You are on page 1of 25

LÀNG

Mở bài: hình tượng người nông dân trong văn học: tắt đèn, lão hạc,….
Tình yêu tổ quốc, yêu làng xóm

-Kim Lân-
I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Ông sinh ra và lớn lên
trên một làng quê trù phú và giàu truyền thống văn hóa ở Từ Sơn - Bắc Ninh.
- Con người: Kim Lân là người nghiêm khắc với bản thân, nghiêm túc với công việc.
- Kim Lân bắt đầu “cầm bút” từ những năm 1941, lựa chọn cho mình sở trường truyện
ngắn và nhanh chóng trở thành một cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.
- Ông là một trong những nhà văn am hiểu sâu sắc về nông thôn và người nông dân
Việt Nam.  Bởi vậy, ông lựa chọn đề tài về người nông dân để phát huy sở trường của
mình.
+ Trước Cách mạng tháng Tám: Tái hiện được cuộc sống, sinh hoạt văn hóa và
những thú vui binh dị chốn thôn quê như: đánh vật, chọi gà, thả chim,.....
+ Sau Cách mạng tháng Tám: Khám phá vẻ đẹp tâm hồn người nông dân. Đó là
những con người với cuộc sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn chăm chỉ làm
lụng, tràn đầy niềm tin vào tương lai.
 - Phong cách nghệ thuật: Kim Lân có một lối viết tự nhiên, chậm rãi,
nhẹ nhàng, hóm hinh và giàu cảm xúc; cách miêu tả rất gần gũi, chân thực. Đặc
biệt ông có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật. Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất
sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại.Cùng với những tên tuổi như Nam Cao,
Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Công Hoan... nhà văn Kim
Lân đã xây dựng nền móng cho văn học Việt Nam hiện đại.
 Nhà văn của đồng ruộng, nông dân và nông thôn Việt Nam bằng vốn
hiểu biết sâu sắc cùng một tấm lòng thiết tha hiếm có. Kim Lân là “ nhà văn một
lòng đi về với đất, với người thuần hậu nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn
ngày trước”.Nhà văn Kim Lân dành cả đời văn của mình để khám phá, sáng tạo
về cuộc sống của những người thôn quê nghèo khổ, với nếp sống thanh bạch, nhân
nghĩa như là tinh chất được tích tụ và truyền lại từ ngàn đời.

2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện ngắn “Làng" được viết năm 1948. Đây là thời kì đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp.
- Tác phẩm được đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948.
b. Ý nghĩa nhan đề
- Xuyên suốt tác phẩm, nhà văn kể về làng chợ Dầu nhưng không lấy tên tác phẩm là
"Làng Chợ Dầu". Nếu lấy tên tác phẩm là “Làng chợ Dầu " thì câu chuyện sẽ trở thành
chuyện riêng của một cái làng cụ thể; ông Hai sẽ trở thành người nông dân cụ thể của làng
chợ Dầu ấy. Như vậy, chủ đề, tư tưởng của truyện bị bó hẹp, không mang ý nghĩa khái
quát.
- Tác giả đã sử dụng một danh từ chung là “Làng", mang ý nghĩa khái quát để đặt tên
cho tác phẩm. Đó sẽ là một câu chuyện về những làng quê nước ta trong những năm đầu
kháng chiến chống Pháp: ông Hai sẽ trở thành nhân vật biểu tượng cho người nông dân Việt
Nam yêu làng, yêu nước. Như vậy, chủ đề tư tưởng, ý nghĩa của truyện được mở rộng.

C. Tóm tắt
Ông Hai người làng Chợ Dầu, trong kháng chiến, buộc phải rời làng di tản cư. Là một
người nông dân yêu làng tha thiết: ông hay khoe về làng mình; ngày nào cũng ra phòng
thông tin và xem tranh ảnh để lắng nghe tin tức về làng. Ruột gan ông cứ múa lên, trong đầu
bao nhiêu ý nghĩ vui thích khi nghe về những chiến công của làng. Văn hoá làng xã
Một hôm, tại quán nước, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo giặc. Ông
cảm thấy khổ tâm, nhục nhã và xấu hổ vô cùng. Về nhà, ông nằm vật ra giường nhìn lũ
con mà nước mắt trào ra. Ông không dám đi đâu, chỉ ru rú ở nhà nơm nớp lo sợ. Ông Hai
lâm vào hoàn cảnh bế tắc khi bà chủ nhà có ý đuổi khéo gia đình ông, nhưng không thể về
làng vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. (Tình yêu làng của ông Hai không mù quáng,
ông đặt tình yêu đất nước, yêu cách mạng, yêu cụ Hồ lên trên tình yêu làng). Ông chỉ
biết tâm sự với đứa con về nỗi lòng của mình: đối thoại vs con để trải lòng nhưng thực
chất là độc thoại.
Chỉ khi thông tin được cải chính, rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh giặc ông
mới vui vẻ và phấn chấn hẳn lên. Ông đi khoe với bác Thứ, với mọi người nhà ông bị giặc
đốt, làng ông bị giặc phá. Về nhà, ông vui vẻ và mua quà cho lũ con. (Ông Hai đã luôn
đặt những thứ tình cảm cộng đồng, dân tộc: yêu làng, yêu nước; lên trên những thứ
tình cảm thuộc về cá nhân)
d. Ngôi kể
- Truyện được kể theo ngôi thứ ba.
- Tác dụng: Làm cho câu chuyện trở nên khách quan và tạo cảm giác chân thực cho
người đọc.
II. Trọng tâm kiến thức
I. Tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống truyện

 Khái lược về tình huống truyện:


 Khái niệm: đó là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa
đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt
truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách.
 Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm:
 Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát
triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.
 Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ
bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Tình huống là một khoảnh khắc của dòng chảy đời sống mà qua khoảnh khắc ấy thấy
được vĩnh viễn, qua giọt nước thấy được đại dương. Khoảnh khắc rất ngắn ngủi, chỉ trong
thoáng chốc, đến và qua thật nhanh. Nó tựa như giọt nước giữa đại dương vô tận, như lát
cắt của một thân cây. Nhưng thật kỳ diệu, từ những khoảnh khắc nhỏ ấy, người đọc khám
phá được cái vĩnh viễn, cái chân lý của cuộc sống mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã viết về tình huống truyện như sau: "Tình huống chính
là thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng nhà văn, là khoảnh khắc
chứa đựng cả một đời người". Và "Tình huống truyện là một lát cắt trên thân cây mà qua
đó thấy được trăm năm đời thảo mộc".

- Tình huống truyện đặc sắc: Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.
- Ý nghĩa của tình huống truyện:
+ Về nội dung: Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đối nghịch với
tình cảm. niềm tự hào. Một con người vốn yêu làng và luôn hãnh diện về nó thì bỗng nghe
tin làng lập từ theo giặc.
Tình huống bất ngờ ấy đã bộc lộ một cách sâu sắc, mạnh mẽ tình yêu làng, yêu nước
và tinh thần kháng chiến của ông Hai
+ Về mặt kết cấu của truyện: Tình huống này phù hợp với diễn biến của truyền, tô
đậm tinh yêu làng, yêu nước của người nông dân Việt Nam mà tiêu biểu là nhân vật ông Hai
+ Về mặt nghệ thuật; Tình huống truyện đã tạo nên một cái thắt nút cho câu chuyện,
tạo điều kiện để bộc lộ mạnh mẽ tâm trạng và phẩm chất của nhân vật, góp phần thể hiện
chủ đề của tác phẩm.
2. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai
a. Người nông dân mang tình yêu làng tha thiết
- Ông tự hào, hãnh diện về làng và kể về nó với niềm say mê, nào nức đến lạ thường:
+ Trước Cách mạng tháng Tám: Ông khoe con đường làng lát toàn đá xanh, trời trưa
đi chẳng lắm chân; ông khoe sinh phần của một vị quan tổng đốc trong làng...
+ Khi kháng chiến bùng nổ: Ông khoe về một làng quê đi theo kháng chiến làm Cách
mạng, ông kể một cách rành rọt những hộ, những ụ, những giao thông hầm hào...
- Khi buộc phải tản cư, ông Hai đã rất nhớ về làng
+ Ông thường xuyên chạy sang nhà bác Thứ để kể lể đủ thứ chuyện về làng, để vơi đi
cái nỗi nhớ làng.
+ Ông kể cho sướng cái miệng, cho vơi cái lòng mà không cần biết người nghe có thích
hay không.
+ Ông thường xuyên theo dõi tình hình của làng cũng như tình hình chiến sự.
 Tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt, Kim Lân đã thể hiện một cách rất tự nhiên
chân thực tình cảm, niềm tự hào của ông Hai vốn làng chợ Dầu của mình.

a. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc


Ta thấy rằng, nhà văn đã đặt ông hai vào một tình huống truyện độc đáo: (nói về tình
huống truyện)
Diễn biến:
• Ban đầu, ông chết lặng vì đau đớn, tủi hổ như không thể điều khiển được cơ thể
của mình: "Có ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng hắn đi, tưởng như
không thở được ".
-Cái tin ấy quả bất ngờ và khi trấn tĩnh lại, ông còn cố không tin vào cái tin dữ ấy.
Nhưng rồi những người tản cư kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa ở dưới ấy lên”, “mắt
thấy tai nghe”, làm ông không thể không tin.
• Sau giây phút ấy, tất cả dường như sụp đổ, tâm trí ông bị ám ảnh, lo lắng,
day dứt:
- Ông vờ lảng ra chỗ khác, rồi về thẳng nhà. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông
"cúi gằm mặt mà đi", Về đến nhà ông nằm vật ra giường, nhìn lũ con, tủi thân mà
“nước mắt ông cứ tràn ra".
Liên hệ:
Nam Cao cho rằng: “Giọt nước mắt là giọt châu của loài người”, nước mắt thể hiện
trọn vẹn vẻ đẹp của tâm hồn con người khi họ còn cảm xúc, còn biết tủi nhục, còn biết đớn
đau, nghĩa là họ còn khao khát được sống một cách tốt đẹp hơn. Đồng thời, đây lại laf giọt
nước mắt của những người đàn ông, những người đã dày dạn gió sương với cuộc đời, nói
như Hữu Thỉnh: “sấm cũng bớt bất ngờ/ trên hàng cây đứng tuổi”. Nguyễn Khuyến:
Tuổi già giọt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan
 giọt nước mắt vs ng già càng là điều hiếm hoi. Nhưng ta cũng thấy một Lão hạc đã
từng khóc vì bán cậu Vàng, một ông hai đã khóc vì tình yêu đối với làng vị phản bội.
- Muôn vàn nỗi lo ùa về trong tâm trí ông:
+ Ông lo cho số phận của những đứa con rồi sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng
Việt gian: "Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy " Chúng nó cũng bị người ta rẻ
rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu"
+ Ông lo cho bao nhiêu người tản cư làng ông sẽ bị khinh, tẩy chay, thủ hằn, ghê tởm:
"Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian......Suốt cái nước Việt Nam này người ta ghê
tởm, người ta thù hắn cái giống Việt gian bán nước”
+ Ông lo cho tương lai của gia đình rồi sẽ đi đâu, về đâu, làm ăn sinh sống ra sao
"Rồi đây biết làm ăn, buôn bán làm sao? Ai người ta chứa".
 Một loạt những câu hỏi gợi lên tâm trạng khủng hoàng, rối rắm, không
có lối thoát của ông Hai.
- Trong trạng thái khủng hoảng, giận dữ ông nằm chặt hai tay mà rít: "chúng bay ăn
miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục
nhã thế này"
-Niềm tin bị phản bội, những mối nghi ngờ bùng lên và giằng xé trong ông. “ông kiểm
điểm từng người trong óc”.
• Mấy ngày sau đó, ông hoang mang, sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung
quanh:
- Ông không dám đi đâu, chỉ quẩn quanh ở nhà và nghe ngóng tình hình biến ngoài:
"một đám đông túm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng nói cưới xa xa ông cũng chột dạ ".
- Lúc nào ông cũng nơm nớp, hoang mang, lo sợ tưởng như người ta để ý đến, bàn
tán đến "cái chuyện ấy”. Thoáng nghe những tiếng Tây, Việt gian, cam những là ông lùi ra
một góc, nín thít: "Thôi lại chuyện ấy rồi!”
- Ông không dám nói chuyện với vợ, hay ông không dám nhìn thẳng vào thực tế phủ
phàng đang làm ông đớn đau.
• Tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước đã dẫn đến cuộc xung đột nội tâm ở
ông Hai

- Ông Hai rơi vào tình trạng khủng hoảng, tuyệt vọng và bế tắc hoàn toàn:
+Ông thoáng có ý nghĩ “hay là trở về làng" – rồi ông lại gạt bỏ ý nghĩ về làng, bởi
"làng đã theo Tây, về làng là rời bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống
nô lệ".
Dù cho người nông dân đã gắn cuộc đời mình với cây đa, giếng nước mái đình thân
thơng của quê hương, nơi tình yêu làng trở thành máu thịt, trở thành lẽ sống trong trái tim.
Nhưng vẫn có một ngọn hải đăng soi sáng dẫn đường, đó chính là lí tưởng cách mạng và
tình yêu tổ quốc. Ông Hai không chịu trở về với kiếp sống nô lệ: ông sống một cách hiên
ngang, bất khuất như chính tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay, giàu lòng tự trọng.
“thà làm dân nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc”. Nguyễn Đình Chiểu cũng đã thể hiện
tinh thần: chết vinh còn hơn sống nhục ấy trong bài Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc. ông Hai đại
diện cho vẻ đẹp của con người việt nam trước những thử thách về tình yêu nước.
+ Buộc phải lựa chọn một, ông đã tự xác định một cách đau đớn nhưng dứt khoát:
"Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”
Vế 2: thể hiện trọn vẹn được sự phát triển trong nhận thức của người nông dân trước
cách mạng. Họ là những con người chỉ quen với ruộng đồng, đồng áng, họ có thể xa lạ với
tư tưởng, chủ trương Cách mạng. Nhưng họ đã sớm “giác ngộ” lý tưởng cao đẹp ấy một
cách rất tự nguyện, tự nhiên. Niềm tin sắt đá của bao người nông dân vào cách mạng, vào
cụ Hồ. Phải chăng, Tố Hữu đã viết:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
.--> Quyết định của ông Hai đã khẳng định tình yêu nước mạnh mẽ, thiêng liêng,
rộng lớn, bao trùm lên tình cảm của làng quê. Điều gì đã khiến ông có sự lựa chọn dứt
khoát đó? Phải chăng chính niềm tin vào Đảng, cách mạng, kháng chiến đã hướng ông
có được sự lựa chọn đó. Đây là tư tưởng sâu sắc đã được Kim Lân gửi gắm qua toàn bài.
Trong Vợ Nhặt, nhà văn Kim Lân cũng đã viết, Tràng trong bữa cơm đầu có vợ, giữa tiếng
quạ, giữa những chết chóc vì nạn đói 1945, tâm trí anh đã thoáng thấy lá cờ đỏ sao vàng bay
phấp phới, dự cảm cho tương lai cách mạng sẽ đem đến no ấm cho con người.
- Nhưng dù đã dứt khoát như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với nơi mà ông
đã sinh ra, lớn lên và gắn bó gần hết cuộc đời. Bởi vậy, ông muốn được tâm sự, như để phân
bua, để minh oan, cởi bỏ nỗi lòng.
+ Ông trút hết nỗi lòng vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con ngây thơ, bé bỏng.
+Tình yêu sâu nặng với làng, nên ông muốn lí trí và trái tim bé bỏng của con phải
khắc sâu, ghi nhớ câu: "Nhà ta ở làng chợ Dầu" nơi chôn rau cắt rốn của bó con ông.
Không ai có thể trưởng thành nếu không có nguồn cội. Đây cũng là lời nhắc nhớ cho đứa
con về cội nguồn, và tình yêu làng ấy vẫn còn thẳm sâu trong trái tim ông Hai.
+ Ông nhắc cho con về tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cụ Hồ của bố con
ông: “Anh em đồng chỉ biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên cổ soi xét cho bố con
ông ".
+ Ông khẳng định tình cảm sâu nặng, bền vững và rất thiêng liêng ấy: "Cái lòng của
bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai"
 Dưới hình thức trò chuyện, tâm với đứa con, nhưng thực chất là lời tự vấn, để tự
minh oan và khẳng định tấm lòng thủy chung của mình với làng, kháng chiến, cách mạng;
để làm vơi đi phần nào những khổ tâm đã dằn vặt ông bấy lâu nay.
 Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai, Kim Lân đã khám phá và làm nổi
bật những nét đẹp trong tâm hồn người nông dân cách mạng: hài hòa giữa lòng yêu
làng và tình yêu nước, nhiệt tình cách mạng.
c. Khi nghe tin làng cải chính
- Khi nghe tin cải chính làng chợ Dầu không theo giặc, như có một phép hồi sinh khiến
thái độ ông Hai thay đổi hẳn: “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn
lên”.
- Nó giúp rũ sạch mọi đau khổ, tủi nhục, bế tắc và đưa ông trở lại với “thói quen " cũ,
lật đật đi khắp nơi khoe làng: "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng
tôi vừa mới lên đây cải chính cái tin làng Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo, láo hết.
Toàn là sai sự mục đích cả”.
- Phải chăng, khi niềm tin và tình yêu bị phản bội, bị dồn nén trong những dằn dặt,
khủng hoảng quá lâu dễ khiến con người ta có những suy nghĩ không bình thường? + Đối
với người nông dân, căn nhà là tất cả cơ nghiệp, là biết bao công cây cuối mà nên. Vậy mà
ông sung sướng, hả hê loan báo cho mọi người biết cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ,
đốt nhẵn!” một cách tự hào như một niềm vui, niềm hạnh phúc.
+ Nhưng ngôi nhà là tài sản riêng, dù có mất nhưng danh dự vẫn còn, thế là ông vui,
ông hạnh phúc.
+ Đó là minh chứng hùng hồn, chứng minh cho làng ông, cho bố con gia đình ông và
những người tản cư trên đây không theo giặc, vẫn một lòng thủy chung, tỉnh nghĩa và sẵn
sàng hi sinh tất cả cho kháng chiến.
Bếp lửa- Bằng Việt:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Nếu những câu thơ trên gợi ra cảnh ảm đạm, thê thảm của người nông dân trước sự tàn
phá của chiến tranh, nhà bị đốt, làng bị phá. Thì Kim Lân lại diễn tả bằng một màu sắc khác
của niềm vui, niềm tự hào về phẩm chất cách mạng của làng.
 Ông Hai chỉ là một người nông dân bình thường như bao người nông dân khác
nhưng ông đã biết hi sinh tài sản riêng của mình cho kháng chiến. Điều này cho thấy
cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi sâu vào tiềm thức của người dân để trở thành cuộc
kháng chiến toàn dân: huy động được tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp: người lính
trực tiếp ra chiến trường bảo vệ quê hương, có cả tinh thần chống giặc mạnh mẽ đến
từ những người nông dân chất phác như ông Hai sau luỹ tre làng: hậu phương.
- Ông phấn khởi mua quà về chia cho các con và có ý định nuôi con lợn để ăn mừng...
 Tình yêu làng và lòng yêu nước của ông Hai thực sự sâu sắc và khiến người đọc vô
cùng cảm động. Tin cái chính đã trả lại cho ông tình yêu, niềm tự hào sâu sắc về làng. Nó
đã xây dựng lên trong ông những “bức tưòng thành” vững chắc không súng đạn nào có thể
công phá, cháy rụi được.
3. Những đặc sắc về nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
Tác giả đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để thử thách nhân vật, để nhân vật tự bộc
lộ chiều sâu tư tưởng và chủ đề của truyện.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
+Khắc họa thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nước
tha thiết,...
+ Tác giã miêu tả rất cụ thể những diễn biến nội tâm từ suy nghĩ, hành động đến ngôn
ngữ,,.
+ Với thủ pháp nghệ thuật đối thoại và độc thoại nội tâm đã diễn tả một cách chính xác
và mạnh mẽ những ám ảnh, day dứt của nhân vật.
 Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người nông dân và thế giới tỉnh thần
của họ.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ rất đặc sắc
Ngôn ngữ truyện mang tính khẩu ngữ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày của người nông
dân.
+ Lời kể chuyện và lời nói của nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu. +
Ngôn ngữ nhân vật vừa có nét chung của người nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, lại
vừa mang đậm những nét cả tính riêng của nhân vật nên rất sinh động.
- Cách trần thuật truyện tự nhiên, linh hoạt với những chi tiết sinh hoạt, đời sống
hàng ngày xen vào với mạch tâm trạng khiển cho truyện sinh động hơn.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Kim Lân đã tái hiện thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai để mà qua đó
làm nổi bật nét đẹp trong tâm hồn người nông dân Việt Nam: vẻ đẹp của tấm lòng chất phác,
nồng hậu, vừa yêu làng, lại vừa yêu nước, nhiệt tình với cách mạng.
2. Nghệ thuật
Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ.
- Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo.
- Sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.
- Hệ thống hình ảnh chi tiết, giàu sức gợi.

