You are on page 1of 8

GÁNH KHOAI LANG - NGUYỄN CÔNG HOAN

1.Mở Bài
Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) là một trong những nhà văn xuất sắc của
văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông được coi là người mở đầu cho trào
lưu văn hc hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Nguyễn Công Hoan
còn là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc.
Hơn nửa thế kỉ cầm bút nhà văn để lại một số lượng lớn các tác phẩm ở
nhiều thể loại khác nhau, trong đó nổi bật là truyện ngắn. Nhiều trong số
các truyện ngắn của ông được xếp vào truyện hay, có ý nghĩa tiêu biểu cho
nền văn học dân tộc. Chúng ta có thể sánh ông với những nhà văn viết
truyện ngắn trào phúng nổi tiếng nhất nhất. Trong các tác phẩm của ông,
chúng ta không thể không nhắc đến truyện ngắn “gánh khoai”- tác phẩm đã
làm nên tên tuổi của ông. Tác phẩm ấy đã vẽ nên một bức tranh xã hội thực
dân phong kiến vô cùng chân thực và đã để lại trong lòng mỗi người đọc
những cảm xúc nặng trĩu.
2.Thân Bài
a. Khái quát
Nguyễn Công Hoan đã vẽ lại một bức tranh toàn cảnh về xã hội thực
dân nửa phong kiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
với cảm hứng phê phán, tố cáo gay gắt, từ nhân vật quan huyện, ông đã
khái quát hiện thực, vạch trần bộ mặt thối nát của xã hội đương thời.
Truyện ngắn “Gánh khoai lang” kể truyện về một ông lý trưởng ở một làng
quê nghèo phải lễ tết quan huyện một khoản tiền lớn là 2 đồng bạc theo lệ
của quan. Để có tiền đi lễ quan, ông đành nhịn ăn tết dành ra một đồng, còn
đồng nữa không kiếm đâu ra nên buộc phải bù vào đó bằng một gánh khoai
lang có giá trị tương đương. Và đây là cảnh ông lý mang đồ lễ đến kính
biếu quan tại công đường diễn ra. Nhân vật quan huyện trong truyện ngắn
“Gánh khoai lang” của nhà văn Nguyễn Công Hoan là tiêu biểu cho tâng
lớp quan lại hợm hĩnh, cậy quyền thế áp bức dân nghèo. Hắn có một giọng
trắng trợn, vô liêm sỉ đến quái gở: “Ông ngắm áo quần vào người ngợm
ông lý bằng đôi mắt đều mỉa mai, rồi trỏ tay vào đống lễ vật, dõng dạc
nói...Đồ xỏ lá, đem về để vợ chồng con cái ăn với nhau! Nhà tao không có
lợn!” Tên quan hợm hĩnh đã dùng những lời lẽ hách dịch để đe đọa người
dân, qua lời nói và giọng điệu, bản chất hợm hĩnh, tham lam của hắn được
bộc lộ nõ nét. Như vậy, qua việc tái hiện khung cảnh xã hội đương thời,
truyện đã vạch trần bộ mặt thối nát của gia cấp quan lại thời bấy giờ.
b. Phân tích nhân vật
- Hoàn cảnh nhân vật
Xuyên suốt câu chuyện, người đọc chúng ta có một cái nhìn vô cùng tổng
quát về gia cảnh nhà ông Lí. Sống trong cảnh nghèo khó, túng quẫn, hai vợ
chồng nhà ông Lí phải vay mượn khắp nơi, thậm chí là cãi nhau vì chuyện
nhỏ trong nhà. Ngược lại, nhà vị quan lại hiện lên vô cùng uy nga, tráng lệ
trong truyện. qua đó, tác giả đã phác họa lên một khoảng cách vô cùng to
lớn giữa tầng lớp giàu nghèo trong xã hội Việt Nam tại thời điểm ấy.

