You are on page 1of 37

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI

-------------

ĐỀ CƯƠNG
ÔN TẬP THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

KHỐI 11

Năm học 2022- 2023


TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI NỘI DUNG ÔN TẬP THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN TOÁN – KHỐI 11

I. Kiến thức
I.1. Đại số và giải tích
- Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác:
+ Hàm số lượng giác: Định nghĩa; tính tuần hoàn của hàm số lượng giác; sự biến thiên và
đồ thị của hàm số lượng giác.
+ Phương trình lượng giác: Phương trình lượng giác cơ bản; phương trình lượng giác
thường gặp, một số phương trình lượng giác khác: dạng phương trình; công thức nghiệm
của phương trình.
- Tổ hợp, xác suất:
+ Quy tắc đếm: Quy tắc cộng, quy tắc nhân
+ Hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.: Định nghĩa, công thức tính số các hoán vị, chỉnh hợp, tổ
hợp.
+ Nhị thức Niu – tơn: Công thức nhị thức Niu – tơn; tam giác Paxcan
+ Xác suất của biến cố: Định nghĩa cổ điển của xác suất; tính chất của xác suất; công thức
tính xác suất.
- Dãy số, cấp số:
+ Phương pháp quy nạp toán học.
+ Dãy số: định nghĩa; cách cho một dãy số; dãy số tăng, giảm; dãy số bị chặn.
+ Cấp số cộng: định nghĩa, số hạng tổng quát, tính chất, tổng n số hạng đầu của một cấp số
cộng.
+ Cấp số nhân: định nghĩa, số hạng tổng quát, tính chất, tổng n số hạng đầu của một cấp số
nhân.
- Giới hạn:
+ Giới hạn của dãy số: Giới hạn hữu hạn của dãy số; tổng của cấp số nhân lùi vô hạn; giới
hạn vô cực.
+ Giới hạn hàm số: Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm; giới hạn hữu hạn của hàm
số tại vô cực; giới hạn vô cực của hàm số.
I.2. Hình học.
- Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng: định nghĩa, tính chất của phép tịnh tiến,
phép quay, phép vị tự, phép dời hình, phép đồng dạng.
- Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song:
+ Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng: các tính chất thừa nhận, các cách xác định mặt
phẳng
+ Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song: vị trí tương đối của hai
đường thẳng trong không gian, tính chất
+ Đường thẳng và mặt phẳng song song: vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng;
tính chất
+ Hai mặt phẳng song song: định nghĩa, tính chất, định lí Ta – lét, hình lăng trụ và hình
hộp, hình chóp cụt.
+ Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian.
- Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian:
+ Vec tơ trong không gian: định nghĩa và các phép toán về vec tơ trong không gian; điều
kiện đồng phẳng của ba vectơ.
+ Hai đường thẳng vuông góc: tích vô hướng của hai vec tơ trong không gian; góc giữa hai
đường thẳng trong không gian; hai đường thẳng vuông góc.
II. Kỹ năng
II.1. Đại số và giải tích
- Hàm số lượng giác: Tìm tập xác định; tính chẵn lẻ; tính đồng biến, nghịch biến; đồ thị; giá trị
lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các hàm số lượng giác.
- Giải phương trình lượng giác,
- Tìm điều kiện của tham số để phương trình lượng giác có nghiệm thỏa mãn điều kiện cho
trước.
- Giải bài toán có vận dụng quy tắc cộng, quy tắc nhân, hoán vị, tổ hợp, chỉnh hợp. Khai triển
nhị thức Niuton, tìm số hạng, tìm hệ số của số hạng chứa x k trong khai triển, một số bài toán liên
quan nhị thức Niuton. Tính xác suất của biến cố.
- Tìm công thức biểu diễn số hạng tổng quát của dãy số; tính tăng, giảm, bị chặn của dãy số.
Chứng minh tính chất của các số hạng của dãy số. Giải một số bài tập bằng phương pháp quy
nạp. Tìm các yếu tố của cấp số cộng, cấp số nhân. Giải một số bài toán liên quan đến cấp số
cộng, cấp số nhân.
- Tính giới hạn dãy số dựa vào định lý, tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn. Tính giới hạn hàm
số dựa vào các định lý.
II.2. Hình học
- Dựng ảnh của một hình qua các phép biến hình. Vận dụng phép biến hình trong một số bài
toán: chứng minh tính chất hình học, tập hợp điểm.
- Chứng minh hai đường thẳng song song, đường thẳng và mặt phẳng song song, hai mặt phẳng
song song.
- Vận dụng các phép toán vectơ trong không gian để xác định các yếu tố của vectơ, chứng minh
các đẳng thức về vectơ, xét sự đồng phẳng của ba vecto trong không gian.
- Tính góc giữa hai đường thẳng trong không gian, chứng minh hai đường thẳng vuông góc.
- Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng; giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng; thiết diện
của hình chóp, hình lăng trụ cắt bởi một mặt phẳng; xác định tính chất thiết diện, tính chu vi,
diện tích thiết diện. Tìm tập hợp điểm. Chứng minh đẳng thức (bất đẳng thức) hình học.
TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 11
NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Toán- Thời gian làm bài: 120 phút
------------------- Ngày thi: ... tháng 3 năm 2017

Họ và tên học sinh:....................................................Lớp.......

Câu 1 (6 điểm)

1) Giải phương trình: (ppgt tr

40)

2) Tìm tham số m để phương trình sau có nghiệm:


.

Câu 2 (6 điểm)

1) Trong cụm thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT thí sinh phải thi 4 môn trong đó
có 3 môn bắt buộc Toán,Văn,Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn trong số các môn
Vật lý,Hóa học,Sinh học ,Sử và Địa lý.Trường X có 40 học sinh đăng kí dự thi trong đó
có 10 học sinh chọn môn Lý và 20 học sinh chọn môn Hóa học. Lấy ngẫy nhiên 3 học
sinh.Tính xác suất để trong đó có 3 học sinh đó có học sinh chọn môn Vật lý và môn Hóa
học.
2) Chứng minh phương trình: x6 – x – 3 = 0 có nghiệm x0 và .

Câu 3 (2 điểm)

Cho dãy số (un) xác định bởi công thức sau: .

Tìm limun.

Câu 4 (6 điểm)

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang cân (AD // BC) và BC = 6b, AB =
AD = DC = 3b (b > 0). Mặt bên SBC là tam giác đều, SD vuông góc với AC. Gọi O là
giao điểm của AC và BD.

1) Chứng minh .

2) Tính độ dài đoạn thẳng SD.

3) Mặt phẳng (α) qua điểm M thuộc đoạn OD (M ≠ O, M ≠ D) và song song với hai
đường thẳng SD và AC. Đặt MD = x. Tìm x để diện tích thiết diện của hình chóp S.ABCD
cắt bởi mặt phẳng (α) lớn nhất.
TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI

NĂM HỌC 2016-2017


HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn: Toán Khối 11
Câu Nội dung Biểu
điểm
1) Giải phương trình:

Câu 1
6 điểm

KL:
2) Tìm tham số m để phương trình sau có nghiệm:

Xét hàm số
+) TXĐ: D=R
+)
+)
+) và
và ymax = 4

Vậy điều kiện để phương trình có nghiệm


Câu 2 1) Trong cụm thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT thí sinh phải thi 4
môn trong đó có 3 môn bắt buộc Toán,Văn,Ngoại ngữ và một môn do thí
sinh tự chọn trong số các môn Vật lý,Hóa học,Sinh học ,Sử và Địa
lý.Trường X có 40 học sinh đăng kí dự thi trong đó có 10 học sinh chọn môn
Lý và 20 học sinh chọn môn Hóa học. Lấy ngẫy nhiên 3 học sinh.Tính xác
suất để trong đó có 3 học sinh đó có học sinh chọn môn Vật lý và môn Hóa
học.
+) Số phần tử của không gian mẫu:
+) Gọi A là biến cố : “ Ba học sinh được chọn luôn có học sinh chọn môn Vật
lý và môn Hóa học”.
6điểm +) Số phần tử của biến cố A là:

+) Xác suất của biến cố A là

2)Chứng minh phương trình: x6 –x-3=0 có nghiệm x0 và

Đặt f(x) = x6 –x -3
+) TXĐ D=R
+) Hàm số liên tục trên R
+) f(1) = -3 và f(2) =

Tồn tại ít nhất một x0 sao cho f(x0) =0


Vậy phương trình luôn có nghiệm x0
+) Vì x0 là nghiệm nên
Áp dụng bất đẳng thức Cô si cho hai số dương:

Cho dãy số (un) xác định bởi công thức sau:

. Tìm limun

+) Chứng minh (un) bị chặn trên.Ta có u1 =-1<3.Giả sử uk <3

Câu 3 +) Khi đó:


2 điểm
Suy ra do đó (un) bị chặn trên
+) Chứng minh (un) tăng:

có un-1 – un =

Vậy (un) là dãy số tăng


+) Vì (un) là dãy số tăng và bị chặn trên nên (un) có giới hạn là L.
+) Tìm L:

Câu 4 Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang cân (AD // BC) và BC
= 6b, AB = AD = DC = 3b (b > 0). Mặt bên SBC là tam giác đều, SD vuông
(6 góc với AC. Gọi O là giao điểm của AC và BD.
điểm)
1. Chứng minh .
1

Cm ∆ADO đồng dạng với ∆CBO, suy ra


0.75

0.25

2. Tính độ dài đoạn thẳng SD.

J C
B E

O P

M
A N D

0.5
ABCD là nửa lục giác đều nên AB

Dựng hình bình hành ADEC, suy ra và 0.25

, CE = AD = 3b
0.75

0.5

3. Mặt phẳng (α) qua điểm M thuộc đoạn OD (M ≠ O, M ≠ D) và


song song với hai đường thẳng SD và AC. Đặt MD = x. Tìm x để diện
tích thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (α) lớn nhất.

0.25

0.25

0.5
KL thiết diện là ngũ giác NPQKJ.

0.25

Chứng minh NJ = PQ

0.25

Xét hàm số bậc hai ,

BBT:

x 0
0.25
2

y
0

KL

……………….Hết……………….

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI MÔN: VẬT LÍ 11

NĂM HỌC 2022-2023

I. NỘI DUNG
+ Vật lí 10: Toàn bộ chương trình
+ Vật lí 11: Từ đầu đến chương 5. Cảm ứng điện từ
II. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ 1.

Bài 1: Thang AB đồng nhất khối lượng m=20 kg dựa vào tường trơn nhẵn dưới góc
nghiêng . Hệ số ma sát giữa thang và sàn là . Lấy g = 10 m/s2. B
a) Thang đứng yên cân bằng, tìm các lực tác dụng lên thang khi .
L
b) Tìm giá trị của  để thang đứng yên không trượt trên sàn.

c) Một người có khối lượng m1=40 kg leo lên thang khi . Hỏi A 
)
người này lên tới vị trí O nào trên thang thì thang sẽ bị trượt. Biết thang
'

dài l = 2 m.

Bài 2: Hai điện tích q1 = q2 = q >0 đặt tại hai điểm A và B trong không khí. Cho biết
AB = 2a.

a) Xác định cường độ điện trường tại điểm M trên


đường trung trực của AB cách AB một đoạn h. R3 M C

b) Tìm h để EM cực đại. Tính giá trị cực đại này. K


E2 R4
Bài 3: Cho mạch điện như hình vẽ, E1=3V, E2=3,6V, R2 R1
B A
R1=10Ω, N
R2=20Ω, R3=40Ω, bỏ qua điện trở trong của hai nguồn. E1
Tụ có điện dung C=1μF.

a) Lúc đầu khóa K mở, tính cường độ dòng điện qua nguồn E 1 và điện tích của bản
tụ nối với M.
b) Đóng khóa K, tính cường độ dòng điện qua mỗi nguồn và điện lượng chuyển qua
R4.
Bài 4: Một dây dẫn thẳng MN chiều dài l, khối lượng của một đơn vị dài của dây là
D=0,04 kg/m. Dây được treo bằng hai dây dẫn nhẹ thẳng đứng và đặt trong từ
trường đều có véc tơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa MN và dây treo, độ
lớn B=0,04 T. Cho dòng điện I chạy qua dây. Cho g=10m/s2.

B
M N

a) Xác định chiều và độ lớn của I để lực căng của các dây treo bằng không?

b) Cho MN=25 cm, I=16 A có chiều từ N đến M. Tính lực căng của mỗi dây treo.

B
Bài 5: Một vòng dây tròn bán kính R=5cm, có dòng điện I=10A chạy
α

qua.Vòng dây đặt trong một từ trường không đều. Biết rằng cảm ứng từ tại mọi điểm
trên vòng dây đều có cùng độ lớn B=0,2T và có phương hợp với trục của vòng dây
một góc α =300 (hình vẽ). Vẽ và xác định lực từ tổng hợp tác dụng lên vòng dây.

Bài 6: Cho một cục pin, một ampe kế, một cuộn dây có điện trở suất ρ đã biết, dây
nối có điện trở không đáng kể, một kéo cắt dây, một cái bút chì và một tờ giấy kẻ ô
vuông tới mm. Hãy nêu cách làm thí nghiệm để xác định gần đúng suất điện động
của pin.

-------------Hết-----------

ĐỀ 2

Bài 1. (3 điểm): Vật m được kéo cho chuyển động theo phương ngang bởi lực có độ
lớn không đổi F . Lực hợp với hướng của đường đi một góc .Hệ số ma sát giữa m
và mặt sàn là .Xác định để vật m chuyển động nhanh nhất ? Tính gia tốc đó ?

Bài 2. (3 điểm):
Có 1 g khí Heli (coi là khí lý tưởng đơn nguyên tử)
thực hiện một chu trình 1 – 2 – 3 – 4 – 1 được biểu P
diễn trên giản đồ P-T như hình bên. Cho P 0 = 105Pa; 2P0 1 2
T0 = 300K.
1. Tìm thể tích của khí ở trạng thái 4. P0
4 3
2. Hãy nói rõ chu trình này gồm các đẳng quá trình T
nào. Vẽ lại chu trình này trên giản đồ P-V và trên
giản đồ V-T (cần ghi rõ giá trị bằng số và chiều 0 T0 2T0
biến đổi của chu trình).
3. Tính công mà khí thực hiện trong từng giai đoạn của chu trình.

Bài 3.(4 điểm): Cho hệ như ở hình vẽ: ( ),( ) là hai tấm thủy tinh phẳng nhẵn; =
60o; C1,C2,C3 là ba quả cầu nhỏ tích điện cùng dấu
( ).Khi cân bằng ở cùng độ cao.Biết rằng Tìm của .

(P1 C3
(P2
C2
) )

C1

Bài 4.(4 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ. Biết E1 = 6V, r1 = 1Ω, r2 = 3 Ω, R1 = R2 = R3
= 6 Ω. Vôn kế lí tưởng.
E1,r1 E2,r2
D
1. Vôn kế chỉ 3V. Tính suất điện động E2.
R V R
2. Nếu nguồn E2 có cực dương nối với B, cực âm nối với D và
đồng thời thay vôn kế bằng tụ điện chưa tích điện, có điện A 1 3 B
C
dung C = 2 F. R
2
Tính: Điện tích; năng lượng của tụ điện khi đó, và cho biết dấu
các bản tụ.

Bài 5. (4 điểm):

Một quả cầu nhỏ có khối lượng m=1gam, mang điện tích
 
L
B

m,q
Hình 4
dương q = 10 - 3C được treo lên một sợi chỉ có chiều dài L=1m, chuyển động đều theo
đường tròn trong mặt phẳng nằm ngang với góc lệch của sợi chỉ so với phương đứng là 
= 600 và trong một từ trường đều B = 1T hướng theo phương đứng như hình 4. Tìm tốc
độ góc của quả cầu.

