You are on page 1of 54

PHÂN TÍCH SÁCH GIÁO KHOA MÔN TOÁN LỚP 10

CHƯƠNG HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ HÀM SỐ


Vũ Minh Tâm 46.01.101.136 Huỳnh Trần Minh Thuận 46.01.101.154

Bùi Quang Huy 46.01.101.052 Tô Thụy Hồng Ngọc 46.01.101.095


Trần Huy Đăng 46.01.101.015 Lê Nguyễn Xuân Anh 46.01.101.003

Tài liệu tập trung vào phân tích sách giáo khoa môn toán lớp 10 mới chương Hàm số và đồ thị
thông qua việc phân tích sự khác biệt của sách giáo khoa mới và sách giáo khoa cũ, so sánh các
bộ sách giáo khoa mới và phân tích các cơ hội phát triển năng lực của học sinh. Từ những kết quả
của quá trình phân tích, nhóm tác giả đề xuất một kế hoạch bài dạy phù hợp cho một tiết trongz
chương Hàm số và đồ thị lớp 10.
Tài liệu gồm các phần chính: Phân tích sự khác biệt giữa sách giáo khoa mới và sách giáo khoa
cũ; Phân tích các bộ sách giáo khoa mới; Kết luận; Phụ lục.
I. Phân tích sự khác biệt giữa sách giáo khoa mới và sách giáo khoa cũ.
Trước khi phân tích nội dung và cấu trúc của các sách giáo khoa, ta xem xét sự giống và khác
nhau về vị trí và yêu cầu cần đạt của kiến thức Hàm số và đồ thị trong sách giáo khoa mới và cũ.

Sách giáo khoa cũ Sách giáo khoa mới

- Nằm trong sách giáo khoa đại số 10, - Sách kết nối tri thức và cuộc sống: nằm
chương II: Hàm số bậc nhất và bậc hai. trong sách toán 10 tập hai, chương VI:
Hàm số, đồ thị và ứng dụng.
Vị trí - Sách cánh diều: nằm trong chương III:
Hàm số và đồ thị.
- Sách chân trời sáng tạo: nằm trong
chương III: Hàm số bậc hai và đồ thị.

Ta có thể thấy trong sách giáo khoa cũ và sách giáo khoa mới, thời điểm học sinh tiếp cận kiến
thức về hàm số và đồ thị là tương đối giống nhau (cuối học kì I và đầu học kì II). Sau khi học phần
Mệnh đề và tập hợp, các em có thể dễ dàng tiếp thu và vận dụng kiến thức về tập xác định, tập giá
trị của hàm số,…. Hơn nữa, kiến thức về hàm số và đồ thị rất quan trọng khi các em tiếp cận các

1
kiến thức về hàm số lượng giác, hàm số mũ, hàm số logarit, các dãy số, cấp số,… sau này. Vì vậy
việc sắp xếp vị trí chương Hàm số và đồ thị như hiện tại là hợp lí.
Trong sách giáo khoa mới, phần Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn được
thêm vào trước phần Hàm số và đồ thị. Điều này không những không ảnh hưởng đến việc tiếp thu
kiến thức về hàm số, mà còn giúp học sinh nhớ lại kiến thức về hàm số y = ax + b đã học ở THCS.

Về yêu cầu cần đạt, ta có bảng so sánh sau:

Chương trình cũ Chương trình mới

Cả chương trình mới và chương trình cũ đều yêu cầu học sinh nhớ và nhận biết
được các kiến thức liên quan đến hàm số và đồ thị hàm số.

Về kiến thức: - Nhận biết được những mô hình thực tế


- Hiểu khái niệm hàm số, tập xác định (dạng bảng, biểu đồ, công thức) dẫn đến
của hàm số, đồ thị của hàm số. khái niệm hàm số.

- Hiểu khái niệm hàm số đồng biến, - Mô tả được khái niệm cơ bản về hàm
nghịch biến, hàm số chẵn, lẻ. Biết được số: định nghĩa hàm số, tập xác định, tập
tính chất đối xứng của đồ thị hàm số giá trị, hàm số đồng biến, hàm số nghịch
chẵn, đồ thị hàm số lẻ. biến, đồ thị của hàm số.

- Hiểu được sự biến thiên của hàm số - Mô tả được các đặc trưng hình học của
Yêu cầu bậc hai trên . đồ thị hàm số đồng biến, hàm số nghịch
cần đạt biến.
Về kĩ năng:
- Biết tìm tập xác định của các hàm số - Vận dụng được những kiến thức của
hàm số vào giải quyết bài toán thực tiễn
đơn giản.
(ví dụ: xây dựng được hàm số bậc nhất
- Biết cách chứng minh tính đồng biến,
trên những khoảng khác nhau để tính số
nghịch biến của một số hàm số trên một
tiền y (phải trả) theo số phút gọi x đối
khoảng cho trước.
với một gói cước điện thoại,…).
- Biết xét tính chẵn lẻ của một hàm số
- Thiết lập được bảng giá trị của hàm số
đơn giản.
bậc hai.
- Lập được bảng biến thiên của hàm số
- Vẽ được Parabola (parabol) là đồ thị
bậc hai; xác định được tọa độ đỉnh, trục
hàm số bậc hai.
đối xứng, vẽ được đồ thị hàm số bậc hai.

2
- Đọc được đồ thị của hàm số bậc hai: từ - Nhận biết được các tính chất cơ bản
đồ thị xác định được trục đối xứng, các của Parabola như đỉnh, trục đối xứng.
giá trị của x để y  0, y  0 . - Nhận biết và giải thích được các tính
- Tìm được phương trình parabol chất của hàm số bậc hai thông qua đồ
thị.
y = ax 2 + bx + c
- Vận dụng được kiến thức về hàm số
khi biết một trong các hệ số và biết đồ
bậc hai và đồ thị vào giải quyết bài toán
thị đi qua hai điểm cho trước.
thực tiễn.

Dựa vào bảng so sánh yêu cầu cần đạt mới và cũ, ta thấy có sự phát triển rất lớn trong mục tiêu
giáo dục. Chương trình mới vẫn giữ yêu cầu học sinh phải nắm được kiến thức của bài học, tuy
nhiên có nhiều thay đổi về trình bày văn bản và nội dung yêu cầu để phù hợp với tiêu chí “học để
làm” của giáo dục hiện đại.
Từ ngữ được sử dụng trong yêu cầu cần đạt rõ ràng và phong phú hơn. Các từ ngữ thụ động
được loại bỏ hoàn toàn (“hiểu”, “biết”, “nhớ”,…), thay vào đó là các từ ngữ chỉ hoạt động (“mô
tả”, “vận dụng”, “nhận biết”, “vẽ”,…) thể hiện rõ tiêu chí “học để làm”.
Yêu cầu cần đạt cũ cần học sinh biết, hiểu kiến thức về hàm số, chứng minh các tính chất của
hàm số. Yêu cầu cần đạt mới cần học sinh mô tả, vận dụng kiến thức về hàm số vào cuộc sống. Từ
đó ta thấy, chương trình giáo dục mới vừa tinh giản, rút gọn, vừa mở rộng, phát triển. Chương
trình mới tinh giản các phần chứng minh, tương tác lý thuyết đơn thuần (giảm nhẹ các chứng minh
hàm số đồng biến, nghịch biến, tinh giản phần lập bảng biến thiên của hàm số,…), yêu cầu học
sinh biết sử dụng kiến thức vào cuộc sống (thêm nhiều yêu cầu về vận dụng, mô tả, vẽ,…).
Từ các thay đổi của yêu cầu cần đạt, nội dung cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với yêu cầu
mới của giáo dục:

Sách giáo khoa cũ Sách giáo khoa mới

- Khái niệm hàm số, tập xác định, tập giá trị của hàm số.
+ Nếu với mỗi giá trị của x thuộc tập hợp số D có một và chỉ một giá trị tương
ứng của y thuộc tập số thực thì ta có một hàm số. Ta gọi x là biến số và y là
Nội dung
hàm số của x .
+ Tập hợp D gọi là tập xác định của hàm số.
+ Tập tất cả các giá trị y nhận được, gọi là tập giá trị của hàm số.

3
- Cách cho hàm số: bằng bảng, bằng biểu đồ, bằng công thức.

- Đồ thị của hàm số f ( x ) : Là tập hợp tất cả các điểm M ( x, f ( x ) ) trên mặt phẳng

tọa độ với x  D .

- Sự biến thiên của hàm số: định nghĩa hàm đồng biến, nghịch biến theo đại số và
hình học (đồ thị).
- Bài tập: Xác định hàm số, tập xác định, tập giá trị; Xác định giá trị của hàm số
tại các giá trị của x ; xác định sự biến thiên của hàm số.

- Khái niệm hàm số bậc hai y = ax 2 + bx + c ( a  0; a, b, c  ) với tập xác định

của hàm số này là D = .


- Kiến thức về đồ thị hàm số bậc hai:

 −b − 
+ Đồ thị hàm số bậc hai là một parabol có đỉnh I  ,  , trục đối xứng
 2a 4a 
b
x=− , bề lõm parabol quay lên nếu a  0 và quay xuống nếu a  0 .
2a
+ Các bước vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
+ Xác định chiều biến thiên của hàm số bậc hai cho dựa trên bảng biến thiên
 b 
cho trường hợp a  0 (hàm số nghịch biến trên  −; −  và hàm số đồng biến
 2a 

 b   b 
trên  − ; +  ) và a  0 (hàm số nghịch biến trên  − ; +  và hàm số đồng
 2a   2a 
 b 
biến trên  −; −  ).
 2a 

- Bài tập cuối bài học có 2 loại:


+ Xác định đỉnh, giao điểm trục tung, trục hoành (nếu có), xét chiều biến thiên
và vẽ đồ thị hàm số bậc hai.

+ Xác định hàm số bậc hai y = ax 2 + bx + c ( a  0; a, b, c  ) với các dữ liệu

đã cho.

- Ví dụ “thuần” lí thuyết khá nhiều, ví - Ví dụ “thuần” lí thuyết giảm bớt, thêm


dụ thực tế rất ít. nhiều ví dụ thực tế.

4
- Có một vài ví dụ thực tế. Chủ yếu là - Ví dụ lí thuyết được lược bỏ bớt. Vấn
hoạt động chứng minh lí thuyết. đề thực tế xuất hiện xuyên suốt bài học.
Thêm phần vận dụng thực tế kết hợp với
luyện tập chứng minh tính chất cơ bản
của hàm số.
- Xác định hàm số, tập xác định, tập giá - Xác định hàm số, tập xác định, tập giá
trị: Tập trung vào hàm số cho bởi công trị: Tập trung vào cả hàm số cho bởi
thức. công thức và hàm số cho bởi bảng, biểu
đồ gắn với thực tế.
- Vẽ đồ thị với hàm số cho trước công - Vẽ đồ thị với hàm số cho trước công
thức. Xác định công thức của hàm số khi thức và bảng, biểu đồ. Tập trung xác
biết đồ thị. định các giá trị của hàm số tại các mốc
khi biết đồ thị hàm số.
- Tập trung vào bài tập chứng minh hàm - Không có bài tập chứng minh hàm số
số đồng biến, nghịch biến bằng phương đồng biến, nghịch biến bằng phương
pháp đại số. pháp đại số. chỉ hướng dẫn học sinh
định nghĩa và rèn luyện khả năng đánh
giá sự biến thiên thông qua đồ thị.
- Có các kiến thức và bài tập về bảng - Lược bỏ nội dung về tính chẵn lẻ của
biến thiên, tính chẵn lẻ của hàm số. hàm số. Chỉ giới thiệu bảng biến thiên ở
bài Hàm số bậc hai, không có bài tập
liên quan.