-Luận điểm 1: Tình yêu thương gia đình của ông Lí


Qua ngòi bút Nguyễn Công Hoan, tình cảm thương yêu gia đình của nhân
vật ông Lí đã được khắc họa rõ nét qua từng chi tiết, đặc biệt là khi ông đối
thoại với vợ của mình. Dù thấy gánh khoai ngày đó ế ẩm, chỉ có lẻ tẻ vài
đồng, chẳng dành dụm được bao nhiêu, ông vẫn kiên quyết thuyết phục bà
Lí để tiền cho ông lên huyện tết quan. Ông đối đáp với bà trong khi thấy bà
phản đối ý kiến của mình rằng “Lại không biết người ta ra làm quan chỉ cốt
có việc nặn khoét thôi à”. Thoạt nghe ban đầu, có thể ta sẽ thấy rằng ông
đang tức giận vô cớ với vợ mình, đang cắt xén từng bữa cơm của gia đình
chỉ để dâng lên cho quan nhưng khi nhìn rộng ra, ta sẽ thấy được cái tình,
cái nghĩa của ông khi làm thế. Bởi lẽ ông hiểu rõ rằng nếu ông không làm
thế, quan sẽ đổ tội cho cả làng. Một hành động nhỏ bé đấy thôi mà rồi cũng
dẫn đến hậu quả to lớn như thế. Nó ảnh hưởng đến ông, đến gia đình và cả
cái làng của ông nữa. Vậy nên ông đã chấp nhận chịu thiệt thòi, chịu khổ
chỉ để gia đình, để làng xóm được bình an. Thân phận nhỏ bé ấy của một
người đàn ông nghèo khổ đã được hiện lên thật chân thật dưới cây bút của
nhà văn tài hoa. Chính chất liệu cuộc sống trong sự khó khăn ấy đã dồn nén
một người như ông Lí phải cam chịu để mà hy sinh cho sự hạnh phúc giản
đơn của gia đình. Ông Lí quả thật là một người bao dung, chịu khó và đầy
thương yêu gia đình.

-Luận điểm 2: Sự khốn khổ, đau thương của cuộc đời ông Lí khi phải chịu
sự bóc lột của quan lại
Bên cạnh sự yêu thương gia đình, ông Lí là người cực kỳ tội nghiệp khi
cuộc đời của ông phải chịu sự bóc lột của quan lại trong cung đình,được
miêu tả rõ nét trong cách ông nói chuyện với vợ trước khi tết quan.Khi vợ
ông xui ông phản kháng,ông nói: “Tôi đã bảo u mày cứ hay nói nhảm, thế
nào cũng có ngày vạ miệng. Nhà mình là nhà làm việc, mình nên giữ mồm
giữ miệng, kẻo đến tai ông ấy ngay đấy.”,hay lúc tranh cãi đem tiền cúng
mâm cổ đi tết quan,ông Lí lại lực bất tòng tâm,ông vừa “buồn rầu, vuốt
mái tóc, hấp háy mắt”, vừa “nhăn nhó,nhìn thúng khoai lang”,đến cả tiền
Tết để hưởng thành quả của phải nhất quyết đem cho người ta.Đoạn đối
thoại này diễn tả một số phận thê thảm của ông Lí,bị chà đạp,bốc lột,dù
cho vất vả vẫn phải cúng biếu cho kẻ khác trước và vừa khắc họa một uy
quyền vô hình nhưng to lớn của tên quan huyện,dù cho chưa được xuất
hiện trực tiếp nhưng đã làm ông Lí hết sức khốn đốn.

Khi ông Lí mang hai thúng khoai để đem tết cho ông huyện , ông huyện rất
cáu gắt vì hai thùng khoai này đã làm cho công đường trở nên xấu xí , bẩn
thỉu.Tên quan trịch trượng ấy bảo: ‘Thầy đem tết tôi? Thầy thử ngắm xem
cái mả khoai lang của nhà thày bày ở giữa buồng giấy này, trông nó có đẹp
không đã?’,nhưng trước thái độ ngang ngược ấy,ông lí lại sợ hãi, “Trống
ngực đập thình thịch”;Khi ông huyện gắt thì “mặt ông tái mét”, “ấp úng
nói” và “Run bắn cả người”.Những hành động ấy đã bộc lộ một thân phận
lí “thấp cổ bé họng” của chính ông lí,không thể phản kháng sự bạo ngược
của tên quan huyện,ông chỉ có thể tuân phục,để tên quan lớn kia bốc lột
từng chút cố gắng của bản thân và gia đình ông.Đoạn đối thoại giữa ông Lí
và tên quan càng làm tăng tiến sự thê thảm trong cuộc đời của ông Lí,hình
ảnh ông Lí quá đỗi lép vế trước tên quan huyện độc ác,chỉ biết cúi đầu
nghe người ta quát tháo,trong khi hình ảnh tên quan huyện lại được khắc
họa rõ nét hơn sự tàn độc,hách dịch thông qua lời thoại mốc mĩa,nhẫn tâm
mạt sát ông Lí.