Thông điệp: gợi ra tình cảm của mỗi người đối với cội nguồn, quê hương, xứ sở. Nâng
lên những thứ tình cảm cá nhân để trở thành một mảnh ghép tốt đẹp cho đất nước, ở đó, mỗi
con người đều có một cách cống hiến riêng, nói như Thanh Hải:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Trong văn học kháng chiến chống Pháp, hình tượng người nông dân kháng chiến là
những con người giác ngộ lẽ tất yếu ấy. Dù có lúc họ cũng phải đắn đo lựa chọn giữa “làng”
và “nước”, giữa gia đình và cách mạng, nhưng cuối cùng những mâu thuẫn trong họ đều
được giải quyết nhanh khi nhận ra nước quan trọng hơn làng, cách mạng ý nghĩa hơn gia
đình, thời đại lớn lao hơn từng cá nhân. Những mất mát, chịu đựng trong cuộc chiến, vì thế,
nếu có được nhắc đến trong văn học, chỉ hiện diện như những chấm phá. Con đường kháng
chiến, vì thế, là đường vui, là đường thời đại, nơi cá nhân hòa vào khối toàn dân đông đảo.
Từ Quán gió, có thể thấy trong quan sát của Ngọc Giao về thời chiến, ông quan tâm
đến những con người yếu đuổi, nhỏ bé, những cá nhân bị mắc kẹt trong thời loạn. Tiểu
thuyết Đất đào sâu vào tâm lý bất an và tình thế bế tắc của Xã Bèo: dù sống ở làng hay ở
nơi tản cư, lúc nào nhân vật cũng phải sống trong nỗi phấp phỏng bởi chiến tranh; dù cố
gắng tìm mọi cách để thích nghi với hoàn cảnh mới nhưng rồi vẫn cứ loay hoay và cô đơn
để chống chọi. Đời sống người nông dân thời loạn trong tiểu thuyết của Ngọc Giao thực sự
là đời sống của “những người khốn khổ” với chất chồng những gánh nặng: Xã Bèo dắt díu
lếch thếch cả gia đình – mẹ già, vợ chửa, con dại, thêm cả trâu cày – rời làng đi tản cư rồi
lại lầm lụi, tủi cực quay về làng khi nhà cửa trước đó đã bị phá dỡ theo lệnh của ủy ban
kháng chiến, trâu cày nay bị lính theo Tây cướp, người đành phải thay trâu vục mặt xuống
đất để làm việc đồng. Hơn một lần, nhân vật của Ngọc Giao cám cảnh khi liên hệ thân phận
mình với con vật: “Thế là xong! Thằng người lại trần trụi như con trâu, con bò, con chó.
Con vật không biết rằng chúng khổ bởi vì chúng an vui kiếp vật, chứ con người lúc này thấy
mình khổ mà không thể nói, kêu nên tự thấy khổ hơn con vật.”
Phân tích nhân vật ông Hai
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng quan niệm: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn
đồng tâm mà tâm điểm là con người". Văn chương lấy con người làm đối tượng phản ánh
thay cho hiện thực đời sống. Nhà văn chân chính, dù viết về điều gì và thể hiện như thế nào
trong tác phẩm thì điểm xuất phát và đích đến cuối cùng vẫn là cõi nhân sinh, mục tiêu cao
cả nhất của nhà văn vẫn là viết “một áng văn trung thực và giản dị về con người” (Chữ dùng
của Hemingway). Với mỗi một tác phẩm, người đọc lại có dịp chiêm nghiêm về những con
người khác nhau. Trong tác phẩm "Làng", nhà văn Kim Lân đã tạc nên những trang viết neo
đậu mãi trong tâm hồn chúng ta về nhân vật ông Hai - một trái tim yêu làng tha thiết, một
linh hồn yêu nước nồng nàn.
Kim Lân là một trong số những cây bút truyện ngắn dù để lại một số lượng tác phẩm
không nhiều nhưng sáng tác nào của ông cũng vững vàng nơi lòng người và thách thức quy
luật băng hoại của thời gian. Nguyên Hồng từng nhận xét : Kim Lân là nhà văn một lòng đi
về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn. Bằng giọng
văn chân thực, giản dị, từng trang viết của Kim Lân đong đầy bóng dáng làng quê và con
người Việt Nam. Truyện "Làng" được sáng tác trong những năm đầu của kháng chiến chống
Pháp, lần đầu ra mắt bạn đọc trên "Tạp chí Văn nghệ" năm 1948. Lấy bối cảnh cuộc tản cư
trong những năm đầu kháng chiến, tác phẩm xoay quanh những chuyển biến trong tâm trạng
của nhân vật ông Hai. Ông không thuộc hạng cùng đình nghèo khổ như anh Pha, chị Dậu,
cũng chẳng thuộc hàng vai vế có “miếng” có “tiếng” trong làng. Ông chỉ là một người nông
dân nồng hậu, chất phác, hay làm và chịu khó. Từ con người của làng quê, ông trở thành
con người của kháng chiến, của sự nghiệp chung.
Ấn tượng đầu tiên mà ông Hai để lại cho người đọc chính là cái tính khoe làng của
ông. Dường như hình ảnh ngôi làng luôn thường trực trong tâm trí của lão nông ấy để khi
nói về nơi nuôi dưỡng mình, chốn quê thân thuộc “hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt
biến chuyển, hoạt động". Đặc biệt, ông Hai khoe làng một cách nhiệt thành. Ông không cần
người khác phải chú ý lắng nghe, cũng không quan tâm họ có nghe hay không, ông chỉ nói
để thỏa niềm tự hào, nỗi nhớ da diết của mình đối với làng. Rồi qua từng thời kì khác nhau,
lời kể, lời khoe của ông cũng thay đổi. Duy chỉ có tình yêu làng của ông vẫn thế, cứ mãi vẹn
nguyên, vẹn toàn, không hề đổi thay và cũng chẳng hề lay chuyển.
Xa rời quê hương, sống nhờ nơi đất khách quê người, lòng ông đau đáu nhớ quê, nhớ
làng.Ông hoài niệm về những năm tháng được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân
đá... Ông Hai cảm thấy lúc ấy mình trẻ trung hẳn ra, “cũng hát hỏng, bông phèng.” Càng
nghĩ tưởng, nỗi nhớ cứ như những đợt sóng lòng dồn dập, vỗ nhẹ vào trái tim ông phát ra
những thanh âm chan chứa bao nỗi triền miên về những ngày quá khứ : “Chao ôi, ông lão
nhớ làng. Nhớ cái làng quá!”. Đằng sau nỗi nhớ ấy là khao khát được trở về, là tình yêu xóm
làng chân thành, bất diệt. Tình cảm ấy bao giờ cũng thiêng liêng, cũng dạt dào và tha thiết.
Vì nhớ, vì yêu nên ông Hai vẫn thường xuyên vào phòng thông tin nghe tình hình, tin tức
kháng chiến. Dọc đường đi, gặp ai quen ông lão cũng níu lại, cười cười, ông vui cả với cái
nắng chang chang bởi Tây nó ngồi trong vị trí giờ bằng ngồi tù.Ông phấn khởi trước những
thắng lợi của kháng chiến.Ruột gan ông lão như múa cả lên vì nghe được bao nhiêu tin hay,
đáng mừng và đáng khâm phục về những chiến công của làng. Quả đúng như Raxun
Gamzatov từng nói: “Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể
tách quê hương ra khỏi con người”.
Trong lúc tâm trạng đang phấn khởi vì những tin tức kháng chiến vừa nghe được, ông
Hai gặp gỡ những người dưới xuôi lên và nghe được cái tin làng Chợ Dầu theo giặc từ một
người đàn bà tản cư. "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi ,tưởng
như đến không thở được". Dưới ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ, thế giới nội tâm của
nhân vật được miêu tả đầy chân thực qua nét mặt và cử chỉ. Ông lão bàng hoàng và sững sờ
vô cùng, dường như có một bàn tay vô hình đang bóp nghẹt trái tim ông. Lúc đầu ông không
thể tiếp nhận được, ông cứ hỏi đi, hỏi lại như thể ông đang hi vọng cái tin dữ kia chỉ là do
miệng đời đàm tiếu, giọng ông như lạc hẳn: "Liệu có thật không hở bác. Hay là chỉ lại...".
Đối diện với những lời nói chắc như đinh đóng cột rằng làng ông "Việt gian từ thằng chủ
tịch mà đi", bao nhiêu niềm tin, bao nhiêu niềm tự hào về ngôi làng mà ông luôn khoe
khoang với mọi người bỗng chốc sụp đổ. Là người làng Chợ Dầu, ông đâu còn can đảm để
ở lại mà nghe những lời bàn tán bủa vây mình. Ông vội vàng ra về cùng câu nói tưởng chừng
như chỉ bâng quơ thốt lên nhưng nó lại chính là cái cớ ông bám lấy để rời khỏi đây :"Hà,
nắng gớm, về nào". Mảnh độc thoại ấy sao mà cay đắng, xót xa như một sự trốn chạy thực
tại tàn nhẫn, không muốn ai phát hiện ra mình là người làng Chợ Dầu. Nếu trên đường đi
tới phòng thông tin ông hiên ngang bao nhiêu thì giờ ông lại "cúi gằm mặt mà đi". Bởi cõi
lòng ông Hai giờ đây tựa như vỡ tan thành từng mảnh, trái tim ông rỉ máu, đâu đây như thể
một nỗi chua xót, ô nhục và tủi thân.
Mang trong mình cả một khoảng trời giông bão, cả một mối tơ lòng hỗn độn, ông Hai
lê từng bước về nhà rồi lại "nằm vật ra giường" chẳng còn tâm sức để làm gì cả. Nhìn lũ trẻ
mà cảm xúc dâng trào "nước mắt ông lão giàn ra". Biết bao câu hỏi cứ đua nhau xô đẩy,
giằng xé trong đầu ông :"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị
người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ?". Nghệ thuật độc thoại nội tâm đã khắc họa thành công nỗi
lòng của ông lão nông dân ấy. Ông Hai xót thương cho số phận của chính mình và đám trẻ
non nớt mới mấy tuổi đầu. Bởi gia đình ông là người làng Chợ Dầu nên đè nặng trên những
đôi vai hao gầy và yếu ớt là bản án mang tên "cái giống Việt gian bán nước". Ông Hai căm
phẫn lũ tội đồ phản nước theo giặc. Tất cả như dồn nén trong từng con chữ đanh thép
:"Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước
để nhục nhã thế này". Ông kiểm điểm lại từng người anh em đã cùng nhau đồng cam cộng
khổ thuở trước, từng người con của làng Chợ Dầu. Trong trí óc của ông, họ đều là những
người sung sức, tràn đầy tinh thần yêu nước nồng nàn. Giờ phút ấy, ông Hai vẫn cố bám víu
chút giọt nắng "niềm tin" giữa cơn đại hồng thủy dữ dội. "Mà thằng chánh Bệu thì đích là
người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói ? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra
những chuyện ấy làm gì ?". Những dòng suy nghĩ đó cứ ồ ạt kéo đến đâm vào trái tim ông,
phủ phàn dập tắt ngọn lửa niềm tin. Ông Hai bất lực chấp nhận cái tin dữ ấy, nỗi đau xâm
