You are on page 1of 10

TRƯỜNG TRUNG HỌC VINSCHOOL

**********
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn Toán – Lớp 7 - Hệ Chuẩn Vinschool

✓ Thời gian kiểm tra: Ngày 14/12/2023


✓ Hình thức kiểm tra: Học sinh thực hiện 2 bài kiểm tra
PAPER 1: KHÔNG SỬ DỤNG MÁY TÍNH (45 phút)
PAPER 2: ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG MÁY TÍNH (45 phút)
I/ Lý thuyết
Nội dung Yêu cầu cần đạt
MẠCH SỐ HỌC VÀ ĐẠI - Hiểu rằng dấu ngoặc, số mũ (bao gồm cả căn bậc hai và căn bậc ba)
SỐ (70% - 80%) và các phép toán luôn tuân theo một thứ tự nhất định khi thực hiện tính
toán.
- Ước lượng, nhân và chia số nguyên, nhận biết được các phép khái quát
hóa.
- Hiểu về ước số, bội số, thừa số nguyên tố, ước chung lớn nhất và bội
chung nhỏ nhất.
- Hiểu về hệ thống phân loại số tự nhiên, số nguyên và số hữu tỉ.
- Sử dụng các số mũ dương, số mũ 0 và các quy tắc về số mũ để thực
hiện nhân và chia các lũy thừa.
- Nhận biết được bình phương của các số âm, số dương và các căn bậc
hai tương ứng.
- Nhận biết lập phương của số âm, số dương và các căn bậc ba tương
ứng (HS sử dụng kí hiệu căn bậc ba)
- Sử dụng kiến thức về giá trị chữ số theo hàng để nhân và chia số
nguyên và số thập phân cho 0,1 và 0,01.
- Làm tròn số đến một số chữ số có nghĩa được yêu cầu.
- Nhận biết phân số tương đương với số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- Ước lượng kết quả phép trừ và thực hiện chính xác phép trừ các hỗn
số, viết câu trả lời dưới dạng hỗn số tối giản.
- Ước lượng và nhân một số nguyên với một hỗn số và chia một số
nguyên cho một phân số nhỏ hơn 1.
- Sử dụng kiến thức về các quy tắc số học và thứ tự thực hiện các phép
toán (bao gồm cả dấu ngoặc) để tính nhanh (tính hợp lý) các phép tính
có chứa số thập phân hoặc phân số.
- Hiểu về độ lớn tương đối của các đại lượng để so sánh và sắp xếp theo
thứ tự các số thập phân và phân số (dương và âm), sử dụng các ký hiệu
=, ≠,>, <, ≤ và ≥.
- Ước lượng và nhân số thập phân với số nguyên và số thập phân.
- Ước lượng và chia số thập phân cho các số có một chữ số thập phân.