Sự khốn khổ ấy được thể hiện thông qua lời nói sợ sệt khi bị đối chất và
khúm núm lẫn tự ti khi ông Lí phải đi hỏi ông phó Sinh bán hàng cơm
ngoài phố để vay mượn tiền để thoát cảnh bị giam tù vào mồng một tết .
Sau khi không vay mượn được , ông Lí đành phải đem triện của mình đem
đi cầm để được vay tiền.Chi tiết này ẩn dụ cho sự bất lực của ông Lí,cái
triện vốn ghi chức tước và danh phận của vị quan ngày xưa,vốn là vật
tượng trưng cho quyền lực của chức quan,vậy mà nay ông Lí “làm liều”
đem đi bán. Câu dẫn “Phúc làm sao, người ta bằng lòng cầm chiếc đồng
triện một đồng bạc, lãi ba mươi phân” như thể hiện giá trị danh dự và phẩm
tước của chính ông Lí thật quá rẻ mạt trước cái uy bạo ngược của tên quan
và vận khốn của cuộc đời.Đoạn kết là minh chứng rõ nhất cho sự éo le của
ông Lí và sự trơ trẽn của tên quan,khi hắn ngang nhiên đoạt lấy phần tiền
của ông Lí và cả thúng khoai lang,thứ mà hắn vừa nãy còn khinh
thường,được dẫn bằng những câu văn mỉa mai,chua xót.

“Rồi cũng chẳng ngượng miệng tí nào, và làm như động lòng thương người
thuộc hạ phải gồng gánh nặng nề, ngài dịu dàng dạy:
- Thế còn hai thúng khoai ban nãy đâu, đem vào đây nhé.”
Bi kịch cua ông Lí là bi kịch của người nông dân bị bóc lột và chà đạp,bất
lực trong giai đoạn hủ bái cuối thời phong kiến,đồng thời là sự phê phán
một tầng lớp quan cai trị tham ô,giả dối đầy trơ trẽn,thỏa sức hưởng lộc
trên sự đau khổ của nhân dân,đó là tiếng khóc than và cũng là lời buộc tội
của chính tác giả Nguyễn Công Hoan thông qua tác phẩm hiện thực trần
trụi,mỉa mai và đầy phẫn uất,xót thương.

-Liên hệ, mở rộng:


Qua truyện ngắn Gánh khoai lang của Nguyễn Công Hoan, tôi cảm thấy
một sự đồng điệu sâu sắc với tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Cả hai tác
phẩm đều bật lên sự túng thiếu khốn cùng của người nông dân phải hầu hạ
bọn quan liêu. Nếu gia đình chị Dậu trong Tắt đèn phải ngày đêm chạy vạy
lo sưu thuế thì ông lí trưởng trong Gánh khoai lang dằm dụm từng đồng
từng cắc, cầm cố ấn triệng của mình để gom đủ tiền mừng tết cho quan
trên. Cả hai tác giả đã gửi gắm nỗi niềm tuyệt vọng của người dân vào
những đứa con tinh thần của mình, phê phán mạnh mẽ thói ham của, tham
lam của quan lại phong kiến.

-Đánh giá nhận xét nghệ thuật, nội dung:


Truyện ngắn của ông mang tiếng cười khỏe khoắn, bộc trực, đượm tình
người luôn vang lên trong những thời khắc có ý nghĩa của cuộc sống. Sức
hấp dẫn đặc biệt có được bởi ý nghĩa xã hội, giá trị nhân văn được chuyển
tải qua tác phẩm và thế giới nhân vật độc đáo, sinh động của ông. Đọc
truyện của ông, ta bắt gặp một thế giới nhân vật đông đúc, đa dạng và đặc
sắc. Nguyễn Công Hoan đã dày công khắc họa thế giới nhân vật đông đúc,
đa dạng ấy khiến cho họ trở nên đặc sắc, sinh động, đầy sức sống.
Tác phẩm đánh vào 1 đề tài khá phổ biến chính là tình cảm gia đình thông
qua cách miêu tả tâm lý nhân vật sinh động,giàu tình cảm.Qua lời văn chân
thực đã đem đến cho người đọc những dòng cảm xúc chân thực nhất