- Có nội dung Hàm số y = ax + b (bài - Đưa nội dung Hàm số y = ax + b


thứ 2 của chương). xuống chương trình cấp THCS. Gợi
nhắc lại hàm số y = ax + b ở chương
Bất phương trình và hệ bất phương trình
bậc nhất hai ẩn.

Các kiến thức trọng tâm của Hàm số và đồ thị ở hai loại sách là tương đối giống nhau. Sách
giáo khoa mới vẫn giữ các kiến thức trọng tâm cơ bản ở sách giáo khoa cũ nhưng giảm nhẹ kiến
thức “thuần” lí thuyết như chứng minh tính đồng biến, nghịch biến của hàm số bằng định nghĩa.
Thay vào đó, sách giáo mới bổ sung nhiều ví dụ thực tiễn, đồng thời thay đổi cách tiếp cận kiến

5
thức mới của học sinh (tiếp cần từ vấn đề thực tế). Sách giáo khoa mới bổ sung rất nhiều ví dụ
thực tế và yêu cầu học sinh giải quyết bằng các kiến thức cơ bản, dễ nhớ, dễ hiểu.
Ngoài ra, với mục tiêu phát triển các năng lực: năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực
tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực
sử dụng công cụ, phương tiện học toán, các sách giáo khoa mới đã đưa thêm nhiều hoạt động, ví
dụ, luyện tập và vận dụng vào các nội chung của bài (thay vì chỉ đưa ra lý thuyết như sách cũ), học
sinh có thể phát triển được các năng lực trên dưới sự hướng dẫn của các giáo viên, làm cho tiết
học không trở nên thụ động mà mỗi học sinh sẽ cùng nhau làm việc để phát triển bản thân.
Trong các sách lớp 10 mới, kiến thức trong chương Hàm số và đồ thị chủ yếu đề cập tới hàm
số bậc hai. Nghĩa là các kiến thức về hàm số bậc một của học sinh đã được trang bị từ cấp THCS
(lớp 8 và lớp 9). Như vậy, trong chương trình mới, học sinh được tiếp cận khái niệm hàm số và đồ
thị sớm hơn, từ đó các em có nền tảng tốt hơn về hàm số. Điều này giúp các em có thể tiếp thu
kiến thức toán học và kiến thức các môn khác nhanh chóng hơn. Đặc biệt, việc tiếp cận sớm giúp
các em dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập (ví dụ: vẽ đường thẳng trên
geogebra,…).
Ứng với nội dung, cấu trúc của hai loại sách cũng có sự giống nhau và khác nhau:

Sách giáo khoa cũ Sách giáo khoa mới

- Khái niệm hàm số, tập xác định, tập giá trị, cách cho hàm số.
- Đồ thị hàm số.
- Sự biến thiên của hàm số.
- Khái niệm hàm số bậc hai.
- Đồ thị hàm số bậc hai.
- Bài tập.
Cấu trúc - Kiến thức mở rộng (Em có biết ???)

- Ở bài 1: Hàm số, có mục Bảng biến - Không có, do đã lược bỏ nội dung về
thiên và Tính chẵn lẻ của hàm số. vẽ bảng biến thiên và tính chẵn lẻ của
- Trước khi vào học khái niệm hàm số hàm số.
bậc hai, học sinh sẽ học bài Hàm số - Học sinh được học ở cấp THCS, được
y = ax + b . gợi nhớ lại ở chương Bất phương trình
và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

6
- Cấu trúc chương: - Cấu trúc chương:
Giới thiệu chương → Nội dung bài Giới thiệu chương → Yêu cầu cần
học → Kiến thức mở rộng (lí thuyết đọc đạt (dưới dạng Bạn có thể thực hiện gì
thêm). sau khi học xong chương này…) →
Nội dung bài học → Kiến thức thực tế.
- Cấu trúc chung của bài học: - Cấu trúc chung của bài học:
Nội dung bài học → Bài tập. Hoạt động gợi mở → Nội dung bài
học → Bài tập.
- Cấu trúc chung từng mục kiến thức: - Cấu trúc chung từng mục kiến thức:
(Nhắc lại kiến thức) → Khái niệm, Hoạt động khám phá → Kiến thức
phương pháp thực hiện → Ví dụ → trọng tâm → Ví dụ mẫu → Thực hành
Luyện tập. → Vận dụng

Tương ứng với nội dung, cấu trúc của chương Hàm số và đồ thị trong sách giáo khoa mới và
sách giáo khoa cũ tương đối giống nhau. Các mục kiến thức được phân phối từ cơ bản đến nâng
cao, từ tổng quát đến cụ thể.
Tuy nhiên có nhiều thay đổi lớn về cấu trúc chương, cấu trúc bài học và cấu trúc từng mục.
Sách giáo khoa cũ không có phần “Yêu cầu cần đạt” ở đầu chương, điều này kiến học sinh không
có động lực, mong muốn học tập và sau khi học, học sinh vẫn thắc mắc “Mình đã học được gì?”,
“Mình học để làm gì?”, “Học như vậy đã đáp ứng yêu cầu chưa?”,…. Sách giáo khoa mới đã khắc
phục được nhược điểm này khi thêm phần yêu cầu cần đạt, dưới dạng “Sau khi học chương này,
bạn có thể…”, để học sinh nắm được mục tiêu học, cơ sở để tự đánh giá sau khi học, từ đó tạo
động lực học kiến thức mới cho học sinh.
Về cấu trúc toàn bài học, khác biệt lớn nhất giữa sách mới và sách cũ là phần gợi động cơ.
Sách giao khoa cũ “ép” học sinh vào kiến thức ngay đầu bài học, khiến học sinh bị “ngợp”, không
theo kịp tiến độ của bài học. Sách giáo mới đã đưa hoạt động mở đầu (gợi mở) vào trước mỗi bài
học để khắc phục tình trạng trên. Không chỉ giúp học sinh bắt đầu bài học thoải mãi, nhẹ nhàng,
mà còn gợi động cơ, mong muốn học trong học sinh.
Về cấu trúc từng mục, cách tiếp cận kiến thức và luyện tập, vận dụng là những thay đổi rất lớn
của sách giáo khoa mới. Sách cũ có xu hướng chung là trình bày kiến thức và luyện tập lí thuyết
nên dễ gây chán nản cho học sinh. Sách giáo khoa theo chương trình mới bổ xung hoạt động khám
phá trước mỗi phần lí thuyết để học sinh có thể học một cách tự nhiên nhất, giúp dễ tiếp thu kiến

7
thức, tạo mong muốn học tập trong học sinh. Ngoài ra, phần luyện tập, vận dụng được cải tiến và
đổi mới rất nhiều. Sách mới loại bỏ nhiều bài tập “thuần” lí thuyết, tập trung vào kĩ năng giải quyết
vấn đề thực tế, nâng cao năng lực cho học sinh.
Như vậy, sách giáo khoa theo chương trình phổ thông mới có rất nhiều thay đổi để phù hợp
với xu hướng giáo dục hiện đại. Những thay đổi đó không chỉ giúp học sinh phát triển nhanh,
mạnh, toàn diện hơn, mà còn giúp giáo viên tổ chức buổi học đa dạng, phong phú, linh hoạt hơn.
Hiện nay nước ta có 3 bộ sách giáo khoa là bộ Kết nối tri thức và cuộc sống, Cánh diều, Chân trời
sáng tạo. Sau đây là phần phân tích, so sánh các bộ sách để thầy cô có thể xây dựng kế hoạch bài
dạy linh hoạt và phù hợp nhất.
II. Phân tích các bộ sách giáo khoa mới
Trong phần này, nhóm tác giả phân tích lần lượt hai phần nội dung: Khái niệm cơ bản về hàm
số và đồ thị; Hàm số bậc hai, đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng.
1. Phần 1: Khái niệm cơ bản về hàm số và đồ thị
1.1. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đồ, công thức) dẫn đến khái niệm hàm
số.
- Mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: định nghĩa hàm số, tập xác định, tập giá trị, hàm số
đồng biến, hàm số nghịch biến, đồ thị của hàm số.
- Mô tả được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến.
- Vận dụng được những kiến thức của hàm số vào giải quyết bài toán thực tiễn (ví dụ: xây dựng
được hàm số bậc nhất trên những khoảng khác nhau để tính số tiền y (phải trả) theo số phút gọi
x đối với một gói cước điện thoại,…).

1.2. Mục tiêu kiến thức và kĩ năng


- Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đồ, công thức) dẫn đến khái niệm hàm
số.
- Mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: định nghĩa hàm số, tập xác định, tập giá trị, hàm số
đồng biến, hàm số nghịch biến, đồ thị của hàm số.
- Mô tả được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến.

- Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và hàm parabol y = ax 2 ở cấp THCS và ứng dụng công nghệ thông
tin để vẽ đồ thị trên.

8
- Vận dụng được những kiến thức của hàm số vào giải quyết bài toán thực tiễn (ví dụ: xây dựng
được hàm số bậc nhất trên những khoảng khác nhau để tính số tiền y (phải trả) theo số phút gọi
x đối với một gói cước điện thoại,…).
1.3. Mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất
1.3.1. Về năng lực
- Rèn luyện và phát triển năng lực toán học: đặc biệt là năng lực mô hình hoá toán học và năng lực
giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn (xây dựng các hàm số bậc nhất trên
từng khoảng mô tả công thức tính tiền điện, tiền đi taxi, ...).
- Góp phần phát triển các năng lực chung như năng lực giao tiếp và hợp tác (qua việc thực hiện
hoạt động nhóm, đọc hiểu và trích xuất thông tin từ các văn bản như bảng, biểu đồ, ...), năng lực
thuyết trình, báo cáo (khi trình bày kết quả của nhóm), năng lực tự chủ và tự học (khi làm phần
Vận dụng, bài tập ở nhà),...
1.3.2. Về phẩm chất
Góp phần giúp học sinh rèn luyện và phát triển các phẩm chất tốt đẹp (yêu nước, nhân ái, chăm
chỉ, trung thực, trách nhiệm):
- Tích cực phát biểu, xây dựng bài và tham gia các hoạt động nhóm;
- Có ý thức tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập; phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu
của bản thân;
- Thông qua HĐ1 (sách kết nối tri thức) liên quan đến nồng độ bụi PM 2.5 trong không khí, học
sinh có ý thức bảo vệ môi trường hay thông qua hoạt động tính tiền điện hằng tháng ở trong bài,
học sinh có ý thức sử dụng tiết kiệm điện.
1.4. Phân tích sách giáo khoa mới
1.4.1 Khái niệm hàm số
A. Sách kết nối tri thức
HĐ1. Bảng 6.1 cho biết nồng độ bụi PM 2.5 trong không khí theo thời gian trong ngày 25-3-2021
tại một trạm quan trắc ở Thủ đô Hà Nội:

Thời điểm (giờ) 0 4 8 12 16

Nồng độ bụi PM 2.5 (  g / m3 ) 74,27 64,58 57,9 69,07 81,78

a) Hãy cho biết nồng độ bụi PM 2.5 tại mỗi thời điểm 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ.

9
b) Trong Bảng 6.1, mỗi thời điểm tương ứng với bao nhiêu giá trị của nồng độ bụi PM 2.5?
HĐ2. Quan sát hình và cho biết
Mực nước biển trung bình tại Trường Sa
a) Thời gian theo dõi mực nước
(mm)
biển ở Trường Sa được thể hiện 244

Mực nước (mm)


trong hình từ năm nào đến năm 242

nào? 240
238
b) Trong khoảng thời gian đó, năm 236
nào mực nước biển trung bình tại 234
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Trường Sa cao nhất, thấp nhất?
HĐ3. Tính tiền điện
a) Dựa vào Bảng 6.2 về giá bán lẻ điện sinh hoạt, hãy tính số tiền phải trả ứng với mỗi lượng điện
tiêu thụ ở Bảng 6.3
b) Gọi x là lượng điện tiêu thụ (đơn vị kWh) và y là số tiền phải trả tương ứng (đơn vị nghìn
đồng). Hãy viết công thức mô tả sự phụ thuộc của y vào x khi 0  x  50 .