Trang 1
- Hiểu rằng các chữ cái có ý nghĩa khác nhau trong các biểu thức, công
thức và phương trình.
- Hiểu rằng các tính chất số học và thứ tự của các phép toán (bao gồm
bốn phép toán, bình phương và lập phương) có thể áp dụng được cho
các hạng tử và biểu thức đại số.
- Hiểu cách biến đổi các biểu thức đại số bao gồm: - áp dụng tính chất
phân phối với một hạng tử duy nhất (có bao gồm bình phương và lập
phương) - xác định nhân tử chung lớn nhất để phân tích biểu thức đại số
thành nhân tử.
- Hiểu rằng một tình huống có thể được diễn đạt bằng lời hoặc dưới
dạng biểu thức đại số (biểu thức bậc nhất với hệ số là số nguyên hoặc
phân số, có nhiều hơn 2 phép toán, nhiều hơn 1 ẩn và có sử dụng dấu
ngoặc). Có thể diễn đạt bằng lời khi biết trước biểu thức đại số hoặc
ngược lại.
- Hiểu rằng một tình huống có thể được biểu diễn bằng lời hoặc dưới
dạng công thức (chứa nhiều phép toán) và sử dụng kiến thức về các phép
toán ngược để biến đổi công thức nhằm thay đổi chủ thể của công thức.
- Hiểu rằng một tình huống có thể được biểu diễn bằng lời hoặc dưới
dạng phương trình (với hệ số là số nguyên hoặc phân số, các ẩn nằm ở
1 vế hoặc cả 2 vế), có thể diễn đạt tình huống bằng lời khi biết trước
phương trình hoặc ngược lại và giải phương trình.
- Hiểu rằng các chữ cái trong bất phương trình có thể đại diện cho cả
khoảng mở và khoảng đóng.
MẠCH HÌNH HỌC VÀ - Nhận dạng và miêu tả hệ thống phân loại các loại tứ giác.
ĐO LƯỜNG (20% - 30%) - Hiểu rằng π là tỉ số giữa chu vi và đường kính. Biết và sử dụng công
thức tính chu vi hình tròn.
- Hiểu và sử dụng công thức Euler để liên kết giữa số đỉnh, số mặt và số
cạnh của các hình 3D.
- Biểu diễn hình chiếu bằng, hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh của các
hình 3D theo tỉ lệ cho trước.
- Hiểu rằng số cạnh của một đa giác đều bằng số trục đối xứng và bậc
đối xứng quay.
- Chứng minh và áp dụng tính chất góc ngoài của một tam giác bằng
tổng của hai góc trong không kề với nó trong thực tế.
- Nhận biết và miêu tả các tính chất của các góc tạo bởi các đường thẳng
song song và cắt nhau, sử dụng các từ vựng hình học: so le trong, đồng
vị và đối đỉnh.
- Dựng hình tam giác, trung điểm và đường trung trực của một đoạn
thẳng và đường phân giác của một góc.

Trang 2
II/ Bài tập tham khảo
- Các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập.
- Phần Kiểm tra sự tiến bộ của em cuối mỗi chương (Sách giáo khoa).
- Phiếu ôn tập chương.
- Bài tập thêm:
PHẦN I. MẠCH SỐ HỌC VÀ ĐẠI SỐ
Bài 1. Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng là
A. Số 2 là số tự nhiên nhưng không phải là số hữu tỉ.
B. Số -2 là số hữu tỉ nhưng không phải là số nguyên.
C. Số 2 là số hữu tỉ nhưng không phải là số nguyên.
1
D. Số 2 là số hữu tỉ nhưng không phải là số nguyên.
Bài 2. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

a) 839 làm tròn đến 1 chữ số có nghĩa được kết quả là

A. 800 B. 8 C. 700 D. 839

b) 0,0784 làm tròn đến 2 chữ số có nghĩa được kết quả là

A. 0,07 B. 0,09 C. 0,078 D. 0,0784

c) 3,08964 làm tròn đến 4 chữ số có nghĩa được kết quả là

A. 3,089 B. 3,0896 C. 3,09 D. 3,090

Bài 3.

a) Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: −1,23 ; 9,12 ; 9,154; −1,234; −9,32.

b) Viết các số đo sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn: 0,4 kg; 500 g; 1 140 g; 1,1 kg.

Bài 4. Cho các số sau: −40; 56; 6 ; 5 2 ; 9; 0,8 .


2 3
a) Liệt kê các số tự nhiên.
b) Liệt kê các số nguyên.
c) Liệt kê các số hữu tỉ.
Bài 5.
a) Vẽ sơ đồ cây phân tích số 240 và số 280 ra thừa số nguyên tố.
b) Tìm bội chung nhỏ nhất của 240 và 280 bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố.
c) Tìm ước chung lớn nhất của 240 và 280 bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố.
Bài 6. Tìm x biết
a) x 2 = 36 b) x 2 − 400 = 0 c) x 3 = 125 d) x 3 + 1000 = 0 .
Bài 7.
a) Khoanh tròn vào số chính phương trong các số sau:
0 1 36 -64 576 1000.
b) Khoanh tròn vào số lập phương trong các số sau:
0 1 36 -64 125 1000.

