You are on page 1of 30

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

1) Lấy ví dụ minh họa một tình huống dạy học Toán 10, 11, 12 thể hiện cơ hội
phát triển một trong năm năng lực toán học.
*) Năng lực mô hình hóa ở lớp 10
Để đo khoảng cách từ một gốc cây A trên bờ sông đến gốc cây B trên cù lao
giữa sông, người ta chọn một vị trí C cùng ở trên bờ với A sao cho từ C và A có thể
nhìn thấy gốc cây B với các góc BAC bằng 75°, góc BCA bằng 60°, đoạn AC dài
60 mét. Hãy tính khoảng cách từ A đến B.
 Khi làm bài tập này HS có cơ hội chuyển từ bài toán thực tế sang mô hình
toán học bằng cách thiết lập tam giác ABC xác định các góc BAC, BCA và
cạnh AC. Từ đó sử dụng Định lí Sin tìm được AB là đáp án cần tìm.
*) Năng lực giải quyết vấn đề toán học lớp 11
Cho hàm số 𝑦 = 𝑓(𝑥) có đạo hàm tại điểm 𝑥0 ∈ 𝐷.
Sau khi HS học định lí: Nếu hàm số 𝑓(𝑥) đạt cực trị tại điểm 𝑥 = 𝑥0 thì 𝑓 ′ (𝑥0 ) = 0.
GV có thể đặt câu hỏi lật ngược: Nếu hàm số 𝑓 ′ (𝑥0 ) = 0 thì ta có thể kết luận hàm
số 𝑓(𝑥) đạt cực trị tại điểm 𝑥0 không?
 Trong hoạt động này, HS sử dụng các kiến thức đã học, chỉ ra điều trên là
không chắc chắn bằng cách lấy ví dụ cụ thể chứng minh. Chẳng hạn hàm số
𝑦 = 𝑥 3 có 𝑦 ′ (0) = 0, nhưng 𝑥 = 0 không phải là điểm cực trị.
*) Năng lực giao tiếp toán học ở lớp 12
Dạy học về ứng dụng đạo hàm để xét sự đồng biến, nghịch biến của hàm số. GV có
thể đặt yêu cầu: Các em có thể nhắc lại về mỗi liên hệ giữa đạo hàm và tính đồng
biến, nghịch biến của một hàm số. Từ đó, hãy nêu phương pháp để xét tính đơn
điệu của một hàm số bất kì.
 Trong hoạt động này, HS dùng ngôn ngữ toán học kết hợp cùng ngôn ngữ
thông thường để nêu ra cách xét tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số
thông qua đạo hàm.
2) Phân tích một tình huống dạy học toán để giải thích nhận định sau:
“Kĩ thuật dạy học Mảnh ghép có ưu thế đối với việc hình thành và phát triển
năng lực giao tiếp toán học.”
Trong dạy học Ba đường Conic, GV chia lớp thành 6 nhóm chuyên gia, mỗi nhóm
nghiên cứu về 1 vấn đề được ấn định từ Elip, Hypebol, Parabol.
Sau khi các nhóm chuyên gia thảo luận cá nhân và đưa ra ý kiến nhóm, GV thành
lập các nhóm mảnh ghép (mỗi nhóm có từ 1-2 người ở nhóm chuyên gia). Các
thành viên trong nhóm từ nhóm chuyên gia sẽ lần lượt trình bày tìm hiểu của mình
từ vấn đề đã thảo luận ở nhóm chuyên gia.
 Thông qua tình huống này, HS được sử dụng ngôn ngữ toán học và ngôn
ngữ thông thường để trình bày các tìm hiểu của nhóm mình.
“Kĩ thuật dạy học Sơ đồ tư duy có ưu thế đối với việc hình thành và phát triển
năng lực giao tiếp toán học.”
Sau khi học xong bài “Hàm số bậc hai”, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy
theo nhóm. Sau đó đại diện mỗi nhóm lên trình bày sản phẩm. Năng lực giáo tiếp
toán học được dùng ở sản phẩm là viết được thể hiện qua kí hiệu toán, chữ viết.
Năng lực giao tiếp khi học sinh trình bày trước lớp là nói.
 Từ đó, học sinh có thể nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các
thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong bài “Hàm số bậc hai” qua nói và
viết.
“Phương pháp dạy học Phát hiện và giải quyết vấn đề có ưu thế đối với việc
hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.”
Từ công thức tính 𝑠𝑖𝑛(𝑥 + 𝑦), 𝑐𝑜𝑠(𝑥 + 𝑦), GV có thể yêu cầu HS tự tìm công thức
tính 𝑠𝑖𝑛2𝑥, 𝑐𝑜𝑠2𝑥. Việc yêu cầu học sinh tự tìm 𝑠𝑖𝑛2𝑥, 𝑐𝑜𝑠2𝑥 còn có tác dụng tập
luyện cho học sinh các hoạt động khái quát hóa đi đến kiến thức đã biết: khái quát
hóa thể hiện ở việc liên hệ những tiên đề, định nghĩa, định lí thích hợp, ở việc nhận
biết cái tổng quát đã biết trong những cái cụ thể.
3) Lấy ví dụ về các phương pháp – công cụ đánh giá trong dạy học toán PT
3.1) Phương pháp đánh giá
1. Phương pháp đánh giá viết
Nguyên hàm
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (…)
Hàm số 𝐹(𝑥) được gọi là …………của hàm số 𝑓(𝑥) nếu 𝐹 ′ (𝑥) = 𝑓(𝑥) với mọi 𝑥
Câu 2: Tìm một nguyên hàm của hàm số 𝑓(𝑥) = 𝑥 + 1
2. Phương pháp quan sát
Sử dụng bảng kiểm trong phương pháp quan sát để đánh giá năng lực học sinh khi
thực hành vẽ và tìm hiểu về đồ thị hàm số mũ:
Nhiệm vụ: Các em hãy đánh dấu X vào ô “Có” hoặc “Không”về các yêu cầu của bài
thực hành vào bảng sau:
Hoạt động Xác nhận
Nội dung
Có Không