Mức điện tiêu thụ Giá bán điện (đồng/kWh)

Bậc 1 (từ 0 đến 50 kWh) 1678

Bậc 2 (từ 50 đến 100 kWh) 1734

Bậc 3 (từ 100 đến 200 kWh) 2014

Bậc 4 (từ 200 đến 300 kWh) 2536

Bậc 5 (từ 300 đến 400 kWh) 2834

Bậc 6 (từ 400 kWh trở lên) 2927

Bảng 6.2

Lượng điện tiêu thụ (kWh) 50 100 200

Số tiền (nghìn đồng) ? ? ?

Bảng 6.3
Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức.

10
- Mục tiêu của hoạt động: học sinh nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm
số và mô tả được khái niệm hàm số.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đồ,
công thức) dẫn đến khái niệm hàm số.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Dạy học hợp tác – khám phá, dạy học bằng mô
hình hóa Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, công đoạn.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận Toán học, giao tiếp toán học.

Ví dụ 2. Viết hàm số mô tả sự phụ thuộc của quãng đường đi được vào thời gian của một vật
chuyển động thẳng đều với vận tốc 2 m/s. Tìm tập xác định của hàm số đó. Tính quãng đường vật
đi được sau 5s, 10s ?
Ví dụ 3. Tìm tập xác định của các hàm số sau:

1
a) y = 2 x − 4 . b) y = .
x −1
Luyện tập 1. a) Hãy cho biết Bảng 6.4 có cho ta một hàm số hay không. Nếu có, tìm tập xác định
và tập giá trị của hàm số đó.

Thời điểm (năm) 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam (tuổi) 73,1 73,2 73,3 73,4 73,5 73,5

Bảng 6.4
b) Trở lại HĐ2, ta có hàm số cho bằng biểu đồ. Hãy cho biết giá trị của hàm số tại x = 2018. Tìm
tập xác định, tập giá trị của hàm số đó.

c) Cho hàm số y = f ( x ) = −2 x 2 . Tính f (1) ; f ( 2 ) và tìm tập xác định, tập giá trị của hàm số này.

Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập, vận dụng.
- Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm
số và mô tả được khái niệm hàm số.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: định nghĩa hàm số,
tập xác định, tập giá trị, vận dụng được những kiến thức của hàm số vào giải quyết bài toán thực
tiễn.

11
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; dạy học mô hình hóa toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học và sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

B. Cánh diều

HĐ1. Trong bài toán ở phần mở đầu, ta đã biết công thức tính quãng đường đi được S ( m ) của vật

1 2
rơi tự do theo thời gian t ( s ) là: S = gt , trong đó g là gia tốc rơi tự do, g  9,8m / s 2 .
2
a) Với mỗi giá trị t = 1 , t = 2 , tính giá trị tương ứng của S .

b) Với mỗi giá trị của t có bao nhiêu giá trị tương ứng của S ?

HĐ2. Để xây dựng phương án kinh doanh cho một loại sản phẩm, doanh nghiệp tính toán lợi nhuận
y (đồng) theo công thức sau: y = −200 x 2 + 92000 x − 8400000 ,trong đó x là số sản phẩm loại đó
được bán ra.
a) Với mỗi giá trị x = 100 , x = 200 , tính giá trị tương ứng của y .

b) Với mỗi giá trị của x có bao nhiêu giá trị tương ứng của y ?

Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức.
- Mục tiêu của hoạt động: học sinh nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm
số và mô tả được khái niệm hàm số.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đồ,
công thức) dẫn đến khái niệm hàm số.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Dạy học hợp tác – khám phá, dạy học bằng mô
hình hóa Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, công đoạn.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận Toán học, giao tiếp toán học, sử dụng
công cụ phương tiện học toán, giải quyết vấn đề Toán học.

Ví dụ 1.

12
a) Diện tích S của hình tròn bán kính r được tính theo công thức S =  r 2 . Hỏi S có phải là hàm
số của r hay không ? Giải thích.

b) Cho công thức y 2 = x . Hỏi y có phải là hàm số của x hay không ? Giải thích?

Luyện tập 1. Trong y học, một người cân nặng 60 kg chạy với tốc độ 6,5 km/h thì lượng ca-lo tiêu
thụ được tính theo công thức: c = 4, 7t . Trong đó t được tính theo phút. Hỏi c có phải làm hàm
số của t không? Vì sao?

Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập, vận dụng.
- Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm
số và mô tả được khái niệm hàm số.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: định nghĩa hàm số.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; dạy học mô hình hóa toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học và sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

HĐ3. Cho hai hàm số y = 2 x + 1 và y = x − 2 .

a) Nêu biểu thức xác định mỗi hàm số trên.


b) Tìm x sao cho mỗi biểu thức trên có nghĩa.

−1, x  0

Ví dụ 3. Cho hàm số f ( x ) =  0, x = 0 .
 1, x  0

13
Ví dụ 4. Biểu đồ ở Hình 1 cho 25
biết nhiệt độ trung bình ở Đà 20 18.2 19.1 18.9 18.6 18.5 18.2 18.7 17.7 17.6
16.1 16.6 15.7
Lạt theo từng tháng trong năm.

Nhiệt độ (0C)
15
a) Xác định tập hợp các tháng 10
được nêu trong biểu đồ.
5
b) Tương ứng tháng với nhiệt
0
độ trung bình của tháng đó có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
phải là hàm số không ? Giải
thích.
Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động khởi đầu và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nhận biết được các dạng hàm số và mô tả được tập xác định,
tính giá trị của hàm số (cho bởi công thức).
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đồ,
công thức), mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: tập xác định.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Ví dụ 2. Tìm tập xác định cũa mỗi hàm số sau:

1
a) y = . b) y = x − 1 .
x

x+2
Luyện tập 2. Tìm tập xác định của hàm số: y = .
x−3

− x x0
Luyện tập 3. Cho hàm số: y= nếu .
x x0

a) Tìm tập xác định của hàm số trên.


b) Tính giá trị của hàm số khi x = −1 ; x = 2022 .

14
Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập, vận dụng.
- Mục tiêu của hoạt động: Học sinh mô tả được tập xác định của hàm số.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: tập xác định.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

C. Chân trời sáng tạo


HĐ1. Bản tin dự báo thời tiết cho biết nhiệt độ ở một Dự báo nhiệt độ ngày 01/05/2021
số thời điểm trong ngày 01/5/2021 tại Thành phố Hồ tại TP. Hồ Chí Minh
34 32
Chí Minh đã được ghi lại thành bảng kèm với biểu đồ 31
Nhiệt độ (0C)
32
30 29
bên. 28 28 28
28 27 27
Sử dụng bảng hoặc biểu đồ này, hãy: 26
a) Viết tập hợp các mốc giờ đã có dự báo nhiệt độ. 24
1 4 7 10 13 16 19 22
b) Viết tập hợp các số đo nhiệt độ đã dự báo. Giờ

c) Cho biết nhiệt độ dự báo tại Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 7 giờ sáng ngày 01/5/2021.

Giờ 1 4 7 10 13 16 19 22

Nhiệt độ ( C ) 28 27 28 32 31 29 28 27

Bảng 1. Dự báo thời tiết ngày 01/5/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức.
- Mục tiêu của hoạt động: học sinh nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm
số và mô tả được khái niệm hàm số.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đồ,
công thức) dẫn đến khái niệm hàm số; mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: định nghĩa hàm
số, tập xác định, tập giá trị.

15
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Dạy học hợp tác – khám phá, dạy học bằng mô
hình hóa và mô hình hóa Toán học; giải quyết vấn đề; kĩ thuật khăn trải bàn, công đoạn.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận Toán học, giao tiếp toán học, mô
hình hóa và sử dụng công cụ phương tiện học toán, giải quyết vấn đề Toán học.

Ví dụ 1.
a) Vì sao có thể nói bảng dữ liệu dự báo thời tiết (Bảng 1) biểu thị một hàm số ? Tìm tập xác định,
tập giá trị của hàm số này.
b) Biểu đồ “Dự báo nhiệt độ ngày 01/05/2021 tại TP. Hồ Chí Minh” (Hình 1) có biểu thị hàm s61
không ? Vì sao ?
Ví dụ 2. Tìm tập xác định của các hàm số sau:

1
a) y = 5 − x . b) y = .
2x − 6
Luyện tập 1. Một thiết bị đã ghi lại vận tốc v (mét/giây) ở thời điểm t (giây) của một vật chuyển
động như trong bảng sau:

t (giây) 0,5 1 1,2 1,8 2,5

v (mét/giây) 1,5 3 0 5,4 7,5

Vì sao bảng này biểu thị một hàm số? Tìm tập xác định của hàm số này.
Luyện tập 2. Tìm tập xác định của các hàm số sau:

x+4
a) f ( x ) = 2 x + 7 ; b) f ( x ) = .
x − 3x + 2
2

Vận dụng 1. Ở góc của miếng đất hình chữ nhật, người ta làm một bồn hoa có dạng một phần tư
hình tròn với bán kính r (Hình 2). Bán kính bồn hoa có kích thước từ 0,5m đến 3m.
a) Viết công thức của hàm số biểu thị diện tích bồn hoa theo bán kính r và tìm tập xác định của
hàm số này.

b) Bán kính bồn hoa bằng bao nhiêu thì nó có diện tích là 0,5π m2 ?

Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập, vận dụng.

16
- Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm
số và mô tả được khái niệm hàm sốtìm tập xác định, tập giá trị của hàm số đã cho (công thức, mô
hình thực tế).
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đồ,
công thức) dẫn đến khái niệm hàm số; mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: định nghĩa hàm
số, tập xác định, tập giá trị.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; dạy học mô hình hóa toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học và sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

1.4.2 Đồ thị của hàm số


A. Kết nối tri thức
HĐ4. Quan sát hình 6.2 và cho biết những điểm nào sau đây nằm trên
1 2
đồ thị của hàm số y = x : (0;0), (2; 2), (−2; 2), (1; 2), ( −1; 2) .
2
Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa hoành độ và tung độ của những
điểm nằm trên đồ thị.
Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động khởi đầu và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: Dự đoán được mối liên hệ giữa hoành độ và tung độ của những điểm
nằm trên đồ thị và mô tả được khái niệm cơ bản về đồ thị hàm số.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: đồ thị của hàm số
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
học giải quyết vấn đề trong môn toán; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học và sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Ví dụ 4. Viết công thức của hàm số cho ở HĐ3b. Tìm tập xác định, tập giá trị và vẽ đồ thị của hàm
số này.

17
Luyện tập 2.

1 2
a) Dựa vào đồ thị của hàm số y = x (Hình 6.2). Tìm x sao cho y = 8 .
2

b) Vẽ đồ thị của các hàm số y = 2 x + 1 và y = 2 x 2 trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

Vận dụng 1. Nếu lượng điện tiêu thụ từ trên 50 đến 100 kWh ( 50  x  100 ) thì công thức liên hệ
giữa y và x đã thiết lập ở HĐ3 không còn đúng nữa.
Theo bảng giá bán lẻ điện sinh hoạt (Bảng 6.2) thì số tiền phải trả là:

y = 1, 678  50 + 1, 734 ( x − 50 ) = 83,9 + 1, 734 ( x − 50 ) , hay y = 1, 734 x − 2,8 (nghìn đồng).

Vậy trên tập xác định D = ( 50;100 , hàm số y mô tả số tiền phải thanh toán có công thức là

y = 1, 734 x − 2,8 , tập giá trị của nó là (83,9;170, 6 .

Hãy vẽ đồ thị ở Hình 6.3 vào vở rồi vẽ tiếp đồ thị của hàm số y = 1, 734 x − 2,8 trên tập

D = ( 50;100 .

Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập, vận dụng.
- Mục tiêu của hoạt động: ôn lại cách vẽ đồ thị hàm bậc nhất, parabol ở THCS và mô tả đặc trưng
của đồ thị hàm số đồng biến, nghịch biến đã được học.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: định nghĩa hàm số,
tập xác định, tập giá trị, đồ thị của hàm số, vận dụng được những kiến thức của hàm số vào giải
quyết bài toán thực tiễn.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; dạy học mô hình hóa toán học (vận dụng 1); kĩ thuật khăn trải bàn,
phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học và sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

B. Cánh diều

HĐ4. Xét hàm số y = f ( x ) = x 2 .

a) Tính các giá trị y1 = f ( x1 ) , y2 = f ( x2 ) tương ứng với giá trị x1 = −1 , x2 = 1 .

18
b) Biểu diễn trong mặt phẳng tọa độ Oxy các điểm M1 ( x1; y1 ) , M 2 ( x2 ; y2 ) .

Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động khởi đầu và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: mô tả được khái niệm cơ bản về đồ thị hàm số.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: đồ thị của hàm số
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
học giải quyết vấn đề trong môn toán; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Ví dụ 5. Cho hàm số y = 2 x + 4 .

a) Vẽ đồ thị hàm số trên.

b) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , cho bốn điểm A ( −1, 2 ) , B (1, 6 ) , C ( 2020, 2021) , D ( 2030, 4064 ) .

Điểm nào thuộc đồ thị hàm số trên ? Điểm nào không thuộc đồ thị hàm số trên ?

1
Luyện tập 4. Cho hàm số y = và ba điểm M ( −1; −1) , N ( 0; 2 ) , P ( 2;1) . Điểm nào thuộc đồ thị
x
hàm số trên? Điểm nào không thuộc đồ thị hàm số trên?

Ví dụ 6. Cho đồ thị hàm số y = f ( x ) như Hình 3.

a) Trong các điểm có tọa độ ( −2, 2 ) , ( 0, 0 ) , ( 0,1) , ( 2, 2 ) , (1,1) ,

điểm nào thuộc đồ thị hàm số ? Điểm nào không thuộc đồ thị
hàm số ?

b) Quan sát đồ thị, tìm f ( 3) và những điểm thuộc đồ thị có

9
tung độ bằng .
2

19
Luyện tập 5. Dựa vào Hình 4, xác định g ( −2 ) , g ( 0 ) , g ( 2 ) .

Ví dụ 7. Cho đồ thị hàm số y = f ( x ) như Hình 5.

a) Xác định tọa độ các giao điểm của đồ thị đó với hai trục tọa độ.

b) Hàm số y = f ( x ) được xác định bởi công thức nào ?

Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập, vận dụng.
- Mục tiêu của hoạt động: ôn lại cách vẽ và xác định đồ thị hàm bậc nhất THCS, biết được điểm
thuộc đồ thị, xác định các tọa độ điểm lên đồ thị và tìm giao điểm giữa đồ thị với các trục tọa độ.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đồ,
công thức) dẫn đến khái niệm hàm số, mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: định nghĩa hàm
số, tập xác định, tập giá trị, đồ thị của hàm số.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán (dùng geogebra để vẽ đồ thị và xác
định các điểm trên đồ thị).

C. Chân trời sáng tạo

HĐ2. Xét hàm số y = f ( x ) cho bởi bảng sau:

x −2 −1 0 1 2 3 4

f ( x) 8 3 0 −1 0 3 8

a) Tìm tập xác định D của hàm số trên.

b) Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , vẽ tất cả các điểm có tọa độ ( x, y ) với x  D và y = f ( x ) .

Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động khởi đầu và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: Tìm tập xác định của hàm số vào biểu diễn các điểm của hàm số lên hệ
trục tọa độ.

20
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: đồ thị của hàm số
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
học giải quyết vấn đề trong môn toán; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học và sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Ví dụ 3.

1
a) Cho hàm số y = f ( x ) = x 2 xác định trên D =  −3,5 có đồ thị ( C ) như Hình 4.
8

- Điểm A ( 4, f ( 4 ) ) có thuộc đồ thị ( C ) không ?

- Lấy điểm B tùy ý trên đồ thị ( C ) . Nêu nhận xét về hoành

độ của điểm B .

b) Vẽ đồ thị hàm số y = f ( x ) được cho bởi bảng sau:

x 1 2 3 4 5 6 7

f ( x) 1 1 2 3 5 8 13

HĐ3. Vẽ đồ thị hàm số f ( x ) = 3x + 8 .

Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập, vận dụng.
- Mục tiêu của hoạt động: ôn lại cách vẽ đồ thị hàm bậc nhất và parabol THCS, biết được điểm
thuộc đồ thị và xác định các tọa độ điểm lên đồ thị.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đồ,
công thức) dẫn đến khái niệm hàm số, mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: định nghĩa hàm
số, tập xác định, tập giá trị, đồ thị của hàm số.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán (dùng geogebra để vẽ đồ thị và xác
định các điểm trên đồ thị).

21
1.4.3 Sự biến thiên của hàm số
A. Kết nối tri thức

HĐ5. Cho hàm số y = − x + 1 và y = x . Tính giá trị y theo x giá trị để hoàn thành bảng sau:

x −2 −1 0 1 2

y = −x +1 ? ? ? ? ?

y=x ? ? ? ? ?

Khi giá trị x tăng, giá trị y tương ứng của mỗi hàm số y = − x + 1 và y = x tăng hay giảm?

HĐ6. Quan sát đồ thị của hàm số y = f ( x ) = − x 2 trên (Hình 6.5).

Hỏi:

a) Giá trị của f ( x ) tăng hay giảm khi x tăng trên khoảng ( −;0 ) ?

b) Giá trị của f ( x ) tăng hay giảm khi x tăng trên khoảng ( 0; + ) ?

Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: Nhận xét sự tăng giảm của một hàm số (qua bảng giá trị hoặc đồ thị) và
kết luận khái niệm cơ bản về hàm số đồng biến, nghịch biến.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số đồng
biến, hàm số nghịch biến; mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: hàm số đồng biến, hàm số
nghịch biến.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Ví dụ 5. Hàm số y = x 2 đồng biến hay nghịch biến trên mỗi khoảng ( −, 0 ) và ( 0, + ) ?

Luyện tập 3. Vẽ đồ thị của hàm số y = 3x + 1 và y = −2 x 2 . Hãy cho biết:

a) Hàm số y = 3x + 1 đồng biến hay nghịch biến trên .

b) Hàm số y = −2 x 2 đồng biến hay nghịch biến trên mỗi khoảng ( −;0 ) và ( 0; + ) .

22
Vận dụng 2. Quan sát bảng giá cước taxi bốn chỗ trong
hình 6.7.
a) Tính số tiền phải trả khi di chuyển 25 km.
b) Lập công thức tính số tiền cước taxi phải trả theo số
kilômét di chuyển.
c) Vẽ đồ thị và cho biết hàm số đồng biến trên khoảng nào, nghịch biến trên khoảng nào.
Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập, vận dụng.
- Mục tiêu của hoạt động: ôn lại cách vẽ đồ thị hàm bậc nhất, parabol ở THCS và mô tả đặc trưng
của đồ thị hàm số đồng biến, nghịch biến đã được học.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số đồng
biến, hàm số nghịch biến; vận dụng được những kiến thức của hàm số vào giải quyết bài toán thực
tiễn.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng:
+ Ví dụ 5, luyện tập 3: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy giải quyết vấn đề Toán học;
kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
+ Vận dụng 2: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy giải quyết vấn đề Toán học; dạy học
mô hình hóa toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học và sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

B. Cánh diều
Được chia thành 2 phần.
Phần 1: Khái niệm

HĐ5 Cho hàm số f ( x ) = x + 1 .

a) So sánh f (1) và f ( 2 ) .

b) Chứng minh rằng nếu x1 , x2  sao cho x1  x2 thì f ( x1 )  f ( x2 ) .

Phân tích

23
- Loại hoạt động: Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: Nhận xét sự tăng giảm của một hàm số (qua công thức của hàm số) và
kết luận khái niệm cơ bản về hàm số đồng biến, nghịch biến.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: hàm số đồng biến,
hàm số nghịch biến.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Ví dụ 8. Chứng minh hàm số y = 6 x 2 đồng biến trên khoảng ( 0, + ) .

Luyện tập 6. Chứng tỏ hàm số y = 6 x 2 nghịch biến trên khoảng ( −;0 ) .

Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu của hoạt động: vận dụng được khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến để giải quyết
yêu cầu bài toán.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: hàm số đồng biến,
hàm số nghịch biến.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học và sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Phần 2: Mô tả hàm số đồng biến, nghịch biến bằng đồ thị

HĐ6. Cho đồ thị hàm số: y = f ( x ) = x 2 như Hình 6

a) So sánh f ( −2 ) , f ( −1) . Nêu nhận xét về sự biến thiên của giá

trị hàm số khi giá trị biến x tăng dần từ −2 đến −1 .

24
b) So sánh f (1) , f ( 2 ) . Nêu nhận xét về sự biến thiên của giá trị hàm số khi giá trị biến x tăng

dần từ 1 đến 2 .
Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: Nhận xét sự tăng giảm của một hàm số (qua công thức của đồ thị hàm
số) và kết luận khái niệm cơ bản về hàm số đồng biến, nghịch biến thông qua đồ thị.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số đồng
biến, hàm số nghịch biến.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; dạy học tranh luận khoa học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Ví dụ 9. Cho hàm số y = f ( x ) có đồ thị như Hình 7. Quan sát đồ thị và cho biết phát biểu nào sau

đây là đúng ?

a) Hàm số y = f ( x ) đồng biến trên khoảng ( −2, −1) .

b) Hàm số y = f ( x ) nghịch biến trên khoảng (1, 2 ) .

c) Hàm số y = f ( x ) đồng biến trên khoảng ( −1,1) .

Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu của hoạt động: quan sát và xác định cái khoảng đồng biến, nghịch biến dựa trên đồ thị.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số đồng
biến, hàm số nghịch biến.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

25
C. Chân trời sáng tạo

HĐ3. Quan sát đồ thị hàm số y = f ( x ) = x 2 rồi so

sánh f ( x1 ) và f ( x2 ) (với x1  x2 ) trong từng

trường hợp sau:


Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động khởi động và hình
thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: Nhận xét sự tăng giảm của một hàm số (qua đồ thị) và kết luận khái
niệm cơ bản về hàm số đồng biến, nghịch biến.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số đồng
biến, hàm số nghịch biến; mô tả được khái niệm cơ bản về hàm số: hàm số đồng biến, hàm số
nghịch biến.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Ví dụ 4. Xét tính đồng biến, nghịch biến của các hàm số
sau trên tập xác định hoặc trên khoảng được chỉ định:
a) y = 3x − 1 .

b) y = x 2 trên khoảng ( −, 0 ) .

c) Hàm số có đồ thị như Hình 7.


Ví dụ 5. Gia đình bạn Sơn sống ở tầng ba, bà ngoại của Sơn sống ở tầng sáu thuộc cùng một chung
cư cao tầng. Sơn đi bộ từ nhà mình xuống tầng một để lấy thư và đưa lên nhà bà ngoại. Đưa thư
cho bà xong, Sơn quay về nhà mình.

Đặt y = h ( t ) là hàm số biểu thị khoảng cách từ vị trí của Sơn đến mặt đất theo thời gian t từ khi

bạn ấy bắt đầu đi cho đến khi về lại nhà mình (chọn gốc thời gian là lúc Sơn bắt đầu đi lấy thư).

( C1 ) hay ( C2 ) (Hình 8) là đồ thị của hàm số y = h ( t ) ? Vì sao ?

26
HĐ4.
a) Tìm khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số có đồ thị sau:

b) Xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số y = f ( x ) = 5 x 2 trên

khoảng (2; 5).


Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập, vận dụng.
- Mục tiêu của hoạt động: vận dụng khái niệm về hàm số đồng biến, nghịch biến để mô tả đặc
trưng của đồ thị hàm số đồng biến, nghịch biến và kiểm tra tính đồng biến, nghịch biến trên 1
khoảng cho trước.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Mô tả được các đặc trưng hình học của đồ thị hàm số đồng
biến, hàm số nghịch biến, vận dụng được những kiến thức của hàm số vào giải quyết bài toán thực
tiễn.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; dạy học mô hình hóa toán học; dạy học toán thông qua các hoạt động
trải nghiệm (qua ví dụ 5), kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học và sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

2. Phần 2: Hàm số bậc hai, đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng
2.1. Yêu cầu cần đạt
- Thiết lập được bảng giá trị của hàm số bậc hai.
- Vẽ được Parabola (parabol) là đồ thị hàm số bậc hai.
- Nhận biết được các tính chất cơ bản của Parabola như đỉnh, trục đối xứng.
- Nhận biết và giải thích được các tính chất của hàm số bậc hai thông qua đồ thị.

27
- Vận dụng được kiến thức về hàm số bậc hai và đồ thị vào giải quyết bài toán thực tiễn (ví dụ: xác
định độ cao của cây cầu, cổng có hình dạng Parabola,…).
2.2. Mục tiêu kiến thức và kĩ năng
- Biết thiết lập bảng giá trị của hàm số bậc hai.
- Vẽ được Parabola (parabol) là đồ thị hàm số bậc hai và sử dụng công nghệ thông tin (Geogebra)
để vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
- Nhận biết được các tính chất cơ bản của Parabola như đỉnh, trục đối xứng, hướng của bề lõm
thông qua công thức của hàm số bậc hai.

- Nhận biết và giải thích được các tính chất (đỉnh, trục đối xứng, dấu của hệ số trước x 2 ) của hàm
số bậc hai thông qua đồ thị.
- Vận dụng được kiến thức về hàm số bậc hai và đồ thị vào giải quyết bài toán thực tiễn (ví dụ: xác
định độ cao của cây cầu, cổng có hình dạng Parabola,…).
2.3. Mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất
2.3.1. Về năng lực
- Rèn luyện và phát triển năng lực toán học: đặc biệt là năng lực mô hình hoá toán học và năng lực
giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn (xây dựng các hàm số bậc hai trên từng
khoảng mô tả công thức tính quỹ đạo đường đi của quả bóng, xác định độ cao của cây cầu, cổng
trường đại học, tầm bay cao và tầm bay xa của quả cầu,…).
- Góp phần phát triển các năng lực chung như năng lực giao tiếp và hợp tác (qua việc thực hiện
hoạt động nhóm, đọc hiểu và trích xuất thông tin từ các văn bản như bảng, biểu đồ, ...), năng lực
thuyết trình, báo cáo (khi trình bày kết quả của nhóm), năng lực tự chủ và tự học (khi làm phân
Vận dụng, bài tập ở nhà),...
2.3.2. Về phẩm chất
Góp phần giúp học sinh rèn luyện và phát triển các phẩm chất tốt đẹp (yêu nước, nhân ái, chăm
chỉ, trung thực, trách nhiệm):
- Tích cực phát biểu, xây dựng bài và tham gia các hoạt động nhóm;
- Có ý thức tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập; phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu
của bản thân;

28
2.4. Phân tích sách giáo khoa mới
2.4.1. Khái niệm hàm số bậc hai
A. Kết nối tri thức
HĐ 1. Xét bài toán rào vườn với lưới dài 20m ở tình huống mở đầu. Gọi x mét ( 0  x  10 ) là
khoảng cách từ điểm cắm cọc đến bờ tường. Hãy tính theo x :

a) Độ dài cạnh còn lại của mảnh đất được rào chắn.

b) Diện tích S ( x ) của mảnh đất được rào chắn.

Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động mở đầu và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm
số bậc hai – mô tả được khái niệm tập xác định, tập giá trị của hàm số.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng công thức) dẫn
đến khái niệm hàm số bậc hai.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
học bằng mô hình hóa toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học và sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

Câu hỏi: Hàm số nào dưới đây là hàm số bậc hai?


2
1 1 1
A. y = x 4 + 3 x 2 + 2 B. y = C. y = −3 x 2 + 1 D. y = 3   + 3 − 1
x2  x x

Ví dụ 1. Xét hàm số bậc hai y = −2 x 2 + 20 x . Thay dấu “?” bằng các số thích hợp để hoàn thành
bảng giá trị sau của hàm số.

x 0 2 4 5 6 8 10

y ? ? ? ? ? ? ?

Luyện tập 1. Cho hàm số y = ( x − 1)( 2 − 3x ) .

a) Hàm số đã cho có phải là hàm số bậc hai không ? Nếu có, hãy xác định các hệ số a, b, c của nó.

b) Thay dấu “?” bằng các số thích hợp để hoàn thành bảng giá trị sau của hàm số đã cho.

29
x −2 −1 0 1

y ? ? ? ?

Vận dụng 1. Một viên bi rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống mặt đất. Độ cao h (mét) so với mặt đất
của viên bi trong khi rơi phụ thuộc vào thời gian t (giây) theo công thức h = 19, 6 − 4,9t 2 ; h, t  0 .

a) Hỏi sau bao nhiêu kể từ khi rơi, viên bi chạm đất ?


b) Tìm tập xác định và tập giá trị của hàm số h .
Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động xác định vấn đề, thực thi nhiệm vụ, luyện tập và vận dụng.
- Mục tiêu của hoạt động: Học sinh xác định công thức của hàm số bậc hai; tính được các giá trị
của y ứng với một số điểm x ; tìm tập xác định, tập giá trị của hàm số bậc hai và vận dụng kiến
thức để giải quyết vấn đề thực tế.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đồ,
công thức) dẫn đến khái niệm hàm số; vận dụng được những kiến thức của hàm số vào giải quyết
bài toán thực tiễn.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng:
+ Đối với “trả lời câu hỏi”, ví dụ 1: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; đặt và giải quyết
vấn đề; luyện tập thực hành; kĩ thuật khăn trải bàn; phòng tranh.
+ Đối với luyện tập 1, vận dụng 1: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy học mô hình
hóa toán học (vận dụng 1); dạy học tranh luận khoa học; kĩ thuật khăn trải bàn; phòng tranh; các
mảnh ghép.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học và sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

B. Cánh diều

HĐ 1. Cho hàm số y = −0, 00188 ( x − 251,5 ) + 118 .


2

a) Viết công thức xác định hàm số trên về dạng đa thức theo lũy thừa với số mũ giảm dần của x .

b) Bậc của đa thức trên bằng bao nhiêu ?

c) Xác định hệ số của x 2 , hệ số của x và hệ số tự do.

30
Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động mở đầu và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm
số bậc hai – mô tả được công thức của hàm số bậc hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng công thức) dẫn
đến khái niệm hàm số bậc hai.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
học giải quyết vấn đề toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học và sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

VD 1. Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc hai ? Với những hàm số bậc hai đó, xác
định a, b, c lần lượt là hệ số của x 2 , hệ số của x và hệ số tự do.

a) y = 8 x 2 − 6 x + 1 .

b) y = 2 x + 2021 .

Luyện tập 1. Cho hai ví dụ về hàm số bậc hai.


Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu của hoạt động: Vận dụng kiến thức vừa học để xác định công thức của hàm số bậc hai
và cho ví dụ về hàm số bậc hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng công thức) của
hàm số bậc hai.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác; kĩ thuật khăn trải
bàn, phòng tranh, tia chớp.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

31
C. Chân trời sáng tạo
HĐ 1. Khai triển biểu thức của các hàm số sau và sắp xếp theo thứ tự lũy thừa của x giảm dần
(nếu có thể). Hàm số nào có lũy thừa bậc cao nhất của x là bậc hai ?

a) y = 2 x ( x − 3) . b) y = x ( x 2 + 2 ) − 5 . c) y = −5 ( x + 1)( x − 4 ) .

Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động mở đầu và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm
số bậc hai – mô tả được công thức của hàm số bậc hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng công thức) dẫn
đến khái niệm hàm số bậc hai.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
học giải quyết vấn đề toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

VD 1. Hàm số nào trong các hàm số sau đây là hàm số bậc hai ?

x +1
a) y = 2 x 2 + x . b) y = x 3 + x + 1 . c) y = . d) y = −3 x 2 − 1 . e) y = 5 − 2 x
x+2
Luyện tập 1. Hàm số nào trong các hàm số được cho ở HĐ 1 là hàm số bậc hai ?
Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu của hoạt động: Vận dụng kiến thức vừa học để xác định công thức của hàm số bậc hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng công thức) của
hàm số bậc hai.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
học bằng mô hình hóa toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

32
Nhận xét 3 sách
Về hoạt động khởi đầu và hình thành kiến thức:
- Sách cánh diều và chân trời sáng tạo đưa ra các công thức về hàm số và thực hiện các nhiệm vụ
như khai triển, sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lũy thừa và tìm bậc của hàm số đó. Khi đó học
sinh sẽ được tiếp cận trực tiếp công thức của hàm số bậc hai và hình thành khái niệm hàm số bậc
hai.
- Đối với sách kết nối tri thức, sách đưa ra một bài toán thực tế nhằm giúp học sinh có thể vận
dụng các kiến thức đã học để mô hình hóa bài toán thành dạng công thức của hàm số bậc hai và
thực hiện các yêu cầu đề giao. Từ đó học sinh có thể hình thành được khái niệm về hàm số bậc
hai.
Về hoạt động luyện tập, vận dụng:
- Cả ba sách đều có hoạt động nhận dạng và xác định công thức của hàm số bậc hai, giúp cho học
sinh có thể luyện tập với khái niệm hàm số bậc hai vừa học.
- Riêng sách kết nối tri thức có thêm phần lập bảng giá trị tại các điểm x cho trước (2 sách còn lại
được đưa vào phần hai đồ thị hàm số) giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tính toán và phần vận dụng
vào bài toán thực tiễn để học sinh phát triển khả năng mô hình hóa bài toán.
Như vậy, tùy vào năng lực của từng lớp mà giáo viên có thể lấy các hoạt động của từng sách
để dạy. Ví dụ như lớp giỏi, giáo viên có thể lấy hoạt động thực tiễn của sách kết nối tri thức để
đưa vào bài dạy của mình, từ đó các em có thể phát triển mạnh năng lực mô hình hóa toán học.
Đối với lớp mức độ trung bình thì các hoạt động của sách chân trời sáng tạo và cánh diều có thể
giúp các em luyện tập các kỹ năng hồi cấp THCS để hình thành kiến thức về hàm số bậc hai.

2.4.2. Đồ thị hàm số bậc hai


A. Kết nối tri thức

HĐ 2. Xét hàm số y = S ( x ) = −2 x 2 + 20 x ( 0  x  10 ) .

a) Trên mặt phẳng tọa độ Oxy , biểu diễn tọa độ các điểm trong
bảng giá trị của hàm số lập được ở Ví dụ 1. Nối các điểm đã vẽ lại,
ta được dạng đồ thị hàm số y = −2 x 2 + 20 x trên khoảng ( 0,10 )

như trong Hình 6.10. Dạng đồ thị của hàm số y = −2 x 2 + 20 x có

giống với đồ thị của hàm số y = −2 x 2 hay không ?

