You are on page 1of 2

TRƯỜNG THCS LỘC BỔN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II

TỔ: TOÁN TIN NĂM HỌC 2023-2024


MÔN TOÁN 9
Giới hạn chương trình:

ˆ Đại số ngang bài 5 Công thức nghiệm thu gọn.

ˆ Hình học ngang bài 7 Tứ giác nội tiếp.

1 Giải phương trình và hệ phương trình

Bài 1. Không sử dụng máy tính cầm tay, hãy giải các phương trình sau

a) x2 + x − 6 = 0. b) −x2 − 3x + 4 = 0. c) 2x2 − 5x + 1 = 0. d) x2 + 10x − 11 = 0.

e) 3x2 − 7x + 4 = 0. f) 3x2 − 12 = 0. g) 4x2 + 7x − 2 = 0. h) 5x2 + 13x − 6 = 0.

Bài 2. Không sử dụng máy tính cầm tay, hãy giải hệ phương trình sau
® ® ® ®
x − y = −1 3x + y = 5 x + 2y = 5 3x + y = 2
a) b) c) d)
2x + 3y = 8. 2x + 5y = 12. 3x − 2y = 7. x − y = 6.
® ® ® ®
3x + y = 9 2x − y = 4 3x + y = 4 3(x − 1) + 2(x − 2y) = 10
e) f) g) h)
4x − y = 5. x + 2y = 7. 7x − 5y = −9. 4(x − 2) − (x − 2y) = 2.

2 Vẽ Parabol

Bài 3. Cho hàm số y = 2x2 có đồ thị (P ).

a) Vẽ đồ thị hàm số (P ).

b) Tìm tọa độ giao điểm của đồ thị hàm số đã cho với đường thẳng y = 5x − 2.

Bài 4. Cho hàm số y = ax2 .

a) Xác định hệ số a, biết rằng đồ thị đi qua điểm A(2; 2).

b) Vẽ đồ thị của hàm số trên với giá trị của a vừa tìm được.

1
Bài 5. Cho Parabol (P ) : y = x2 .
2

a) Vẽ Parabol (P ) trên mặt phẳng tọa độ.

b) Tìm giá trị của m sao cho điểm K(−2; 2m) thuộc parabol (P ).

5
c) Tìm tọa độ giao điểm của Parabol (P ) và đường thẳng (d) : y = 2x + .
2

Bài 6. Cho đường thẳng (d) : y = −2mx + 3(2m + 3) và parabol (P ) : y = x2 .

a) Vẽ (P ) : y = x2 trên mặt phẳng tọa độ Oxy.

b) Chứng tỏ rằng (d) và (P ) luôn có điểm chung với mọi giá trị của m.
3 Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
Bài 7. Hai xe lửa cùng khởi hành đồng thời từ hai ga cách nhau 750 km và đi ngược chiều nhau,
sau 10 giờ chúng gặp nhau. Nếu xe thứ nhất khởi hành trước xe thứ hai 3 giờ 45 phút thì sau khi xe
thứ hai đi được 8 giờ thì chúng gặp nhau. Tính vận tốc của mỗi xe.
Bài 8. Có 162 người vào xem biểu diễn văn nghệ. Giá vé mỗi người lớn là 5 nghìn đồng, giá vé mỗi
trẻ em là 3 nghìn đồng. Số tiền thu được là 610 nghìn đồng. Hỏi có bao nhiêu người lớn, bao nhiêu
trẻ em vào xem buối biểu diễn văn nghệ đó?
Bài 9. Một trường chuyên tuyển 70 học sinh vào hai lớp 10 chuyên Toán và 10 chuyên Tin. Biết
rằng nếu chuyển 5 học sinh của lớp 10 Toán vào lớp 10 Tin thì số học sinh của hai lớp bằng nhau.
Tính số học sinh ban đầu của mỗi lớp.
Bài 10. Cho hai vòi nước cùng chảy vào một bể không có nước thì sau 5 giờ đầy bể. Nếu lúc đầu
chi mở vòi thứ nhất chảy trong 2 giờ rồi đóng lại, sau đó mở vòi thứ hai chảy trong 1 giờ thì ta được
1
bể nước. Hỏi nếu mở riêng từng vòi thì thời gian mỗi vòi chảy đầy bể là bao nhiêu?
4
Bài 11. Một công ty vận tải có hai loại xe chở khách. Nếu dùng 15 xe nhỏ và 10 xe lớn thì chở được
690 khách. Lần khác công ty dùng 5 xe nhỏ và 14 xe lớn thì số lượng khách vận chuyển được 710
người. Biết rằng trong các lần chở khách, các xe đều chở đủ số người theo quy định của mỗi xe. Hỏi
mỗi xe của từng loại xe chở được bao nhiêu khách?
Bài 12. Một chiếc xe tải đi từ thành phố Huế vào thành phố Đà Nẵng. Sau khi xe tải xuất phát
được 1 giờ, một chiếc xe khách bắt đầu đi từ thành phố Đà Nẵng ra thành phố Huế và gặp xe tải
sau 42 phút kể từ khi xe khách xuất phát. Tính vận tốc mỗi xe, biết mỗi giờ xe khách đi nhanh hơn
xe tải 20 km và Huế cách Đà Nẵng 98 km.

4 Hình học
Bài 13. Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O); kẻ hai tiếp tuyến AB và AC với đường tròn (B; C là
các tiếp điểm).
a) Chứng minh: tứ giác ABOC nội tiếp.
b) Kẻ cát tuyến AM N của (O) không qua tâm. Chứng minh AM · AN = AB 2 .
c) Gọi H là giao điểm của BC và AO. Chứng minh N, O, H, M cùng thuộc một đường tròn.
Bài 14. Cho đường tròn (O) và điểm M nằm ngoài đường tròn. Vẽ các tiếp tuyến M A, M B với
đường tròn (O) (A, B ∈ (O)). Qua M vẽ một đường thẳng cắt đường tròn tại hai điểm D và E phân
biệt (D nằm giữa M và E). Gọi H là giao điểm của AB và M O.
a) Chứng minh tứ giác M AOB là tứ giác nội tiếp.
b) Chứng minh M A2 = M D.M E = M H.M O.

‘ = 1M
c) Gọi I là giao điểm của M O và (O). Chứng minh IEB ÷ AB.
2
Bài 15. Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn nội tiếp trong đường tròn tâm O, bán kính R. Gọi H là
giao điểm của ba đường cao AD, BE và CF của tam giác ABC.
a) Chứng minh rằng AEHF và AEDB là các tứ giác nội tiếp đường tròn.
b) Vẽ đường kính AK của đường tròn (O). Chứng minh tam giác ABD và tam giác AKC đồng
dạng với nhau. Từ đó suy ra AB · AC = 2R · AD.
c) Chứng minh rằng OC vuông góc với DE.
− − − − − − − − −− Hết − − − − − − − − −−

You might also like