You are on page 1of 8

TRƯỜNG TRUNG HỌC VINSCHOOL

**********
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn Toán – Lớp 9 - Hệ Chuẩn Vinschool

I/ Lý thuyết
Nội dung Chuẩn đầu ra
ĐẠI SỐ VÀ MỘT - Sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu và biểu đồ Venn để mô tả các tập hợp và
SỐ YẾU TỐ GIẢI biểu diễn mối quan hệ giữa các tập hợp.
TÍCH - Sử dụng ngôn ngữ và ký hiệu của phân số thường, phân số thập phân
và tỉ số phần trăm trong các bối cảnh phù hợp. Nhận biết sự tương
đương và cách chuyển đổi giữa những hình thức này.
- Thao tác với các số và biểu thức có biến, sử dụng dấu ngoặc và tìm
nhân tử chung. Mở rộng các tích của biểu thức đại số.
- Biến đổi các phân thức đại số. Phân tích thành nhân tử và rút gọn các
biểu thức hữu tỉ.
- Biểu diễn các bất phương trình bằng đồ thị và sử dụng đồ thị để giải
các bài toán quy hoạch tuyến tính đơn giản.
- Viết tiếp một dãy số cho trước. Nhận dạng các quy luật của các dãy
số bao gồm quy luật chuyển-số hạng-tới-số-hạng và mối quan hệ giữa
các dãy số khác nhau. Tìm và sử dụng số hạng thứ n của dãy.
- Giải thích và tìm được phương trình của một đường thẳng thông qua
đồ thị.
- Xác định phương trình của một đường thẳng song song với một đường
thẳng cho trước.
HÌNH HỌC VÀ ĐO - Tính thời gian theo 24 giờ và 12 giờ đồng hồ. Đọc đồng hồ, mặt số và
LƯỜNG thời gian biểu.
- Sử dụng và giải thích các thuật ngữ hình học: Điểm, đường thẳng,
song song, góc phương vị, góc vuông, góc nhọn, góc tù và các góc đối
xứng, vuông góc, sự đồng dạng và sự đồng đẳng. Sử dụng và giải thích
từ vựng về hình tam giác, tứ giác, hình tròn, đa giác và các hình khối
đơn giản bao gồm cả lưới.
- Tính độ dài của các hình đồng dạng. Sử dụng các mối quan hệ về diện
tích của các tam giác đồng dạng, với các kết quả tương ứng mở rộng
cho các hình và hình khối đồng dạng để tính diện tích về mặt, hoặc thể
tích của các hình, hình khối đồng dạng.
- Sử dụng các tiêu chí cơ bản cho hai hình tam giác bằng nhau (c.c.c,
g.c.c, c.g.c).
- Sử dụng các đơn vị hiện tại của khối lượng, chiều dài, diện tích, thể
tích và công suất trong các tình huống thực tế và thể hiện số lượng theo
đơn vị lớn hơn hoặc nhỏ hơn.
- Áp dụng định lý Pythagoras và giá trị sin, côsin, tan cho các góc nhọn
để tính toán một cạnh hoặc một góc của tam giác vuông. Giải các bài
toán lượng giác trong hai chiều liên quan đến góc độ cao và độ sâu. Biết
rằng khoảng cách vuông góc từ một điểm đến một đường thẳng là
khoảng cách ngắn nhất đến đường thẳng.
II/ Bài tập
A. Đại số và một số yếu tố Giải tích
Bài 1: Đây là bốn hạng tử đầu tiên của một dãy.
8 14 20 26
a) Viết ba hạng tử tiếp theo của dãy.
b) Tìm hạng tử thứ n của dãy.
c) Tìm hạng tử thứ 300 của dãy.

Bài 2: Ba mẫu hình đầu tiên trong một dãy hình được thể hiện như sau:

a) Vẽ bảng thể hiện số ngôi sao cho 6 mẫu hình đầu tiên.
b) Tìm số ngôi sao ở mẫu hình thứ n.
c) Mẫu hình thứ 152 có bao nhiêu ngôi sao?

Bài 3: Viết số hạng tiếp theo của dãy: 2𝑎 + 𝑏; 3𝑎 + 5𝑏; 4𝑎 + 9𝑏; .............................

Bài 4: Cho các tập hợp: 𝐴 = {𝑥: 𝑥 ∈ 𝑁, 9 < 𝑥 < 99} ; 𝐵 = {𝑦: 𝑦 ∈ 𝑍, 𝑦 < 100}
Hãy điền ký hiệu phù hợp vào mỗi chỗ chấm dưới đây:
𝐴 ..... 𝑁 𝐴 …. 𝐵 2 …. 𝐴 - 2 …. 𝐵

Bài 5: Viết mỗi số thập phân vô hạn tuần hoàn sau thành phân số tối giản.
0, 6̇1̇ 0, 6̇18̇ 0,03̇1̇ 2, 1̇05̇