Bài 6. (2 điểm): Phương án thí nghiệm


Cho các dụng cụ sau:
+ 01 điện trở thuần
+ 01 điện trở Rx chưa biết giá trị.
+ 01 điện kế chứng minh.
+ 01 dây dẫn dài có điện trở lớn.
+ 01 pin 9V, các dây nối.
+ 01 thước đo độ dài
Thiết kế phương án thí nghiệm, nêu cách tiến hành, xử lý số liệu để tìm giá trị của
điện trở Rx.
--------------------------------------

ĐỀ 3

Câu 1(3đ). Quả cầu nhỏ ( được xem là chất điểm) có khối lượng m = 500 gam được treo
vào điểm cố định 0 bằng dây treo mảnh, nhẹ, có chiều dài L = 1,0 m. Kéo quả cầu tới vị
trí dây treo tạo với phương thẳng đứng góc rồi buông nhẹ. Lấy g = 10m/s 2. Bỏ qua mọi
ma sát

1) Cho = 900. Hãy xác định lực căng dây, vận tốc và gia tốc của quả cầu khi nó đi qua
vị trí mà dây treo tạo với phương thẳng đứng góc = 300.

2) Khi quả cầu qua vị trí cân bằng, dây treo vướng đinh ở điểm I cách 0 một khoảng b =
0,7m.

Xác định góc để quả cầu thực hiện được chuyển động tròn trong mặt phẳng thẳng đứng
quanh I

V
V3 4 3

V1 1 2

T1 T2 T3 T(K)

Câu 2: (3 đ).Một lượng khí lý tưởng thực hiện

chu trình biến đổi cho trên đồ thị. Biết T1= 300K,

V1=1( lít), T3 =1600K, V3 =4 (lít). Ở điều kiện tiêu

chuẩn khí có thể tích V0=5(lít), lấy p0 =105 N/m2.

a) Vẽ đồ thị trên hệ tọa độ p-V


b) Tính T2 và p1. Tính công mà khí thực hiện trong một chu trình.
Câu 3 (4 đ): Giữa hai bản kim loại đặt song song, nằm ngang, tích điện bằng nhau, và trái
dấu có điện áp . Khoảng cách giữa 2 bản là . Ở chính giữa 2 bản có
1 giọt thủy ngân nhỏ nằm lơ lửng. Đột nhiên, điện áp giữa hai bản giảm xuống còn
. Hỏi sau thời gian bao lâu kể từ lúc giảm điện áp, giọt thủy ngân rơi đến bản
ở bên dưới? Cho g=10m/s2.

Câu 4 (4 điểm): cho mạch điện như Hình 1 và Hình 2 , trong đó E1 =15V ,E2 =10V ,
r1=1Ω , r2=1Ω ; R1=3Ω , R2=5Ω .

a) Tính cường độ dòng điện qua R1 , R2 , R theo R ? (2đ)

b) Biết UAB=UCD tính E0 và r0 ? (3đ)

Câu 5(4điểm) Hai thanh ray có điện trở không đáng kể được ghép song song với nhau,
cách nhau một khoảng l trên mặt phẳng nằm ngang. Hai đầu của hai thanh được nối với
nhau bằng điện trở R. Một thanh kim loại có chiều dài cũng bằng l, khối lượng m, điện
trở r, đặt vuông góc và tiếp xúc với hai thanh. Hệ thống đặt trong một từ trường đều có
phương thẳng đứng (hình 2).

1. Kéo cho thanh chuyển động đều với vận tốc v.

a) Tìm cường độ dòng điện qua thanh và hiệu điện thế giữa hai đầu thanh.

b) Tìm lực kéo nếu hệ số ma sát giữa thanh với ray là μ.

2. Ban đầu thanh đứng yên. Bỏ qua điện trở của thanh và ma sát giữa thanh với ray. Thay
điện trở R bằng một tụ điện C đã được tích điện đến hiệu điện thế U 0. Thả cho thanh tự
do, khi tụ phóng điện sẽ làm thanh chuyển động nhanh dần. Sau một thời gian, tốc độ của
thanh sẽ đạt đến một giá trị ổn định vgh. Tìm vgh? Coi năng lượng hệ được bảo toàn.

Câu6((2 điểm)Một đoạn mạch điện được mắc như hình vẽ.
Các điện trở chưa biết giá trị, điện trở dây nối không đáng kể.
R1
Rx
R2 R3
R6
R5
R4

- Dụng cụ thí nghiệm: một ôm kế (đồng hồ đo điện trở) và một đoạn dây dẫn (có điện trở
không đáng kể).

- Yêu cầu: xác định giá trị của Rx mà không tháo rời các điện trở khỏi mạch. (1,0 điểm)
Một đoạn mạch điện được mắc như hình vẽ. Các điện trở chưa biết giá trị, điện trở dây
nối không đáng kể.

- Dụng cụ thí nghiệm: một ôm kế (đồng hồ đo điện trở) và một đoạn dây dẫn (có điện trở
không đáng kể).

- Yêu cầu: xác định giá trị của Rx mà không tháo rời các điện trở khỏi mạch.
SỞ GD-ĐT HÀ NỘI NỘI DUNG KIẾN THỨC

TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

MÔN: HÓA HỌC – LƠP 11

NỘI DUNG KIẾN THỨC

I.LÍ THUYẾT
- Sự điện li
- Nito – Photpho
- Cac bon – Silic
- Đại cương hóa học hữu cơ
- Ankan, anken, ankađien, ankin, hiđrocacbon thơm
II.BÀI TẬP
Các dạng bài tập :

- Sự điện li: Tính pH, tính nồng độ ion, bảo toàn điện tích, xác định môi
trường các muối…
- Nito – Photpho: Viết PTHH, bài tập HNO3, BT bảo toàn electron, BT hiệu
suất, bài tập nhiệt phân muối, bài tập P và hợp chất P2O5, H3PO4…
- Cacbon – Silic: Viết PTHH, bài tập tính khử của C, CO, bài tập CO2, BT
nhiệt phân muối…
- Ankan, anken, ankađien, ankin, hiđrocacbon thơm: Viết PTHH, nhận biết,
giải thích hiện tượng, BT đốt cháy, BT cộng Br2, H2, bài tập tách….
III. MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO
ĐỀ SỐ 1
Câu 1 (3 điểm)
1. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp
sau:
a) Nhỏ từ từ dung dịch HCl dư vào dung dịch Na 2CO3 b) Sục khí NH 3
đến dư vào dung dịch ZnCl2

c) Cho dung dịch KHSO4 đến dư vào dung dịch Ba(HCO3)2

d) Cho đồng kim loại vào dung dịch hỗn hợp B (lỏng)
NH4NO3 và H2SO4 loãng
-
2. Hình vẽ bên cạnh có thể dùng để điều chế chất khí
nào A (rắn)
(trong phòng thí nghiệm) trong số các khí sau: Cl2,
NH3, SO2, C2H4.

A, B có thể là chất nào, viết phương trình hóa học xảy ra?
Câu 2 (5 điểm)
1. Xác định các chất A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8 và hoàn thành các phương
trình hóa học theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
+ dd NaOH + dd HCl + O2 ,to +dd NH3 dư + dd Br2 + dd
BaCl2 + dd AgNO3

A1 A2 A3 A4 A5 A6
A7 A8

Biết A1 là hợp chất của lưu huỳnh với 2 nguyên tố khác và có phân tử khối bằng
51u; A8 là chất kết tủa

2. Cho hidrocacbon X tác dụng với dung dịch brom dư được dẫn xuất
tetrabrom chứa 75,8% brom (theo khối lượng). Khi cộng brom (1:1) thu được cặp
đồng phân cis-trans.

a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên của X.
b) Viết phương trình của X lần lượt với dung dịch AgNO3/NH3 ; H2O (xúc tác
Hg2+/H+) ; HBr theo tỉ lệ 1:2
3. Bằng kiến thức hóa học, hãy giải thích câu ca dao:
“Lúa chiêm lấy ló đầu bờ - Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Câu 3 (4 điểm)

1. Từ quặng photphorit, có thể điều chế được axit photphoric theo sơ đồ sau:

Quặng photphorit P P2O5 H3PO4.

Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính khối lượng quặng photphorit chứa
73% Ca3(PO4)2 cần để điều chế 1 tấn dung dịch H3PO4 50%. Giả sử hiệu suất của mỗi
giai đoạn đều đạt 90%.

2. Cho hỗn hợp A gồm FeS và FeCO 3 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng
dư, phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch A 1 chỉ chứa Fe(NO3)3, H2SO4 và
HNO3 dư; hỗn hợp B gồm 2 khí là X và Y có tỉ khối so với H 2 bằng 22,8. Viết các
phương trình phản ứng và tính phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong A1

Câu 4 (3 điểm): Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam hỗn hợp gồm 6 hiđrocacbon A, B,
C, D, E, F, G có cùng công thức phân tử ( đều là chất khí ở điều kiện thường) .
Đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2, sau
phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 24,52 gam
so với dung dịch trước phản ứng. Khi cho từng chất vào dung dịch Br2 trong CCl4 (
không có ánh sáng) thì thấy A, B, D, E tác dụng rất nhanh, F tác dụng chậm hơn, G
hầu như không tác dụng, B và D là những đồng phân hình học. Khi cho A, B hoặc
D tác dụng với với H2 ( xúc tác Ni, tO) đều cho ra cùng một sản phẩm. Biết chất B
có nhiệt độ sôi cao hơn chất D. Xác định công thức cấu tạo các chất A, B, D, E, F,
G?
Câu 5 (5 điểm): Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu bằng 87,5 gam dung
dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và hỗn hợp khí B
(gồm NO và NO2). Thêm 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được
kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu
được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối
lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn, các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A? b) Tính khối lượng các chất
có trong dung dịch X.?
c) Tính thể tích các khí trong hỗn hợp B?
H = 1; C = 12 ; N = 14 ; O = 16; S = 31; P = 32; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu
= 64; Ba = 137
-------------HẾT-----------

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (5 điểm).

1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Cho đồng kim loại vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 loãng.

b) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch MgCl2.

c) Cho (NH4)2CO3 vào dung dịch Ba(OH)2 .

d) Hai lọ hóa chất mở nắp để cạnh nhau: một lọ đựng dd NH 3 đậm đặc, một
lọ đựng dd HCl đặc.

2. Mỗi hỗn hợp gồm hai chất sau đây có thể tồn tại được hay không ? Nếu có tồn
tại thì hãy cho biết điều kiện, nếu không tồn tại thì giải thích rõ nguyên nhân:

(a) H2 và O2 (b) SO2 và O2 (c) dd NaAlO2 + dd NH4Cl (d) dd FeCl2 và Br2 (e) dd
FeCl3 và H2S

Câu 2 (5 điểm).1. A là một đồng đẳng của benzen có tỷ khối hơi so với metan
bằng 5,75. A tham gia chuyển hóa theo sơ đồ
Hãy viết các phương trình hóa học theo sơ đồ trên, các chất hữu cơ viết dạng công
thức cấu tạo rút gọn, cho biết B, C, D, E là các chất hữu cơ.

2. Từ C2H2,các hóa chất vô cơ và các điều kiện cần thiết, viết các phương trình
phản ứng hóa học để điều chế: Cao su Buna-S

Câu 3 (5 điểm):Khi nung 37,6 gam muối X là muối nitrat của kim loại M đến khối
lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn và hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro là
21,6.

a/ Tìm công thức hóa học của muối X.

b/ Lấy 12,8 gam kim loại M tác dụng với 100 ml dung dịch chứa HNO3 1M,
HCl 2M, H2SO4 1M thu được V lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Tìm giá trị của m và V.

c/ Chia m gam một lượng chất rắn Y (là muối X ngậm nước) làm hai phần
bằng nhau: Phần 1 đem nung trong bình kín dung tích không đổi là 1 lít đến khi
phản ứng hoàn toàn ở 2270C thì áp suất trong bình là 6,15 atm. Phần 2 đem hòa tan
hoàn toàn vào nước được dung dịch Y1, nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch Y1
thấy xuất hiện kết tủa, nhỏ tiếp đến khi kết tủa vừa tan hết thì dùng hết 200 ml dung
dịch NH3 1M. Tìm giá trị của m và công thức của chất rắn Y.

Câu 4 (5 điểm): 1/ Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm ankin X1 và 0,1 mol
ankin X2 rồi cho sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 68 gam chất kết
tủa màu trắng. Nếu cho lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với dung dịch AgNO3
trong NH3 dư (hiệu suất các phản ứng bằng nhau và đều lớn hơn 70%) thu được
21,6 gam kết tủa. Tìm công thức cấu tạo của X1, X2. Biết X2 có số mol cũng như
số nguyên tử cacbon đều nhỏ hơn X1.

2. Cho 5,04 lít hỗn hợp A (đktc) gồm C2H2 và H2 qua Ni đun nóng được hỗn hợp
khí B chỉ gồm 3 hidrocacbon có tỉ khối so với H2 bằng 14,25.

a. Xác định khối lượng trung bình của A.

b. Cho B phản ứng hoàn toàn với dung dịch Br2 dư. Tính số mol Br2 đã tham gia
phản ứng.
-------------HẾT-----------
TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2022-2023
MÔN SINH – KHỐI 11
I.Kiến thức trọng tâm:
1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ. Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và cơ chế
hấp thụ ion khoáng ở rễ.
2: Vai trò của thoát hơi nước . So sánh hai con đường thoát hơi nước.
3: Vai trò của của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây. Dinh dưỡng
nitơ ở thực vật ? Cơ sở việc bón phân cho cây trồng.
4: So sánh quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM.
5: Hô hấp ở thực vật. So sánh hai con đường hô hấp ở thực vật. Hô hấp sáng.
6: Dựa vào kiến thức về quang hợp và hô hấp, hãy chứng minh quang hợp là tiền đề
cho hô hấp và ngược lại.
7: Các thí nghiệm: Tách chiết diệp lục và carôtenôit.
8: So sánh hướng động và ứng động ứng động.
9: So sánh quang hợp và hô hấp hiếu khí ở thực vật.
10: Các câu hỏi giải thích liên quan đến nội dung các bài từ bài 1 14, bài 23, 24.
11: Các nội dung phần em có biết.
12: Các bài tập nguyên phân, giảm phân.
II.Một số câu hỏi tham khảo:
Câu 1: Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Hãy giải thích tại sao?
Ở rễ việc kiểm soát dòng nước và khoáng từ ngoài vào trong mạch gỗ là do sự chênh lệch
áp suất thẩm thấu.
1. Nồng độ CO2 thấp hơn nồng độ O2 trong mô lá gây ra hiện tượng quang hô
hấp ở thực vật C3.
2. Nguyên tố khoáng có vai trò quang trọng trong việc quyết định hoạt động cố
định đạm ở cây họ đậu là Mo.
3. Ở cây C4, cấu tạo lục lạp trong tế bào bao bó mạch hoàn toàn giống với lục
lạp tế bào mô giậu.
Câu 2: Để cố định nitơ khí quyển cần có điều kiện nào? Nêu tóm tắt quá trình biến
đổi nitơ trong cây?
Câu 3 - Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và chất khoáng có liên quan chặt chẽ với quá
trình hô hấp ở rễ?
- Tại sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết?
Câu 4: Trình bày diễn biến pha tối của quang hợp ở thực vật CAM? Vì sao trong pha tối
quang hợp của cây C4 và CAM có thêm chu trình C4 ( giai đoạn cố định CO2 tạm thời).
Câu 5:
a. Ở một số loại hạt (ngô, đậu...) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở
nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt 100%. Nhưng nếu phơi khô những
hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy
mầm cao hơn, có thể đạt 100%. Giải thích hiện tượng trên.
Hướng dẫn chấm
Ý Nội dung Điểm
Khi còn tươi, lượng ABA (axit abxixic) cao gây ức chế quá trình nảy mầm. 0,25
ABA cao làm làm cho các hạt này "ngủ" chờ thời tiết thuận lợi mới nảy
mầm. Điều này thể hiện đặc điểm thích nghi sinh sản với khí hậu.
- Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của ABA bị mất, vì vậy hiệu 0,25
suất nảy mầm tăng lên (hiện tượng này thường thấy ở cây một năm).