3. Kết Bài
Tác phẩm Gánh Khoai Lang là 1 kiệt tác của Nguyễn Công Hoan.Tình
huống truyện đặc sắc kết hợp từ ngữ chân thực,giàu tình cảm đã chạm đến
trái tim của độc giả.Qua đó,bản thân chúng ta cũng hiểu thêm nhiều khía
cạnh về tình cảm gia đình,dễ dàng cảm thông,chia sẽ với những mảnh đời
bất hạnh.

ĐỌC HIỂU
1. Tình huống hay cái tình thế xảy ra chuyện của truyện ngắn được đánh giá như
một khâu then chốt, điểm độc đáo của thể loại này. Trong truyện ngắn Gánh khoai
lang, tác giả đã xây dựng tình huống bi hài với sự đối chọi giữa giàu – nghèo, giữa
kẻ bề trên – kẻ bể dưới. Kẻ bề trên quyền uy, giàu có, - dùng mọi thủ đoạn, mánh
khóe bóc lột đến đồng xu cuối cùng của kẻ bề dưới, nghèo khó. Qua việc xây dựng
mâu thuẫn đối kháng ngay trong nội bộ tầng lớp quan lại, Nguyễn Công Hoan đã
làm bật lên tiếng cười trào phúng sâu cay, bóc trần thủ đoạn “ăn bẩn” của quan
huyện.
2. Lời nói, thái độ, cử chỉ và hành động của quan huyện khi ông lí mang gánh
khoai lang đến “vi thiểng":

chi tiết nhận xét

lời nói Ban đầu, quan mỉa mai Bằng lời nói, quan tự vỗ
gọi đó là “mả khoai vào mặt mình ("Nhà tao
lang”; quát ông lí: “Đỗ xỏ không có lợn!”; “Thế còn
lá, đem về để vợ chồng hai thúng khoai ban nãy
con cái ăn với nhau! | Nhà đâu, đem vào đây nhé").
tao không có lợn!”; đe
doạ “cách cổ” ông lí... Qua các chỉ tiết rất nhỏ và
lối chơi chữ, tác giả đã
Lúc nhận được hai đồng phơi bày bộ mặt đểu giả,
tiến Tết: “Thôi được, có thủ đoạn bóc lột trắng
lòng | thành, ta cảm ơn”; trợn của quan huyện.
không những thế, quan lại
muốn cả cái “mả khoai
lang” kia, quan ‘chẳng
ngượng miệng;, ‘dịu
dàng’: ‘thế còn hai thúng
khoai ban nãy đâu, đem
vào đây nhé.’

thái độ -đe doạ Thái độ thay đổi liên tục


- mỉa mai cho thấy sự vô liêm sỉ của
quan huyện – kẻ vốn
-vui vẻ, ngọt ngào được coi là bể trên, là phụ
mẫu nhưng lại đối đãi với
- làm như động lòng kẻ dưới bằng thủ đoạn.
thương người thuộc hạ

- dịu dàng ngay

cử chỉ, hành động – ngắm áo quần và người Cử chỉ, hành động giàu
ngợm ông lí, đôi mắt đấy kịch tính, thông qua đó,
mỉa mai, trỏ tay vào lễ quan tự bộc lộ bản chất
vật, dõng dạc hỏi xấu xa, tham lam...

- quắc mắt, đập bàn, quátSau mỗi hành động của


quan huyện, người đọc
chẳng ngượng miệng tí không khỏi bật lên tiếng
nào gión món tiền bỏ túi cười, khi mỉa mai châm
biếm, khi khinh bỉ, khi
chua xót....