chiếm linh hồn, một nỗi đau không lời nào tả xiết. "Chao ôi ! Cực nhục chưa, cả làng Việt
gian". Đó là tiếng nói thốt lên từ một trái tim bị tổn thương, từ một cõi lòng suy sụp tột cùng,
từ niềm tự hào bị vùi dập tả tơi. Ông đâu chỉ đau cho mình, đau cho làng mà ông còn đau
cho những người đồng hương cùng cảnh ngộ:"Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi
người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cớ sự này chưa?". Nỗi bứt rứt trong tâm can
của ông bị dồn nén quá nhiều nên sinh gắt gõng khi nói chuyện với bà Hải. Ông Hai không
muốn nghe ai nhắc đến chuyện tồi tệ đó, không muốn ai sát muối vào vết thương trong lòng
ông. Bủa vây ông là nỗi lo trăm bề "trằn trọc đến không ngủ được", là tiếng thở dài bất lực
làm sao. Nỗi lo ấy hành hạ cả tinh thần lẫn thể xác khiến "chân tay nhủn ra, tưởng chừng
như không cất lên được" hay "trống ngực ông lão đập thình thịch". Như một điều tất lẽ dĩ
ngẫu, dân ta từ Nam ra Bắc, từ miền ngược đến miền xuôi đều ghét cay ghét đắng, ghê tởm
và thù hằn bọn Việt gian bán nước nên ông càng lo sợ mụ chủ nhà đuổi gia đình ông đi, dồn
gia đình ông vào thế cùng cưc, tuyệt đường đất sinh nhai.
Từ khi nghe tin làng theo giặc, ông Hai như người mất hồn. Ông ăn không ngon, ngủ
không yên. Ông cảm thấy như mình cũng là kẻ có tội, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ trong nỗi
ám ảnh, tủi nhục ê chề. Ông tuyệt giao với tất cả mọi người, “không bước chân ra đến ngoài”.
Ông rất sợ ai đó nhắc đến những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhông... Ông né tránh tất cả
những gì liên quan đến cái tin dữ dội kia và gọi chuyện phản bội tồi tệ đó là “chuyện ấy”.
Bởi chính ông chẳng dám và cũng chẳng đủ sức để nhìn thẳng vào thực tế đầy phủ phàng và
đau đớn. Ngẫm kĩ, đối với một lão nông dân chất phác, chân lắm tay bùn luôn tự hào và yêu
làng tha thiết thì cái tin làng theo giặc quả là một cú trời giáng chí mạng, là nỗi uất ức, nhục
nhã tột cùng. Với ông Hai, làng không chỉ là nơi chôn rau cắt rốn mà còn là một thứ gì đó
lớn lao hơn, là lòng tự tôn, là danh dự. Ông và cái làng ấy đã trở thành máu thịt, ông và làng
là một, danh dự của làng cũng là danh dự của ông.
Từ lúc mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi, ông Hai thực sự rơi vào bế tắc.
Chính trong lúc đau đớn tuyệt vọng ấy đã đẩy ông vào tình thế là phải lựa chọn: làng Chợ
Dầu hay Tổ quốc ? Ông đã thoáng nghĩ đến việc "Hay là quay về làng ?" để gia đình ông có
chỗ dung thân. Thuở trước, làng Chợ Dầu của ông đáng yêu, đáng tự hào lắm. Nhưng giờ
đây chỉ nghĩ đến nó là lòng ông đắng ngắt, đau nhói từng hồi. Mới hôm nào về làng là khao
khát, là mong ước cháy bỏng của ông thế mà bây giờ ông thấy rợn cả người và phải dập tắt
ngay cái ý nghĩ đen tối đó. Bởi làng giờ đã nối gót theo Tây, "về làng tức là bỏ kháng chiến,
bỏ Cụ Hồ", là cam chịu trở về với kiếp sống lầm than, kiếp sống của những kẻ nô lệ. Dòng
máu Việt Nam anh hùng vẫn đang không ngừng luân chuyển, đi qua mọi ngõ ngách trong
trái tim ông. Tận sâu nơi cõi lòng người nông dân ấy, ngọn lửa của tình yêu nước cao cả vẫn
đang rạo rực, vẫn hướng về cuộc kháng chiến nên ông đã quyết định một cách đau đớn
nhưng dứt khoát :"Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Đứng trước
sự lựa chọn khó khăn, quyết định của ông Hai đã khẳng định tình cảm rạch ròi của người
nông dân, tình yêu nước rộng lớn, mạnh mẽ và thiêng liêng bao trùm lên tình cảm làng quê.
Trong tâm trạng tồi tệ bị dồn nén lâu ngày, ông Hai chỉ còn biết thả trôi nỗi lòng của
mình vào những lời thủ thỉ, tâm sự với thằng con út. Chỉ khi tâm sự cùng con ông mới dám
giãi bày hết thảy những rợn sóng rầu rầu đang âm ỉ trong lòng. Ông hỏi con về làng, để thỏa
nỗi nhớ làng, để khắc sâu tình cảm cội nguồn nơi con. Ông muốn con ghi nhớ "Nhà ta ở làng
Chợ Dầu" cũng như muốn chính mình không được quên Chợ Dầu là quê hương, là gốc gác.
Phải chăng chính ông vẫn còn yêu làng tha thiết, tình cảm ấy vẫn mãi ngự trị trong trái tim
ông. Ông hỏi con về Cụ Hồ - biểu tượng của cách mạng để chứng minh cho tấm lòng yêu
nước, tấm lòng thủy chung với kháng chiến đã bám chặt vào mạch huyết. Đồng thời, ông
cũng muốn truyền cho con, cho thế hệ sau tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, nhân bản nhất của
con người: Tình yêu làng và yêu nước.Cuộc đối thoại giữa hai bố con chỉ xoay quanh chuyện
làng và chuyện nước. Ông nói với con, nhưng thực chất là lời từ vấn để vơi bớt nỗi lòng, để
minh oan cho tấm lòng trong sạch của mình, mong "Anh em đồng chí biết cho bố con ông.
Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông". Ta chợt nhớ đến câu thơ của Trần Đăng
Khoa trong trường ca “Khúc hát người anh hùng”:
“Người ta trong lúc hiểm nghèo Hoặc vằng vặc sáng hoặc heo hút tàn.”
Ông Hai đã ngời sáng với những nét đẹp trong tâm hồn người nông dân, nét đẹp chung
hòa giữa tình yêu làng và lòng yêu nước.
Bước qua biết bao ngưỡng cửa cảm xúc buồn vui lẫn lộn, từ hi vọng đến tuyệt vọng,
từ hãnh diện tự hào đến khổ đau tủi nhục, đêm đen đã qua, nhường chỗ cho những rạng đông
phía cuối chân trời. Cái tin làng cải chính đã đến với ông Hai. Ông như được hồi sinh một
lần nữa, rủ sạch được hết thảy sự dằn vặt, nhục nhã, đau khổ bấy lâu, "cái mặt buồn thỉu mọi
ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên". Ông trở lại với "thói quen" cũ của mình, lật đật đi khoe
khoang khắp nơi rằng :"Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em
vừa lên cải chính...cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo ! Láo
hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả". Sách "Bình giảng văn học 9" có viết :" Có
lẽ chưa có ai trên đời lại đi khoe cái sự "Tây nó đốt nhà tôi rồi. Đốt nhẵn " một cách hả hê
sung sướng thật sự như ông ". Đối với người nông dân, ngôi nhà là tài sản lớn lao, là biết
bao tháng ngày cày cuốc mà nên, là nơi chan chứa bao hồi ức vui buồn. Vậy vì cớ gì mà ông
Hai lại lấy làm vui mừng trước sự mất mát của ngôi nhà ? Bởi quân Tây đốt nhà ông nghĩa
là làng ông không hề theo giặc mà vẫn một lòng yêu nước nồng nàn, ủng hộ kháng chiến,
ủng hộ Cụ Hồ. Ông đã có thể thoát khỏi cái danh "người làng Việt gian", được sống như
một người yêu nước,lại có thể tiếp tục sự khoe khoang đáng yêu của mình. Mâu thuẫn mà
vẫn hết sức hợp tình hợp lý, đó chính là sự sắc sảo, độc đáo của ngòi bút miêu tả tâm lý nhân
vật. Ông Hai còn dự định nuôi lợn ăn mừng, niềm vui sướng tưởng như vỡ òa, như những
thanh âm vang vọng cả phần kết truyện. Không khó để nhận ra với những người nông dân
thật thà, chất phác, họ thà hi sinh thửa ruộng, mảnh vườn hay gian nhà chứ nhất định không
để cho danh dự và tự tôn của mình, của làng và của Tổ quốc bị vấy bẩn.
Với thứ hương thơm tỏa ra từ đoá hoa mang tên "Nghệ thuật" của thiên truyện, với ánh
chiếu của ngòi bút đa tài, Kim Lân đã khiến người đọc phải nguyện ý thả hồn vào trang viết,
phải dùng trái tim để cảm nhận nét đẹp của từng con chữ. Xây dựng tình huống truyện độc
đáo là một trong những yếu tố góp phần đem lại sự thành công cho tác phẩm "Làng", giúp
nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật đồng thời bộc
lộ sâu sắc khuynh hướng tư tưởng của mình. Bên cạnh đó, việc miêu tả chân thực, cụ thể nét
mặt, giọng nói, cử chỉ, hành động cũng góp phần xây dựng thành công chân dung nhân vật
ông Hai. Kim Lân đã thật tài tình khi sử dụng hàng loại câu cảm, câu hỏi nối tiếp nhau trong
nghệ thuật độc thoại nội tâm như xé đôi lòng người để đặc tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề
biến thành sự nơm nớp lo sợ, nỗi đau xót, xấu hổ, nhục nhã. Ngôn ngữ trong truyện mang
tính khẩu ngữ, là những lời ăn tiếng nói hằng ngày, giản dị, chân chất của người nông dân
Bắc Bộ. Tóm lại, thi pháp truyện ngắn bao gồm các yếu tố như nhân vật, ngôn ngữ, tình
huống truyện... Và "Làng" thành công trên mọi phương diện ấy. Kim Lân không nói nhiều,
tả nhiều nhưng cũng đủ cho ta thấy những bước ngoặc trong diễn biến tâm lí của ông Hai.
Nhà văn Nguyễn Khải từng khẳng định : "[...]Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn
là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung”. Linh hồn ta phiêu lưu nơi gánh sách của Kim
Lân, cõi lòng ta say đắm trong hơi thở bất diệt của thiên truyện "Làng", nhịp đập của người
thưởng văn hòa cùng nhịp đập của lão Hai, từ ấy ta tìm ra "thanh nam châm" của văn chương
dưới một danh xưng khác là "Lòng yêu quê hương và tình yêu Tổ quốc". "Nét thần" của tác
phẩm là mạch tình cảm hoà quyện, thống nhất trong trái tim người nông dân, tựa như "toà
thành" hiên ngang, sừng sững và bất diệt đến nổi chẳng có súng đạn nào có thể công phá,
chẳng có ngọn lửa tàn ác nào có thể thiêu rụi. Tình cảm dành cho quê hương, đất nước đã
nghiễm nhiên trở thành nguồn "thần hứng" của biết bao thi phẩm. Ví như "Sao chiến thắng"
của Chế Lan Viên:
"Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông..."
LẶNG LẼ SA PA