Trang 3
Bài 8. Thực hiện phép tính

a) −4 × −9 b) −42 ÷ −7 c) (−6 − 2)  −2

d) −2 × (1 + −6) e) −2 × (1 + −9)2 f) √36 ÷ (52 − 2 × 11).

Bài 9. Thực hiện phép tính

a) 34 × 35 × 30 b) 83 ÷ 8 c) (54 )2 ÷ 55 .

Bài 10. Thực hiện phép tính

a) 12  0, 01 b) 3, 45  0,1 c) 0,12  0,1 d) 80  0, 01 .

Bài 11. Thực hiện phép tính một cách hợp lý

a) 2,5 1,5  4 b) 1, 25  0, 07  8 c) 6, 4  0,5  20

1 5 1 1 1 5 2  1 2 2 3 
d)  −  e)  +    −  f)  4 + 9    +  .
3 6 2 4 2 9 9  3 3   5 10 

Bài 12. Ước lượng

12A. Ước lượng và nhân số thập phân với số nguyên hoặc số thập phân.

a) −8, 23  2 b) 6, 7  9, 4 c) 0, 25  8,16 .

12B. Ước lượng và chia số thập phân cho các số có một chữ số thập phân.

a) 25, 2  0,3 b) −29,12  0,8

12C. Ước lượng kết quả và thực hiện chính xác phép trừ phép trừ các hỗn số (viết câu trả lời dưới dạng
hỗn số tối giản).

3 3 6 2
a) 5 − 1 b) 7 − 3
8 4 7 3

12D. Ước lượng và nhân một số nguyên với một hỗn số.

2 5
a) 4  30 b) 8 9
3 12

12E. Ước lượng và chia một số nguyên cho phân số.

3 5
a) 6  b) 10 
4 6

Bài 13. Viết biểu thức thể hiện

a) Một phần ba của x cộng với 4; b) Bốn phần năm của y trừ đi a;

c) 20 trừ đi năm phần chín của x; d) x cộng với 6 rồi nhân b.

Trang 4
Bài 14. Mô tả mỗi biểu thức sau bằng lời

x 3x 2n
a) + 2; b) −4; c) m − .
5 7 9

Bài 15. Cạnh ngắn nhất của một tam giác là x cm.

Cạnh thứ hai dài hơn cạnh ngắn nhất 4 cm.

Cạnh thứ ba dài gấp 3 lần cạnh thứ hai.

Viết biểu thức dưới dạng rút gọn thể hiện chu vi của hình tam giác. Tính độ dài cạnh ngắn nhất của tam
giác khi biết chu vi tam giác đó là 41cm.

Bài 16. Tính giá trị của mỗi biểu thức

x b) g 2 + h 2 khi g = 6 và h = - 3;
a) + 3 y khi x = 4 và y = - 5;
2

c) ( 2 x − 5 y ) khi x = 1 và y = 2; d) 20 − w 3 khi w = - 2.
2

Bài 17. Đây là cách một công ti taxi tính chi phí hành trình cho một khách hàng:

Mức phí cố định là $7 và cộng thêm $2 cho mỗi ki-lô-mét.

a) Viết công thức thể hiện chi phí hành trình bằng

i) Lời văn ii) Chữ cái.

b) Sử dụng công thức đã lập để tính chi phí hành trình trong 3 km.

c) Biến đổi công thức để lập công thức thể hiện số ki-lô-mét. Tính số ki-lô-mét một người đã đi,
biết rằng người đó phải trả $57 cho cả hành trình của mình.