Vẽ đồ thị hàm số mũ với cơ số 𝑎 > 1


Vẽ đồ thị hàm
số mũ Vẽ đồ thị hàm số mũ với cơ số 0 < 𝑎 < 1

Phát hiện ra các đặc điểm hàm số mũ với cơ


Đặc điểm của đồ số 𝑎 > 1
thị hàm số mũ Phát hiện ra các đặc điểm hàm số mũ với cơ
số 𝑎 > 1
3. Phương pháp vấn đáp
1. Giá trị của biểu thức 𝐴 = 𝑙𝑜𝑔3 36 − 𝑙𝑜𝑔3 4 bằng bao nhiêu?
2. Cho hàm số 𝑦 = log 𝑎 𝑏 điều kiện của cơ số a là gì?
3. Hàm số 𝑦 = log 𝑎 𝑏 đồng biến khi nào? Nhịch biến khi nào?
4. Phương pháp đánh giá theo hồ sơ học tập, các sản phẩm, học tập của học
sinh
Sử dụng sản phẩm học tập để đánh giá HS lớp 10 lĩnh hội kiến thức về sai số và số
gần đúng:
Tên HS:
Lớp:
Xác nhận
Ghi chú
Có Không
Hiểu khái niệm số gần đúng, sai số tuyệt đối.
Xác định sai số tuyệt đối của một số gần
đúng.
Xác định sai số tương đối của số gần đúng.
Xác định số quy tròn của số gần đúng với độ
chính xác cho trước.
Biết sử dụng máy tính cầm tay để tính toán
với số gần đúng.
3.2) Công cụ đánh giá
1. Câu hỏi
Chủ đề logarit
1. Giá trị của biểu thức 𝐴 = 𝑙𝑜𝑔3 36 − 𝑙𝑜𝑔3 4 bằng bao nhiêu?
2. Cho hàm số 𝑦 = log 𝑎 𝑏 điều kiện của cơ số a là gì?
3. Hàm số 𝑦 = log 𝑎 𝑏 đồng biến khi nào? Nhịch biến khi nào?
2. Bài tập
Sai số và số gần đúng
Bài 1: Làm tròn số 123,456 đến hàng chục và tính sai số tuyệt đối của số quy tròn
đó.
Bài 2: Một tam giác có ba cạnh đo được như sau: 𝑎 = 5,4 𝑐𝑚 ± 0,2 𝑐𝑚, 𝑏 =
7,2 𝑐𝑚 ± 0,2 𝑐𝑚 và 𝑐 = 9,7 𝑐𝑚 ± 0,1 𝑐𝑚. Tính chu vi tam giác đó.
3. Đề kiểm tra
(Thời gian: 15 phút)
Câu 1: Kết quả của (−∞; 3) ∩ [0; 8] là
A. (−∞; 8] B. (0; 3] C. [0; 3) D. (3; 8)
Câu 2: Mệnh đề phủ định của mệnh đề P: “∃𝑥 ∈ ℝ: 𝑥 2 − 2023𝑥 > 0” là
A. ∃𝑥 ∈ ℝ: 𝑥 2 − 2023𝑥 ≤ 0 B. ∃𝑥 ∈ ℝ: 𝑥 2 − 2023𝑥 < 0
C. ∀𝑥 ∈ ℝ: 𝑥 2 − 2023𝑥 < 0 D. ∀𝑥 ∈ ℝ: 𝑥 2 − 2023𝑥 ≤ 0
Câu 3: Lớp 10A có 30 em thích môn Toán, 25 em thích môn Anh, 15 em thích cả
hai môn Toán và Anh và 5 em không thích cả 2 môn đó. Khi đó, số học sinh của lớp
10A là:
A. 42 B. 45 C. 40 D. 50
Câu 4: Cho hai tập 𝐴 = (−4; 8] và 𝐵 = (−∞; 6).
a. Tìm 𝐴 ∩ 𝐵, 𝐴 ∪ 𝐵, 𝐶ℝ 𝐴 và biểu diễn trên trục số.
b. Cho tập 𝐶 = [2𝑚 − 1; 2𝑚 + 1). Tìm các giá trị của m để 𝐶 ⊂ 𝐴.
4. Bảng kiểm
Sử dụng công cụ bảng kiểm để đánh giá Thực hành vẽ và tìm hiểu đặc điểm đồ thị
hàm số mũ ở lớp 11.
Nhiệm vụ: Các em hãy đánh dấu X vào ô “Có” hoặc “Không”về các yêu cầu của bài
thực hành vào bảng sau:
Hoạt động Nội dung Xác nhận
Có Không