-Nguyễn Thành Long-

Mở bài:

Hình tượng anh thanh niên và phương định

Về sự cống hiến âm thầm

Đoạn thơ: Em ơi em…..(Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm) nói về sự cống hiến của
những con người vô danh.

I. Những nét chính về tác giả, tác phẩm


1. Tác giả
- Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Ông bắt đầu “cầm bút” từ kháng chiến chống Pháp và chọn truyện ngắn cùng làm bút
kí làm sở trường của mình
- Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút có nhiều đóng góp cho nền văn
xuôi cách mạng nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung
- Tác phẩm của ông tập trung vào hai vấn đề lớn: Cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân
dân liên khu V và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
“khi một người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là một lần thế giới được tạo lập”, và có
lẽ NTL cũng là một cây bút độc đáo giữa văn đàn bởi ……
- Phong cách sáng tác: Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng, tình
cảm, thường pha chút chất kí; ngôn ngữ trong sáng, giàu chất thơ; và luôn xây dựng
được những nhân vật mang tính hình tượng,…
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970. Tác phẩm là kết quả của
chuyến đi thâm nhập thực tế Lào Cai về đề tài cuộc sống, con người trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- Tác phẩm được in trong tập “Giữa trong xanh” năm 1972
b. Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” là một nhan đề giàu chất thơ, góp phần khắc họa chủ đề, tư
tưởng của tác phẩm:
+ Lặng lẽ gợi đến một khung cảnh rất êm đềm, thanh tĩnh của Sa Pa
+ Nhưng “lặng lẽ” chỉ là cái không khí bên ngoài của cảnh vật. Đằng sau vẻ lặng lẽ ấy
là sự miệt mài, nhiệt huyết, hăng say để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
 Dưới vẻ lặng lẽ của Sa Pa luôn có những con người âm thầm làm việc,
cống hiến cho sự đổi thay của đất nước. Họ chính là những dòng sông cuộn chảy mang
phù sa bồi đắp cho đất nước thêm đẹp giàu.
c. Tóm tắt
- “Lặng lẽ Sa Pa” kể về nhân vật anh thanh niên hai bảy tuổi (hình tượng nhân vật
tuổi trẻ- Phương Định, đồng chí, tiểu đội xe ko kính, - “tuổi hai mươi”), sống một mình
(chịu sự cô độc, cô đơn- cống hiến tuổi đẹp nhất với nhiều khát khao được trải nghiệm) trên
đỉnh Yên Sơn cao 2600m quanh năm chỉ có mây mù bao phủ. Công việc chính của anh là
công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Trước những trách nhiệm nặng nề của công việc, bốn
năm anh chưa về nhà một lần (sự khắc nghiệt, sự hi sinh, bỏ qua những nhu cầu trong đời
sống riêng tư để vì đất nước). Anh luôn thèm cảm giác được gặp gỡ (nỗi thèm người) và
trò chuyện với mọi người. Bởi vậy, anh đã dùng cây chắn ngang đường để mong được tiếp
xúc, làm quen với mọi người. sự cống hiến thầm lặng: một nốt trầm xao xuyến góp vào
bản hoà ca của cuộc đời.
- Trong một lần tình cờ, anh có cơ hội được gặp gỡ, trò chuyện với một ông họa sĩ
(nghệ thuật, nhân vật đã nhiều sự trải nghiệm, đi qua tuổi trẻ) và cô kĩ sư trẻ (nhân vật tuổi
trẻ nên có nhiều sự đồng điệu với lý tưởng của anh thanh niên, cô: góc nhìn nữ giới có cả
những rung động tình cảm lứa đôi chớm nở). Anh mời họ lên nhà chơi. Nơi anh ở ngăn nắp,
gọn gàng đã tạo ấn tượng tốt với ông họa sĩ. Anh thanh niên tâm sự, chia sẻ với họ về cuộc
sống, niềm đam mê công việc và sở thích đọc sách, nuôi gà, trồng hoa của mình. Vẻ đẹp
được toả sáng trong chính sự cô độc: tâm thế sống chủ động và tích cực.
- Ông họa sĩ đã cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất của anh thanh niên và định vẽ một
bức chân dung về anh. Nhưng anh đã từ chối và giới thiệu ông kĩ sư dưới vườn rau Sa Pa,
anh cán bộ nghiên cứu đồ đất sét, mà theo anh là đáng để vẽ hơn. Cô kĩ sư sau khi trò chuyện
với anh đã nhận ra mối tình nhạt nhẽo của mình và yên tâm nhận công tác ở Lai Châu. Vẻ
đẹp của sự khiêm tốn + lòng yêu thương, của tình người + truyền cảm hứng về lẽ sống
đẹp.
- Sau ba mươi phút trò chuyện, họ chia tay. Anh thanh niên tiếp tục với công việc của
mình. Trước khi tạm biệt, anh không quên biếu hai người một làn trứng gà và tặng cô gái
một bó hoa đẹp. kết thúc mở: liên tưởng thú vị về mối tình giữa anh thanh niên và cô kĩ
sư cũng như liên tưởng về hành trình đẹp đẽ tiếp theo mà những người trẻ đã dành để
cống hiến cho đất nước.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Tình huống truyện và hệ thống nhân vật
- Tình huống truyện khá đơn giản, đó chỉ là một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa một anh
thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn với bác lái xe và hai hành khách
- Tác dụng
+ Để cho nhân vật chính là anh thanh niên xuất hiện một cách tự nhiên, khách quan,
không đột ngột
+ Được soi chiếu, đánh giá và cảm nhận một cách khách quan từ những nhân vật khác
+ Các nhân vật trong truyện dần xuất hiện một cách tự nhiên, lặng lẽ đã góp phần làm
nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm
- Hệ thống nhân vật
+ Nhân vật chính là anh thanh niên, hiện lên như một bức chân dung. Song chưa xây
dựng thành một tính cách hoàn chỉnh và hầu như chưa có cá tính.
+ Các nhân vật trong truyện, từ nhân vật chính đến các nhân vật phụ đều không có
tiên riêng, chỉ được gọi tên qua đặc điểm giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác (anh thanh niên,
bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, ông kĩ sư, anh cán bộ…)
+ Các nhân vật phụ xuất hiện có vai trò làm nổi bật phẩm chất của nhân vật chính
 Hệ thống nhân vật được xây dựng theo dụng ý nghệ thuật của tác giả để
thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Họ là những con người vô danh (không tên),
ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, giới tính, ở nhiều nơi trên đất nước đang ngày đêm lặng
lẽ, say mê trong công việc để cống hiến cho đất nước. Điều đó làm tăng thêm sức khái
quát của tác phẩm.
2. Bức tranh thiên nhiên của Sa Pa
- Thiên nhiên Sa Pa hiện lên êm đềm, lãng mạn và thật sống động: “Nắng bất ngờ
bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng
những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái
đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn
trên những vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…”
+ Sử dụng biện pháp liệt kê để phô bày tất cả những nét riêng, đặc trưng và độc
đáo của thiên nhiên Sa Pa. Vẻ đẹp ấy làm say đắm lòng người và như mời gọi con người
hãy đến vùng đất này để khám phá, thưởng thức
+ Sử dụng biện pháp nhân hóa qua hình ảnh “nắng… đốt cháy rừng cây”, “nắng mạ
bạc cả con đèo” gợi không gian như bừng sáng, khiến cảnh vật thêm lung linh, rực rỡ.
+ Nghệ thuật nhân hóa “nắng… đốt cháy rừng cây”, “mây bị nắng xua” khiến cho
cảnh vật sống động như mang được linh hồn của thiên nhiên Sa Pa
 Tác giả đã khắc họa được một bức tranh tráng lệ, rực rỡ, thơ mộng với
những đường nét, hình khối, màu sắc đặc trưng của thiên nhiên Sa Pa. Và đó còn là
cái nền để Nguyễn Thành Long tô đậm, khắc sâu vẻ đẹp của con người
3. Nhân vật anh thanh niên
Mở rộng:
 Phương Định- thế hệ trẻ
 Mùa xuân nho nhỏ: một nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ lặng
lẽ dâng cho đời
 Lời bài hát: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ
dành phần ai”, “xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi
người”
 Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra đất nước
 Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
 Đồng chí, Bài thơ tiểu đội: nam thanh niên

