people of the two countries are very similar. They share the
same language and enjoy each other’s literature, films and television. Many Americans have British ancestors,
or relatives still living in Britain. The US government and political system are based on Britain’s, and there are
many Anglo-American businesses operating on both sides of the Atlantic. In Britain, some people are worried
about the extent of US influence, and there is some jealousy of its current power. The special relationship was
strong in the early 1980s when Margaret Thatcher was Prime Minister in Britain and Ronald Reagan was
President of the US.
Question 26: What is the passage mainly about?
A. The strong friendship between the UK and the US.
B. The close relationship between Britain and the US
C. A special relationship the UK developed during the World Wars
D. A special influence the US had on the UK during the World Wars
Question 27: The phrase “come forward” in paragraph 2 mostly means _______ .
A. be able to help B. be eager to help
C. be reluctant to help D. be willing to help
Question 28: The word “they” in paragraph 3 refers to ______.
A. people B. British ancestors
C. countries D. political interests
Question 29: Which of the following is NOT mentioned as a reason for the special relationship
between Britain and the US?
A. The people of the two countries are similar.
B. Many Americans have British ancestors.
C. Many Anglo-American businesses are operating in the two countries
D. British Prime Minister and the US President are close friends.
Question 30: Britain and the US are close to each other NOT because of their ______.
A. foreign policies B. language
C. political interest D. power
Question 31 – 35: Mark the letter A, B, C or D to indicate the correct answer to each of the
following questions.
Question 31: If it hadn't been for the storm, the farmers _________ a great harvest last year.
A. had had B. should have C. would have D. would have had
Question 32: As soon as the teacher came in, she _________ John why he ________ to class
the previous day.
A. will have asked/hasn’t gone B. asked/hadn’t gone
C. had asked/hadn’t gone D. asked/didn’t go
Question 33: She's been promising to pay back the money for six months, but she is forgetful
____ the promise she has made.
A. to B. of C. at D. with
Question 34: It was not until later _________ the man discovered that he had been cheated by
salesgirl.
A. before B. that C. while D. when
Question 35: ________ a scholarship, I entered one of the most privileged universities of the
United Kingdom.
A. Being awarded B. To award
C. Having been awarded D. Having awarded
Question 36 – 40: Mark the letter A, B, C, or D to indicate the sentence that is closest in meaning to each
of the following questions.
Question 36: My father is the most handsome man I have ever known.
A. I have ever known such a handsome man. It’s my father.
B. No man in the world is as handsome as my father.
C. I have never known a more handsome man than my father.
D. My father is not as handsome as the men I have ever known.
Question 37: David loves Hannah. That’s why he bought tickets for her live show last week.
A. Although David loves Hannah, he bought tickets for her live show last week.
B. David loves Hannah too much to buy tickets for her live show last week.
C. Much as David loves Hannah, he bought tickets for her live show last week.
D. David loves Hannah so much that he bought tickets for her live show last week.
Question 38: You did not tell her the truth. It was wrong of you.
A. You may have told her the truth. B. You should have told her the truth.
C. You must have told her the truth. D. You could have told her the truth.
Question 39: It is a pity he was late for the job interview.
A. I hear he hasn't been late for the job interview.
B. I think he mustn't have been late for the job interview.
C. I wish he hadn't been late for the job interview.
D. I remember he wasn't late for the job interview.
Question 40: “Nowhere can I find a kind man like you”, she said to him.
A. She told him that nowhere could she find a kind man like you.
B. She told him that nowhere could she find a kind man like him.
C. She said that she could find a kind man like him anywhere.
D. She said to him that nowhere she could find a kind man like him.
PHẦN 2. TOÁN HỌC, TƯ DUY LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
Câu 41: Trên một cánh đồng cấy 60 ha lúa giống mới và 40 ga lúa giống cũ, thu hoạch được tất cả 460 tấn thóc.
Hỏi năng suất lúa mới trên 1 ha là bao nhiêu, biết rằng 3 ha trồng lúa mới thu hoạch được ít hơn 4 ha
trồng lúa cũ là 1 tấn.
A. 4 tấn B. 5 tấn C. 3 tấn D. 6 tấn
Câu 42: Hai giá sách có 450 cuốn. Nếu chuyển 50 cuốn từ giá thứ nhất sang giá thứ hai thì số sách trên giá thứ
hai bằng 45 số sách ở giá thứ nhất. Tính số sách trên giá thứ hai.
A. 200 cuốn B. 150 cuốn C. 300 cuốn D. 250 cuốn
Câu 43: Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần. Xác suất để ít nhất một lần xuất hiện mặt một chấm

11 12 6 8
A. . B. . C. . D. .
36 36 36 36
Câu 44: Tháng thứ nhất, 2 tổ sản xuất được 1200 sản phẩm. Tháng thứ hai, tổ 1 vượt mức 30% và tổ II bị giảm
năng suất 22% so với tháng thứ nhất. Vì vậy 2 tổ đã sản xuất được 1300 sản phẩm. Hỏi tháng thứ hai,
tổ 2 sản xuất được bao nhiêu sản phẩm.
A. 500 sản phẩm B. 450 sản phẩm C. 400 sản phẩm D. 390 sản phẩm
Câu 45: Một hộp chứa 20 thẻ được đánh số từ 1 đến 20 . Lấy ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp đó. Tính xác suất để thẻ
lấy được ghi số lẻ và chia hết cho 3 .
A. 0,5 . B. 0, 2 . C. 0,15 . D. 0,3 .