Câu 6:Trong rừng nhiệt đới có nhiều dây leo quấn quanh cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó
là kết quả của hiện tượng gì? Giải thích cơ chế gây nên hiện tượng này cùng với vai trò
của hiện tượng trên đối với thực vật?
Câu 7: Theo em trong 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM nhóm nào có con đường quang
hợp tiến hoá hơn? Giải thích?
Câu 8: So sánh quá trình quang hợp của lúa và ngô? Loài nào cho năng suất sinh học cao
hơn? Vì sao?
TL: Lúa là thực vật C3, còn ngô thuộc thực vật C4.
a. Giống nhau:
- Đều diễn ra qua 2 pha: Pha sáng và pha tối
- Diễn biến của pha sáng hoàn toàn giống nhau (điều kiện, nguyên liệu, sản phẩm, hệ
enzim...)
- Pha tối đều sử dụng nguyên liệu là CO 2, ATP, NADPH do pha sáng cung cấp để tổng
hợp glucozo theo chu trình Canvin.
- Diễn ra vào ban ngày khi có ánh sáng.
b. Khác nhau:
  Thực vật C3 Thực vật C4
1. Con đường cố Theo chu trình Canvin (Chỉ có chu Theo chu trình Hatch – Slack (gồm chu
định CO2 trình C3) trình C3 và C4)
Lục lạp của TB mô giậu và TB bao bó
2. Nơi diễn ra Lục lạp của TB mô giậu
mạch
3. Điểm bù ánh sáng Thấp Cao
4. Điểm bù CO2 Cao Thấp
5. Chất nhận
Ribulozo 1,5- diphotphat Photpho enol piruvat (PEP)
CO2 đầu tiên
6. Sản phẩm đầu
Axit photphoglixeric Axit oxaloaxetic
tiên
7. Hô hấp sáng Mạnh Không có
8. Năng suất sinh
Thấp Cao
học
Câu 9: Xác định các câu sau đúng hay sai và giải thích:
a. Cây chỉ hút được nước khi thế nước của dung dịch đất cao hơn dịch bào của rễ.
b. Cây chỉ thoát được nước khi độ ẩm không khí bão hòa
c. Các nguyên tố khoáng thiết yếu đều là các nguyên tố cây cần với lượng lớn
d. Quá trình phóng điện trong cơn giông đã cung cấp một lượng NH3 đáng kể cho cây.
TL: a. Đúng
Cây hút nước chủ yếu theo cơ chế thẩm thấu từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước
thấp. TB lông hút của rễ có cấu tạo thích nghi với việc hút nước theo cách này. Khi thế
nước trong cây thấp hơn thế nước của dung dịch đất, cây sẽ hút nước chủ động bằng cách
tăng cường quá trình phân giải các chất tạo ra nồng độ chất tan cao để làm tăng áp suất
thẩm thấu, nhờ đó nước vẫn được hấp thu vào.
b. Sai
Cây thoát nước chủ yếu dưới dạng hơi, quá trình này tuân theo quy luật vật lý nên diễn ra
thuận lợi khi độ ẩm không khí chưa bão hòa.Tuy nhiên khi độ ẩm không khí bão hòa, cây
vẫn có thể thoát nước thành giọt do hoạt động chủ yếu của TB khí khổng
c. Sai
Các nguyên tố khoáng thiết yếu là nguyên tố trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi
chất của cơ thể mà thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống và không thể
thay thế bởi bất kì nguyên tố nào khác.
d. Sai
Quá trình phóng điện trong cơn giông đã tạo ra NO3 chứ không phải NH3
Câu 10: a. Cấu tạo của lông hút của thực vật trên cạn phù hợp với chức năng hút
nước và muối khoáng như thế nào?
b. Mối liên quan giữa độ ẩm đất và dinh dưỡng khoáng ở thực vật?
TL: a. Thành TB mỏng, không thấm cutin -> nước dễ dàng đi vào theo theo cơ chế thụ
động.
- Chỉ có một không bào ở trung tâm lớn -> tạo Ptt lớn giúp TB hấp thụ nước dễ dàng.
- Lông hút chứa nhiều ty thể: Quá trình hô hấp ở rễ biến đổi chất hữu cơ phức tạp thành
chất hữu cơ đơn giản -> làm tăng nồng độ dịch bào -> tăng Ptt -> rễ lấy được nước tự do
và nước liên kết yếu trong đất một cách dễ dàng.
- Đầu lông hút nhỏ, thuôn nhọn để len lỏi vào các mao quản đất
=> Vì vậy các dạng nước tự do và dạng nước liên kết không chặt từ đất được lông hút
hấp thụ một cách dễ dàng nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu (từ thế nước cao đến
thế nước thấp).
b. Nước tự do trong đất giúp hoà tan các ion khoáng và các ion này dễ dàng được hấp
thụ theo dòng nước vào rễ.
- Độ ẩm cao giúp hệ rễ ST tốt, tăng S tiếp xúc của hệ rễ với dd đất-> quá trình trao đổi
ion khoáng nhờ hiện tượng hút bám trao đổi diến ra thuận lợi.
- Độ ẩm thấp rễ cây ST kém, khả năng hấp thụ nước và ion khoáng giảm
-> năng suất giảm.
- Nồng độ các ion khoáng cao làm giảm thế nước của dung dịch đất-> cây không hút
được nước theo cơ chế thẩm thấu.
Câu 11. Thực vật có 2 hình thức hô hấp đều cần ôxi nhưng chúng khác nhau về bản
chất, hãy nêu sự khác nhau giữa 2 hình thức hô hấp này?
ĐA:
Chỉ tiêu so sánh Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí
Điều kiện xảy ra Không cần ánh sáng, cả Khi cường độ ánh sáng cao,
ngày và đêm nhiệt độ cao
Chuỗi vận chuyển e- Ở màng trong ti thể hoặc Không cần
màng sinh chất
Nguyên liệu Chủ yếu là glucozo, sản Axit glicolic, sản phẩm của
phẩm của quá trình quang quá trình oxi hóa RiDP
hợp trong lục lạp trong lục lạp
Sản phẩm Tạo ATP, không trực tiếp Không tạo ATP tạo axit
tạo axit amin , NH3 amin, NH3
Vị trí và đối tượng xảy ra Xảy ra ở ti thể của mọi thực Xảy ra ở lục lạp,
vật peroxixom, ti thể ở thực vật
C3
Kết quả Có lợi, cung cấp năng Có hại vì làm tiêu tốn sản
lượng cho các hoạt động phẩm quang hợp và năng
sống của thực vật lượng mất dưới dạng nhiệt.
Câu 12
a. Vì sao một số thực vật vùng đàm lầy có khả năng sống được trong môi trường
thường xuyên thiếu oxi?
b. Dựa trên đặc điểm hô hấp ở thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các phương
pháp bảo quản nông sản: bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản ở nồng độ CO2
cao.
c. Vì sao khi chu trình Crep ngừng lại thì cây bị ngộ độc bởi NH3?