Bài 18. Lập công thức biểu diễn x trong mỗi trường hợp sau

a) y = x + 9

A. x = y + 9 B. x = y − 9 C. x = 9 − y

b) y = mx
m y
A. x = my B. x = C. x = m
y

x
c) y = k

y k
A. x = yk B. x = k C. x = y

d) y = 7x − 3
y+3 y
A. x = B. x = 7 − 3 C. x = (y + 3) × 7
7

Trang 5
Bài 19. Khai triển các biểu thức sau (rút gọn biểu thức nếu có thể)

a) 4 ( x + 9 ) b) a ( a − 5 ) c) 3x 2 ( x − 1) d) 4 ( 2 x + 3 x 2 ) − x ( 3 + x ) .

Bài 20. Phân tích biểu thức sau thành nhân tử

a) 6 x − 12 b) x 2 − 7 x c) 10 x 2 y + 3 xy 2 d) 6 ( 3 y + 2 ) − 4 ( y − 2 )
Bài 21. Ahmad có một túi đậu phộng nặng 150 g. Trong túi có tất cả 335 hạt đậu phộng. Tính khối
lượng trung bình của một hạt đậu phộng. Em hãy đưa ra đáp số đúng đến một chữ số có nghĩa.

Bài 22.

a) Viết phương trình biểu diễn hình vẽ sau

b) Giải phương trình vừa lập được.

Bài 23. Hình bên thể hiện số đo của các góc trong một tam giác.

a) Viết phương trình biểu diễn bài toán;

b) Giải phương trình để tìm giá trị của n;

c) Tính số đo của mỗi góc trong tam giác.

Bài 24.

a) Viết phương trình biểu diễn phát biểu sau

b) Giải phương trình trên để tìm giá trị của x.

Bài 25. Viết các bất đẳng thức được biểu diễn trên trục số dưới đây (sử dụng chữ x)

a)

Trang 6
b)

c)

Bài 26. Biểu diễn mỗi bất đẳng thức đã cho trên trục số

a) b)

Bài 27. Hoàn thành các bất đẳng thức tương đương dưới đây

a)

b)

c)

d)
PHẦN II. MẠCH HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG.

Bài 1. Bài 2. Điền vào chỗ chấm để được khẳng định đúng
Số đo góc A trong hình vẽ bên là ………….
Một bát giác đều có:

………. cạnh bằng nhau

………. góc trong bằng nhau

………. trục đối xứng

Đối xứng quay bậc ……….

Bài 3. Cho hình thang cân ABCD dưới đây.


Trong các khẳng định sau, khẳng định SAI là:
A. AD và BC bằng nhau.
B. AB song song với CD.
C. Góc CBA và góc ADC bằng nhau.
D. Góc BCD và góc ADC bằng nhau.

Trang 7
Bài 4.
Quan sát hình vẽ bên.
a) Kể tên bốn cặp góc đồng vị.
b) Kể tên hai cặp góc so le trong.
c) Kể tên hai cặp góc kề bù.
d) Kể tên hai cặp góc đối đỉnh.

Bài 5. Tính số đo x o và y o trong hình dưới đây. Bài 6. Cho hình vẽ dưới đây. Biết EC là tia phân
giác của góc FEA và BC//FE.

Tính số đo các góc trong FEC .

Bài 7. Trình bày đặc điểm, tính chất về cạnh và góc của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành,
hình thoi, hình cánh diều, hình thang, hình thang cân.

Hình vuông ……….. cạnh bằng nhau Hình chữ nhật ………..cặp cạnh bằng nhau

………………góc bằng 900 ………………góc bằng 900

………. cặp cạnh song song ………. cặp cạnh song song

Hình bình hành …… cặp cạnh bằng nhau Hình thoi ……….. cạnh bằng nhau

Các góc …….. bằng nhau Các góc …….. bằng nhau

………. cặp cạnh song song ………. cặp cạnh song song

Hình cánh diều ……….. cặp cạnh bằng nhau Hình thang ………. cặp cạnh song song

………..cặp góc bằng nhau

Hình thang cân ………..cặp cạnh bằng nhau

…………cặp góc bằng nhau

………. cặp cạnh song song

Trang 8
Bài 8. Tính chu vi mỗi hình tròn sau. Làm tròn mỗi đáp số chính xác đến 2 chữ số thập phân (2 cstp).
a) đường kính = 5 cm b) bán kính = 7 dm.