Câu 46: Người ta lấy ngẫu nhiên đồng thời 3 viên bi từ một hộp chứa 3 viên bi trắng và 5 viên bi đen. Tính
xác suất để lấy được 2 viên bi trắng và 1 viên bi đen.
17 15 15 17
A. . B. . C. . D. .
52 42 56 56
Câu 47: Có bao nhiêu số tự nhiên chẵn gồm hai chữ số khác nhau?
A. 45 . B. C52 . C. 41 . D. A52 .

Câu 48: Hai bạn A và B cùng làm chung một công việc thì hoàn thành sau 8 ngày. Hỏi nếu A làm riêng hết
1
công việc rồi nghỉ thì B hoàn thành nốt công việc trong thời gian bao lâu? Biết rằng nếu làm một
3
mình xong công việc thì A làm nhanh hơn B là 12 ngày.
A. 10 ngày B. 12 ngày C. 16 ngày D. 18 ngày
Câu 49: Gọi S là tập các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau được tạo từ tập E  {1; 2;3; 4;5} . Chọn ngẫu nhiên
một số từ tập S . Tính xác suất để số được chọn là một số chẵn?
1 3 2 3
A. . B. . C. . D. .
2 5 5 4
Câu 50: Cho các điểm A, B, C , D, E không có ba điểm nào thẳng hàng. Ta có thể lập được bao nhiêu tam giác
mà các đỉnh của tam giác được lấy từ 5 điểm A, B, C , D, E ?
A. A35  60 . B. C35  10 . C. P5  120 . D. P3  6 .

Câu 51: Một ô tô đi quãng đường AB với vận tốc 50 km/h, rồi đi tiếp quãng đường BC với vận tốc 45 km/h.
Biết quãng đường tổng cộng dài 165 km và thời gian ô tô đi trên quãng đường AB ít hơn thời gian đi
trên quãng đường BC là 30 phút. Tính thời gian ô tô đi trên đoạn đường AB.
A. 2 giờ B. 3 giờ C. 1 giờ D. 1,5 giờ
Câu 52: Tính số cách rút ra đồng thời hai còn bài từ cỗ bài tú lơ khơ 52 con.
A. 1326 . B. 2652 . C. 26 . D. 104 .
Câu 53: Hai vòi ngước cùng chảy vào một bể không có nước thì sau 1,5 giờ sẽ đầy bể. Nếu mở vòi 1 chảy trong
1 1
0,25 giờ rồi khóa lại và mở vòi 2 chảy trong giờ thì được bể. Hỏi nếu vòi 2 chảy riêng thì bao lâu
3 5
đầy bể?
A. 3 giờ B. 2,5 giờ C. 2 giờ D. 3,5 giờ
Câu 54: Cho một số có hai chữ số. Nếu đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số mới lớn hơn số đã cho là 63.
Tổng của số đã cho và số mới tạo thành 99. Tổng các chữ số của số đó là?
A. 8 B. 9 C. 7 D. 6
Câu 55: Ba xạ thủ cùng bắn vào một tấm bia, xác suất trúng đích lần lượt là 0,5 ; 0, 6 ; 0, 7 . Tính xác suất để
có đúng hai người bắn trúng bia.
A. 0, 79 . B. 0, 44 . C. 0, 29 . D. 0, 21 .

Câu 56: Một tổ công nhân có 12 người. Cần chọn 3 người để đi làm cùng một nhiệm vụ, hỏi có bao nhiêu cách
chọn?
A. C123 . B. A123 . C. 12! . D. 123 .

Câu 57:

Mùa xuân nghe tiếng trống thì thùng,

Người ùa vây kín cả đình đông.

Tranh nhau đánh đấm đòi mâm lớn,

Tiên chỉ hò la để chỗ ông.

Bốn người một cỗ thừa một cỗ,

Ba người một cỗ bốn người không.

Ngoài đình chè chén bao người nhỉ,

Tính thử xem rằng có mấy ông?

