You are on page 1of 4

Tài liệu được biên soạn bởi: Trương Nguyễn Ý Nhi

SĐT: 085.662.0448
Email: ynhitruongnguyen@gmail.com

CÁC BƯỚC LÀM CÂU BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG ĐỀ THI


VD: Phân tích biện pháp tu từ trong 2 câu thơ
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
B1: Gọi tên → Biện pháp tu từ gì?
B2: Chỉ ra hình ảnh → Hình ảnh nào?
B3: Tác dụng nghệ thuật (xem bảng)
B4: Tác dụng nội dung → Từ hình ảnh trên, suy ra điều gì?

Câu trả lời: Hai câu thơ trên sử dụng:


- Nghệ thuật ẩn dụ “thuyền” tượng trưng cho hình ảnh người đàn ông
- Nghệ thuật ẩn dụ “bến” tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ
- Tác dụng nghệ thuật: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ
- Tác dụng nội dung: Gợi hình ảnh người phụ nữ với nỗi nhớ nhung tha thiết, ngày
đêm chờ đợi chồng trở về sau khoảng thời gian xa nhà

TÁC DỤNG NGHỆ THUẬT CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

BIỆN PHÁP TU TỪ TÁC DỤNG NGHỆ THUẬT

1 So sánh

2 Ẩn dụ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc/câu thơ
3 Hoán dụ

4 Nhân hoá Làm cho sự vật, sự việc trở nên sống động hơn

5 Điệp ngữ Tạo nhịp điệu cho câu văn/ câu thơ, tăng tính biểu cảm

6 Liệt kê Diễn tả cụ thể, rõ ràng các khía cạnh của sự vật, sự việc

7 Nói quá Phóng đại, tăng quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng để
nhấn mạnh, tăng ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho người đọc

8 Nói giảm nói tránh Làm giảm nhẹ tính chất của từ ngữ, uyển chuyển tránh gây
cảm giác quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, mất lịch sự.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

1
Tài liệu được biên soạn bởi: Trương Nguyễn Ý Nhi
SĐT: 085.662.0448
Email: ynhitruongnguyen@gmail.com

Phương thức Dấu hiệu nhận biết


biểu đạt

1 Tự sự - Văn bản có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những
câu văn trần thuật
- Thường sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi
khi được dùng trong thơ
- Không có phần bàn luận về câu chuyện

2 Miêu tả Có các câu văn, câu thơ miêu tả hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của
người/sự vật (tả người, tả cảnh,...)

3 Biểu cảm - Có các câu văn, câu thơ bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết hoặc
của nhân vật trữ tình (không phải nhân vật trong truyện)
- Thường sử dụng trong thơ

4 Thuyết minh - Đi sâu vào đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng (thường là đồ vật),
cung cấp kiến thức khoa học
- Văn bản thường có số liệu của đối tượng

5 Nghị luận - Có vấn đề bàn luận, có quan điểm của người viết.
- Thường có luận điểm, dẫn chứng chứng minh, giọng văn mạnh mẽ

6 Hành chính Là văn bản thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…
công vụ

*LƯU Ý:
- Nếu đề yêu cầu “Nêu phương thức biểu đạt chính” ⇒ chỉ nêu MỘT phương thức
biểu đạt
- Nếu đề yêu cầu “Nêu 2 phương thức biểu đạt (trở lên) ” ⇒ nêu TỪ 2 phương thức
biểu đạt trở lên
- Trong văn bản thơ vừa có miêu tả và biểu cảm, nếu đề yêu cầu “Nêu phương thức
biểu đạt chính” ⇒ biểu cảm
VD: Bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu
+ PTBĐ chính: biểu cảm
+ Từ 2 phương thức biểu đạt trở lên: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG PHẦN ĐỌC HIỂU
Dạng 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản
Xem “Dấu hiệu nhận biết các phương thức biểu đạt”

Dạng 2: Xác định chủ đề, nội dung chính của văn bản
- Văn bản nói về nội dung gì? ⇒ Ý nghĩa gì?

2
Tài liệu được biên soạn bởi: Trương Nguyễn Ý Nhi
SĐT: 085.662.0448
Email: ynhitruongnguyen@gmail.com

- Nên viết đủ ý (từ 2-3 ý trở lên) để được tròn điểm

Dạng 3: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ (BPTT)
Xem “Các bước làm câu BPTT trong đề thi”

Dạng 4: Xác định thể thơ


- Thơ thất ngôn: mỗi câu 7 chữ
- Thơ ngũ ngôn: mỗi câu 5 chữ
- Thể thơ lục bát, song thất lục bát
- Thể thơ tự do
- Một số thể thơ khác

Dạng 5: Xác định thao tác lập luận


1. Thao tác lập luận giải thích
2. Thao tác lập luận phân tích
3. Thao tác lập luận chứng minh
4. Thao tác lập luận so sánh
5. Thao tác lập luận bình luận
6. Thao tác lập luận bác bỏ

Dạng 6: Dạng câu hỏi nêu suy nghĩ


1. Theo tác giả, vì sao…? ⇒ tìm ý trong bài, trích dẫn nguyên văn
2. Theo em, anh/chị, vì sao…? ⇒ trả lời theo suy nghĩ bản thân

Dạng 7: Từ bài đọc hiểu trên, anh chị hãy rút ra cho bản thân mình một bài học sâu
sắc nhất/ một thông điệp ý nghĩa nhất.
*Dàn ý: Thông điệp sâu sắc nhất đối với tôi là:
- Chúng ta cần…/nên…/phải…/đừng…
- Theo tôi, đây là thông điệp ý nghĩa nhất đối với tôi vì nó cho tôi thấy rằng… (hoặc
nó cho tôi nhận ra rằng…)
- Không những vậy, nhờ nó, tôi học được rằng…
- Chốt lại: Thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với riêng tôi mà chắc chắn nó còn có
ý nghĩa với tất cả mọi người.

Dạng 8: Anh/chị suy nghĩ thế nào về…; Anh/chị hiểu như thế nào về… (một vấn đề
nào đó trong văn bản)
*Dàn ý:
- Theo tôi, vấn đề này có tác động tiêu cực/tích cực đối với cuộc sống ⇒ Tôi đồng
ý/không đồng ý với cách sống theo vấn đề này

3
Tài liệu được biên soạn bởi: Trương Nguyễn Ý Nhi
SĐT: 085.662.0448
Email: ynhitruongnguyen@gmail.com

- Vấn đề này gây ra hậu quả/mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống? (VD: Việc nghiện
game ở học sinh gây sa sút học hành, ảnh hưởng sức khoẻ…)
- Tôi sẽ làm gì để ngăn chặn/thúc đẩy vấn đề này? (VD: Tôi sẽ chơi game với mục
đích giải trí, có giới hạn thời gian, khuyên ngăn bạn bè đang nghiện game…)

Dạng 9: Anh/chị có đồng tình với quan điểm… hay không?


- Giải thích: Quan điểm trên nói về điều gì?
- Tôi đồng tình/không đồng tình với quan điểm trên vì… (nêu khoảng 3 ý)
- Nếu mọi người làm theo/không làm theo quan điểm trên thì sẽ ra sao?

Dạng 10: Anh/chị suy nghĩ thế nào về…; Anh/chị hiểu như thế nào về… (một nhận
định/câu nói nào đó trong văn bản)
- Giải thích 1 vài từ ngữ, nghĩa đen/nghĩa bóng (nếu có) ⇒ khái quát ý nghĩa của câu
nói/nhận định
- Câu nói/nhận định này đúng hay sai
- Tôi đồng ý/không đồng ý với câu nói/nhận định này vì…

You might also like