a. Một người yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm trong công việc
- Một người yêu nghề, dám chấp nhận hi sinh: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng,
gian khổ sẽ dành phần ai”, “xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người”
- + Chấp nhận sống và làm việc trong một hoàn cảnh, môi trường đặc biệt: Trên đỉnh
núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo. bức tranh thiên nhiên
nơi sa pa trữ tình, hiu quanh đã làm bật lên được vẻ đẹp của con người: Thiên nhiên Sa Pa
hiện lên êm đềm, lãng mạn và thật sống động: “Nắng bất ngờ bắt đầu len tới, đốt cháy
rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc
dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên
màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt
sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…”

+ Coi công việc như một người bạn: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao
gọi là một mình được?... Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn chết
mất”: cách nói dí dỏm, lạc quan, xem công việc như một niềm vui mà không phải là một
gánh nặng.
+ Tìm thấy những ý nghĩa trong công việc: “báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ
sản xuất, phục vụ chiến đấu”.

+Tự hào và hạnh phúc bởi anh không chỉ giúp ích cho lao động mà cả trong chiến đấu:
Phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu
Hàm Rồng. Như Hawking có nói: “không bao giờ từ bỏ làm việc. Làm việc sẽ giúp con cảm thấy
có ý nghĩa và mục đích. Cuộc sống sẽ trở nên trống rỗng nếu không có công việc.”

Qua anh thanh niên ta không chỉ thấy nét đẹp của một con người hi sinh cho đất nước mà còn
thấy vẻ đẹp của lao động trong cuộc đời mỗi người. Người dân chài lưới trong Đoàn thuyền đánh
cá cũng tìm thấy được niềm vui trong mỗi chuyến ra khơi.

Nguyễn Tuân trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà cũng đã cho chúng ta thấy được ông lái đò,
dù đã ngoài 70, xem vượt thác là một công việc gắn liền với cuộc đời mình, tìm thấy chất nghệ sĩ
tài hoa của chính mình trong những cuộc đối mặt với sự hung bạo của dòng sông chốn Tây Bắc ấy.

- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:


+ Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có ai giám sát song anh vẫn luôn tự
giác, tận tụy: Mỗi ngày đều bốn lần đi “ốp” để báo về nhà, không ngần ngại những đêm
mưa tuyết…
+ Tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, đúng giờ và chính xác đến từng phút:
Anh đếm từng phút trong cuộc gặp gỡ vì sợ hết ba mươi phút
+ Anh luôn hoàn thành xuất sắc công việc của mình
 Anh thanh niên là hiện thân cho những con người lao động mới trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước thêm giàu đẹp.
b. Một người có tinh thần lạc quan và yêu tha thiết cuộc sống: trong đời sống
sinh hoạt hằng ngày
- Anh biết tạo ra niềm vui trong cuộc sống của mình bằng việc trồng đủ các loài hoa
rực rỡ để làm đẹp cho ngôi nhà mình ở; nuôi gà, nuôi ong để làm giàu nguồn lương thực cho
mình
- Luôn tự trau dồi bản thân bằng cách đọc qua sách, để nâng cao hiểu biết và chất
lượng cuộc sống. Có ai đó đã nói, đến với sách là bạn đã gặp được một người trò chuyện
thông minh. Đọc sách cũng giúp mỗi người thêm giàu đẹp tâm hồn. vẻ đẹp tri thức.
- Không chỉ sắp xếp, tổ chức công việc một cách khoa học, mà ngay trong cuộc sống
anh cũng thật gọn gàng, ngăn nắp: Một căn nhà ba gian sạch sẽ khiến ông họa sĩ trầm trồ
và bất ngờ  lối sống kỉ luật, tự lập.
 Tinh thần lạc quan đã là điểm tựa bền vững giúp anh chủ động vượt lên
hoàn cảnh còn nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần và tìm được niềm vui, ý
nghĩa của cuộc sống. Cuộc sống là trải nghiệm, anh thanh niên đã có những trải nghiệm thú
vị nơi chốn Sa Pa. biết tô điểm cho cuộc sống của mình những gam màu phong phú, ko hề
nhàm chán, cạn cợt, hời hợt  thú vị, đa dạng, thanh bình.  sự cô độc cũng trở thành một
cái đẹp. khác với sự cô độc của Chí Phèo, khác với sự cô độc trong chinh phụ ngâm.
 Dù cho sống lặng lẽ nơi Sa Pa, nhưng anh thanh niên đã không sống hoài, sống
phí những năm tháng tuổi trẻ của mình.
c. Một con người chân thành, cởi mở và hiếu khách:trong mối quan hệ với
mọi người
- Thể hiện ở nỗi thèm người, muốn được nhìn ngắm, trò chuyện với con người. Vì
thế, anh đã lấy khúc cây chắn ngang đường để dừng những chiếc xe hiếm hoi. Cuộc sống cô
độc đã không khiến anh chai sạn tâm hồn mà ngược lại càng khiến anh biết trân trọng và
khao khát được giao tiếp với mọi người hơn nữa.
- Khi gặp được người thì anh mừng đến mức tất tả, cuống cuồng như không kiềm
được cảm xúc: “Anh chạy vụt đi, cũng tất cả như khi đến”, “Người con trai nói to những
điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ”. Nét tính cách dễ thương, hồn nhiên, chân thành của anh khi
được kết nối với mọi người. chúng ta dường như cũng có một chút cảm thương và khâm
phục trước hoàn cảnh sống đặc biệt của anh thanh niên.
- Anh là một người thân thiện, cởi mở ngay cả với những người mới gặp lần đầu:
niềm nở, hồ hởi không giầu lòng, pha trà, tặng hoa và cả quà ăn đường. chu đáo, vẻ đẹp của
sự hiếu khách rất đẹp trong truyền thống của người Việt.
- Trân trọng từng giây từng phút gặp gỡ: Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút
gặp gỡ vô cùng quý báu.
- Anh quan tâm, chu đáo đến cả những người tình cờ gặp gỡ và sẵn sàng yêu thương,
chia sẻ: Nghe bác lái xe kể về việc vợ mình bị bệnh, anh đã lặng lẽ đi tìm củ tam thất để bác
gái ngâm rượu uống  giàu lòng yêu thương.
 Anh thanh niên xứng đáng trở thành biểu tượng cho phẩm chất và con
người nơi mảnh đất Sa Pa.
 Chính vẻ đẹp ấy đã khiến ông hoạ sĩ khao khát được vẻ chân dung của
anh: nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật ấy đã xem anh thanh niên là một cái đẹp, khao khát vẻ đẹp
ấy được lan toả để nhiều người chiêm ngưỡng, muốn bất tử hoá cái đẹp. đối với cô kĩ sư:
khơi lên lý tưởng sống đẹp và khát khao cống hiến, đồng thời đã khơi lên ở tâm hồn cô kĩ
sư những rung động đôi lứa.
d. Một con người khiêm tốn
- Công việc của anh đang làm góp phần quan trọng cho những bước chuyển mình của
đất nước: phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu. Nhưng anh lại cho những đóng góp của
mình là vô cùng nhỏ bé so với bao người khác.
- Khi ông họa sĩ xin kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại: “Không, không, đừng vẽ
chau! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn”
 Qua những nét phác họa của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên hiện lên thật
chân thực, sinh động, đẹp dẽ. Giữa thiên nhiên im lặng, hắt hiu, giữa cái lặng lẽ muôn thuở
của Sa Pa đã vang lên những âm thanh trong sáng, những sắc màu lung linh của những con
người lao động mới như anh.
Ta nhớ đến những câu thơ:
Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời
Mỗi số phận chưa một phần lịch sử
Văn chương kì diệu, bởi đó là hành trình như Nguyễn Thành Long tìm đến với
anh thanh niên, đó là hành trình mà nhà văn dùng ngòi bút của mình để tìm đến với
những vẻ đẹp khuất lấp, tinh tế của đời sống, đem đến cho con người những thông điệp
tốt đẹp.
Chính sự lặng lẽ của anh thanh niên lại khơi lên ở ta sự sôi nổi, nhiệt huyết trào
dâng của tuổi trẻ.
4. Các nhân vật phụ
a. Nhân vật ông họa sĩ
- Tuy không phải là nhân vật chính của tuyện, nhưng ông họa sĩ có vị trí quan trọng,
mang quan điểm trần thuật của tác giả. Người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy
nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát, miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của
truyện.
- Trước hết, ông là một nghệ sĩ chân chính, nghiêm túc, say mê đi tìm cái đẹp: “Hơn
bao nhiêu người khác, ông biết rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành
trình vĩ đại của cuộc đời… Đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng
nhọc, gian nan”
- Ngay từ những phút đầu gặp anh thanh niên, ông họa sĩ đã xúc động và bối rối. “Vì
họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết. Ôi! Một nét thôi cũng đủ khẳng
định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác”
- Trước chàng trai trẻ đáng yêu, ông họa sĩ bỗng thấy như “nhọc quá” vì những điều
người ta suy nghĩ về anh
- Những lời tâm sự anh thanh niên, khiến ông chấp nhận những thử thách của quá
trình sáng tác
 Những cảm xúc và suy tư của ông họa sĩ về anh thanh niên và vễ những vấn
đề của nghệ thuật, của đời sống được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên, đã làm cho
chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và tạo được chiều sâu tư tưởng của tác phẩm
b. Nhân vật cô kĩ sư
- Cô kĩ sư là một hình ảnh đẹp đẽ, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ: cô
vừa tốt nghiệp đã tình nguyện lên miền núi Lai Châu nhận nhiệm vụ
- Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, được nghe những điều anh tâm sự, chia sẻ
về bản thân và những người khác khiến cô “bàng hoàng”
- Cái “bàng hoàng” như một sự va đạp giúp cô bừng dậy những tình cảm và suy nghĩ
lớn lao, đẹp đẽ:
+ Cô đánh giá, kiểm điểm đúng hơn mối tình đầu nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ
+ Vững tin và quyết tâm về quyết định cho chuyến ra đi đầu đời của mình
- Từ quý mến, khâm phục cô dần dần thấy biết ơn vô cùng anh thanh niên. Không
phải chỉ vì bó hoa to mà anh tặng mà còn vì “một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những
háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”
 Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và những suy
nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Đó là sự đồng cảm về lí tưởng của thế hệ
thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ. Đồng thời, qua tâm tư, cảm xúc của cô kĩ sư, ta nhận
ra vẻ đẹp và sức mạnh của nhân vật anh thanh niên.
c. Nhân vật bác lái xe
- Là người xuất hiện từ đầu tác phẩm, bác là người dẫn dắc, giới thiệu một cách sơ
lược và kích thích sự chú ý về nhân vật chính của tác phẩm – “người cô độc nhất thế gian”
- Bác là một người yêu nghề và có trách nhiệm với công việc: Đã có ba mươi năm
lái xe và hiểu tường tận Sa Pa
- Là một con người niềm nở và cởi mở: Trên khuôn mặt hồ hởi, bác giới thiệu về
thiên nhiên và cảnh sắc Sa Pa; chia sẻ với ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên.
- Có một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa
- Bác là cầu nối giữa anh thanh niên với cuộc đời: Bác mua sách giúp anh; giới thiệu
anh với những người bạn mới…
 Mặc dù chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết của truyện nhưng bác họa sĩ là một
phần quan trọng giúp nhân vật anh thanh niên xuất hiện một cách tự nhiên và góp phần dẫn
dắt câu chuyện
d. Những nhân vật được giới thiệu gián tiếp
- Đó là những con người làm việc miệt mài, cống hiến thầm lặng: Anh bạn trên trạm
đỉnh Phan-xi păng cao 3142m; ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa ngày ngày ngồi im trong vườn
su hào rình xem ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào.
- Dám hi sinh cả tuổi trẻ và hạnh phúc cá nhân: Anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét,
luôn trong tư thế sẵn sàng chờ sét, “nửa đêm mưa gió, rét buốt, mặc, cứ nghe sét là choáng
choàng chạy ra” và mười một năm chưa ngày nào rời xa cơ quan
 Trong tác phẩm, những nhân vât này không xuất hiện một cách trực tiếp mà
chỉ được giới thiệu gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên. Song, họ đã thể hiện được những
phẩm chất vàng trong tâm hồn, cách sống và góp phần làm sáng tỏ chủ đề, tư tưởng của
truyện được mở rộng.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao
động lặng lẽ, say mê mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên. Qua đó tác giả đã khẳng định
vẻ đẹp của những người lao động trong công cuộc xây dựng xã hội mới
2. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện hợp lí với cách trần thuật tự nhiên
- Truyện có sự kết hợp giữa phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm và bình luận
- Lời văn mượt mà, trau chuốt, giàu chất thơ và chất hội họa