Vẽ đồ thị hàm Vẽ đồ thị hàm số mũ với cơ số 𝑎 > 1


số mũ
Vẽ đồ thị hàm số mũ với cơ số 0 < 𝑎 < 1
Phát hiện ra các đặc điểm hàm số mũ với cơ
Đặc điểm của đồ số 𝑎 > 1
thị hàm số mũ Phát hiện ra các đặc điểm hàm số mũ với cơ
số 𝑎 > 1
5. Sản phẩm học tập
VD: Sử dụng sản phẩm học tập quan sát quá trình HS lớp 10 lĩnh hội kiến thức về
sai số và số gần đúng:
Tên HS:
Lớp:
Xác nhận
Ghi chú
Có Không
Hiểu khái niệm số gần đúng, sai số tuyệt đối.
Xác định sai số tuyệt đối của một số gần
đúng.
Xác định sai số tương đối của số gần đúng.
Xác định số quy tròn của số gần đúng với độ
chính xác cho trước.
Biết sử dụng máy tính cầm tay để tính toán
với số gần đúng.
6. Hồ sơ học tập
1.Thông tin cá nhân:
- Họ và tên: Nguyễn Văn A
- Ngày sinh: 15/05/2008
- Lớp: 11A1
- Trường: Trường Trung học phổ thông ABC
2.Kết quả học tập môn Toán:
- Học kỳ 1:
+ Điểm miệng: 8.5; 9; 9.5
+ Điểm 15 phút: 7.5; 8.5
+ Điểm giữa kì: 8
+ Điểm cuối kì: 8.5
- Học kỳ 2:
+ Điểm miệng: 8; 9; 9
+ Điểm 15 phút: 8; 8.5
+ Điểm giữa kì: 9
+ Điểm cuối kì: 9.25
3.Hoạt động ngoại khóa:
- Tham gia câu lạc bộ Toán học của trường từ năm lớp 9.
- Đạt giải Nhất trong cuộc thi Toán học cấp trường.
4.Mục tiêu học tập:
- Nắm vững kiến thức cơ bản về toán học.
- Phát triển khả năng giải quyết bài toán và tư duy logic.
- Đạt điểm cao trong các kỳ thi và bài kiểm tra môn toán.
(Ngoài ra, giáo viên có thể bổ sung thêm các thành tích, hoạt động ngoại khóa khác
mà bạn đã tham gia trong lĩnh vực toán học.)
7. Thang đánh giá
Ví dụ: Để đo khoảng cách từ một gốc cây A trên bờ sông đến gốc cây B trên
cù lao giữa sông, người ta chọn một vị trí C cùng ở trên bờ với A sao cho từ C và
A có thể nhìn thấy gốc cây B với các góc BAC bằng 75°, góc BCA bằng 60°, đoạn
AC dài 60 mét. Hãy tính khoảng cách từ A đến B.
Bảng đánh giá NLGQVĐ thực tiễn của HS
Cấu trúc Đánh giá
Tiêu chí
của Nội dung đánh giá Mức
đánh giá Nội dung
NLGQVĐ độ
thực tiễn

Bài toán cho biết: 3 Nêu được cả 3 ý.

- Từ C và A có thể nhìn thấy 2 Nêu được 2 trong


Phát hiện
gốc cây B với các góc BAC 3 ý.
1. Tìm được vấn đề
bằng 75°, góc BCA bằng 60°; Nêu được 1 trong
hiểu vấn thực tiễn 1
đề - Đoạn AC dài 60 mét 3ý
cần giải
quyết Bài toán yêu cầu: Làm sai hoặc
0 không nêu được
- Tính khoảng cách từ A đến B ý nào.
Vẽ được hình và
3
nêu được cả 2 ý.
Biết chuyển - Vẽ hình tam giác ABC minh
Vẽ được hình và
đổi thông họa
2. Thiết nêu được 1 trong
tin từ tình - Xét tam giác ABC có BAC 2
lập mô 2
huống thực bằng 75°, góc BCA bằng 60°;;
hình toán
tiễn về mô ý.
học AC=60
hình toán
1 Vẽ được hình.
học. - Tính độ dài cạnh AB.
Không vẽ được
0
hoặc vẽ sai hình.

* Các kiến thức cần huy động: 3 Nêu được cả 3 ý.

- Tam giác biết được 2 góc và 2 Nêu được 2 trong


Lập được 3 ý.
1 cạnh
kế hoạch
giải quyết - Sử dụng định lý Sin trong 1 Nêu được 1 trong
3. Lập kế
mô hình tam giác 3 ý.
hoạch và toán học
* Chiến lược giải: Làm sai hoặc
thực hiện 0 không nêu được
- Tính góc ABC → tính 𝐴𝐵. ý nào
giải pháp
Hoàn thành được
- Ta có: 3
Thực hiện cả 3 ý.
𝐴𝐶 𝐴𝐵
giải pháp = Hoàn thành được
̂ sin 𝐵𝐶𝐴
sin 𝐴𝐵𝐶 ̂ 2
2 trong 3 ý.
̂
𝐴𝐶. sin 𝐵𝐶𝐴 Hoàn thành được
⇒ 𝐴𝐵 = 1
̂
sin 𝐴𝐵𝐶 1 trong 3 ý.
- Suy ra: Làm sai hoặc
60. sin 60 0 không làm được
𝐴𝐶 = = 30√6(𝑚) ý nào.
sin 45
HS trả lời được:
Khoảng cách từ
một gốc cây A
2 trên bờ sông đến
Biết chuyển gốc cây B trên cù
lao giữa sông là
từ kết quả
30√6(𝑚)
giải quyết
HS trả lời:
4. Đánh mô hình Khoảng cách từ một gốc cây A
Khoảng cách từ
giá và toán học trên bờ sông đến gốc cây B một gốc cây A
phản ánh
sang kết trên cù lao giữa sông là 1 trên bờ sông đến
giải pháp quả bài toán 30√6(𝑚) gốc cây B trên cù
chứa lao giữa sông là
tình huống 30√6