Bài 6: Cho A, B là các tập hợp trong không gian mẫu  = 1; 2;3; 4;5;6;7;8;9;10;11;12;13;14;15;16
Biết 𝐴 = {𝑥: 𝑥 là bội của 3} và 𝐵 = {𝑦: 𝑦 là bội của 5}
a) Tìm các phần tử của tập hợp 𝐴 ∩ 𝐵
b) Viết các phần tử của không gian mẫu nói trên vào sơ đồ Venn sau đây:

Bài 7: Cho các hàm số sau: 3𝑥 + 𝑦 = 5; 6𝑥 + 2𝑦 + 9 = 0; 𝑥 + 3𝑦 − 6 = 0


a) Tìm hệ số góc và giao điểm với trục y của các đồ thị tương ứng.
b) Vẽ các đồ thị hàm số trên cùng một hệ trục tọa độ.
Bài 8: Tìm phương trình của các đường thẳng sau:
1
a) Song song với 2𝑥 − 𝑦 − 1 = 0 và đi qua (2; − )
2
b) Vuông góc với 2𝑥 + 2𝑦 = 5 và đi qua 1; −2
( )
c) Song song với −𝑦 = 5𝑥 − 1 và đi qua (1; −2)
Bài 9: Tìm phương trình của mỗi đường thẳng sau:
a) b) c)

Bài 10: Giải các bất phương trình sau và biểu diễn tập nghiệm trên trục số:
1
𝑎) 12𝑥 − 14 ≥ 34 𝑏) 10𝑦 − 12 < 48 + 5𝑦 𝑐) (𝑧 + 5) ≤ 2
2
Bài 11: Bằng cách gạch bỏ vùng không cần đến hãy biểu diễn vùng đại diện cho tập hợp các bất
phương trình: −1 < 𝑥 < 2; 𝑦 ≤ 8; 𝑦 ≥ 4𝑥 − 4.
Bài 12: Tìm ba bất phương trình được mô tả bởi vùng đại diện R:

Bài 13: Cho các bất phương trình: 0 ≤ 𝑥 ≤ 3; 𝑦 ≤ 𝑥 + 3; 𝑦 ≥ 2 và 𝑦 + 𝑥 ≤ 7


a) Tìm các điểm có tọa độ là số nguyên thỏa mãn tất cả các bất phương trình trên.
b) Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức 2𝑦 + 𝑥 với 𝑥 và 𝑦 thỏa mãn tất cả các
bất phương trình trên.
Bài 14. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử
𝑎) 𝑥 2 − 9𝑥 + 20 𝑏) 𝑥 2 − 8𝑥 + 12 𝑐) 𝑥 2 + 16𝑥 − 36
𝑑) 𝑥 2 + 4𝑥 − 5 𝑒) 𝑥 2 + 7𝑥 + 12 𝑓) 𝑥 2 − 5𝑥 − 24

Bài 15: Giải các phương trình sau:


𝑎) 𝑥 2 + 11𝑥 + 10 = 0 𝑏) 3𝑥 2 − 3𝑥 − 1 = 0 𝑐) 2𝑥 2 = −2𝑥 − 1

Bài 16: Rút gọn các biểu thức đại số sau:


𝑥 + 2 2𝑥 − 1 𝑥 2 − 3𝑥 + 2 3 1
𝑎) − +1 𝑏) 2 𝑐) −
3 4 𝑥 + 5𝑥 − 6 2𝑥 − 1 𝑥 + 2

3(𝑥 2 − 1) 2(𝑥 2 − 1) 2 2
𝑑) − 𝑒) − 2
7𝑦 9𝑦 2 𝑥 + 1 𝑥 + 3𝑥 + 2

Bài 17: Trong một dự án tái chế, An đã quyên góp nguyên liệu để làm một số hộp gỗ với hai kích
thước khác nhau. Bạn ấy làm 𝑥 hộp nhỏ và y hộp lớn với một số điều kiện sau:
- Bạn cần ít nhất 5 hộp nhỏ
- Bạn chỉ có đủ nguyên liệu làm nhiều nhất 14 hộp, trong đó có tối đa 8 hộp lớn
- Số hộp lớn ít nhất cần bằng nửa số hộp nhỏ
a) Viết tất cả các bất phương trình theo 𝑥 và 𝑦 để biểu thị thông tin trên
b) Xác định vùng đại diện của các bất phương trình trên
c) Mỗi hộp nhỏ xếp được 3 cuốn sách, mỗi hộp lớn xếp được 5 cuốn sách. Minh khuyên An nên
làm mỗi loại 5 hộp để đựng được nhiều sách nhất. Em có đồng ý với Minh không? Em có phương
án nào tốt hơn không?

Bài 18: Biểu đồ Venn dưới đây cho thấy các tập hợp A, B và C trong một không gian mẫu. Hãy
sao chép sơ đồ và tô màu vùng của sơ đồ Venn đại diện cho các tập hợp sau:

a) A ∪ B d) A ∩ B ∩ C g) (A ∩ C′) ∪ B
b) A ∩ B e) A ∪ (B ∪ C) h) (A ∩ B′) ∪ C′
c) A′ ∩ B f) A ∩ (B ∪ C)
B. Hình học và đo lường
Bài 19: Xác định xem các cặp tam giác ở mỗi hình sau có bằng nhau hay không. Trình bày lời
giải của em.