Thông điệp: vẻ đẹp của lý tưởng sống, sự cống hiến, lao động.
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần đất nước
(Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm)

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa ”của Nguyễn Thành Long lòng ta cứ xao xuyến vấn
vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong
một cuộc sống đầy tin yêu. Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa Pa”
cũng hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí
tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.

Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm
cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sĩ già và cô gái,
bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay, anh “sống một mình
trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Công việc hàng
ngày của anh là “đo gió, đo mưa, đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm
báo về trung tâm. Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”. Vậy mà
anh rất yêu công việc của mình.
Anh quan niệm: “Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” Anh
hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện.
Nghĩa là có sách ấy mà ”.

Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết
sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh
thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi
nhớ nhà.

Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh
thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan
tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu, lòng mến khách,
nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ.
Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh, toát lên qua nét mặt, cử chỉ anh biếu bác lái xe
củ tam thất, mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”,
hồn nhiên kể về công việc, đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ. Khó người
đọc nào có thể quên, việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là hái
một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết. Bó hoa cho cô gái, nước
chè cho ông hoạ sĩ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu…Tất cả không chỉ chứng tỏ đó
là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng, tận tình đáng quý .

Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu
khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ
bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sĩ già phác thảo chân dung
mình vào cuốn sổ tay. Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông họa sĩ những
người khác đáng vẽ hơn mình: “Không, không, bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới
thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn.” Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất
vả để tạo ra củ su hào ngon hơn, to hơn. Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét, 11 năm không
xa cơ quan lấy một ngày”… Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất
Sa pa, thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo
nghĩ cho đất nước.

Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng, những chi tiết chân thực tinh tế, ngôn ngữ đối thoại
sinh động Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng
lẽ. Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên, khiến người hoạ sĩ già thêm suy ngẫm về
vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao
cảm mến bâng khuâng…

Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được
làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt
thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.
NHÂN VẬT BÉ THU TRONG CHIẾC LƯỢC NGÀ