thực tiễn. Không trả lời


được hoặc trả lời
0
sai yêu cầu của
bài toán

8. Phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubrics)


Ví dụ: Toán lớp 10.
Biểu diễn hình học tập nghiệm của hệ bất phương trình sau:
𝑥+𝑦 ≤5
{𝑥 − 1 ≥ 0
𝑦−2≥0
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Vẽ đúng Vẽ đúng Vẽ đúng
đường thẳng đường thẳng đường thẳng
và không chọn và chọn được và chọn được
Mức độ
được điểm 1 điểm thuộc 2 điểm thuộc
thuộc đường đó là
đường đó là
đỉnh của tam
đường đó là đỉnh của tam
giác xác định
đỉnh của tam giác xác định
Tiêu chí miền nghiệm.
giác xác định miền nghiệm.
miền nghiệm.
Vẽ đường thẳng x + y − 5 = 0.
Vẽ đường thẳng x − 1 = 0.
Vẽ đường thẳng y − 2 = 0.
Kết luận được hình biểu diễn
tập nghiệm.
4) So sánh giữa dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận năng lực. So sánh
giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức-kĩ năng.
*) Dạy học TCND và dạy học TCNL
Dạy học nội dung Dạy học tiếp cận năng lực
Mục tiêu dạy - Chú trọng vào kiến thức, kĩ - Chú trọng hình thành phẩm
học năng. chất, năng lực.
Nội dung dạy - Dựa trên hệ thống tri thức kho - Dựa trên yêu cầu cần đạt về
học học chuyên ngành. phẩm chất, năng lực.
- Quy định chi tiết trong - Chỉ xác lập cơ sở để lựa chọn
chương trình. nội dung trong chương trình.
- Chú trọng hệ thống kiến thức - Chú trọng vào kĩ năng thực
lí thuyết, sự phát triển tuần tự hành và vận dụng thức tiễn.
của khái niệm, định luật, học
thuyết khoa học.
Phương pháp - GV là chủ đạo, HS lắng nghe, - GV là người tổ chức hoạt động,
dạy học tiếp thu tri thức được quy định HS tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức,
sẵn. Việc sử dụng các PPDH GV sử dụng PPDH tích cực phù
theo định hướng của GV. hợp với yêu cầu cần đạt về năng
lực, phẩm chất của HS.
- HS tiếp thu thiếu tính chủ - HS chủ động tham gia hoạt
động. động, có cơ hội tham gia quá
trình chiếm lĩnh chi thức.
- KHBD thiết kế với nội dung, - KHBD được soạn để phù hợp
hoạt động dùng chung cho các với trình độ và năng lực HS;
lớp; PPDH quen thuộc, lặp lại. PPDH đa dạng, phong phú, phù
hợp với nội dung KHBD.
Môi trường GV thường ở bên trên, trung Có tính linh hoạt, lớp học được
học tập tâm lớp học, lớp học ít được bố bố trí để phù hợp với các hoạt
trí theo nhiều hình thức khác động học tập của HS.
nhau.
Đánh giá - Dựa trên sự ghi nhớ nội dung - Dựa vào sự tiến bộ của HS, chú
đã học, ít quan tâm ứng dụng trọng vận dụng thực tiễn, các
thực tế. phẩm chất, năng lực cần có.
- Chủ yếu do GV thực hiện. - HS được tự đánh giá và tham
gia đánh giá lẫn nhau…
Sản phẩm - HS chủ yếu tái hiện tri thức, - HS vận dụng tri thức, kĩ năng
giáo dục ghi nhớ có sẵn. vào thực tiễn, khả năng tìm tòi
trong dạy học được phát huy.
- Tính năng động sáng tạo hạn - Sự năng động, tự tin ở HS biểu
chế. hiện rõ.
*) Đánh giá TCND và TCNL
STT Đánh giá theo hướng tiếp cận Đánh giá theo hướng tiếp cận
nội dung năng lực
1 Quan tâm đến mục tiêu cuối Quan tâm đến đến phương pháp học
cùng của việc dạy học. tập, phương pháp rèn luyện của HS.
2 Chú trọng vào điểm số. Chú trọng vào quá trình tạo ra sản
phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo,
đến các chi tiết của sản phẩm để
nhận xét.
3 Tập trung vào kiến thức hàn lâm. Tập trung vào năng lực thực tế và
sáng tạo.
4 Đánh giá được thực hiện bởi các GV và HS chủ động trong đánh giá,
cấp quản lí và do GV là chủ yếu, khuyến khích tự đánh giá và đánh
còn tự đánh giá của HS không giá chéo của HS.
hoặc ít được công nhận.
5 Đánh giá đạo đức HS chú trọng Đánh giá phẩm chất của HS toàn
đến việc chấp hành nội quy nhà diện, chú trọng đến năng lực cá
trường, tham gia phong trào thi nhân, khuyến khích HS thể hiện cá
đua… tính và năng lực bản thân.
5) Giải bài toán và chỉ ra các năng lực toán học có thể được hình thành và phát
triển trong quá trình giải bài toán.
6) Thiết kế 1 trong 4 HĐHT theo hướng tiếp cận năng lực khi dạy học một tình
huống điển hình thuộc mạch X ở lớp Y, chương trình giáo dục phổ thông môn
Toán 2018.
6.1) LỚP 10
1. Đại số và yếu tố giải tích
SỐ GẦN ĐÚNG VÀ SAI SỐ
1. Mở đầu
a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, khích lệ sự tò mò và tìm hiểu về số gần đúng.
b. Nội dung:
HS theo dõi và lắng nghe các câu hỏi liên quan đến nội dung sắp đề cập.
c. Sản phẩm:
HS bước đầu hình dung ra nội dung bài học sắp đề cập.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS lên đo chiều dài của bảng bằng thước dây 5m.
Sau khi đo xong, HS đọc kết quả ….
Câu hỏi: Các số trên là những số đúng hay số gần đúng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện, lắng nghe và suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS lên thực hiện và trả lời câu hỏi, HS khác
nhận xét đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Dựa vào câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài
học mới.
2. Hình thành kiến thức
Số gần đúng
a. Mục tiêu:
HS phát biểu được khái niệm số gần đúng.
b. Nội dung:
HS thảo luận thực hiện nhiệm vụ thông qua bài tập:
Cho hình tròn bán kính r=2 cm. Tính diện tích hình tròn qua công thức 𝑆 = 𝜋𝑟 2
với 𝑟 = 3,14 và 𝑟 = 3,145.
c. Sảm phẩm:
Tính toán và phát biểu được khái niệm số gần đúng.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ.
GV đặt câu hỏi: Các em có nhận xét gì về các số vừa nhận được ở phép toán?
Các em hiểu thế nào là số gần đúng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu
hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 - 2 HS trả lời câu hỏi, đưa ra khái niệm số
gần đúng, HS khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Dựa vào câu trả lời của HS, GV bổ sung và kết
luận: Số gần đúng là số khác có giá trị xấp xỉ với số gần đúng.
3. Luyện tập
a. Mục tiêu:
HS áp dụng các kiến thức về số gần đúng, sai số, làm tròn số vào các bài tập cụ
thể.
b. Nội dung:
Bài tập: Làm tròn số 1,8398 đến hàng phần trăm rồi tính sai số tuyệt đối của số quy
tròn.
c. Sản phẩm:
HS giải được bài toán:
Số quy tròn của số 1,8398 đến hàng phần trăm là 1,84 với sai số tuyệt đối là
|1,84 − 1,8398| = 0,0002.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS giải bài tập trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện giải bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên giải bài tập. HS khác nhận xét và
bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt lại câu trả lời.
4. Củng cố
a. Mục tiêu:
HS áp dụng các kiến thức về số gần đúng, sai số, làm tròn số vào các bài toán liên
quan đến thực tiễn.
b. Nội dung:
Bài tập: Một tam giác có ba cạnh đo được như sau: 𝑎 = 5,4 𝑐𝑚 ± 0,2 𝑐𝑚, 𝑏 =
7,2 𝑐𝑚 ± 0,2 𝑐𝑚 và 𝑐 = 9,7 𝑐𝑚 ± 0,1 𝑐𝑚. Tính chu vi tam giác đó.
c. Sản phẩm:
HS giải được bài toán:
Ta có 5,4 − 0,2 < 𝑎 < 5,4 + 0,2
7,2 − 0,2 < 𝑏 < 7,2 + 0,2
9,7 − 0,1 < 𝑐 < 9,7 + 0,2
⇒ 5,4 + 7,2 + 9,7 − 0,5 < 𝑎 + 𝑏 + 𝑐 < 5,4 + 7,2 + 9,7 + 0,5
⇔ 22,3 − 0,5 < 𝑎 + 𝑏 + 𝑐 < 22,3 + 0,5
Vậy chu vi của tam giác đó là 𝑃 = 22,3 𝑐𝑚 ± 0,5 𝑐𝑚.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS giải bài tập trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện giải bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên giải bài tập. HS khác nhận xét và
bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt lại câu trả lời.
2. Hình học và đo lường
VECTƠ
1. Mở đầu
a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, khích lệ sự tò mò và tìm hiểu về nội dung bài học sắp đề
cập.
b. Nội dung:
HS theo dõi và lắng nghe các câu hỏi liên quan đến nội dung sắp đề cập.
c. Sản phẩm:
HS bước đầu hình dung ra nội dung bài học sắp đề cập.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS xem video về một xe ô tô chuyển động từ A đến B.
Câu hỏi: Các thấy xe di chuyển theo con đường nào? Hướng di chuyển?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện, lắng nghe và suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS lên thực hiện và trả lời câu hỏi, HS khác
nhận xét đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Dựa vào câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài
học mới: Các em thấy xe đó di chuyển theo hướng từ A đến B trên đoạn thẳng AB
có hướng. Vậy trong toán học, đó được gọi là gì? Chúng ta đi vào bài học hôm
nay.
2. Hình thành kiến thức
Vectơ
a. Mục tiêu:
HS phát biểu được khái niệm vectơ.
b. Nội dung:
HS quan sát, lắng nghe và rút ra khái niệm về vectơ.
c. Sảm phẩm:
HS hình thành khái niệm vectơ là một đoạn thẳng có hướng.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV lấy các ví dụ thực tế về vectơ như: Xe ô tô di chuyển trên đường thẳng từ A
đến B, … Các ví dụ trên đều là các vectơ.
Vậy các em hiểu thế nào là một vectơ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu
hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 - 2 HS trả lời câu hỏi, đưa ra khái niệm
vectơ, HS khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Dựa vào câu trả lời của HS, GV bổ sung và kết
luận: Vectơ là một đoạn thẳng có hướng.
3. Luyện tập
a. Mục tiêu:
HS áp dụng các kiến thức về vectơ vào các bài tập cụ thể.
b. Nội dung:
Bài 1: Từ 3 điểm A, B, C ta có thể hình thành bao nhiêu vectơ từ 3 điểm đó?
Bài 2: Cho hình bình hành ABCD. Hãy xác định các vectơ bằng nhau.
c. Sản phẩm:
Bài 1: Có 7 vectơ là: ⃗0, ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐵, ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗ , 𝐶𝐴
𝐵𝐴, 𝐴𝐶 ⃗⃗⃗⃗⃗ , ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐶 , ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐶𝐵.
Bài 2: Các cặp vectơ bằng nhau: ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐵 và ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐷𝐶 , ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐴 và ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐶𝐷, ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐴𝐷 và ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐵𝐶 , ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐷𝐴 và ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐶𝐵.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS giải bài tập trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện giải bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên giải bài tập. HS khác nhận xét và
bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt lại câu trả lời.
4. Củng cố
a. Mục tiêu:
HS áp dụng các kiến thức về vectơ và các tính chất của vectơ vào các bài toán liên
quan.
b. Nội dung:
Bài tập: Cho lục giác đều ABCDEF tâm O. Chỉ ra các vectơ khác vectơ không,
cùng phương với OC có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của lục giác.
c. Sản phẩm:
Các vectơ khác vectơ không, cùng phương với OC có điểm đầu và điểm cuối là các
đỉnh của lục giác là AB, BA, DE, ED, FC, CO, OF, FO. (Nhớ kèm kí hiệu vectơ)
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS giải bài tập trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện giải bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên giải bài tập. HS khác nhận xét và
bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt lại câu trả lời.
3. Thống kê, xác suất
QUY TẮC ĐẾM
1. Mở đầu
a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, khích lệ sự tò mò và tìm hiểu về nội dung bài học sắp đề
cập.
b. Nội dung:
Học sinh theo dõi tình huống “Chọn chuyến đi” cùng câu hỏi liên quan: Từ Hà Nội
vào Vinh mỗi ngày có 7 chuyến tàu hỏa và 8 chuyến máy bay. Bạn An muốn ngày
Chủ nhật này đi từ Hà Nội vào Vinh bằng tàu hỏa hoặc máy bay. Hỏi bạn An có
bao nhiêu cách chọn chuyến đi?
c. Sản phẩm:
HS trả lời câu hỏi vừa nêu theo suy nghĩ của mình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV dẫn dắt HS vào bài dựa vào tình huống “Chọn chuyến đi”.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát tình huống và suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS lên thực hiện và trả lời câu hỏi dự đoán
có bao nhiêu chuyến đi.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Dựa vào câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài
học mới: Bài toán đếm này, cũng như những bài toán tương tự khác, xuất hiện một
cách tự nhiên trong cuộc sống. Để kiểm tra kết quả câu trả lời của các bạn có chính
xác chưa? Các quy tắc nào giúp giải quyết những bài toán tương tự như vậy thì
chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay ‘‘Quy tắc đếm’’.
2. Hình thành kiến thức
Quy tắc cộng
a. Mục tiêu:
HS phát biểu được quy tắc cộng và áp dụng vào các trường hợp đơn giản.
b. Nội dung:
Chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 7-8 bạn). Chia nhóm thảo luận:
Nhóm 1: Trong một cửa hàng 5 loại kem que: kem xoài, kem chuối, kem dưa hấu,
kem đậu xanh, kem khoai môn, kem socola và 4 loại kem ốc: vani, dâu, cốm,
socola. Hỏi bạn An có mấy cách chọn mua 1 que kem trong của hàng đó.
Nhóm 2: Trong một quan ăn có bán phở và cơm. Có 5 loại bún: bún gà, bún cá,
bún ốc, bún bò, bún chả. Có 2 loại cơm: Cơm rang, cơm cuộn. Hỏi bạn Nam có
bao nhiêu cách lựa chọn 1 món ăn sáng.
c. Sảm phẩm:
Nhóm 1: Bạn An có 5 + 4 = 9 cách chọn mua 1 que kem trong của hàng đó.
Nhóm 2: Bạn Nam có 5 + 7 = 9 cách lựa chọn 1 món ăn sáng.
Quy tắc cộng:
Giả sử một công việc có thể thực hiện theo một trong hai phương án khác nhau:
-Phương án một có 𝑛1 cách thực hiện.
-Phương án hai có 𝑛2 cách thực hiện (không trùng với bất kì với cách thực hiện
nào của phương án một).
Khi đó số cách thực hiện công việc sẽ là: 𝑛1 + 𝑛2 cách.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chiếu hình ảnh và câu hỏi thảo luận. Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả
lời câu hỏi.
Từ các bài toán trên, các em hiểu như thế nào là quy tắc cộng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.
GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn khi cần thiết
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày câu trả lời,
nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Dựa vào câu trả lời của HS, GV bổ sung và kết
luận, chốt lại kiến thức.
3. Luyện tập
a. Mục tiêu:
HS áp dụng các kiến thức về quy tắc cộng vào các bài tập cụ thể.
b. Nội dung:
Trên giá sách có 8 cuốn truyện ngắn, 7 cuốn tiểu thuyết và 5 tập thơ (tất cả đều
khác nhau). Vẽ sơ đồ hình cây minh họa và cho biết bạn Phong có bao nhiêu các
chọn một cuốn để đọc vào ngày cuối tuần.
c. Sản phẩm:

Số cách chọn một cuốn sách để bạn Phong đọc vào ngày cuối tuần là: 8 + 7 + 5 = 20
(cách)
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS giải bài tập trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện giải bài tập. GV quan sát, hỗ trợ khi
HS gặp khó khăn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên giải bài tập. HS khác nhận xét và
bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt lại câu trả lời.
4. Củng cố
a. Mục tiêu:
HS áp dụng các kiến thức quy tắc cộng vào các bài toán liên quan thực tiễn.
b. Nội dung:
Từ Hà Nội vào Vinh mỗi ngày có 7 chuyến tàu hỏa và 8 chuyến máy bay. Bạn An
muốn ngày Chủ nhật này đi từ Hà Nội vào Vinh bằng tàu hỏa hoặc máy bay. Hỏi
bạn An có bao nhiêu cách chọn chuyến đi?
c. Sản phẩm:

Số cách chọn một chuyến đi bằng tàu hỏa hoặc máy bay là: 7 + 8 = 15 (cách)
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS giải bài tập trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện giải bài tập. GV quan sát, hỗ trợ, đặt
câu hỏi gợi mở khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên giải bài tập. HS khác nhận xét và
bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt lại câu trả lời.
6.2) LỚP 11
1. Đại số và yếu tố giải tích
HÀM SỐ LIÊN TỤC
1. Mở đầu
a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, khích lệ sự tò mò và tìm hiểu về số gần đúng.
b. Nội dung:
GV chiếu hình ảnh minh họa về cầu qua sông nối hai đầu, cầu sông Hàn khi quay
hay đoạn đường bị sụt ngắt quãng.
Em có nhận xét gì về lưu thông của xe cộ từ những bức ảnh trên?
c. Sản phẩm:
HS thảo luận và trả lời câu hỏi theo ý hiểu của mình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV dẫn dắt và đưa ra các tình huống mở đầu bằng các hình ảnh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, lắng nghe và suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS lên thực hiện và trả lời câu hỏi, HS khác
nhận xét đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Dựa vào câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài
học mới.
2. Hình thành kiến thức
Hàm số liên tục
a. Mục tiêu:
HS nêu được cách xét hàm số liên tục và áp dụng xét tính liên tục của một hàm số.
b. Nội dung:
Xét bài toán
− x 2 + 4 x − 3 khi x  2
Cho hàm số y = f ( x ) =  có đồ thị như hình vẽ
1 khi x  2
a) Tính lim+ f ( x ) , lim− f ( x ) .
x →2 x →2

b) So sánh các giá trị trên với f ( 2 )


− x 2 + 4 x − 3 khi x  2
c) Nếu thay đề bài y = f ( x ) =  em hãy nhận xét về đồ thị
 2 khi x  2
khi đó?