33
b) Quan sát dạng đồ thị của hàm số y = −2 x 2 + 20 x trong Hình 6.10, tìm tọa độ điểm cao nhất của
đồ thị.
c) Thực hiện phép biến đổi

y = −2 x 2 + 2 x = −2 ( x 2 − 10 x ) = −2 ( x 2 − 2  5  x + 25 ) + 50 = −2 ( x − 5 ) + 50
2

Hãy cho biết giá trị lớn nhất của diện tích mảnh đất được rào chắn. Từ đó suy ra lời giải của bài toán
ở phần mở đầu.
HĐ 3. Tương tự HĐ 2, ta có dạng đồ thị của một số hàm số bậc hai sau (Hình vẽ)

Từ các đồ thị hàm số trên, hãy hoàn thành bảng sau đây:

Tính chất của đồ thị

Hàm số Hệ số a Bề lõm của đồ thị Tọa độ điểm cao


Trục đối xứng
(Quay lên/Quay xuống) nhất/điểm thấp nhất

y = x2 + 2x + 2 1 Quay lên ( −1,1) x = −1

y = −2 x 2 − 3 x + 1 ? ? ? ?

Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động mở đầu và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nhận biết được những mô hình thực tế (biểu đồ, công thức)
dẫn đến các tính chất về đồ thị hàm số bậc hai như hình dạng đồ thị, đỉnh, trục đối xứng, bề lõm
của đồ thị, giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của đồ thị và cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: nhận biết được các tính chất cơ bản của Parabola như đỉnh,
trục đối xứng, nhận biết và giải thích được các tính chất của hàm số bậc hai thông qua đồ thị.

34
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
học mô hình hóa toán học và bằng mô hình hóa toán học; dạy học giải quyết vấn đề trong môn
toán; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học và sử dụng công cụ, phương tiện học toán (phần mềm
Geogebra để vẽ hình đồ thị hàm số bậc hai).

VD 2. Thực hiện:

a) Vẽ parabol y = −2 x 2 − 2 x + 4 .

b) Từ đồ thị, hàm tìm khoảng đồng biến, nghịch biến và giá trị lớn nhất của hàm số
y = −2 x 2 − 2 x + 4 .

Vận dụng 2. Bạn Nam đứng dưới chân cầu vuột ba tầng ở nút giao ngã ba Huế, thuộc thành phố
Đà Nẵng để ngắm cầu vượt. Biết rằng trụ tháp cầu có dạng đường parabol, khoảng cách giữa hai
chân trụ tháp khoảng 27 m, chiều cao của trụ tháp tính từ điểm trên mặt đất cách chân trụ tháp 2,26
m là 20 m. Hãy giúp bạn Nam ước lượng độ cao của đỉnh trụ tháp cầu (so với mặt đất).
Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập và vận dụng.
- Mục tiêu của hoạt động:
+ Ví dụ 2: vẽ được Parabol cho đồ thị hàm số bậc hai, dựa vào đồ thị để tìm các tính chất cơ bản
như đồng biến, nghịch biến, giá trị lớn nhất của hàm số đã cho.
+ Vận dụng 2: Vận dụng được kiến thức đã học về đồ thị hàm số bậc hai để ứng dụng vào giải
quyết bài toán (gắn trục tọa độ vào cây cầu để xác định công thức của hàm số bậc hai rồi giải quyết
các yêu cầu đề giao).
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt:
+ Ví dụ 2: Vẽ được Parabola (parabol) là đồ thị hàm số bậc hai và nhận biết và giải thích được các
tính chất của hàm số bậc hai thông qua đồ thị (tìm khoảng đồng biến, nghịch biến, giá trị lớn nhất
hoặc nhỏ nhất của hàm số).
+ Vận dụng 2: Vận dụng được kiến thức về hàm số bậc hai và đồ thị vào giải quyết bài toán thực
tiễn (ví dụ: xác định độ cao của cây cầu, cổng có hình dạng Parabola…).
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng:

35
+ Ví dụ 2: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy học giải quyết vấn đề trong môn toán;
kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
+ Vận dụng 2: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy học mô hình hóa toán học; dạy học
giải quyết vấn đề trong môn toán; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh, các mãnh ghép.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học (để xây dựng được mô hình của hàm số bậc hai cho
bài toán vận dụng 2) và sử dụng công cụ, phương tiện học toán (phần mềm Geogebra để vẽ hình
đồ thị hàm số bậc hai).

B. Cánh diều

HĐ 2. Cho hàm số y = x 2 + 2 x − 3 .

a) Tìm các giá trị y tương ứng với giá trị của x trong bảng sau:

x −3 −2 −1 0 1

y ? ? ? ? ?

b) Vẽ các điểm A ( −3, 0 ) , B ( −2, −3) , C ( −1, −4 ) , D ( 0, −3) và E (1, 0 ) của đồ thị hàm số

y = x 2 + 2 x − 3 trong mặt phẳng tọa độ Oxy .

c) Vẽ đường cong đi qua 5 điểm A, B, C , D, E . Đường cong đó là đường parabol và cũng chính là

đồ thị hàm số y = x 2 + 2 x − 3 . (Hình 11)

d) Cho biết tọa độ của điểm thấp nhất và phương trình trục đối xứng của parabol đó. Đồ thị hàm
số đó quay bề lõm lên trên hay xuống dưới ?

HĐ 3. Cho hàm số y = − x 2 + 2 x + 3 .

36
a) Tìm tọa độ 5 điểm thuộc đồ thị hàm số trên có hoành độ lần lượt là −1 , 0, 1, 2, 3 rồi vẽ chúng
trong mặt phẳng tọa độ Oxy .

b) Vẽ đường cong đi qua 5 điểm trên. Đường cong đó cũng là đường parabl và là đồ thị của hàm
số y = − x 2 + 2 x + 3 . (Hình 12).

c) Cho biết tọa độ của điểm cao nhất và phương trình trục đối xứng của parabol đó. Đồ thị hàm số
đó quay bề lõm lên trên hay xuống dưới ?
Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động mở đầu và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nhận biết được những mô hình thực tế (biểu đồ, công thức)
dẫn đến các tính chất về đồ thị hàm số bậc hai như hình dạng đồ thị, đỉnh, trục đối xứng, bề lõm
của đồ thị, giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của đồ thị và cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: nhận biết được các tính chất cơ bản của Parabola như đỉnh,
trục đối xứng, nhận biết và giải thích được các tính chất của hàm số bậc hai thông qua đồ thị.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
học mô hình hóa toán học và bằng mô hình hóa toán học; dạy học giải quyết vấn đề trong môn
toán; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán (phần mềm Geogebra để vẽ hình
đồ thị hàm số bậc hai).

VD 2. Vẽ đồ thị hàm số bậc hai y = x 2 − 2 x − 3 .

Luyện tập 2. Vẽ đồ thị mỗi hàm số bậc hai sau:

37
a) y = x 2 − 4 x − 3 . b) y = x 2 + 2 x + 1. c) y = − x 2 − 2 .

Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu của hoạt động: vẽ được Parabol cho đồ thị hàm số bậc hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Vẽ được Parabola (parabol) là đồ thị hàm số bậc hai.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
học giải quyết vấn đề trong môn toán; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; và sử dụng công cụ, phương tiện học toán (phần mềm Geogebra để vẽ hình
đồ thị hàm số bậc hai).

C. Chân trời sáng tạo


HĐ 2.

a) Xét hàm số y = f ( x ) = x 2 − 8 x + 19 = ( x − 4 ) + 3 có bảng giá trị


2

x 2 3 4 5 6

f ( x) 7 4 3 4 7

Trên mặt phẳng tọa độ, ta có các điểm ( x, f ( x ) ) với x thuộc bảng giá trị đã cho (Hình 1). Hãy

vẽ đường cong đi qua các điểm A, B, S , C , D và nêu nhận xét về hình dạng của đường cong này so

với đồ thị của hàm số y = x 2 trên Hình 1.

38
b) Tương tự, xét hàm số y = g ( x ) = − x 2 + 8 x − 13 = − ( x − 4 ) + 3 có bảng giá trị
2

x 2 3 4 5 6

g ( x) −1 2 3 2 −1

Trên mặt phẳng tọa độ, ta có các điểm ( x, g ( x ) ) với x thuộc bảng giá trị đã cho (Hình 2). Hãy

vẽ đường cong đi qua các điểm A, B, S , C , D và nêu nhận xét về hình dạng của đường cong này so

với đồ thị của hàm số y = x 2 trên Hình 2.

Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động mở đầu và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: Học sinh nhận biết được những mô hình thực tế (biểu đồ, công thức)
dẫn đến các tính chất về đồ thị hàm số bậc hai như hình dạng đồ thị, đỉnh, trục đối xứng, bề lõm
của đồ thị, giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của đồ thị và cách vẽ đồ thị hàm số bậc hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: nhận biết được các tính chất cơ bản của Parabola như đỉnh,
trục đối xứng, nhận biết và giải thích được các tính chất của hàm số bậc hai thông qua đồ thị.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá, dạy
học giải quyết vấn đề trong môn toán; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán (phần mềm Geogebra để vẽ hình
đồ thị hàm số bậc hai).

39
VD 2. Vẽ đồ thị các hàm số:

a) y = f ( x ) = − x 2 + 4 x − 3 . b) y = f ( x ) = x 2 + 2 x + 2 .

Luyện tập 2. Vẽ đồ thị hàm số y = x 2 − 4 x + 3 rồi so sánh đồ thị hàm số này với đồ thị hàm số
trong Ví dụ 2a. Nêu nhận xét về hai đồ thị này.
Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu của hoạt động: vẽ được Parabol cho đồ thị hàm số bậc hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Vẽ được Parabola (parabol) là đồ thị hàm số bậc hai.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
học giải quyết vấn đề trong môn toán; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; và sử dụng công cụ, phương tiện học toán (phần mềm Geogebra để vẽ hình
đồ thị hàm số bậc hai).

Nhận xét 3 sách


Về hoạt động khởi đầu và hình thành kiến thức:
- Cả 3 sách đều có các hoạt động như nhau để đưa ra các tính chất về đồ thị của hàm số bậc hai
như đỉnh, trục đối xứng, bề lõm của hàm số và giao điểm của đồ thị với trục tung. Từ đó đưa cách
vẽ đồ thị của hàm số bậc hai. (Riêng sách cánh diều và chân trời sáng tạo có phần lập bảng giá trị
của hàm số tại các giá trị x tương ứng).

Về hoạt động luyện tập và vận dụng:


- Cả ba sách đều đưa ra bài tập vẽ đồ thị hàm số bậc hai giúp học sinh có thể luyện kỹ năng vẽ đồ
thị hàm số bậc hai.
- Riêng sách kết nối tri thức có thêm phần vận dụng vào bài toán thực tiễn, giúp học sinh có thể
mô hình hóa bài toán bằng các đưa về đồ thị của hàm số bậc hai để giải quyết yêu cầu của đề.
Giáo viên có thể lấy các hoạt động của 3 sách để đưa vào bài dạy của mình và có thể đưa thành
bài tập về nhà cho học sinh. Phần vận dụng có thể đưa vào nếu giáo viên đủ thời gian cho tiết học
và tùy lực học của từng lớp để phát triển năng lực mô hình hóa cho các em học sinh.

40
2.4.3. Sự biến thiên của hàm số bậc hai
A. Kết nối tri thức

Luyện tập 2. Vẽ parabol y = 3 x 2 − 10 x + 7 . Từ đó, tìm khoảng đồng biến, nghịch biến và giá trị

nhỏ nhất của hàm số y = 3 x 2 − 10 x + 7 .

Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: luyện tập vẽ parabol của đồ thị hàm số bậc hai, xác định tính chất cơ
bản của hàm số bậc hai (đồng biến, nghịch biến, giá trị nhỏ nhất) và hình thành kiến thức tổng quát
về các khoảng đồng biến, nghịch biến của đồ thị hàm số bậc hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Vẽ được Parabola (parabol) là đồ thị hàm số bậc hai và nhận
biết và giải thích được các tính chất của hàm số bậc hai thông qua đồ thị (tìm khoảng đồng biến,
nghịch biến, giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của hàm số).
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

B. Cánh diều
HĐ 4.

a) Quan sát đồ thị hàm số y = x 2 + 2 x − 3 trong Hình 11. Xác định khoảng đồng biến, khoảng
nghịch biến của hàm số và lập bảng biến thiên của hàm số đó.

b) Quan sát đồ thị hàm số y = − x 2 + 2 x + 3 trong Hình 12. Xác định khoảng đồng biến, khoảng
nghịch biến của hàm số và lập bảng biến thiên của hàm số đó.
Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: hình thành kiến thức tổng quát về các khoảng nghịch biến, đồng biến
của hàm số bậc hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: nhận biết và giải thích được các tính chất của hàm số bậc
hai thông qua đồ thị (tìm khoảng đồng biến, nghịch biến hàm số).