Bài 9. Một cái ao hình tròn có chu vi là 47 m. Tính đường kính của cái ao biết π = 3.14.

(Làm tròn đáp án đến 2 chữ số thập phân).


Bài 10. Tính chu vi hình bán nguyệt với bán kính là 3cm. Lấy π = 3.142.

3 cm
Bài 11.

a) Viết công
m thức Euler thể hiện mối liên hệ giữa số mặt (M), số đỉnh (Đ) và số cạnh (C) của hình
3D không có bề mặt cong.

b) Sử dụng công thức Euler để tính số cạnh của một hình có 8 mặt và 12 đỉnh.

c) Sử dụng công thức Euler để tính số đỉnh của một hình có 11 mặt và 20 cạnh.

Bài 12. Vẽ hình chiếu bằng, hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của các hình sau.

Hình 1 (Sử dụng tỉ lệ 1:2) Hình 2 (Sử dụng tỉ lệ 1:2)

10cm

Hình 3 (Sử dụng tỉ lệ 1:2) Hình 4 (Sử dụng tỉ lệ 1:4)

Bài 13. Dựng tam giác ABC khi biết:

a) AB = 4cm, BC = 6cm, AC = 7cm.

b) AB = 8cm, góc A = 50o, góc B = 30o.

c) AC = 5,2cm, BC = 6,7cm, góc C = 73o.

d) Cạnh huyền BC dài 10cm, cạnh AB dài 6cm.


Trang 9
Bài 14.

a) Dựng tam giác ABC có AB = 4cm, BC = 6cm, AC = 7cm.

b) Dựng đường trung trực của cạnh BC.

c) Dựng đường phân giác của góc A.

Bài 15.
a) Cho tam giác ABC có 𝐴̂ = 1050 ; 𝐵̂ = 350 . Tìm cạnh lớn nhất của tam giác ABC.
b) Cho tam giác ABC có AB = 2 cm, BC = 4 cm, AC = 5 cm. Trong tam giác ABC, góc nào lớn nhất,
góc nào nhỏ nhất?

Bài 16. Cho các bộ ba đoạn thẳng có độ dài như sau:


a) 2 cm; 3 cm; 5 cm;
b) 3 cm; 4 cm; 6 cm;
c) 2 cm; 4 cm; 5 cm.
Hỏi bộ ba nào có thể là độ dài ba cạnh của tam giác? Vì sao?
Bài 17.
Cho hình vẽ bên:
a) Chứng minh ABH = ACH ; A

b) Chứng minh ABC = ACB ;


c) Chứng minh AH vuông góc với BC ;

Bài 18. Cho tam giác ABC vuông tại A . Gọi M là trung B C
H
điểm AC , trên tia đối của tia MB lấy điểm D sao cho
MD = MB .
a) Chứng minh AD = BC ;
b) Chứng minh CD vuông góc với AC ;
c) Đường thẳng qua B song song với AC cắt tia DC tại N . Chứng minh ABM = CNM .

Bài 19. Cho 𝛥𝐴𝐵𝐶 nhọn có AB < AC. Gọi I là giao điểm tia phân giác của góc B và góc C. Từ I lần
lượt kẻ các đường thẳng vuông góc với BC, AC, AB tại M, N, P. Chứng minh:

a) BM = BP. b) IM = IN. c) BP + CN = BC.

̂.
d) AI là tia phân giác của 𝐵𝐴𝐶

CHÚC CÁC CON ÔN TẬP HIỆU QUẢ!

Trang 10

You might also like