Học sinh tìm hiểu định nghĩa hàm số liên tục tại điểm x = x0 từ đó nêu cách xét tính
liên tục của hàm số tại điểm x = x0 và vận dụng vào bài toán cụ thể.
c. Sảm phẩm:
a) lim+ g ( x ) = lim1
+
=1
x →2 x →2

lim− g ( x ) = lim(

− x2 + 4x − 3 ) = 1
x →2 x →2
b) lim+ g ( x ) = lim− g ( x ) = g (2) = 1 , đồ thị là đường liền (liên tục).
x →2 x →2

c) Khi thay đổi hàm số thì đồ thị bị đứt đoạn.


d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi theo
nhóm 4 HS. GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện các nhóm trình bày sản phẩm, HS
khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Dựa vào câu trả lời của HS, GV bổ sung chốt lại
kiến thức và khái quát cách xét hàm số liên tục.
3. Luyện tập
a. Mục tiêu:
HS áp dụng các kiến thức về hàm số liên tục vào các bài tập cụ thể.
b. Nội dung:
2x
Bài tập: Xét tính liên tục của hàm số f ( x) = tại x0 = 2
x−3
c. Sản phẩm:
+ Tính f (2) và lim f ( x)
x →2

+ So sánh f (2) và lim f ( x)