A. 8 B. 11 C. 40 D. 28
Câu 58: Có 5292 lạng bạc phát cho 328 người, chia làm 3 hạng: Hạng Giáp 8 người, mỗi người được 7 phần;
hạng Ất 20 người, mỗi người được 5 phần; hạng Bính 300 người, mỗi người được 2 phần. Hỏi số bạc
mà mỗi người hạng Ất nhận được là bao nhiêu?
A. 49 B. 35 C. 52 D. 14
Câu 59: Một tổ có 4 học sinh nam và 5 học sinh nữ. Giáo viên chọn ngẫu nhiên 3 học sinh lên bảng giải bài
tập. Xác suất để 3 học sinh được chọn có cả nam và nữ bằng
3 1 5 2
A. . B. . C. . D. .
5 6 6 5
Câu 60: Một chiếc cano đi xuôi dòng theo một khúc sông trong 3 giờ và đi ngược dòng trong 4 giờ, được 380
km. Một lần khác cano này xuôi dòng trong 1 giờ và ngược dòng trong vòng 30 phút được 85 km. Hãy
tính vận tốc của dòng nước (vận tốc thật của cano và vận tốc dòng nước ở hai lần là như nhau).
A. 5 km/h B. 2 km/h C. 2,5 km/h D. 3 km/h
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 61 đến 63:
Số liệu về virus Corona (nCoV)
(Tính đến ngày 30/1/2020)
Địa điểm Số ca nhiễm Tử vong
Toàn thế giới 9.480 213
Trung Quốc đại lục 9.356 213
Hong Kong 12 0
Macao 20 0
Đài Loan 9 0
Các nơi khác tại Châu Á 62 0
Châu Âu 13 0
Bắc Mỹ 8 0
Câu 61: Tính đến ngày 30/1/2020 trên toàn thế giới đã có bao nhiêu ca nhiễm:
A. 213 B. 9480 C. 9356 D. 62
Câu 62: Tổng số ca nhiễm Virut Corona (nCoV) của các nước khác tại châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ tính đến
ngày 30/1/2020 là:
A. 90 ca B. 93 ca C. 80 ca D. 83 ca
Câu 63: Tỉ lệ phần trăm tử vong (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) do nhiễm nCoV trên toàn thế giới tính
đến ngày 30/1/2020 là:
A. 2,1% B. 2,25% C. 2,7% D. 2,29%
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 64 đến 66:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
o
Nhiệt độ ( C) 17 17 20 24 27 28 29 28 27 25 21 18
Bảng số liệu về nhiệt độ trung bình tháng ở Hà Nội
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan
Câu 64: Em hãy cho biết Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ trung bình dưới 20°C? Đó là những tháng nào?
A. 1 tháng là: tháng 2
B. 2 tháng là: tháng 1 và tháng 2
C. 3 tháng là: tháng 12, tháng 1, tháng 2
D. 4 tháng là: tháng 11, tháng 12, tháng 1, tháng 2
Câu 65: Dựa vào bảng số liệu trên, hãy tính nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội.
A. 22,8°C B. 24°C C. 23,4°C D. 25°C
Câu 66: Kể tên 3 tháng có nhiệt độ cao nhất của Hà Nội.
A. Tháng 6, tháng 7, tháng 8. B. Tháng 10, tháng 11, tháng 12
C. Tháng 5, tháng 6, tháng 7. D. Tháng 8, tháng 9, tháng 10
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 67 đến 70:
Dưới đây là kết quả điều tra kinh tế của các hộ gia đình trong một xã được thể hiện qua biểu đồ.
Câu 67: Biết số hộ nghèo là 75 hộ. Tổng số hộ dân trong xã đó là?
A. 400 hộ B. 350 hộ C. 300 hộ D. 500 hộ
Câu 68: Số hộ khá giả nhiều hơn so với số hộ nghèo là bao nhiêu phần trăm?
A. 80% B. 60% C. 65% D. 70%
Câu 69: Tổng số hộ giàu và nghèo của xã đó là?
A. 200 hộ B. 250 hộ C. 210 hộ D. 165 hộ
Câu 70: Số hộ giàu ít hơn số hộ khá giả là …… hộ.
A. 35 hộ B. 45 hộ C. 40 hộ D. 15 hộ
PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 71: Cho nguyên tử X có Z= 19, vị trí của X trong bảng HTTH các nguyên tố hóa học là
A. Chu kì 4, nhóm IA B. Chu kì 3, nhóm IA C. Chu kì 4, nhóm IIA D. Chu kì 3, nhóm IA
Câu 72: Cho phản ứng hóa học: 2NO(khí) + O2(khí) → 2NO2(khí)
Trong phản ứng khi nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào so với ban đầu khí tăng
nồng độ NO 3 lần, nồng độ oxi giữ không đổi?
A. tăng 8 lần B. giảm 9 lần C. tăng 9 lần D. tăng 16 lần
Câu 73: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2; 0,15 mol C2H4; 0,2 mol C2H6 và 0,3 mol H2. Đun nóng X với bột Ni
xúc tác 1 thời gian được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y được số gam CO2 và H2O lần lượt

A. 39,6 và 23,4 B. 3,96 và 3,35. C. 39,6 và 46,8 D. 39,6 và 11,6.
Câu 74: Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime trùng ngưng là
A. nilon - 6,6, nilon – 6, tơ nitron B. nilon - 6,6, nilon – 6, tơ lapsan
C. nilon – 6, tơ lapsan, cao su buna D. nilon - 6,6, nilon – 6, cao su isopren
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 75 đến 77
Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra trên bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi
qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu
không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra.Trong thiết bị điện phân:

* Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn điện
một chiều.

* Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện một
chiều. Cho dãy điện hóa sau:
Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và
NaCl có cùng nồng độ mol bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì.
Dựa theo dãy điện hóa đã cho ở trên và từ Thí nghiệm 1, hãy cho biết:

Câu 75: Bán phản ứng nào xảy ra ở catot (cực âm)?
A. H2O + 2e → H2 + 2OH-. B. Na+ + 1e → Na.
C. O2 + 4H+ + 4e → 2H2O. D. Cu2+ + 2e → Cu.
Câu 76: Dung dịch sau điện phân có pH như thế nào?
A. pH > 7. B. pH < 7. C. pH = 7. D. Không xác định.
Thí nghiệm 2: Sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân theo sơ đồ như hình.

- Bình (1) chứa 200 ml dung dịch CuSO4 1M.