3. Chủ đề của truyện ngắn Gánh khoai lang: vạch trần thủ đoạn bóc lột, sự bỉ ổi
của bọn quan tham ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

4. Qua truyện ngắn Gánh khoai lang, Nguyễn Công Hoan đã tỏ rõ thái độ khinh bỉ
đối với quan huyện - kẻ được là coi phụ mẫu của dân nhưng thực chất là tên quan
tham chỉ biết chạy theo đồng tiến, dùng mọi thủ đoạn bòn rút ngay kẻ dưới quyền.
Qua tiếng cười nhạo mỉa mai tên quan huyện, Nguyễn Công Hoan đã phê phán sự
thối nát của chế độ phong kiến đương thời. Đằng sau tiếng cười đó là sự xót xa,
thương cảm đối với những người nghèo.
Có thể kể đến các chỉ tiết rất tiêu biểu, mỗi chi tiết như một bằng chứng tố cáo bọn
quan tham: tết đến phải có hai đồng để lễ quan, nếu không có đủ lễ lạt đó sẽ bị "cách
cổ; để có đủ hai đồng lễ quan trên, kẻ bé dưới vốn khốn khó phải mang gánh khoai
lang đi bán, phải đi "giật lửa", thậm chí mang cả triện đi "làm tin"...

5. Truyện ngắn Gánh khoai lang rất gần với truyện cười dân gian. Điểm tương đồng và
khác biệt của truyện ngắn Gánh khoai lang và truyện Quan huyện thanh liêm.

gánh khoai lang quan huyện thanh


liêm
tương đồng – Chủ đề: Vạch trần thủ đoạn bóc
lột của bọn quan tham.

- Cốt truyện: đơn giản; kết thúc: bất


ngờ tạo tiếng cười sảng khoái.

khác biệt Nhiều chi tiết, bản chất của quan ít chi tiết, bản chất
huyện dần được phơi bày qua từng của quan huyện bộc
chi tiết. lộ ở chi tiết cuối
truyện.

Bối cảnh, thời gian, không gian truyện: xã hội thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở một làng quê nghèo phải lễ tết quan
huyện -> vạch trần bộ mặt thối nát của gia cấp quan lại thời bấy giờ và cho thấy sự
cực khổ của tầng lớp đói khổ của Việt Nam thời phong kiến

ĐỌC HIỂU BỔ SUNG


1/ Bối cảnh thời gian, không gian và tác dụng của nó:
Bối cảnh thời gian, không gian: một bức tranh toàn cảnh về xã hội thực dân nửa
phong kiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với cảm hứng
phê phán, tố cáo gay gắt, từ nhân vật quan huyện, ông đã khái quát hiện thực,
vạch trần bộ mặt thối nát của xã hội đương thời.
=> Tác dụng: Khắc họa rõ nét sự áp bức, bóc lột dân nghèo của tầng lớp quan lại
hợm hĩnh.Như vậy, qua việc tái hiện khung cảnh xã hội đương thời, truyện đã
vạch trần bộ mặt thối nát của gia cấp quan lại thời bấy giờ.

2/ Biện pháp tu từ và tác dụng:


Biện pháp tu từ: Phóng đại - Nói quá “Quả là cái mả khoai lang đã làm tiêu cả vẻ
hùng vĩ của bộ da cọp và hai thanh quất treo trên tường, và làm giảm cả sự
choáng lộn của bộ bàn ghế gụ đánh bóng, có những đệm nhung thêu kim tuyến.”
=> Tác dụng: Khắc họa rõ nét sự tương phản giữa hình ảnh của quả khoai lang
mà ông Lí đã dâng lên cho quan huyện và sự xa hoa, lộng lẫy đầy sung sướng
của tầng lớp quan lại tham nhũng và độc ác.

3/Chọn giải thích ý nghĩa của một từ ngữ tự chọn (nghĩa đen và nghĩa bóng)
“Đồ xỏ lá”
Nghĩa đen: Một trò chơi ăn tiền. Ai rút được que xỏ lá là được tiền, rút que
không lá thì phải trả tiền.
Nghĩa bóng: Có tính lừa gạt người một cách tai quái, đểu giả dưới vẻ tử tế
4/ Chọn phân tích 1 chi tiết hoặc hình ảnh trong tác phẩm truyện. (Chi tiết
nhỏ nhưng ý nghĩa lớn )
Chi tiết ông lí đem đồng triện đi cầm cố để có đủ tiền đưa quan, thể hiện sự bần
cùng, tuyệt vọng của người nông dân phải bán món vật quý giá của mình để cung
phụng cho bọn quan liêu. ngoài ra chúng cũng thể hiện một xã hội phong kiến
lạc hậu, vua quan làm giàu trên mồ hôi sương máu của nhân dân lao động.

You might also like