CHÚ Ý: HÌNH VẼ KHÔNG ĐÚNG TỈ LỆ

Bài 20:
a) Josh và Sarah đi bộ từ cùng một điểm. Josh đi bộ về phía tây và Sarah đi bộ về phía bắc.
Sau 1 giờ, Josh cách điểm xuất phát 4,2 km và Sarah cách Josh 5,6 km trên một đường thẳng. Hỏi
khi đó Sarah cách điểm xuất phát bao xa?
b)

Bài 21: Xác định xem mỗi cặp tam giác ở hình sau có đồng dạng hay không. Tính độ dài các
cạnh chưa biết. Trình bày lời giải của em.
Bài 22: Các cặp tam giác sau đây đồng dạng. Tìm độ dài của mỗi cạnh được đánh dấu bằng các
chữ cái.

Bài 23
Hai chiếc bình này là hai khối hình đồng dạng với nhau.
Bình lớn hơn có thể tích bằng 3 456 𝑐𝑚3 và diện tích toàn phần
bằng 1 024 𝑐𝑚2
Bình nhỏ hơn có thể tích bằng 1 258 𝑐𝑚3
Tính diện tích toàn phần của bình nhỏ hơn.
Bài 24: Celine có hai bể chứa nước hình trụ giống nhau. Cái lớn hơn cao 8m và có bán kính 4m.
Tỉ lệ của đường kính đáy của hai bể là 3:4. Tính:
a) Chiều cao của bể nhỏ hơn
c) Diện toàn phần của mỗi bể nước (Diện tích toàn phần của hình trụ: S = 2πrh + 2πr²)
b) Tính thể tích nước mà mỗi bể chứa được (Thể tích của hình trụ: V = πr²h)

Bài 25: Chuyển các số đo sau sang đơn vị đã cho


1.
a) 4,5 km = ___ m e) 0,08 m = ___ mm i) 0,9 kg = ___ g
b) 97 cm = ___ mm f)5,9 cm = ___ m j) 77 g = ___ kg
c) 9,7 m = ___ cm g) 5,8 kg = ___ g k) 12,5 g = ___ kg
d) 2324,65 m = ___ km h) 26,67 kg = ___ g
2.
a) 7 𝑐𝑚2 = ______ 𝑚𝑚2 b) 12 𝑐𝑚2 = ______ 𝑚𝑚2
c) 64,2 𝑐𝑚2 = ______ 𝑚𝑚2 d) 0,07 𝑘𝑚2 = ______ 𝑚2
e) 9543 𝑚2 = ______ 𝑘𝑚2 f) 4,423 𝑚2 = ______ 𝑚𝑚2

3.
a) 56 𝑐𝑚3 = ______ 𝑚𝑚3 b) 11 𝑐𝑚3 = ______ 𝑚𝑚3
c) 34,4 𝑐𝑚3 = ______ 𝑚𝑚3 d) 485 𝑐𝑚3 = ______ 𝑚𝑚3
e) 149 𝑚𝑚3 = ______ 𝑐𝑚3 f) 19 600 𝑚𝑚3 = ______ 𝑚3

Bài 26: Gạch chân độ dài lớn hơn trong mỗi cặp độ dài dưới đây. Sau đó tính hiệu hai độ dài.
Đưa ra câu trả lời của em theo đơn vị thích hợp nhất
a) 9 km; 8900 m b) 690 m; 69 015 cm
c) 28,3 cm; 285 mm d) 401 cm; 4,99 m
e) 685 m; 0,7 km f) 5,5 km; 545 000 cm

Bài 27: Hoàn thành thẻ thời gian này để cho biết thời gian John đã làm việc mỗi ngày trong một
tuần:

a) Tính tổng số giờ John làm việc trong tuần.


b) Nếu John kiếm được 4,95 đô la mỗi giờ, người sử dụng lao động phải khấu trừ 12% thuế từ
thu nhập của nhân viên bán hàng. Tuần này anh ta sẽ được trả bao nhiêu sau khấu trừ?
Bài 28: Tỷ giá hối đoái này được hiển thị tại quầy lễ tân khách sạn ở Mumbai

a) Sử dụng bảng để chuyển đổi những số tiền này sang Rupees Ấn Độ

b) Ông Mohammed ở khách sạn này, hóa đơn của ông ấy bằng đồng Rupees Ấn Độ là 45 600
Rs. Số tiền ông ta đã trả bằng đồng Saudi Riyals là bao nhiêu?
c) Bà Piccolo, người Australia, đặt phòng 5 đêm với giá 14.000 Rs/đêm. Số tiền bà ấy đã trả
bằng đồng đô là Úc là bao nhiêu?

CHÚC CÁC CON ÔN TẬP TỐT!

You might also like