41
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

VD 3. Tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của mỗi hàm số sau:

a) y = 3 x 2 + 5 x − 2 . b) y = −4 x 2 + 6 x + 3 .

Luyện tập 3. Lập bảng biến thiên của mỗi hàm số sau:

a) y = x 2 − 3 x + 4 .

b) y = −2 x 2 + 5 .

Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu của hoạt động: lập được bảng biến, tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số bậc
hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: nhận biết và giải thích được các tính chất của hàm số bậc
hai thông qua đồ thị (tìm khoảng đồng biến, nghịch biến hàm số).
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

C. Chân trời sáng tạo


Hoạt động khám phá 3.
Từ đồ thị của hàm số bậc
hai cho ở hai hình sau,
tìm khoảng đồng biến cà
nghịch biến của hàm số
trong mỗi trường hợp.

42
Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập và hình thành kiến thức mới.
- Mục tiêu của hoạt động: hình thành kiến thức tổng quát về các khoảng nghịch biến, đồng biến
của hàm số bậc hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: nhận biết và giải thích được các tính chất của hàm số bậc
hai thông qua đồ thị (tìm khoảng đồng biến, nghịch biến hàm số).
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

VD 3. Lập bảng biến thiên của hàm số y = − x 2 + 4 x − 3 . Hàm số này có giá trị lớn nhất hay giá trị
nhỏ nhất ? Tìm giá trị đó.

Luyện tập 3. Tìm khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của hàm số y = 2 x 2 − 6 x + 11 . Hàm số
này có thể đạt giá trị bằng −1 không ? vì sao ?
Phân tích
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu của hoạt động: lập được bảng biến thiên, tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm
số bậc hai.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: nhận biết và giải thích được các tính chất của hàm số bậc
hai thông qua đồ thị (tìm khoảng đồng biến, nghịch biến hàm số).
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
giải quyết vấn đề Toán học; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
Nhận xét 3 sách
- Cả ba sách đều đưa ra hoạt động nhìn vào đồ thị để đưa ra kết luận về khoảng đồng biến, nghịch
biến rồi hình thành nhận xét về khoảng đồng biến, nghịch biến cho hàm số bậc hai. Sau đó là các
phần vận dụng, luyện tập cũng ứng dụng vào nhận xét để tìm khoảng đồng biến, nghịch biến cho
hàm số bậc hai.

43
- Riêng sách kết nối tri thức không đề cập gì đến bảng biến thiên của hàm số bậc hai, vì yêu cần
đạt chỉ cần học sinh biết được khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số bậc hai mà không cần
thông qua bảng biến thiên, giúp cho học sinh giảm được cách để vẽ bảng biến thiên trong các bài
toán yêu cầu tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số bậc hai.
Vì vậy, tùy theo địa phương yêu cầu dạy bộ sách nào để giáo viên có thể linh hoạt về phần sự
biến thiên của hàm số bậc hai cho học sinh.

2.4.4. Ứng dụng


A. Cánh diều
VD 4. Khi một quả bóng được đá lên, nó sẽ đạt đến độ cao nào đó rồi rơi xuống. Hình 14 minh
họa quỹ đạo của quả bóng là một phần của cung parabol trong mặt phẳng tọa độ Oth , trong đó t
là thời gian (giây) kể từ khi quả bóng được đá lên và h là độ cao (mét) của quả bóng. Giả thiết
rằng quả bóng được đá từ mặt đất. Sau khoảng 2s, quả bóng lên đến vị trí cao nhất là 8 m.
a) Tìm hàm số bậc hai biểu thị độ cao h theo thời gian t và có phần đồ thị trùng với quỹ đạo của
quả bóng trong tình huống này.
b) Tính độ cao của quả bóng sau khi đá lên được 3s.
c) Sau bao nhiêu giây thì quả bóng chạm đất kể từ khi đá lên ?
Luyện tập 4. Trong bài toán ở phần mở đầu (Hình 10), độ cao y (m) của một điểm thuộc vòng cung
thành cầu cảng Sydney đạt giá trị lớn nhất là bao nhiêu mét (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập và vận dụng.
- Mục tiêu của hoạt động: Vận dụng được kiến thức đã học về hàm số và đồ thị hàm số bậc hai để
ứng dụng vào giải quyết bài toán.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Vận dụng được kiến thức về hàm số bậc hai và đồ thị vào
giải quyết bài toán thực tiễn (ví dụ: xác định độ cao của cây cầu, cổng có hình dạng Parabola…).
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
học mô hình hóa toán học; dạy học giải quyết vấn đề trong môn toán; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng
tranh, các mảnh ghép.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học (để xây dựng được mô hình của hàm số bậc hai cho

44
bài toán) và sử dụng công cụ, phương tiện học toán (phần mềm Geogebra để vẽ hình đồ thị hàm
số bậc hai).

B. Chân trời sáng tạo

Bài toán ứng dụng Một người đang tập chơi cầu lông có khuynh hướng phát cầu với góc 30 (so
với mặt đất).
a) Hãy tính khoảng cách từ vị trí người này đến vị trí cầu rơi chạm đất (tầm bay xa), biết cầu rời
mặt vợt ở độ cao 0,7 m so với mặt đất và vận tốc ban đầu của cầu là 8 m/s (bỏ qua sức cản của gió
và xem quỹ đạo của cầu luôn nằm trong mặt phẳng thẳng đứng).
b) Giữ giả thiết như câu a) và cho biết khoảng cách từ vị trí phát cầu đến lưới là 4 m. Lần phát cầu
này có bị xem là ỏng không ? Vì sao ?
(Thông tin bổ sung:
- Mép trên của lưới cầu lông cách mặt đất 1,524 m;
- Gia tốc trọng trường được chọn là 9,8 m/s2.)

Vận dụng Trong bài toán ứng dụng, khi chơi trên sân cầu lông đơn, các lần phát cầu với thông tin
nhau sau có được xem là hợp lệ không ? (Các thông tin không được đề cập thì vẫn giữ như trong
giả thiết bài toán trên).

45
a) Vận tốc xuất phát của cầu là 12 m/s.
b) Vị trí phát cầu cách mặt đất 1,3 m.
(Các thông số về sân cầu lông đơn được cho trong Hình 11).
Phân tích:
- Loại hoạt động: Hoạt động luyện tập và vận dụng.
- Mục tiêu của hoạt động: Vận dụng được kiến thức đã học về hàm số và đồ thị hàm số bậc hai để
ứng dụng vào giải quyết bài toán.
- Hoạt động đáp ứng yêu cầu cần đạt: Vận dụng được kiến thức về hàm số bậc hai và đồ thị vào
giải quyết bài toán thực tiễn (ví dụ: xác định độ cao của cây cầu, cổng có hình dạng Parabola…).
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học có thể áp dụng: Phương pháp dạy học hợp tác – khám phá; dạy
học mô hình hóa toán học; dạy học giải quyết vấn đề trong môn toán; kĩ thuật khăn trải bàn, phòng
tranh, các mảnh ghép.
- Cơ hội phát triển năng lực cho học sinh: Tư duy và lập luận toán học; giao tiếp toán học; giải
quyết vấn đề toán học; mô hình hóa toán học (để xây dựng được mô hình của hàm số bậc hai cho
bài toán) và sử dụng công cụ, phương tiện học toán (phần mềm Geogebra để vẽ hình đồ thị hàm
số bậc hai).
Nhận xét 3 sách
- Sách cánh diều và chân trời sáng tạo đều đưa ra các ứng dụng thực tế về hàm số bậc hai, từ đó
khái quát thành một bài toán thực tế và học sinh có thể phát triển năng lực mô hình hóa để giải
quyết yêu cầu của bài toán đưa ra.

46
- Sách kết nối tri thức đưa các phần vận dụng thực tế đan xen vào các phần chính của bài để học
sinh có thể vận dụng ngay khi vừa được học kiến thức về hàm số bậc hai.
Như vậy, giáo viên có nguồn tài liệu phong phú về các bài toán thực tế để có thể phát triển
năng lực mô hình hóa và giải quyết vấn đề (thực tế) cho học sinh.

III. Kết luận


Trong tài liệu, nhóm tác giả đã phân tích sự thay đổi của sách giáo khoa mới so với sách giáo
khoa cũ trong chương Hàm số và đồ thị. Tài liệu trình bày những thay đổi về yêu cầu cần đạt, nội
dung, cấu trúc của chương để người đọc có được cái nhìn tổng quan về sự thay đổi trong hoạt động
dạy kiến thức về hàm số và đồ thị của học sinh. Cùng với phần phân tích tổng quan, nhóm tác giả
đã phân tích, đối sánh các hoạt động trong ba bộ sách giáo khoa “Kết nối tri thức với cuộc sống”,
“Cánh diều” và “Chân trời sáng tạo” để đưa ra những đặc điểm của từng hoạt động. Qua phần phân
tích, giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động để thực hiện trong tiết dạy sao cho linh hoạt, phù
hợp và hiệu quả nhất.
Trong phần Phụ lục, nhóm tác giả có đề xuất một kế hoạch bài dạy để thầy cô tham khảo thêm.
Kế hoạch bài dạy được soạn cho một tiết, dạy về kiến thức khái niệm hàm số, thầy cô có thể tham
khảo để soạn được một bài dạy phù hợp nhất với bản thân và học sinh.

47
Phụ lục
Kế hoạch bài dạy nội dung: Khái niệm cơ bản về hàm số và đồ thị
KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Họ tên giáo viên
Tổ: Khoa Toán – Tin học Nhóm 2
TÊN BÀI DẠY: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ (TIẾT 1)
Môn học: Toán; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức và kĩ năng
- Nhận biết được những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đó, công thức) dẫn đến khái niệm hàm
số.
- Mô tả được các khái niệm cơ bản về hàm số: định nghĩa hàm số, tập xác định, tập giá trị.
- Vận dụng được kiến thức của hàm số vào giải quyết các bài toán thực tiễn.
2. Năng lực
- Rèn luyện và phát triển năng lực toán học, đặc biệt là năng lực mô hình hoả toán học và năng lực
giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn (xây dựng các hàm số bậc nhất trên
từng khoảng mô tả công thức tính tiền diện, tiền đi taxi,…).
- Góp phần phát triển các năng lực chung như năng lực giao tiếp và hợp tác (qua việc thực hiện
hoạt động nhóm, đọc hiểu và trích xuất thông tin từ các văn bản như bảng, biểu đó, ...), năng lực
thuyết trình, báo cáo (khi trình bày kết quả của nhóm), năng lực tự chủ và tự học (khi làm phần
Vận dụng, bài tập ở nhà), ...
3. Phẩm chất
- Tích cực phát biểu, xây dựng bài và tham gia các hoạt động nhóm.
- Có ý thức tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập; phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu
của bản thân.
- Thông qua hoạt động liên quan đến nồng độ bụi PM 2.5 trong không khi, học sinh có ý thức bảo
vệ môi trường.
- Thông qua hoạt động tính tiến diện hàng tháng, học sinh có ý thức sử dụng điện tiết kiệm.

48
II. Thiết bị dạy học
- Giáo viên cần chuẩn bị: giáo án, máy chiếu,…; bảng giá điện, giá taxi trong thời điểm giảng dạy.
- Học sinh cần chuẩn bị: sách giáo khoa, vở, dụng cụ học tập,…; ôn tập lại kiến thức về hàm số
y = ax + b và y = ax 2 đã học ở cấp THCS.