BÀI VIẾT THAM KHẢO


Benjamin Franklin từng cho rằng: “Chiến tranh không được trả giá trong thời
chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó.” Cái giá của chiến tranh không chỉ đắt đỏ và dã man khi
nó xảy ra, mà hậu quả của nó là vết thương rỉ máu hàng thập kỉ sau đó nữa. Và có lẽ một
trong những nhân vật khắc họa rõ nét vết thương, vết sẹo luôn bỏng rát của chiến tranh
là nhân vật bé Thu trong tác phẩm truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn
Quang Sáng viết năm 1966.
Không lựa chọn chất liệu là sự kịch liệt, đẫm máu trên chiến trường miền Nam như
nhiều tác phẩm khác, Nguyễn Quang Sáng khai thác một khía cạnh khác của chiến tranh,
một nỗi niềm tang thương cá nhân khác của những người nơi hậu phương, chưa một lần
được trọn vẹn bên người cha, người chồng hay người con của mình. Bé Thu là nhân vật
đại diện cho sự mất mát, thiếu thốn ấy. Khi bé Thu chỉ vừa mới một tuổi, ba em – ông
Sáu đã phải đi kháng chiếc và xa nhà. Đây là hoàn cảnh chung của hầu hết gia đình Việt
Nam trong cuộc kháng chiến, có lẽ họ không chỉ tiễn người thân mình đi một hai lần mà
là rất nhiều lần, từ người nọ đến người kia. Dù vậy, già trẻ gái trai, mặc kệ, họ đều quyết
tâm ra đi để tìm được cống hiến cho tổ quốc thân thương, như Tố Hữu đã từng ca ngợi
tinh thần ấy:
“Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành”
Ròng rã tám năm, không đủ để đứa con quên đi người ba của mình, nhưng đủ để
chiến tranh tàn phá hình dáng một con người. Ông Sáu trở về thăm gia đình, nhưng
gương mặt ông giờ đây đã nhiều theo một vết thẹo khiến bé Thu có những phản ứng làm
cho cả ông lẫn người đọc cảm thấy hụt hẫng, bất ngờ. Trước tiếng gọi đầy thân thương
mà gan ruột từ xa của ông Sáu “Thu! Con.” bé Thu “tròn mắt ngơ ngác nhìn lạ lùng”.
Chỉ một ánh mắt, một cử chỉ cũng đủ để thấy sự xa cách giữa người và người, mà có lẽ
ta phải dùng đến từ “người dưng” mà Nguyễn Duy đã dùng trong “Ánh trăng”. Khi ông
Sáu đưa tay về phía nó, nói liên tiếp: “Ba đây con! Ba đây con!” thì nó lại có một phản
ứng vô cùng quyết liệt “mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!” Từ
đó tạo nên hai luồng tâm lý đối lập nhau gay gắt giữa ông Sáu và bé Thu, một bên là sự
vồ vập, cuống quýt của một người ba vì đã ngóng chờ con bao lâu nay, còn một bên là
sự đáp trả thờ ơ, lạnh lùng, hoảng sợ của bé Thu, cốt bởi tình yêu dành cho người “ba”
của nó quá to lớn. Đây chính là khởi đầu éo le dẫn đến mâu thuẫn phức tạp giữa hai cha
con.
Sự ương ngạnh, bướng bỉnh của bé Thu thể hiện rõ rệt trong 3 ngày nghỉ phép của
ông Sáu ở nhà. Mặc cho ông muốn lại gần con bé bao nhiêu, nó lại càng đẩy ông ra xa,
nhất quyết không chịu gọi ông là “ba”. Nó luôn tìm cách nói trổng hoặc gọi ông là
“người ta”. Thử thách lớn nhất là khi nó phải chắt nước ra khỏi nôi cơm to đang sôi, nó
“nhăn nhó”, “luýnh quýnh”, “loay hoay”, tâm lý bối rối của một đứa trẻ tám tuổi hiện
lên mồn một. Một là nó phải chịu khuất phục và gọi ông Sáu là “ba” để được giúp đỡ,
hai là nó phải tìm cách làm một mình, sẽ rất khó khăn và nguy hiểm. Chao ôi, trên đời
làm gì có ai thích chọn những thứ trắc trở hơn những thứ đơn giản, dễ dàng, trừ khi họ
có thứ quý giá hơn cần phải bảo vệ, không thể đánh đỏi. Và với bé Thu, một cô bé mới
tám tuổi, tiếng “ba” nó cất giữ trân trọng ấy là điều đắt giá nó không thể tùy tiện gọi một
người lạ chỉ đột nhiên xuất hiện trong đời nó. Nó càng yêu “người ba” của nó bấy nhiêu,
thì nó càng ngang ngược, lạnh nhạt với người ba thực sự đang ở trước nó bấy nhiêu. Vì
yêu, vì kính trọng nên càng không thể đem ra để đối lấy sự giúp đỡ. Nó phải giữ gìn
tiếng gọi thiêng liêng ấy cho người ba thực sự mà nó được biết tới. Dù biết sẽ nguy
hiểm, sẽ khó khăn, nó vẫn dùng cái vá để múc từng vá nước ra ngoài. Sự kiên quyết,
thông minh của nó cũng khiến bác Ba, ông Sáu và cả người đọc đôi phần ngỡ ngàng.
Không chỉ không muốn trao cho ông Sáu tiếng gọi “ba” mà nó còn một mực cứng
rắn, không tiếp nhận tình cảm ông dành cho nó. Trong bữa cơm cuối cùng với ông Sáu,
bữa cơm mà nó có lẽ sẽ hối hận suốt đời, ông Sáu âu yếm thể hiện tình cảm của mình
bằng cách “gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó”. Nó đã phản ứng mạnh mẽ có
phần thái quá, nó lấy cái đũa hết cái trứng ra khỏi chén làm cơm văng tung tóe cả mâm.
Hành động ấy như thách thức giới hạn của ông Sáu – người vốn vì thương con nên đã
rất bao dung, nhẫn nại và cả người đọc. Nhưng nếu đã đọc hết tác phẩm và thực sự đặt
mình vào vị trí của một cô bé tám tuổi, ta mới có thể mở lòng và cảm thông được cho
hành động này. Cách biểu hiện tình cảm và bảo vệ với hình tượng người cha trong lòng
của bé Thu chỉ thật bộc trực, trực tiếp, thậm chí là hồn nhiên đến mức đáng giận của cô
bé. Đối với cô bé, sự xuất hiện của ông Sáu như đang đe dọa đến hình tượng của người
ba trong bức ảnh mà cô bé vẫn luôn ấp ủ trong lòng bấy lâu, một đứa trẻ tám tuổi sao có
thể kịp thích nghi với những thay đổi bất thường lớn như thế trong cuộc đời chúng?
Càng giữ khoảng cách với ông Sáu tức là càng giữ được nguyên vẹn hình ảnh người cha
trong tâm trí nó, và đó cũng là cách duy nhất. Sự cương quyết, dữ dội kia thực chất chỉ
là hình hài khác của một tình yêu cha vô cùng mãnh liệt.
Sự bướng bỉnh, gai góc ấy còn ươm mầm cho phẩm chất kiên cường, mạnh mẽ của
cô giao liên trong tương lai. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã lột tả rõ nét chân dung của
một cô bé tám tuổi có cách thể hiện tình cảm thiêng liêng, chân thành dành cho ba mình
một cách vô cùng đặc biệt, độc đáo. Ở bé Thu, người ta nhìn thấy bóng dáng của Việt
trong “Những đứa trẻ trong gia đình” hay Tnú trong “Rừng Xà Nu”. Nó tạo nên một vẻ
đẹp kiên cường, gan góc của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến, cái vẻ đẹp “đừng
đốt. Bản thân nó đã có lửa rồi!” mà Đặng Thùy Trâm đã viết trong nhật ký của mình:
“Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng
như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom
rơi đạn nổ Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những
người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách
gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang
ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm
thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình.”
Hay như khi nhà thơ Nam Hà cũng đã viết “Chúng con chiến đấu cho người sống mãi
Việt Nam ơi”:
“Đất Nước
Của những người con gái con trai
Đẹp như hoa hồng cứng như sắt thép
Xa nhau không hề rơi nước mắt
Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt”
Người đọc chỉ thực sự thấm thía tình cảm ẩn sau sự xù xì của bé Thu dành cho ba
khi nó được bà giải thích về sự thay đổi của ba mình do chiến tranh. Vết thẹo đã khiến
bé Thu không thể nhận ra người ba trên tấm ảnh chính là ông Sáu. Chi tiết vết thẹo cũng
mang tính mấu chốt như chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam
Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ. Vì vết thẹo mà nó không nhận ra người ba đáng kính
mà nó hằng khao khát được đoàn tụ. Đêm hôm ấy, cái đêm được nghe bà gỡ rối, “nó
nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Tình cảm trong nó dành cho
ông Sáu được nhen lên mạnh mẽ, nó cũng biết ăn năn, day dứt, hỗn loạn trong đó là tình
yêu to lớn nó dành cho ba và sự ngưỡng mộ.
Sáng hôm sau, lẫn lộn với niềm vui nhận ra ba là sự tủi thân dâng trào cùng nỗi
buồn xa xôi của nó trong ngày ông Sáu phải trở về chiến trường. Bởi những phản ứng
quyết liệt trước đây mà giờ đây nó ngại ngần, xấu hổ, chỉ dám đứng tựa cửa nhìn mọi
người vây xung quanh ba nó. Mọi thứ nhanh và dào dạt đến độ nó chưa kịp cảm thấy
tiếc nuối vì đã bỏ lỡ khoảng thời gian vốn đã ngắn ngủi với ba nó thì còn lại đã chỉ là
một mảnh hỗn loạn bị bác Ba bắt gặp qua đôi mắt của nó: “Tôi thấy đôi mắt mênh mông
của con bé bỗng xôn xao.” Từ “xôn xao” vốn là từ tượng thanh nay được nhà văn tinh
tế dùng để miêu tả khoảng không gian bất tận trong đôi mắt của bé Thu. Nó bao la, lạc
lõng và lẻ loi kì lạ so với một đứa trẻ mới chỉ tám tuổi. Có lẽ đó là nỗi niềm nó tích tụ
trong tám năm thiếu vắng hình bóng người cha mà mình con bé không tài nào che giấu
nổi nữa. Thế nên nó vỡ òa.
Tiếng gọi “ba” xé toạc thinh không, xé toạc cả những ngăn cách ngại ngùng, xấu
hổ mà con bé ngần ngừ trước đó. Tiếng gọi ấy tưởng chừng rất quen thuộc, gần gũi, có
khi là lời nói đầu tiên của con người trong cuộc đời. Vậy nhưng với bé Thu nó lại là âm
thanh đã phải dồn nén bao lâu nay, chứa chan biết bao nhớ nhung mong đợi dồn cả vào
tiếng “ba” ấy. Nhưng cũng chính vì thế mà tiếng gọi “ba” ấy trở nên thiêng liêng và
đong đầy cảm xúc hơn bao giờ hết. “Nó nhanh như một con sóc chạy tót lên và dang 2
tay ôm cổ ba nó. Nó vừa ôm vừa nói trong tiếng khóc:
– Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!”
Rồi nó hôn ba nó: hôn tóc, hôn vai, hôn cả lên vết thẹo dài. Vết thẹo từng là thứ
chia cắt cha con nó, giờ lại là thứ nó tự hào nhất, thứ hiện thân cho sự dũng cảm và can
trường của cha nó, như một huy chương cho tấm lòng nhiệt thành đã xả thân vì tổ quốc
mà nó sẽ trân trọng, kiêu hãnh hết đời này. Con bé vội vàng, vồ vập như vậy vì muốn
được cảm nhận tình cảm của cha co bằng hết trước khi ông Sáu lại phải đi xa, chẳng biết
bao giờ mới quay trở lại. Cách bộc lộ tình cảm có phần tham lam này đã thể hiện rõ tấm
lòng muốn bù đắp lại sự lạnh nhạt trong những ngày qua của nó mà còn xuất phát từ nỗi
sợ sệt sẽ còn rất lâu nữa, thậm chí là lần cuối bé Thu được gặp ông Sáu. Những cái hẹn
trở về không rõ ngày nhưng người ta vẫn nguyện chờ mong, hi vọng vì đó là cách duy
nhất thắp lên ánh sáng và chỉ có thế ngày hẹn ấy mới thành hiện thực. Nó chợt khiến ta
nhớ lại cảnh đoàn tụ xúc động của bé Hồng với mẹ mình trong văn bản “Trong lòng
mẹ”. Sau cuộc chia tay ấy, đáng trân trọng hơn cả là khi bé Thu đã noi gương theo người
cha đáng kính, trở thành người chiến sĩ quả cảm viết tiếp những trang sử vẻ vang, vàng
son của Việt Nam. Sự kế thừa ấy đã được đã được Hoàng Trung Thông kết tinh thành
những câu thơ:
“Ta lại viết bài thơ trên báng súng
Con lớn lên đang viết tiếp thay cha
Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống
Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.”
Giây phút chia tay trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của hai cha con ông Sáu và
bé Thu tuy ngắn ngủi nhưng đã phản ánh được tư tưởng nhân văn sâu sắc của nhà văn
Nguyễn Quang Sáng, cũng như cách nhà thơ Trần Đăng Khoa nhắc đến ông là hoàn
toàn đúng đắn: “Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao, tôi cứ hình dung nhà văn có
nét gì đó của một người nông dân Nam Bộ ngang tàng, coi những chuyện nguy hiểm
chết người cũng bông phèng như trò chơi con trẻ, có thể chống xuồng lao ve vé giữa lúc
bom đạn đang vây bủa mù mịt, cũng có thể ngồi thì lì trong một cái quán rượu tạm bợ,
dựng tồng tềnh bên vệ cỏ, ngoảnh ra phía sông nước mà nhậu lai rai, nhậu tối ngày. Con
người ấy hình như vừa đơn giản, lại vừa phức tạp đến bí hiểm. Hình như đó là một phần
của thiên nhiên Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc hồn nhiên như cỏ dại, có
lúc ương ngạnh như vách đá.” Bằng chất văn mộc mạc, thân thương, chân thực, ông đã
“chạm tới những rung động vi nhiệm của tình yêu” và hơn hết, ông vẽ bức tranh về chiến
tranh không phải bằng máu của những người lính ngã xuống mà bằng nước mắt của
những người còn ở lại. Hình ảnh nhân vật bé Thu của ông như gói gọn cả quá khứ, hiện
tại và thậm chí là tương lai của đất nước. Dù chiến tranh tàn phá rất nhiều thứ nhưng nó
vĩnh viễn không thể tàn phá được trái tim con người.
Bài viết của bạn Việt Hà – thành viên team Thích Văn học.

You might also like