You are on page 1of 3

CÁCH LÀM DẠNG BÀI ĐỌC – HIỂU

I. Cấu trúc bài đọc – hiểu


- Vị trí: nằm ở phần I(3điểm) trong đề thi THPTQG Ngữ văn.
- Số lượng câu hỏi: 4 câu
II. Các kiến thức cơ bản cần nhớ
1. Các thao tác lập luận
- Gồm 6 thao tác:
 Chứng minh: đưa ra nhiều dẫn chứng(ví dụ, câu chuyện thực tiễn, số
liệu).
 Giải thích: cắt nghĩa vấn đề bằng các khái niệm, định nghĩa.
 So sánh: đối chiếu sự việc, hiện tượng, đối tượng khác nhau.
 Bình luận: đưa ra các ý kiến, quan điểm, lý lẽ.
 Phân tích: chia nhỏ vấn đề để có cái nhìn toàn diện.
 Bác bỏ: đưa ra một ý kiến.
2. Các phương thức biểu đạt
- Gồm 6 phương thức:
 Tự sự: kể chuyện.
 Miêu tả: tái hiện đặc điểm, tính chất sự việc.
 Biểu cảm: bộc lộ cảm xúc.
 Nghị luận: đưa ra quan điểm, suy nghĩ, ý kiến về một sự việc nào đó.
 Thuyết minh: đưa ra các thông tin đã được xác nhận.
 Hành chính công vụ.
3. Phong cách ngôn ngữ
- Gồm 6 phong cách:
 Sinh hoạt: + Dùng trong giao tiếp, tồn tại ở 2 dạng nói và viết.

+ Đặc trưng: tính cụ thể, tính cá thể, tính cảm xúc.

 Khoa học: + Dùng trong văn bản khoa học.

+ Đặc trưng: tính khái quát, trừu tượng, tính lý trí, tính logic,
tính khách quan, tính phi cá thể.

 Nghệ thuật: + Dùng trong văn bản nghệ thuật(truyện, thơ, ký...).
+ Đặc trưng: tính hình tượng, tính cá thể, tính truyền cảm.

 Chính luận: + Đặc trưng: - Tính công khai về quan điểm chính trị.

- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.

-Tính truyền cảm, thuyết phục.

 Báo chí: + Đặc trưng: -Tính thông tin thời sự.

-Tính ngắn gọn.

-Tính sinh động, hấp dẫn(dựa vào nguồn trích dẫn,


lưu ý có thể mang phong cách chính luận).

 Hành chính: + Đặc trưng: -Tính khuôn mẫu.

-Tính minh xác.

-Tính công vụ.

4. Các phép liên kết hình thức trong văn bản

-Gồm 6 phép:

 Phép nối.
 Phép lặp.
 Phép thế.
 Liên tưởng.
 Đồng nghĩa.
 Trái nghĩa.
5. Các biện pháp tu từ thường gặp

 So sánh.  Liệt kê.


 Nhân hóa.  Chơi chữ.
 Ẩn dụ.  Nói quá.
 Hoán dụ.  Nói giảm/ nói tránh.
 Điệp từ.  Tương phản
 Dạng câu hỏi:
 Chỉ ra biện pháp tu từ? Ý nghĩa?
Ví dụ: - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “ <trích>” là biện pháp
<BPTT>, ở chi tiết “<chỉ ra>”

-Ý nghĩa:

+Tăng tính biểu cảm cho câu thơ/câu văn

+Thể hiện ngòi bút/phong cách nghệ thuật nhà thơ/nhà văn.

+Khẳng định, nhấn mạnh(làm nổi bật) nội dung chủ đạo của đoạn trích:(nội
dung chủ đạo).

 Câu hỏi cảm nhận, suy nghĩ:


- Mức độ hiểu: thường yêu cầu nêu nội dung chính của văn bản hoặc câu/đoạn
nào đó của văn bản.
- Vận dụng thấp: nêu tác dụng hình thức nghệ thuật được sử dụng(từ ngữ,
hình ảnh, bptt)
- Vận dụng cao: bày tỏ quan điểm, thái độ hoặc liên hệ thực tế đời sống, liên
hệ hiện tượng và đưa ra giải pháp.
 LƯU Ý:
- Với dạng bài này, nên viết trong khoảng 15 phút.
- Nên viết khoảng 2/3 đến 1 mặt giấy thi – cấu trúc 1/3/5/7 tương ứng với 4
câu hỏi theo cấu trúc điểm 0,5 – 0,5 – 1,0 – 1,0.
Với cấu trúc điểm 0,5 – 0,75 – 0,75 – 1.0 có thể triển khai 1/5/5/7(dòng).
- Trả lời trực tiếp vào câu hỏi, theo tiêu chí”hỏi gì đáp nấy”. Câu trả lời chính
xác, đầy đủ, ngắn gọn.
- Không nên gạch dầu dòng mà nên viết mỗi ý trong câu hỏi thành đoạn văn
nhỏ, hoàn chỉnh.

You might also like