- Bình (2) chứa 300 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M.
Sau một thời gian, sinh viên quan sát thấy có 5,6 gam kim loại sắt bám lên điệc cực của bình (2). Biết
trong hệ điện phân nối tiếp, số điện tử truyền dẫn trong các bình là như nhau. Nguyên tử khối của Cu
và Fe lần lượt là 64 và 56 đvC.
Từ Thí nghiệm 2, hãy tính:
Câu 77: Số gam kim loại Cu bám lên điện cực trong bình (1) là
A. 0 gam. B. 16,0 gam. C. 12,8 gam. D. 6,4 gam.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 78 đến 80
Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este. Este thường có
mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau và được ứng dụng trong mỹ phẩm, thực phẩm…
Để điều chế este của ancol, người ta thường thực hiện phản ứng este hóa giữa axit hữu cơ đơn chức
(CnHmO2) và rượu thu được este và nước.
Để điều chế este của phenol, người ta phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol thu
được este.
Để điều chế xà phòng, người ta đun nóng chất béo với dung dịch kiềm tạo ra glixerol và hỗn hợp muối
của các axit béo.
Câu 78: Phản ứng điều chế phenyl axetat nào sau đây chưa chính xác?
A. C6H5OH + CH3COCl → CH3COOC6H5 + HCl
B. C6H5OH + CH3COBr → CH3COOC6H5 + HBr
C. C6H5OH + CH3COOH → CH3COOC6H5 + H2O
D. C6H5OH + (CH3CO)2O → CH3COOC6H5 + CH3COOH
Câu 79: Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ bên. Hóa chất được
cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên gồm:

A. CH3COOH và CH3OH. B. CH3COOH và C2H5OH.


C. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc. D. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc.
Câu 80: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước
2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70°C. Bước 3:
Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong thí nghiệm trên, có thể thay C2H5OH bằng C6H5OH.
B. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
C. Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch NaOH bão hòa.
D. Sau bước 2, trong ống nghiệm chứa sản phẩm hữu cơ duy nhất là CH3COOC2H5.
Câu 81: Loài động vật nào sau đây "nghe" được hạ âm?
A. Voi, cá heo B. Chim bồ câu, dơi C. Dơi, chó, cá heo D. Voi, chim bồ câu
Câu 82: Đặt điện áp xoay chiều u  U 0 cos100t (V) (t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm
1,5 104
điện trở R  50 3  , cuộn cảm thuần có độ tự cảm L  H và tụ điện có điện dung C  F . Tại
 
