You are on page 1of 4

II/ 2) Phản ánh những bất công của xã hội - khi truyện cười dân gian không chỉ

dừng lại ở những tiếng cười:


2.1. Sự bất công về quyền lợi:
- Truyện cười dân gian thường phản ánh sự phân biệt đối xử giữa người giàu và
người nghèo. Người giàu có thể được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, trong khi
người nghèo bị coi thường, chà đạp.
2.2. Sự bất công về địa vị, quyền lực:
Chiếm hết chỗ
Một người ăn mày nọ luộm thuộm, rách rưới đến nhà của một địa chủ nhà giàu xin
ăn. Ông nhà giàu này không những không cho mà còn mắng: “Biến ngay! Trông
ngươi như từ dưới địa ngục lên ấy!”
Lão ăn mày vội vã trả lời: “Đúng, tôi ở dưới đó lên đấy!”
Người địa chủ lại nói: “Đã xuống địa ngục còn ngoi lên đây làm gì cho chướng
mắt?”
Người ăn mày đáp: “Ở không được nên mới phải lên trần gian. Dưới đấy, bọn nhà
giàu tranh chỗ hết cả rồi!”
Câu chuyện trên chỉ rõ thực trạng phổ biến của giai cấp giàu - nghèo xã hội xưa,
phê phán sự hách dịch của bọn nhà giàu và cảm thông số phận của những con
người nghèo khổ.

Quan đối với “chó”


Có một hôm quan huyện Thạch Thành đi ngang qua bến đò Thạch gặp thằng bé
cắp sách đi học về. Thằng bé nhìn có vẻ lơ láo. Quan gọi lại bảo: “Mày đã cắp sách
đi học chắc phải biết đối, tao sẽ cho một vế, nếu đối lại được thì ta thưởng, còn
không sẽ bị đánh đòn vì tội vô lễ. Rõ chửa?”
Thằng bé ngu ngơ gật đầu. Quan bèn đọc: “Quan huyện Thạch sang bến đò
Thạch”.
Thằng bé gãi gãi đầu: “ Dạ bẩm…quan có cho phép thì con mới nói!”
Quan giục: “Cứ đối xem”.
Bấy giờ, thằng bé mạnh bạo đọc to: “Con chó ăn cục c* vàng”.
Bài học trên ca ngợi trí thông minh của tầng lớp nhân dân trong xã hội cũ và
châm biếm những kẻ làm quan nhưng mang thói hách dịch, cậy quyền cậy thế.

2.3. Sự bất công về tài sản, của cài:


Nhà nọ thấy quan lại tham nhũng, trong lòng rất khinh. Một hôm, các quan đến nhà
chơi, trong số đó có cả mấy bạn đồng song thuở trước. Ông ta bảo người nhà dọn
rượu thết.
Người nhà bưng mâm lên, ông ta đứng dậy thưa:
- Chả mấy khi rồng đến nhà tôm, các ngài có bụng yêu nhà nho thanh bạch đến
chơi, có chén rượu nhạt xin các ngài chiếu cố cho.
Các quan cầm đũa, bấp mấy món. Các quan ăn thấy ngon miệng, liền khề khà hỏi:
đây đĩa gì, kia bát gì…
Nhà nho thong thả nói:
- Ðây là chó, kia cũng là chó, bẩm toàn chó cả.
(Bẩm toàn chó cả)

III/ Tổng kết vấn đề nghiên cứu:


1. Truyện cười dân gian Việt Nam là một phần sức sống của nền văn học nước nhà
với những giá trị sâu sắc trên nhiều phương diện: giải trí, giáo dục,…mà đặc biệt là
giá trị phản ánh.
2. Truyện cười dân gian Việt Nam khi không chỉ còn là công cụ soi chiếu đời sống
tinh thần phong phú của nhân dân sẽ góp phần phản ánh thực tại, tức xã hội đương
thời với con người là trung tâm khai thác. Để rồi từ đó văn học dân gian Việt Nam
đã được tô sắc với những mẩu truyện cười - tiếng cười có nhiều những hàm ý sâu
xa, châm biếm nhưng không kém phần duyên dáng, hóm hỉnh!
3. Dẫu không đặt nặng vào hình thức nghệ thuật cốt truyện, hình ảnh cũng rất dễ
hiểu…nhưng chính những nét đơn giản ấy đã khiến cho truyện cười dễ dàng len lỏi
vào đời sống, trở nên thân thuộc.
4. Đi cùng với những giá trị đã được minh chứng qua sức sống của những trang
truyện cười, ta vẫn sẽ còn phải nhìn nhận về quá trình tiếp nhận những giá trị ấy
trên cương vị của những đọc giả. Dễ có thể thấy, truyện cười dân gian trong thời
đại ngày nay đã không còn được phổ biến cũng như không hoàn toàn được nhìn
nhận dúng với bản chất và giá trị mà thể loại này mang lại. Vì vậy, là một đọc giả
hiện đại, nếu có cơ hội, hãy tìm hiểu và truyền bá những giá trị đích thực của thể
loại truyện cười dân gian – một thể loại đã mang lại sự đa sắc cho nền văn học
nước nhà.
IV/ Mở rộng:
1. Bởi tính truyền miệng, truyện cười dân gian đã và luôn trở thành một phần
không thể thiếu trong cuộc sống. Ngoài việc phản ánh những bất công ở xã hội thời
xưa, truyện cười còn phản ánh những tật xấu của con người, giúp họ nhận ra và
thay đổi bản thân.

2. Truyện cười không gây cười bằng những câu từ vô nghĩa, mà trong những mẩu
truyện đó, tiếng cười được phát ra từ những giá trị về thẩm mỹ, xã hội, văn hóa,
những bài học cuộc sống, những hình thức châm biếm khác nhau của mỗi câu
truyện, sự diễn đạt khéo léo của câu từ, hay đôi lúc chỉ cười vì nhân vật trông quá
“ngờ nghệch”. Truyện cười dân gian của Việt Nam là một điều đáng tự hào, bởi
không chỉ mang lại tiếng cười cho nhân dân, mà còn giúp giúp họ nhận ra đâu là
sai đâu là đúng, đâu là tật xấu và thói quen nên bỏ, tìm ra ý nghĩa của cuộc đời và
trao thêm niềm tin yêu vào nó.

3.Truyện cười không những khiến người đọc cảm thấy vui vẻ bởi sự vui nhộn của
nó mà nó còn chứa đựng rất nhiều mục đích khác. Mục đích chủ yếu là phê phán
các nhân vật thuộc tầng lớp trên của xã hội phong kiến xưa ( bọn quan lại bất tài,
tham nhũng,......).

3. Truyện cười có ý nghĩa sâu sắc đối với con người trong xã hội từ xưa đến nay.
Đối với thời xưa, nó ẩn chứa những lời phê phán về các tầng lớp cao quý nhưng lại
đối xử không tốt với người dân, cũng như việc tham nhũng, đút lót,.....Riêng ngày
nay, truyện cười không những mang lại tiếng cười mà nó còn chất chứa những bài
học về lẽ sống vô cùng quý giá. Chính truyện cười đã đóng góp một phần to lớn
cho kho tàng văn học Việt Nam ta.

4. Truyện cười dân gian Việt Nam mang nét độc đáo, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
Tiếng cười luôn đồng hành cùng cuộc sống con người cùng bao thăng trầm của
lịch sử, dù đau buồn hay cả lúc vui vẻ nhất tiếng cười cũng có thể trào ra.

5. Tiếngcười ấy có sự hài hước, vui vẻ, có sự lạc quan, sôi nổi hoặc có thể sâu
lắng, bi hài.
Tiếng cười không chỉ được coi là vũ khí đấu tranh, mà còn là lời mời vẫy gọi, sự
lôi cuốn. Chính tiếng cười có thể giải thoát, từ chối khổ đau, nhưng cũng có thể
khiến ta chìm sâu vào sự bi thương, rầu rĩ. Có rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề
này. Nhưng xét về phương diện nào thì truyện cười Việt Nam vẫn mang một nét
độc đáo riêng của một dân tộc. Truyện cười chủ yếu là sự hồn nhiên, vui tươi
nhưng đôi lúc ẩn chứa sự ngay thẳng, ngang tàng nghịch ngợm, châm biếm những
thói xấu của người xưa (vd: truyện Trạng Quỳnh,....).

You might also like