x →2

+ Kết luận: f ( x) liên tục tại x0 = 2


d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS giải bài tập trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện giải bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên giải bài tập. HS khác nhận xét và
bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt lại câu trả lời.
4. Củng cố
a. Mục tiêu:
HS áp dụng các kiến thức về hàm số liên tục vào các bài toán liên quan đến thực
tiễn.
b. Nội dung:
Bài toán: Trong một nhà máy X , dây chuyền sản xuất được hoạt động qua hai công
đoạn:
Công đoạn 1: Thời gian sản xuất và vận chuyển lô hàng từ A đến B được cho bởi
phương trình f (t ) = 2t 2 với 0  t  2 .
Công đoạn 2: Thời gian sản xuất và vận chuyển lô hàng từ B đến C được cho bởi
phương trình f ( t ) = −t 2 + a với t  2 và a là độ trễ thời gian của công đoạn 2.
Xác định hệ số a cần cài vào máy ở công đoạn 2 để dây chuyền sản xuất hoạt động
liên tục.
c. Sản phẩm:
Thời gian sản xuất của dây chuyền được cho bởi phương trình
2t 2 khi 0  t  2
f (t ) =  2
−t + a khi t  2
Để dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục thì f ( t ) liên tục trên  f ( t ) liên
tục tại t = 2 .
Khi đó 2.22 = −22 + a  a = 12 .
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV phát phiếu bài tập và yêu cầu HS thảo luận
nhóm đôi giải bài tập trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện giải bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên giải bài tập. HS khác nhận xét và
bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt lại câu trả lời.
2. Hình học và đo lường
ĐIỂM, ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN
1. Mở đầu
a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, khích lệ sự tò mò và tìm hiểu về nội dung bài học sắp đề
cập.
b. Nội dung:
GV chiếu các hình ảnh về mặt nước lặng, bàn học, bảng học… Các hình ảnh trên
có điểm gì chung? Bề mặt của chúng như thế nào?
c. Sản phẩm:
HS quan sát và đưa ra câu trả lời của mình.
HS bước đầu hình dung ra nội dung bài học sắp đề cập.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu hình ảnh và yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, lắng nghe và suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS lên thực hiện và trả lời câu hỏi, HS khác
nhận xét đánh giá.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Dựa vào câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài
học mới.
2. Hình thành kiến thức
Điểm, đường thẳng, mặt phẳng
a. Mục tiêu:
HS nhận biết được điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong không gian.
b. Nội dung:
- GV lấy các ví dụ trực quan thực tế
+ Điểm: Dấu chấm, Hạt cát,…
+ Đường thẳng: Mép bảng, mép bàn, sợi dây căng,…
+ Mặt phẳng: Mặt hồ đứng yên, mặt bảng, mặt bàn,…
- Lấy thêm các ví dụ về điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong thực tế.
- Khái quát cách nhận biết điểm, đường thẳng và mặt phẳng.
c. Sảm phẩm:
HS lấy được các ví dụ về điểm, đường thẳng, mặt phẳng trong thực tế. Từ đó, nhận
biết được điểm, đường thẳng và mặt phẳng.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV đưa ra các ví dụ thực tế và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tìm thêm ví dụ
khác.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu
hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 - 2 HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Dựa vào câu trả lời của HS, GV bổ sung và kết
luận: Điểm và đường thẳng ta đã biết ở hình học phẳng từ trước. Ta vừa được biết
một số ví dụ về mặt phẳng, một đối tượng mới. Mặt phẳng không có bề dày và
không có giới hạn.
3. Luyện tập
a. Mục tiêu:
HS áp dụng các kiến thức về đường thẳng và mặt phẳng trong không gian vào các
bài tập cụ thể.
b. Nội dung:
Bài 1: Nhắc lại về cách xác định một mặt phẳng trong không gian.
Bài 2: Gọi tên các mặt, các cạnh đối diện của một tứ diện MNPQ.
c. Sản phẩm:
Bài 1: HS trả lời được về 3 cách xác định mặt phẳng.
Bài 2: Các mặt: MNP, MNQ, MPQ, NPQ.
Các cặp cạnh đối diện: MN và PQ; MP và NQ; MQ và NP.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS giải bài tập trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện giải bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên giải bài tập. HS khác nhận xét và
bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt lại câu trả lời.
4. Củng cố
a. Mục tiêu:
HS áp dụng các kiến thức về đường thẳng và mặt phẳng trong không vào các bài
toán liên quan thực tiễn.
b. Nội dung:
Bài tập: Trong các nhà hàng, khách sạn, nhân viên phục vụ hay phải bưng bê nhiều
loại đồ ăn khác nhau để phục vụ khách. Một nguyên tắc mà nhân viên phục vụ cần
phải chú ý là bưng khay đồ ăn bởi ít nhất 3 ngón tay. Hãy giải thích điều trên.
c. Sản phẩm:
HS giải thích nguyên tắc trên theo ý hiểu của mình dựa trên cách xác định mặt
phẳng trong không gian.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS giải bài tập trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện giải bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên giải thích. HS khác nhận xét và bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt lại câu trả lời.
3. Thống kê, xác suất
BIẾN CỐ HỢP VÀ QUY TẮC CỘNG XÁC SUẤT
1. Mở đầu
a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, khích lệ sự tò mò và tìm hiểu về nội dung bài học sắp đề
cập.
b. Nội dung:
Học sinh theo dõi tình huống: Trong một cuộc khảo sát về mức sống của người Hà
Nội, người khảo sát chọn 1 gia đình và xét các biến cố sau:
A: “Gia đình có TV”
B: “Gia đình có máy tính”
C: “Gia đình có TV hoặc máy tính”
D: “Gia đình có TV và máy tính”
E: “Gia đình không có cả TV và máy tính”
Chúng ta có thể thấy các biến cố trên có MQH với nhau. Chúng ta có thể dùng kí
hiệu Toán học để biểu thị MQH đó không?
c. Sản phẩm:
HS trả lời câu hỏi vừa nêu theo suy nghĩ của mình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV dẫn dắt HS vào bài dựa vào tình huống và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát tình huống và suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS lên thực hiện và trả lời câu hỏi dự đoán
có bao nhiêu chuyến đi.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Dựa vào câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài
học mới: Các biến cố trên đều có mỗi liên hệ với nhau. Đặc biệt chúng có thể dùng
các kí hiệu Toán học để biểu thị MQH đó. Vậy chúng ta có thể tính xác suất của
chúng được không? Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay: Biến cố giao
2. Hình thành kiến thức
Biến cố hợp
a. Mục tiêu:
HS phát biểu được biến cố hợp và xác định được biến cố hợp trong các trường hợp
đơn giản.
b. Nội dung:
GV chiếu bảng điểm minh họa về điểm của môn Toán và Văn: (Chỗ này mn tự
biên bảng điểm ra nhé lấy khoảng 10 bạn)
Chọn ngẫu nhiên một học sinh và xét các biến cố:
A: “HS đó đạt điểm gỏi môn Toán” (>=8)
B: “HS đó đạt điểm giỏi môn Văn”
C: “HS đó đạt điểm giỏi môn Toán hoặc môn Văn”
a. Hãy mô tả không gian mẫu và các tập hợp A, B, C của không gian mẫu.
b. Tìm MLH giữa biên cố C và Biến cố A,B
c. Sảm phẩm:
a. Không gian mẫu: 𝛺={Tên các HS mn điền vào đây}
A={Tên HS có điểm toán >8} tương tự viết B, C nhé.
b. Ta có thể thấy biến cố C là hợp của hai biến cố A và B
Biến cố hợp:
Cho hai biến cố A và B. Biến cố “A hoặc B xảy ra” được gọi là biến cố hợp của hai
biến cố A và B
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chiếu bảng điểm minh và câu hỏi thảo luận. Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
và trả lời câu hỏi.
Từ các bài toán trên, các em hiểu như thế nào là biến cố hợp?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi.
GV theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn khi cần thiết
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày câu trả lời,
nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Dựa vào câu trả lời của HS, GV bổ sung và kết
luận, chốt lại kiến thức.
3. Luyện tập
a. Mục tiêu:
HS áp dụng các kiến thức về biến cố hợp và quy tắc cộng xác suất vào các bài tập
cụ thể.
b. Nội dung:
Một hộp chứa 20 thẻ cùng loại đánh số từ 1 đến 20. Chọn ngẫu nhiên 1 thẻ từ hộp.
Tính xác suất để “Số ghi trên thẻ được chọn chia hết cho 3 hoặc 5”
c. Sản phẩm:
Gọi A: “Số chọn ra chia hết cho 3” => A={3;6;9;12;15;18}
Gọi B: “Số chọn ra chia hết cho 5” => B={5;10;15;20}
Và 𝐴 ∪ 𝐵: “Số chọn ra chia hết cho 3 hoặc 5”
6 4 1 9
𝑃(𝐴 ∪ 𝐵) = + − =
20 20 20 20
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS giải bài tập trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện giải bài tập. GV quan sát, hỗ trợ khi
HS gặp khó khăn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên giải bài tập. HS khác nhận xét và
bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt lại câu trả lời.
4. Củng cố
a. Mục tiêu:
HS áp dụng các kiến thức quy tắc cộng xác xuất các bài toán liên quan thực tiễn.
b. Nội dung:
Trong một cuộc khảo sát tại một trường THPT, người khảo sát thấy có 20% HS
thuận tay trái và 35% HS bị cận. Biết rằng việc HS thuận tay trái không ảnh hưởng
đến độ cận của HS. Chọn ngẫu nhiên 1 HS, hãy tính xác suất để HS đó bị cận thị
hoặc thuận tay trái.
c. Sản phẩm:
Gọi A: “HS đó bị cận thị”
Gọi B: “HS đó thuận tay trái”
Và 𝐴 ∪ 𝐵: “HS đó bị cận thị hoặc thuận tay trái”
HS thuận tay trái không ảnh hưởng đến độ cận của HS nên A và B độc lập. Do đó
𝑃(𝐴𝐵) = 0,2.0,35 = 0,07
Xác suất để HS đó mắc cận thị hặc thuận tay trái là: 20% + 35% − 0,07 = 0,48
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS giải bài tập trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện giải bài tập. GV quan sát, hỗ trợ, đặt
câu hỏi gợi mở khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 2 HS lên giải bài tập. HS khác nhận xét và
bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Nhận xét và chốt lại câu trả lời.

You might also like