1
thời điểm t điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch RL có giá trị 150 V, đến thời điểm t 2  t1  (s) điện
75
áp hai đầu tụ điện cũng có giá trị 150 V. Giá trị của U là
A. 100√3 V. B. 300 V. C. 150 V. D. 150√3 V.
Câu 83: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp lí tưởng điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không
đổi. Nếu quấn thêm vào cuộn thứ cấp 90 vòng thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp để hở thay
đổi 30% so với lúc đầu. Số vòng dây ban đầu ở cuộn thứ cấp là
A. 600 vòng. B. 300 vòng. C. 1200 vòng. D. 900 vòng.
Câu 84: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Biết khoảng cách
giữa hai khe là 0,6 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn,
hai điểm M và N nằm khác phía so với vân sáng trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 5,9 mm và
9,7 mm. Trong khoảng giữa M và N có số vân sáng là
A. 6 B. 8 C. 7 D. 9
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 85 đến 87
Tính tương đối giữa các chuyển động cùng chiều có thể biến những viên đạn có tốc độ cao trở
thành vật vô hại. Nếu có người đứng bên đường ném quả dưa hấu vào một ô tô đang chạy với tốc độ
110 km/giờ, dưa hấu sẽ đập vào kính xe và lập tức làm cho kính xe vỡ vụn.
Giả sử tốc độ của quả dưa hấu khi được ném đi là 10 km/giờ thì tốc độ giữa quả dưa hấu và ô tô
là 120 km/giờ. Dưa hấu bay nhanh vào ô tô với tốc độ chuyển động lớn, tạo ra lực va chạm lớn. Một
quả dưa hấu có trọng lượng là 2 kg, bay với tốc độ là 120 km/giờ, thì sẽ tạo ra sức tàn phá tương đương
một quả đạn pháo.
Trong chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, một viên phi công người Pháp khi đang bay nhìn thấy
bên cạnh máy bay của mình có một vật rất nhỏ bay cùng. Anh ta lấy làm lạ liền đưa tay bắt lấy thì ra
đó là một đầu đạn đang bay. Quân địch bắn anh ta từ phía sau, do máy bay và viên đạn bay cùng chiều,
nên khi bay đến ngang máy bay thì tốc độ viên đạn tương đương với tốc độ của máy bay, tốc độ tương
đối giữa hai vật gần như bằng không, chuyển động tương đối giữa hai vật thể là tĩnh. Do đó, người phi
công dễ dàng bắt được viên đạn đang bay.
Lợi dụng nguyên tắc này, các máy bay có thể tiếp dầu cho nhau khi đang bay trên không. Một
máy bay tiếp dầu và một máy bay ném bom bay gần vào nhau, tốc độ tương đối giữa hai máy bay bằng
0. Máy bay tiếp dầu nối ống dẫn dầu với máy bay ném bom và có thể thực hiện việc tiếp dầu trên
không.
Câu 85: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của viên đạn có tính tương đối?
A. Vì chuyển động của viên đạn được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì chuyển động của viên đạn được xác định bởi những người quan sát khác nhau đứng bên lề đường.
C. Vì chuyển động của viên đạn không ổn định: lúc đứng yên, lúc chuyển động.
D. Vì chuyển động của viên đạn được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau (gắn với mặt đất và
gắn với viên phi công).
Câu 86: Một chiếc thuyền đi trong nước yên lặng với vận tốc có độ lớn v1, vận tốc dòng chảy của nước so với
bờ sông có độ lớn v2. Nếu người lái thuyền hướng mũi thuyền dọc theo dòng nước từ hạ nguồn lên
thượng nguồn của con sông thì một người đứng trên bờ sẽ thấy
A. thuyền trôi về phía thượng nguồn nếu v1 > v2.
B. thuyền trôi về phía hạ lưu nếu v1 > v2.
C. thuyền đứng yên nếu v1 < v2.
D. truyền trôi về phía hạ lưu nếu v1 = v2.
Câu 87: Từ hai bến trên bờ sông, một ca nô và một chiếc thuyền chèo đồng thời khởi hành theo hướng gặp
nhau. Sau khi gặp nhau, chiếc ca nô quay ngược lại, còn người chèo thuyền thôi không chèo nữa. Kết
quả là thuyền và ca nô trở về vị trí xuất phát cùng một lúc. Biết rằng tỉ số giữa vận tốc của ca nô với
vận tốc dòng chảy là 10. Tỉ số giữa vận tốc của thuyền khi chèo với vận tốc dòng chảy là
A. 3,1. B. 2,5. C. 2,2. D. 2,8.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 88 đến 90
Trong trường học hay các gia đình hiện đại ngày nay, các đồ điện tử hay đồ gia dụng như tivi, tủ
lạnh hay nồi cơm điện,. rất phổ biến. Chúng có ghi các thông số như công suất, hay công suất tiêu thụ
điện, được ghi trên tờ ghi các thông số kĩ thuật của các thiết bị này. Chẳng hạn như công suất của tủ
lạnh là 75W hay 120W, có nghĩa một giờ tủ lạnh sẽ tiêu thụ hết 75 hoặc 120W điện.
Công suất là thông số biểu thị cho chúng ta biết được lượng tiêu thụ điện năng của thiết bị là bao
nhiêu, hay nói nôm na là nó sẽ tiêu tốn bao nhiêu số điện trong một tháng, để từ đó tính ra số tiền điện
phải chi trả.
Công suất tiêu thụ điện năng từ trước đến nay vẫn luôn là bài toán đau đầu nhất đối với các hộ gia
đình. Do đó, tính được công suất tiêu thụ điện của các thiết bị điện tử gia dụng trong nhà dựa trên các
thông số ghi trên máy sẽ giúp người dùng có thể sử dụng đồ gia dụng một cách tiết kiệm điện năng
nhất mà vẫn đảm bảo tuổi thọ cho chúng.
Câu 88: Trên nhãn của một máy điều hòa có ghi các thông số kĩ thuật như hình vẽ. Biết giá bán điện theo bậc
theo bảng bên dưới. Số tiền mà gia đình phải trả cho lượng điện năng mà máy tiêu thụ trong 1 tháng
(30 ngày), mỗi ngày sử dụng 10 giờ là:
A. 812160 đồng. B. 912960 đồng. C. 795640 đồng. D. 604080 đồng.
Câu 89: Micro phòng học các lớp muốn hoạt động cần có pin vuông 9V. Hiện chỉ có pin tròn 1,5V. Để cung
cấp điện cho micro hoạt động bình thường, ta phải ghép
A. 6 pin tròn xung đối. B. 6 pin tròn nối tiếp.
C. 6 pin tròn song song. D. 9 pin tròn nối tiếp.
Câu 90: Những ngày thường, Hà sẽ dậy lúc 6h30 để làm vệ sinh cá nhân, ăn bữa sáng đã được chuẩn bị trước,
sau đó bạn đi học và có mặt ở trường vào lúc 7h15. Vào những ngày thi học kì, Hà muốn dậy sớm hơn
để có mặt ở trường lúc 7h00. Vì phải dậy sớm hơn mọi ngày nên Hà còn phải mất thêm thời gian để tự
làm bữa sáng cho mình. Để đơn giản, bạn quyết định sẽ đun nước sôi để ăn mì gói. Bạn sử dụng một
ấm đun nước loại (220V- 1000W) cắm vào nguồn điện 220V để đun sôi 1,5 lít nước. Nhiệt độ của