Hướng dẫn chấm


Ý Nội dung Điểm
a Thực vật vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường
thiếu oxi thường xuyên vì:
- Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân 0,25
xuống . 0,25
- Rễ mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí như rễ thở ở sú, vẹt.
b - Mục đích bảo quản nông sản là giữ nông sản ít thay đổi về số 0,25
lượng và chất lượng. vì vậy phải khống chế hô hấp nông sản ở mức tối
thiểu. 0,25
- Cường độ hô hấp tăng hoặc giảm tương ứng với nhiệt độ, độ ẩm
và tỉ lệ nghịch với nồng độ CO2.
- Trong điều kiện nhiệt độ thấp (bảo quản lạnh) và điều kiện khô 0,5
(bảo quản khô) và trong điều kiện CO2 cao (bảo quản nồng độ CO2
cao, hô hấp thực vật sẽ được hạn chế ở mức tối thiểu nên thời gian bảo
quản sẽ được kéo dài.
c Khi chu trình Crep ngừng lại thì cây bị ngộ độc bởi NH3 vì
- Chu trình Crep dừng lại → không có các axit hữu cơ để kết hợp 0,5
với NH3 thành axitamin → cây tính luỹ nhiều NH3 → ngộ độc.
Câu 13. Khi giảm dần cường độ ánh sáng từ khoảng x (lux) → 0 (lux), người ta
quan sát thấy sản lượng sơ cấp thực (NPP) của hai loại cây C3 và C4 và vẽ được đồ
thị như sau:
Cho biết sản lượng sơ cấp thực (NPP) = sản lượng sơ cấp tổng số (GPP) – năng lượng sử
dụng cho hô hấp (R).
a. A và B có thể thuộc nhóm cây C3 hay C4 ? Giải thích.
b. Nếu cường độ ánh sáng ở mức 20% của x thì cây A, cây B có quang hợp không?
Giải thích.

a. A là cây C4, B là cây C3 vì đồ thị cho thấy điểm bù ánh sáng của cây A cao 0,25
hơn điểm bù ánh sáng của cây B và điểm bão hòa ánh sáng của cây A cao hơn
của cây B.
b. Khi cường độ ánh sáng ở mức 20% của x, cả cây A và cây B vẫn quang hợp. 0,25
- Ở cường độ ánh sáng 20% của x, cây A quang hợp dưới điểm bù ánh sáng:
sản lượng sơ cấp tổng số < năng lượng sinh vật sử dụng cho hô hấp → sản 0,25
lượng sơ cấp thực <0.
- Ở cường độ ánh sáng 20% của x, cây B quang hợp trên điểm bù ánh sáng: 0,25
sản lượng sơ cấp tổng số > năng lượng sinh vật sử dụng cho hô hấp → sản
lượng sơ cấp thực >0.
Câu 13. Vì sao quá trình khử nitrate (NO3-) ở thực vật có thể làm giảm năng suất sinh
học? Quá trình này có gây hại cho cây trồng không? Giải thích?

- Quá trình khử NO3- thành NH3 phải sử dụng H+ từ NADPH hoặc NADH của quang 0. 5
hợp hoặc hô hấp. Trong đó NADPH cũng được sử dụng để khử CO2 trong pha tối
quang hợp để tạo chất hữu cơ, hình thành nên năng suất, việc sử dụng nguồn lực
khử này sẽ ảnh hưởng đến quá trình cố định CO2.
- Sự khử NO3- cũng có thể gây hại cho cây trồng, trong trường hợp dư thừa làm tích 0. 5
tụ nhiều NH3, đây là chất gây độc cho tế bào.

Một số đề tham khảo


Trường THPT Ngọc Hồi KỲ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 11
Năm học 2016- 2017
ĐỀ CHÍNH Môn thi: Sinh học
THỨC Thời gian làm bài: 120 phút
(Đề thi có 2 trang)
Câu I ( 2,5 điểm)
1. So sánh pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp ở thực vật C3?
2. Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra?
Câu II ( 3,0 điểm)
1.Cho biết nơi tổng hợp và hiệu quả tác động chủ yếu của các hoocmon: auxin,
xitokinin, axit abxixic?
2. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy giải thích câu:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu III (3,0 điểm)
1. Vì sao trong thành phần thực vật, các nguên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng
không thể thiếu được? Nêu phương pháp bón phân vi lượng cho cây?
2. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào được xem là hướng động, phản ứng
nào là ứng động?
a, Cây nắp ấm bắt sâu bọ.
b, Lá trinh nữ khép lại khi chạm nhẹ.
c, Ngọn cây hướng về phía ánh sáng.
d, Hoa mười giờ nở lúc 10 giờ nếu nhiệt độ thích hợp.
e, Rễ cây tránh nơi có ánh sáng.
f, Dây tơ hồng vươn thẳng tới nơi có bờ dậu.
g, Cứ 5 phút thân rau muống quấn 1 vòng.
h, Hoa hướng dương quay về nơi có ánh sáng mặt trời.
Câu IV ( 4,0 điểm)
Thực vật có 2 hình thức hô hấp đều cần ôxi nhưng chúng khác nhau về bản chất,
hãy nêu sự khác nhau giữa 2 hình thức hô hấp này( Điều kiện xảy ra, chuỗi vận chuyển
e-, nguyên liệu, sản phẩm, vị trí và đối tượng xảy ra, kết quả)
Câu V ( 1,5 điểm)
Trình bày các bước tiến hành thí nghiệm tách chiết sắc tố từ lá và giải thích vì sao
trong thí nghiệm này phải dùng các dung môi hữu cơ.
Câu VI (2,0 điểm)
Giải thích tại sao:
1. khi trời mưa lâu ngày rồi đột ngột nắng to thì cây bị héo?
2. một số cây trồng như bông, đậu, cà chua…nông dân thường hay bấm ngọn thân
chính?
Câu VII (4,0 điểm)
Ba hợp tử của một loài, lúc chưa nhân đôi số lượng NST đơn trong mỗi tế bào bằng
20. Hợp tử 1 có số đợt nguyên phân bằng ¼ số lần nguyên phân của hợp tử 2. Hợp tử 2
có số lần nguyên phân liên tiếp bằng 50% số đợt nguyên phân của hợp tử 3. Số lượng
NST đơn lúc chưa nhân đôi trong tất cả các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử bằng 5480.
1. Tính số đợt nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử.
2. Số lượng NST đơn được tạo ra từ nguyên liệu môi trường tế bào đã cung
cấp cho mỗi hợp tử để nguyên phân là bao nhiêu?
3. Nếu trong số tất cả các tế bào con được tạo ra có 50% số tế bào trở thành tế
bào sinh trứng giảm phân tạo trứng. Hãy tính
- Số trứng được tạo ra.
- Số NST chứa trong tất cả các trứng.

………Hết………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP


TRƯỜNG
Năm học 2014 – 2015
Môn thi: Sinh học
Câu I( 2 điểm) :
1.Bằng những hiểu biết của mình, em hãy giải thích câu:
“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
2. Cây trong vườn Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước
qua cutin mạnh hơn ?
Câu II( 3.5 điểm):
1.Trình bày mối quan hệ và sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp?
2. Khi buổi trưa nắng gắt tưới nước cho cây, cây bị héo vì sao?
Câu III( 3 điểm) :
1.Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM.
2.Hãy phân biệt các đặc điểm của:
a. Hai con đường vận chuyển nước trong cây.
b. Hai con đường thoát hơi nước ở lá.
Câu IV( 3 điểm):
1.Hoocmôn thực vật là gì ? Nêu đặc điểm chung của hoocmôn thực vật?
2.Vì sao trong thành phần thực vật, các nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không
thể thiếu được? Nêu phương pháp bón phân vi lượng cho cây?
3. Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào là hướng động, phản ứng nào là ứng động?
a, Cây nắp ấm bắt sâu bọ.
b, Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng.
c, Hoa mười giờ nở lúc 10 giờ nếu nhiệt độ thích hợp.
d, Tế bào khí khổng đóng mở.
e, Thân đậu cô ve đang quấn quanh một cọc rào.
Câu V( 4 điểm):
1. Hãy giải thích câu nói của nhà sinh lý học người Nga “ Thoát hơi nước là thảm học tất
yếu”.
2. Phân biệt hô hấp hiếu khí và quá trình lên men ở thực vật ( điều kiện xảy ra, nơi diễn ra,
cơ chế, sản phẩm cuối cùng và hiệu quả năng lượng).
Câu VI ( 1,5 điểm): Pha sáng và pha tối của quang hợp giống nhau và khác nhau như
thế nào? Cơ chế và ý nghĩa của quang phân ly nước trong quang hợp?
Câu VII ( 3 điểm) : Có 4 tế bào sinh dưỡng của cùng một cơ thể phân bào liên tiếp bằng
nhau và tạo ra các tế bào con chứa 4992 NST đơn.Vào kỳ trước của lần nguyên phân đầu
tiên, trong mỗi tế bào người ta đếm được 156 crômatit.
1.Tìm số lần phân bào của mỗi tế bào.
2. Khi tế bào ở vào lần phân bào cuối cùng. Hãy xác định số NST và trạng thái của chúng
ở kỳ
trước và kỳ sau của các tế bào.

TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG KHỐI 11
Năm học 2020- 2021
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Sinh học
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi có 2 trang)
Câu I( 3.0 điểm):
1. Vai trò của thoát hơi nước là gì? Giải thích tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những
cây bụi thấp và những cây thân thảo?
2. Trong sản xuất nông nghiệp, việc xới xáo đất xung quanh gốc cây có tác dụng gì? Vì
sao trong môt số trường hợp rẽ cây được cung cấp đủ nước hoặc thừa nước nhưng cây vẫn bị
héo?
Câu II( 5.0 điểm): Người ta làm thí ngiệm trồng cây A và B trong một nhà kính. Khi tăng cường
độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm, của cây B
không thay đổi.
1. Cây nào thuộc nhóm thực vật C3, cây nào thuộc nhóm thực vật C4? Giải thích.
2. So sánh nhóm thực vật đại diện cây A và nhóm thực vật đại diện là cây B về: số chu
trình diễn ở pha tối, nơi diễn ra, chất nhận CO 2 đầu tiên, sản phẩm quang hợp ổn định đầu tiên,
điểm bù ánh sáng, hô hấp sáng, năng suất sinh học?
Câu III( 3.0 điểm): Những nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a. Trong quá trình bảo quản nông sản, nông sản cần phải khống chế sao cho cường độ hô hấp
luôn ở mức tối thiểu.
b. Cây chỉ thoát được nước khi độ ẩm không khí bão hòa
c. Các nguyên tố khoáng thiết yếu đều là các nguyên tố cây cần với lượng lớn
d. Hướng động ở thực xảy ra chậm và ứng động ở thực vật xảy ra nhanh hơn.
e. Cây trồng ở vùng không ngập mặn đem ra trồng ở đất ngập mặn thì không sinh trưởng được.
Câu IV( 4.0 điểm):
1. So sánh sự khác nhau giữa pha sáng và pha tối của quang hợp ở thực vật C3 (nơi xảy
ra, nhu cầu ánh sáng, nguyên liệu, sản phẩm, vai trò)?
2. Điều kiện để diễn ra quá trình cố định ni tơ theo con đường sinh học?
Câu V( 2.0 điểm)
1. Hiện tượng nào sau đây không được xếp cùng nhóm với các hiện tượng còn lại? Giải
thích?
A. Rễ cây tránh xa các hóa chất độc hại
B. Rễ cây luôn mọc quay xuống đất
C. Ngọn cây mọc cong về phía có ánh sáng
D. Khi có va chạm lá cây trinh nữ cụp lại.
2. Phân biệt cử động lá của cây trinh nữ về bản chất, tác nhân kích thích, cơ chế, ý nghĩa
trong hai trường hợp sau:
+ Khi va chạm cơ học.
+ Buổi sáng xòe lá và buổi chiều khép lá.
Câu VI( 3.0điểm): Hai hợp tử của một loài sinh vật qua các lần nguyên phân liên tiếp, môi
trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo nên 24624 NST đơn mới. Hợp tử thứ 2 có số lần
nguyên phân bằng 5 lần số lần nguyên phân của hợp tử thứ nhất. Tổng số tế bào con được tạo ra
từ các lần nguyên phân của 2 hợp tử bằng 1028 tế bào.
1. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài.
2. Tính số lần nguyên phân liên tiếp của mỗi hợp tử.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG 2023 MÔN TIN HỌC
LỚP 11
I.      Kiến thức :
-         Cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp for, while;
-         Các thao tác, các phép toán số học, chia lấy phần nguyên, chia lấy phần dư; Cấp
số cộng, ..
-         Chương trình con ;
- Dữ liệu kiểu xâu, kiểu danh sách
II.      Bài tập:
SỬ DỤNG NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PYTHON VIẾT CÁC CHƯƠNG
TRÌNH SAU
Bài 1: Viết chương trình nhập 4 số nguyên n1, n2, n3, n4, sau đó chuyển đổi số nguyên
đó ở hệ thập phân sang hệ nhị phân, ghi kết quả ra màn hình
Ví dụ:
Nhập 4 số nguyên lần lươt là:
8 25 64 127
Kết quả tương ứng dãy nhị phân là
1000 11001 1000000 11111111
Bài 2: Viết chương trình nhập một số nguyên N
a. Hãy cho biết chữ số lớn nhất của số tự nhiên vừa nhập
b. Hãy in đảo ngược số N;
Ví dụ: N=6548
Chữ số lớn nhất : 8; Số in ngược là : 8456
Bài 3. Viết chương trình nhập một số nguyên dương . Đếm xem có bao nhiêu số
nguyên dương nhỏ hơn và có tận cùng là chữ số .
Ví dụ:
Dữ liệu vào Kết quả Giải thích
N=68 Có 7 số thoả mãn là: .
7
K=3

Bài 4: Đếm nghiệm


Cho phương trình hai ẩn x, y: ax+by=c, với a, b, c là các số nguyên được nhập từ bàn
phím
Yêu cầu: Hãy đếm số nghiệm {x, y} của phương trình đã cho thỏa mãn: x, y là các số
nguyên dương và nguyên tố cùng nhau (hai số nguyên dương được gọi là nguyên tố cùng
nhau nếu ước chung lớn nhất của chúng bằng 1)
Ví dụ:
a, b, c Kết quả Giải thích
1 2 10 2 Phương trình gồm các nghiêm {x, y} với x, y nguyên dương là
[2, 4}, {4, 3}, {6, 2}, {8, 1}
Trong đó các nghiệm {x, y} với x, y nguyên dương và nguyên tố
cùng nhau là {4, 3}, {8, 1}
Bài 5: Viết chương trình nhập 4 số thực x, y, z, t từ bàn phím. Đưa kết quả ra màn hình
tích của 4 số thực đó là số âm, số dương hoặc số 0
Ví dụ: Nhập 4 số thực lần lươt là: 2.0 2.5 0 4.0 Kết quả là: Tích của 4 số
=0
Nhập 4 số thực lần lươt là: 3.0 2.5 -3.5 20.2 Kết quả là: Tích của 4 số
âm
Bài 6. Số chính phương đặc biệt là số chính phương được tạo bởi số nguyên tố. Ví dụ
4=2 x 2; 9=3 x 3; 36=6 x 6 nên 4 và 9 là số chính phương đặc biệt, còn 36 thì không
phải là số chính phương đặc biệt.
Viết chương trình nhập 2 số nguyên dương a, b. Hãy đếm xem trong đoạn [a..b] có
bao nhiêu số chính phương đặc biệt?
Ví dụ:
a, b Kết quả Giải thích
2 10 2 Trong đoạn từ [2..10] có 2 số chính phương đặc biệt là 4 và 9

Hết
SỞ GD - ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC SINH GIỎI


Môn: Ngữ Văn 11

Năm học: 2022 - 2023

I. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945:

1. Văn xuôi:

- Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân), Hai đứa trẻ ( Thạch Lam), Chí Phèo (Nam
Cao), Đời thừa ( Nam Cao), Hạnh phúc một tang gia ( trích “ Số đỏ” – Vũ Trọng
Phụng).