III. Tiến trình dạy học


1. Hoạt động: Mở đầu
a. Mục tiêu: Gợi động cơ, tọa tình huống cuất hiện trong thực tế để học sinh tiếp cận với khái niệm
hàm số.
b.Nội dung: Học sinh quan sát một hoá đơn tiền điện rồi trả lời các câu hỏi, từ đó làm nảy sinh
tình huống dẫn đến khái niệm hàm số.
c. Sản phẩm: Phần lời giải và giải thích lời giải của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: Học sinh làm việc cá nhân dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
e. Tiến trình:
Tình huống mở đầu: (3 phút)
- Yêu cầu học sinh: Quan sát hoá đơn tiền điện trong sách giáo khoa (trang 4).
Hãy cho biết:
+ Tổng số điện đã dùng trong tháng;
+ Tổng số tiền điện trong tháng (khi chưa tính thuế giá trị gia tăng).
- Đặt vấn đề:
Liệu có cách nào để mô tả sự phụ thuộc của số tiền phải trả vào lượng điện tiêu thụ trong tháng
hay không?
f. Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Học sinh sẽ tính được:
- Tổng số điện đã dùng trong tháng là 118 số điện;
- Tổng số tiền điện trong tháng (khi chưa tính thuế giá trị gia tăng) là 206850 đồng.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm hàm số (định nghĩa, tập xác định, tập giá trị), biết các
cách thường gặp để cho một hàm số.

49
b.Nội dung: Cho học sinh làm quen với những mô hình thực tế (dạng bảng, biểu đô̂, công thức)
dẫn đến khái niệm hàm số và nhận biết được tập xác định, tập giá trị của hàm số tương úng trong
những mô hình đó.
c. Sản phẩm: Lời giải cho các câu hỏi trong hoạt động và ví dụ.
d. Tổ chức thực hiện: Học sinh hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm, dưới sự hướng dẫn của
giáo viên.
e. Tiến trình:
- Giáo viên in bảng phụ tương ứng với nội dung của ba hoạt động HĐ1, HĐ2 và HĐ3 dưới đây
(bảng có chỗ trống để điền kết quả của mỗi hoạt động, sau khi học sinh thảo luận nhóm).
- Đầu tiên, giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, hai nhóm thực hiện HĐ1 và hai nhóm thực hiện
HĐ2 trong vòng 3 phút (trong cùng một lúc), sau đó chọn hai nhóm đại diện trình bày kết quả thực
hiện HĐ1 và HĐ2 (mỗi nhóm trong 2 phút).
- HĐ1 - HĐ2 (7 phút):
+ HĐ1. (Nông độ bụi PM 2.5 trong không khí)
Giáo viên có thể giải thích cho học sinh bụi PM 2.5 là hạt bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2,5
micrômét, gây tác hại cho sức khoẻ.
+ HĐ2. (Mực nước biển trung bình ở Trường Sa)
- Tiếp theo, cả bốn nhóm cùng thực hiện HĐ3 trong 3 phút. Giáo viên chọn một nhóm đại diện
trình bày kết quả thực hiện HĐ3; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và góp ý; Giáo viên tổng kết.
+ HĐ3. (Tính tiền điện) (7 phút)
Giáo viên có thể giải thích cho học sinh kWh (kilôoát giờ, còn gọi là số điện) là đơn vị để đo lượng
diện tiêu thụ. Ví dụ, một chiếc bàn là công suất 2 kW, nếu sủ dụng liên tục trong 1 giở đồng hồ sẽ
tiêu thụ lượng điện là 2 kWh.
Hình thành khái niệm hàm số (5 phút)
- Yêu cầu HS:
+ Trong HĐ1, nếu gọi x là thời điểm và y là nồng độ bụi PM 2.5 thì với mỗi giá trị của x ta xác
định được bao nhiêu giá trị của y ?

+ Cho học sinh nhận xét điểm giống nhau giữa các tình huống ở HĐ1, HĐ2 và HĐ3.
Khái niệm hàm số

50
- Từ đó giáo viên khái quát thành định nghĩa hàm số trong Khung kiến thức và lưu ý cách kí hiệu
hàm số y = f ( x), y = g ( x), .

Nhận xét. Một hàm số có thể được cho bằng bảng (như ở HĐ1), bằng biểu đồ (như ở HĐ2) hoặc
bằng công thức (như ở HĐ3).
Giáo viên đặc biệt lưu ý cho học sinh hai yếu tố quan trọng nhất khi cho một hàm số y = f ( x) là
quy tắc tuơng ứng giữa y và x (có thể bằng bảng, bằng biểu đồ hay bằng công thúc), và miền biến
thiên của biến số x (tức là tập xác định của hàm số).

Ví dụ 1 - Ví dụ 2 - Ví dụ 3: (12 phút)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm Ví dụ 1, Ví dụ 2 và Ví dụ 3 thông qua các câu hỏi gợi ý phù
hợp.
Ví dụ 1.
- Sau Ví dụ 1, giáo viên tổng kết cho học sinh cách xác định tập xác định và tập giá trị của hàm số
cho bằng bảng.
Ví dụ 2.
- Sau Ví dụ 1 và Ví dụ 2, giáo viên lưu ý cho học sinh cách tính giá trị y của hàm số tương ứng
với giá trị x cho truớc khi hàm số được cho bằng bảng, hoặc bằng công thức.

- Giáo viên nêu Chú ý ở trang 6 SGK Toán 10.


Ví dụ 3.
- Yêu cẩu HS trả lời câu hỏi:

+ Biểu thức 2 x − 4 có nghĩa khi nào?

1
+ Biểu thức có nghĩa khi nào?
x −1
Sau Ví dụ 3, giáo viên tổng kết cho học sinh điều kiện có nghĩa của biểu thức chứa căn bậc hai,
của biểu thúc có mẫu.
f. Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Đối với HĐ1, HĐ2 và HĐ3 :
- Các nhóm thảo luận độc lập để thực hiện hoạt đồng và trình bày kết quả vào bảng phụ.

51
- Hai nhóm được chọn cử đại diện lên báo cáo trước lớp, các nhóm khác theo dõi và góp ý nếu cần
(các nhóm khác giáo viên trực tiếp theo dõi và hướng dẫn hoàn thiện sản phẩm trong quá trình học
sinh thực hiện yêu cầu).
HĐ1.

a) Nông độ bụi PM 2.5 tại thời điểm 8 giờ, 12 giờ và 16 giờ lần lượt là 57,9  g / m3 , 69, 07  g / m3

và 81, 78 g / m3 .

b) Trong bảng, mỗi thời điểm tương ứng với một giá trị của nông độ bụi PM 2.5.
HĐ2.
a) Thời gian theo dõi mực nước biển ở Trường Sa được thể hiện trong hình từ năm 2013 đến năm
2019.
b) Trong khoảng thời gian đó, năm 2013 và năm 2018, mực nước biển trung bình tại Trường Sa
cao nhất (242 mm). Năm 2015, mực nước biển trung bình tại Trường Sa thấp nhất (237 mm).
HĐ3.
a) Số tiền điện ứng với mỗi lượng điện tiêu thụ 50 kWh là: 1678  50 = 83900 (đồng).

Số tiền điện ứng với mỗi lượng điện tiêu thụ 100 kWh là: 1678  50 + 1734  50 = 170600 (đồng).

Số tiền điện ứng với mỗi lượng điện tiêu thụ 200 kWh là: 1678  50 + 1734  50 + 2014 100 = 372000
(đồng).
b) Công thức mô tả sự phụ thuộc của y vào x khi 0  x  50 là: y = 1678 x .

Hình thành khái niệm hàm số:


- Với mỗi giá trị của x ta xác định được đúng một giá trị của y .

- Đều có một đại lượng y phụ thuộc vào một đại lượng thay đổi x khác, và mỗi x thì chỉ có tương
ứng duy nhất một y .

Ví dụ 1 - Ví dụ 2 - Ví dụ 3:
Ví dụ 2003A

+ Quãng đường đi được S ( m ) phụ thuộc vào thời gian t ( s ) theo công thức S = 2t , trong đó t là

biến số, S = S ( t ) là hàm số của t .

Tập xác định của hàm số là: D = 0; + ) .

Quãng đường vật đi được sau 5s là: S1 = S ( 5) = 2  5 = 10 ( m ) .

52
Quãng đường vật đi được sau S2 = S (10 ) = 2 10 = 20 ( m ) .

Ví dụ 3:

a) Biểu thức 2 x − 4 có nghĩa khi 2 x − 4  0 tức là x  2 .

Vậy D =  2; + ) .

1
b) Biểu thức có nghĩa khi x − 1  0 tức là x  1 .
x −1

Vậy D = \ 1 .

3. Hoạt động: Luyện tập


a. Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận biết hàm số, kĩ năng tìm tập xác định, tập giá trị của hàm số.
b.Nội dung: Học sinh thực hiện các yêu câu trong Luyện tập 1.
c. Sản phẩm: Lởi giải của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: Học sinh hoạt động cá nhân, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
e. Tiến trình:
- Luyện tập 1. (8 phút)
f. Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Đối với từng ý nhỏ trong phần luyện tập, học sinh có thể tính được:
a) Bảng đó cho ta một hàm số vì mỗi giá trị của x ta xác định được chỉ một giá trị của y .

Tập xác định là D = 2013; 2014; 2015; 2016; 2017; 2018 .

Tập giá trị là 73,1;73, 2;73,3;73, 4;73,5;73,5 .

b) Giá trị của hàm số tại x = 2018 là 242 .

c) f (1) = −2; f (2) = −8 .

Tập xác định là D = .

Tập giá trị của hàm số là  −;0 ) .

4. Hoạt động: Vận dụng


a. Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức hàm số vào thực tế cuộc sống thông qua việc
xây dựng công thức tính số tiên điện phải trả theo lượng điện tiêu thụ trong tháng.
b.Nội dung: Học sinh sử dụng bảng giá điện để xây dựng công thức tính số tiền điện.

53
c. Sản phẩm: Lời giải của bài vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện: Học sinh hoạt động cá nhân, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
e. Tiến trình:
Vận dụng (giao cho học sinh làm ở nhà).
Sử dụng Bảng 6.2 ở hoạt động 3, em hãy:
a) Tìm công thức tính số tiển điện y (đơn vị nghìn đồng) theo lượng điện tiêu thụ x (đơn vị
kWh) khi 50  x  100 .

b) Dựa vào công thức tìm được ở câu a, tính số tiển điện khi lượng điện tiêu thụ trong tháng là 75
kWh.
Lưu ý. Để đơn giản thì ta chỉ yêu cầu học sinh lập công thức tính số tiền điện y theo lượng điện
tiêu thụ x trong hai trường hợp: 0  x  50 và 50  x  100 . Đối với học sinh khá giỏi, giáo viên
có thể yêu cầu thêm dựa vào bảng giá điện để xây dựng công thức tính số tiền điện theo lượng
điện tiêu thụ trong các trong các trường hợp còn lại của x .
f. Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
Đối với từng ý nhỏ trong phần luyện tập, học sinh có thể tính được:
a) Khi 50  x  100 thì công thức tính số tiên điện y (đơn vị nghìn đồng) theo lượng điện tiêu thụ

x (đơn vị kWh) là: y = 1, 678  50 + 1, 734 ( x − 50 ) = 1, 734 x − 2,8

b) Khi lượng điện tiêu thụ trong tháng là 75 kWh thì số tiền điện là: y = 1, 734  75 − 2,8 = 127, 25
(nghìn đồng).
Sai lầm học sinh có thể mắc phải: Học sinh tính số tiền điện khi dùng 75 số điện theo công thức:
y = 1, 734 x .

54

You might also like