nước lúc đổ vào ấm đun là 25C . Loại ấm đun. Hà sử dụng có hiệu suất 90%. Theo em, trong những
ngày thi học kì, Hà cần phải đặt chuông đồng hồ sớm hơn những ngày thường tối thiểu bao nhiêu phút
để có mặt ở trường lúc 7h00 như dự định? (Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK).
A. 21 phút B. 20,75 phút C. 15 phút D. 23,75 phút
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây và kiến thức đã học để trả lời các câu từ 91 đến
100:
EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại
hai chiều tăng trung bình 15-20% năm, Về đầu tư, hầu hết các nước thành viên và các tập đoàn lớn của
EU đã đầu tư vào Việt Nam.
Thương mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - EU. Hiện EU là đối tác thương mại lớn
thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong giai đoạn 2000 - 2010, kim ngạch
thương mại hai chiều đã tăng 4,3 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 17,75 tỷ USD năm 2010 (và
khoảng 24,29 tỷ USD năm 2011). EU là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam như giày dép, may mặc, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng tiêu dùng. Việt Nam nhập từ EU chủ
yếu là các loại máy móc thiết bị, tân dược, hóa chất, phương tiện vận tải.
Về đầu tư: Tính đến hết năm 2010, EU có 1544 dự án với tổng vốn đăng ký là 31,32 tỷ USD trong
đó vốn thực hiện đạt 12,4 tỷ USD. Các dự án của EU được triển khai trong các lĩnh vực kinh tế quan
trọng của Việt Nam và EU có thế mạnh như công nghiệp, chế biến, khách sạn, nhà hàng, du lịch và tài
chính ngân hàng, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tới hơn 50% số dự án và khoảng
59% tổng vốn đầu tư.
Hợp tác phát triển (ODA): Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung
cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010
là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết
khoảng 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ
không hoàn lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD).
Hợp tác chuyên ngành: Các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong nhiều
lĩnh vực chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam và EU có thế mạnh như: hỗ trợ thể
chế, khoa học công nghệ, giáo dục, pháp luật, y tế, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, văn hóa và du
lịch.
(Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam)
Câu 91: Lĩnh vực kinh tế nào sau đây được coi là trụ cột trong mối quan hệ Việt Nam - EU?
A. Thương mại. B. Công nghiệp. C. Du lịch. D. Nông nghiệp.
Câu 92: Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ giữa Việt Nam và EU?
A. Là bạn hàng thương mại lớn của nhau.
B. EU xuất khẩu nông sản chủ yếu cho Việt Nam.
C. Lĩnh vực hợp tác ngày càng phong phú, đa dạng.
D. Đầu tư song phương ngày càng tăng.
Câu 93: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU là
A. Dày dép, may mặc. B. Thiết bị viễn thông. C. Phương tiện vận tải. D. Máy móc thiết bị.
Câu 94: EU là nhà tài trợ ODA lớn thứ hai cho Việt Nam sau quốc gia nào sau đây?
A. Hoa Kì. B. Nhật Bản. C. Hàn Quốc. D. Trung Quốc.
Câu 95: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ EU là
A. Hàng tiêu dùng. B. Tân dược. C. Thủy sản. D. May mặc.
Câu 96: Quá trình mở rộng các nước thành viên EU chủ yếu hướng về
A. phía Đông. B. phía Tây. C. phía Nam. D. phía Bắc.
Câu 97: Phát biểu nào sau đây đúng về mối quan hệ của Liên minh châu Âu (EU) với Việt Nam?
A. Hợp tác chặt chẽ trong nông nghiệp. B. Đanh xúc tiến việc hợp tác quân sự.
C. Là một đối tác thương mại hàng đầu. D. Có mối quan hệ chính trị chặt chẽ.
Câu 98: Phát biểu nào sau đây không đúng với EU?
A. Liên minh ra đời trên cơ sở liên kết về kinh tế.
B. Tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công nhất.
C. Là một liên minh chủ yếu về an ninh và chính trị.
D. Số lượng thành viên của EU tính đến 2007 là 27.
Câu 99: Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau quốc gia nào sau đây?
A. CHLB Đức. B. Hoa Kì. C. Nhật Bản. D. Hàn Quốc.
Câu 100: Liên minh châu Âu (EU) đầu tư trực tiếp nhiều nhất vào lĩnh vực nào sau đây ở nước ta?
A. Giao thông vận tải. B. Nông nghiệp.
C. Công nghiệp - xây dựng. D. Thương mại và du lịch.
Câu 101: Cho 1 nhúm hạt đang nảy mầm (có hoạt động hô hấp mạnh) vào bình tam giác rồi đậy kín lại, sau một
thời gian ngắn (vài giờ). Hãy cho biết nhận định nào sau đây sai?
A. Tỉ lệ % O2 trong bình tam giác sẽ tăng lên còn tỉ lệ % CO2 trong bình tam giác sẽ giảm đi so với lúc
đầu (mới cho hạt vào)
B. Quá trình hô hấp của hạt đang nảy mầm có thể tạo ra các sản phẩm trung gian cần cho sự tổng hợp
các chất hữu cơ của mầm cây
C. Nếu bình tam giác được cắm vào 1 nhiệt kế, ta sẽ thất nhiệt độ trong bình tam giác cao hơn so với
ngoài môi trường
D. Hạt đang nảy mầm có diễn ra quá trình phân giải các chất hữu cơ trong hạt thành năng lượng cần
cho hạt nảy mầm.
Câu 102: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, bộ phận điều khiển có vai trò
A. hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. tiếp nhận kích thích từ môi trường để điều tiết môi trường trở lại trạng thái cân bằng.
C. gửi tín hiệu thần kinh hay hormon để điều khiển hoạt động của bộ phận thực hiện.
D. tăng hoặc giảm hoạt động để điều tiết môi trường trở lại trạng thái cân bằng.
Câu 103: Ở 1 loài lưỡng bội, xét gen A nằm trên NST số 1 có 3 alen, gen B nằm trên NST số 2 có 6 alen. Trong
điều kiện không có đột biến trong quần thể sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu gen dị hợp về cả 2 gen A và B:
A. 30 B. 45 C. 10 D. 15
Câu 104: Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDdee để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các
mô đơn bội này bằng cônsixin để gây lưỡng bội hoá, thu được 80 cây lưỡng bội. Cho biết mỗi gen quy
định một tính trạng, không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST. Theo lí thuyết, khi nói về 80