2. Thơ

* Thơ mới

- Vội vàng ( Xuân Diệu), Tràng giang ( Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử).

- Một số bài đọc thêm: Tương tư ( Nguyễn Bính), Chiều xuân ( Anh Thơ).

* Thơ cách mạng

- Từ ấy ( Tố Hữu), Chiều tối ( Hồ Chí Minh).

- Một số bài đọc thêm: Nhớ đồng ( Tố Hữu), Lai Tân ( Hồ Chí Minh).

II. Lí luận văn học

- Tiếp nhận văn học, phong cách nghệ thuật, tư tưởng nghệ thuật, thể loại văn học,
những đặc trưng cơ bản của văn học, nội dung và hình thức của một tác phẩm văn
học…

III. Nghị luận xã hội

- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống qua một tác phẩm
văn học.
IV. Dạng đề

Câu 1 ( 8 điểm): Nghị luận xã hội.

Câu 2 ( 12 điểm): Nghị luận văn học ( dựa vào kiến thức lí luận văn học và văn
học Việt Nam để bình luận, giải thích, phân tích, chứng minh… một vấn đề văn
học).

*. Đề tham khảo

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 11
TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI NĂM HỌC: 2017 – 2018
…………………………………..
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút

(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 ( 8 điểm):

Viết một văn bản nghị luận ( khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của
anh/ chị khi đọc câu chuyện sau:

TẤT CẢ SỨC MẠNH

Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong
đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống
cát.
Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy
được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu.
Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng.
Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật
khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của
mình?”.
Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”.
“Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả
sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”.
Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.
(Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ Faith to Move Mountains).
Câu 2 (12 điểm) :
Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác – xen Pruxt cho rằng: “Một cuộc
thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt
mới”.
Anh ( chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sang tỏ ý kiến đó qua một số
tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn 11.
--------------------------------- Hết ----------------------

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN LỚP 11
TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI NĂM HỌC: 2020 - 2021
ĐỀ CHÍNH THỨC …………………………..
Thời gian: 120 phút
(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (8 điểm)
Trình bày cảm nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau:
“Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường.”
(Khuyết danh)
Câu 2 (12 điểm)
Nhà thơ Tố Hữu cho rằng:
“Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”
(Trích Tố Hữu – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, 2002,
trang 66)
Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ nhận định đó
qua một số tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 được học trong
chương trình Ngữ văn 11.
…………………………….. HẾT……………………………
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 11

Năm 2022 – 2023

Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

1. Nguyên nhân cuộc cách mạng


2. Cách mạng tháng mười Nga diễn ra như thế nào?
3. Ý nghĩa lịch sử
4. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam.
5. Vai trò của Lê Nin đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.
Bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921- 1941)

1. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925)
2. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941)
Bài 16. Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

1. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia.
Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai

1. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Trình bày kết cục của Chiến tranh thế giới hai.
4. Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc tác động như thế nào đến tình hình thế
giới.
5. Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG THI HS GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI MÔN ĐỊA LÍ 11 - NĂM HỌC: 2022-2023

PHẦN A. LÍ THUYẾT
*LỚP 10
Chủ đề 1: Phân bố dân cư.
-Đặc điểm phân bố dân cư.
-Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư.
Chủ đề 2: Địa lí ngành chăn nuôi.
-Vai trò của ngành chăn nuôi.
-Đặc điểm của ngành chăn nuôi.
*LỚP 11
Chủ đề 3:
-Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước (phát triển và
đang phát triển)
-Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Chủ đề 4: Một số vấn đề mang tính toàn cầu.
-Bùng nổ dân số
-Già hóa dân số
-Môi trường
Chủ đề 5: Hợp chúng quốc Hoa Kì.
-Vị trí địa lí
-Dân cư-xã hội
-Kinh tế: (Dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp)
Chủ đề 6: Liên bang Nga.
-Điều kiện tự nhiên
-Dân cư- xã hội
PHẦN B. KĨ NĂNG
-Vẽ và nhận xét bảng số liệu/biểu đồ địa lí (Biểu đồ đường/ tròn/ cột)

Câu 1: Cho bảng số liệu:


Một số chỉ số dân số của Hoa Kì, giai đoạn 1950 - 2017
Năm 1950 2000 2010 2017
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 1,5 0,6 0,6 0,4
(%)
Tuổi thọ trung bình (năm) 70,8 76,6 78,5 78,5
Nhóm dưới 15 tuổi (%) 27,0 21,3 19,8 19,0
Nhóm trên 65 tuổi (%) 8,0 12,3 13,0 15,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê,
2020)
Nhận xét đặc điểm dân số Hoa Kì qua các chỉ số trên. Vì sao tỉ suất gia tăng dân số tự
nhiên không cao nhưng dân số gia tăng hàng năm của Hoa Kì lại rất lớn?
Câu 2: Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á, NĂM
2019
(Đơn vị:triệu USD)
Quốc gia Xuất khẩu Nhập khẩu
Ma-lai-xi-a 3 788,8 7 290,9
Phi-li-pin 3 729,7 1 577,4
Xin-ga-po 3 197,8 4 091,0
Thái Lan 5 272,1 11 655,6
(Nguồn: theo Niên giám thống kê Việt Nam sơ bộ 2019)
Qua bảng số liệu hãy nhận xét về cán cân xuất khẩu, nhập khẩu của các quốc gia, năm
2019?
Câu 3: Cho bảng số liệu:
TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 (Đơn vị: triệu USD)

Năm 2010 2013 2014 2016


Thái Lan 341 105 420 529 406 522 407 026
Xin-ga-po 263 422 302 511 308 143 296 976
Việt Nam 115 850 171 192 156 151 205 305
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
-Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của
một số quốc gia, giai đoạn 2010 – 2016.
-Nhận xét.
Câu 4: Cho bảng số liệu sau:
Giá trị GDP theo khu vực kinh tế của hai nhóm nước, năm 2004 (Đơn vị:
tỉ USD)
GDP GDP phân theo khu vực kinh tế
Nhóm nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III
Nhóm nước phát triển 695,1 9.383,8 24.675,8
Nhóm nước đang phát 1.533,0 1.962,6 2.637,6
triển
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của hai
nhóm nước.
- Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của hai nhóm
nước.
Câu 5: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ TỈNH NĂM 2018
Tỉnh Thái Bình Phú Yên Kom Tum Đồng Tháp

Diện tích (km2) 1 586 5 023 9 674 3 384

Dân số (nghìn người) 1 793 910 535 1 993


(Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô diện tích và dân số của một số tỉnh năm 2018.
Nhận xét.

-------------Hết-------------
Sở GD-ĐT Hà Nội
Trường THPT Ngọc Hồi
Nội dung kiến thức thi HSG Lớp 11- Năm học 2022-2023
Môn: Tiếng Anh
(Thời gian làm bài: 90 phút)
A. Phonetics
1. The pronunciation of -s/es, -ed
2. Vowels and consonants
3. Stress

B. Vocabulary
- Vocabulary Topics:
1. The Generation Gap 2. Relationships 3. Becoming
Independent
4. Caring for Those in Need 5. Being Part of ASEAN 6. Global Warming
7. Further Education 8. Our World Heritage Sites
- Word formation

C. Grammar
1. Verb Tenses
2. Passive voice
3. Conditional sentences (type 0,1,2,3 + mixed type + Inversion)
4. Relative clauses
5. Reported Speech (with statements, questions, to infinitive, Ving)
6. Inversion and Emphasis
7. Gerunds and Participles (active + passive)
8. Articles, Prepositions.

D. Reading: - Gap-filling (missing words and missing sentences)


- True/False
- Answer questions

E. Writing
- Rewriting sentences

You might also like