cây này, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong các cây này, có cây mang kiểu gen aabbddEE.
B. Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao tử.
C. Tất cả các cây này đều có kiểu hình giống nhau.
D. Các cây này có tối đa 9 loại kiểu gen.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 105 đến 107
Sau khi thu hái, rau quả vẫn tiếp tục các hoạt động sống của chúng, đó là sự thở, sự bốc hơi, sự tỏa
nhiệt… Tuy vậy, sự tổng hợp các chất đã kết thúc và khả năng chủ động đề kháng với bệnh hại cũng
giảm đáng kể từ khi rau quả bị tách ra khỏi môi trường sống. Trong thời gian bảo quản, hầu hết các
thành phần hóa học của quả đều bị biến đổi như vị ngọt, vị chua, mùi thơm, hợp chất khoáng …do
tham gia quá trình hô hấp hoặc do hoạt động của enzym. Sự thay đổi này tùy thuộc vào từng loại rau
quả khác nhau. Từ xưa tới nay, con người đã biết bảo quản nông sản bằng nhiều cách truyền thống
như: Phơi khô, sấy, hun khói, ướp muối… Bên cạnh đó người ta còn áp dụng các phương pháp hiện
đại như bảo quản trong môi trường khí biến đổi, trong kho lạnh, hóa chất…
Câu 105: Các biện pháp bảo quản nông sản đều có tác dụng chung là
A. Tăng cường độ quang hợp của nông sản (đối với rau, củ, quả)
B. Giảm cường độ hô hấp của nông sản
C. Tăng hoạt động của các vi sinh vật có trên bề mặt nông sản
D. Giảm hàm lượng các chất trong nông sản
Câu 106: Khống chế thành phần khí trong môi trường bảo quản là phương pháp hiện đại, trong môi trường bảo
quản
A. Nồng độ khí O2 cao, CO2 thấp B. Không chứa khí CO2.
C. Không chứa khí oxi. D. Nồng độ CO2 cao, O2 thấp
Câu 107: Ăn thử khoai lang thấy bở, Lan mua 2kg khoai về để ăn dần, sau 1 tháng Lan luộc khoai thì thấy khoai
không còn bở như trước mà có vị hơi ngọt hơn. Giải thích đúng về trường hợp này là
A. Protein trong khoai đã bị phân giải thành axit amin tạo ra vị ngọt
B. Củ khoai đã quang hợp tạo ra glucose nên có vị ngọt
C. Tinh bột trong khoai đã bị phân giải thành đường
D. Củ khoai hô hấp tạo ra đường và tinh bột.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 108 đến 110
Tại sao vi khuẩn lại kháng được thuốc kháng sinh?
Để trả lời câu hỏi này, từ lâu các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu cơ chế kháng lại các kháng
sinh của vi khuẩn. Thật ngạc nhiên và rất thú vị là vi khuẩn dù rất bé nhỏ nhưng lại có muôn vàn
phương kế để đối phó với con người và hầu như chúng ta luôn chạy theo sau vi khuẩn.
Có 3 nhóm nguyên nhân chính để vi khuẩn có thể qua mặt được chúng ta đó là:
Một là: Vi khuẩn có cách để làm hạn chế việc xâm nhập của các kháng sinh vào bên trong tế bào vi
khuẩn.
Hai là: vi khuẩn sản xuất ra các men (enzymes) để phá hủy các kháng sinh.
Ba là: Vi khuẩn che chắn hoặc làm biến đổi các đích tác động của kháng sinh làm mất hiệu lực của
kháng sinh. Hiện tượng này là do nguồn gốc từ các đột biến gen trên nhiễm sắc thể hoặc plasmide bên
trong tế bào vi khuẩn. Nhóm nguyên nhân này chúng ta thấy vi khuẩn sử dụng các yếu tố sinh học (các
đột biến gen) để làm mất tác dụng của kháng sinh.
Như vậy, vi khuẩn đã sử dụng đủ các loại vũ khí như hóa học, sinh học, vật lý để chống lại các
kháng sinh mà loài người chúng ta tạo ra để tiêu diệt chúng. Các kháng sinh mới, đắt tiền, vừa được
đưa vào sử dụng rộng rãi thì ngay sau đó không lâu đã xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng lại kháng
sinh đó.
Câu 108: Nếu sử dụng liên tục 1 loại thuốc kháng sinh có thể dẫn tới hình thành chủng vi khuẩn kháng kháng
sinh là do
A. Tăng áp lực chọn lọc tự nhiên, các gen bị đột biến có khả năng kháng thuốc được di truyền lại cho
thế hệ sau
B. Vi khuẩn làm quen với thuốc kháng sinh
C. Thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích sinh trưởng ở vi khuẩn
D. Thuốc kháng sinh làm phát sinh nhiều đột biến gen ở vi khuẩn
Câu 109: Đột biến gen làm thay đổi tần số alen rất chậm nhưng tại sao trong trường hợp trên lại nhanh chóng
hình thành quần thể kháng thuốc
A. Vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh
B. Đột biến gen không được biểu hiện ngay ra kiểu hình
C. Áp lực của chọn lọc thấp
D. Gen đột biến được loại bỏ trong quá trình sinh sản của vi khuẩn
Câu 110: Để hạn chế hiện tượng kháng thuốc, chúng ta cần
A. Không sử dụng thuốc kháng sinh
B. Không lạm dụng thuốc kháng sinh như một thuốc thông thường
C. Sử dụng một loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn gây hại
D. Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi nhiễm bệnh do virus gây nên
Câu 111: Nhân tố hàng đầu chi phối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 90 của
thế kỷ XX là
A. sự ra đời của hai nhà nước Đức. B. sự ra đời và hoạt động của Liên hợp quốc.
C. trật tự thế giới hai cực Ianta. D. hệ thống chủ nghĩa xã hội được mở rộng.
Câu 112: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919-1930?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. B. Liên minh châu Âu (EU) được thành lập.
C. Cộng đồng than-thép châu Âu ra đời. D. Nhà nước vô sản được thành lập ờ Nga.
Câu 113: Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) không thông qua quyết định nào dưới đây?
A. Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.
B. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương.
C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Câu 114: Trong (tháng 12 - 1944), Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Hồ Chí Minh viết:
“Vì cuộc kháng chiến của ta là kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân…
”. (Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, H., 2011, tr. 3) Trong bối cảnh lịch sử cụ thể của
Việt Nam lúc đó, câu trích trên thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về
A. quốc phòng toàn dân. B. khởi nghĩa toàn dân.
C. tuyên truyền toàn dân. D. quân đội nhân dân.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 115 đến 117

Về đối ngoại, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới, Chiến
lược toàn cầu của Mĩ được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên gọi các học
thuyết khác nhau, nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu: một là, ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ
nghĩa xã hội trên thế giới; hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và
cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới; ba là, khống chế,
chị phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Mĩ đã khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh, đồng thời trực tiếp gây ra hoặc ủng hộ hàng chục
cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn, lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu là việc
tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), dính líu vào các cuộc chiến tranh Trung
Đông v.v.

Tháng 2 - 1972, Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra thời kì mới trong quan
hệ giữa hai nước Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc được thiết lập. Đến tháng 5
- 1972, Níchxơn tới thăm Liên Xô, thực hiện sách lược hoà hoãn với hai nước lớn để chống lại phong
trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 44)

Câu 115: Một trong những mục tiêu chủ yếu của Mỹ trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu là gì?
A. phát động cuộc Chiến ranh lạnh trên toàn thế giới.
B. cản trở Tây Âu, Nhật Bản trở thành các trung tâm kinh tế thế giới.
C. can thiệp trực tiếp vào các cuộc chiến tranh xâm lược trên thế giới.
D. làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Câu 116: Sự cải thiện quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc đầu thập niên 70 của thế kỷ XX là biểu hiện của việc Mỹ
A. từng bước khống chế và chi phối hai cường quốc xã hội chủ nghĩa.
B. tranh thủ sự ủng hộ của hai nước nhằm giải quyết vấn đề Campuchia.
C. củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
D. điều chỉnh chính sách đối ngoại trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Câu 117: Về đối ngoại, từ năm 1945 đến năm 1973, Mĩ đạt được kết quả nào sau đây?
A. Duy trì được ách thống trị ở tất cả các thuộc địa trên thế giới.
B. Xây dựng được căn cứ quân sự ở tất cả các nước.
C. Thiết lập và duy trì được trậ tự thế giới “một cực”.
D. Mở rộng được phạm vi ảnh hưởng ở nhiều nơi trên thế giới.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 118 đến 120

Với các hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, thực dân Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm
lược Việt Nam. Chúng bắt đầu xúc tiến việc thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân
trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì. Nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự của một số quan lại,
văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân các địa phương, cả trong Nam, ngoài Bắc. Phong trào phản
đối hai hiệp ước 1883 và 1884 diễn ra rất sôi nổi. Nhiều toán nghĩa quân hoạt động mạnh ở các vùng
xung quanh Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hải Dương., khiến cho quân Pháp ăn không ngon, ngủ
không yên.

Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện
là Tôn Thất Thuyết (Thượng thư Bộ Binh), mạnh tay hành động. Họ phế bỏ những ông vua có biểu
hiện thân Pháp, đưa Ưng Lịch còn nhỏ tuổi lên ngôi (hiệu là Hàm Nghi), trừ khử những người không
cùng chính kiến, bổ sung thêm lực lượng quân sự, bí mật liên kết với sĩ phu, văn thân các nơi, xây
dựng hệ thống sơn phòng và tuyến đường thượng đạo, ra sức tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn
bị chiến đấu. Trước tình hình đó, thực dân Pháp phải tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy
kìm kẹp và tìm mọi cách để loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình. Biết được âm mưu của Pháp, đêm
mồng 4 rạng sáng 5 – 7 – 1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng chủ chiến đã ra tay trước. Trong khi
viên Toàn quyền về chính trị và quân sự Pháp tại Việt Nam là Đờ Cuốc-xi đang tổ chức yến tiệc tại
toà Khâm sứ Pháp ở Huế, Tôn Thất Thuyết đã hạ lệnh cho các đạo quân của mình tấn công quân
Pháp ở đồn Mang Cá và toà Khâm sứ. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt, song do chuẩn bị vội
vã, thiếu chu đáo nên sức chiến đấu của quân ta nhanh chóng giảm sút. Rạng sáng 5- 7, quân Pháp
phản công. Chúng cướp bóc và tàn sát nhân dân ta vô cùng man rợ.

- Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng thành, rồi chạy ra sơn phòng Tân
Sở (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần
vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

Câu 118: Nội dung nào sau đây thuộc bối cảnh bùng nổ phong trào cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?
A. Giai cấp công nhân tiến hành nhiều cuộc bãi công, biểu tình.
B. Tiểu tư sản tổ chức các cuộc đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ.
C. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Huế thất bại.
D. Giai cấp tư sản tăng cường đấu tranh chống độc quyền.
Câu 119: Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam bùng nổ sau khi
A. triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Patơnốt.
B. Việt Nam Quốc dân đảng hoàn toàn tan rã.
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập.
D. khởi nghĩa Yên Bái hoan toàn thất bại.
Câu 120: Ở Việt Nam, chiếu Cần vương (1885) kêu gọi lực lượng xã hội nào sau đây đứng lên vì vua mà kháng
chiến?
A. Vẫn thân, sĩ phu. B. Tư sản mại bản. C. Đại từ sản. D. Chủ nô.
---HẾT---

You might also like