You are on page 1of 2

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN/ĐOẠN TRÍCH

Câu 1: Ngôi kể, Thể thơ, Phong cách ngôn ngữ, Phương thức biểu đạt, Thao tác lập luận…
Câu 2: Liệt kê, Từ vựng,... (nên nêu từ 3 dấu hiệu)
Câu 3: Biện pháp tu từ (Hình thức, hiệu quả nghệ thuật), Nội dung đoạn trích
- Nội dung đoạn trích:
Căn cứ tiêu đề văn bản và nguồn trích dẫn
Căn cứ vào hình ảnh tiêu biểu trong đoạn
Căn cứ vào câu văn câu thơ, từ ngữ nhắc lại nhiều lần
Câu 4: Phân tích nhân vật, chỉ ra phẩm chất, Tại sao tác giả lại nói... (có 2 yêu cầu là chỉ ra và phân tích)
- Tại sao tác giả lại nói:
Tìm ý trong văn bản về việc tác giả cho rằng như vậy rồi ghi lại
Trình bày suy nghĩ bản thân
Lật ngược lại vấn đề
Câu 5: Suy nghĩ của bản thân, Hiểu thế nào về vấn đề nào đó... (Nêu, lí giải)

1. Ngôi kể (3 ngôi kể)


- Ngôi thứ nhất (người kể chính là bạn, nhân vật trong truyện sẽ xưng tôi)
- Ngôi thứ hai (là người nghe, không dùng bao giờ)
- Ngôi thứ ba (người kể là một người bất kì, không phải là một nhân vật nào đó, dù không góp mặt nhưng nó
vẫn biết tất cả mọi chuyện và kể lại)
2. Thể thơ
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường Luật
- Thể thơ Lục Bát
- Thể thơ song thất lục bát
- Thể thơ bốn chữ
- Thể thơ năm chữ
- Thể thơ sáu chữ
- Thể thơ bảy chữ
- Thể thơ tám chữ
- Thể thơ tự do
3. Phong cách ngôn ngữ (6 loại):
- Sinh hoạt (Lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhật kí, thư từ,… ngôn từ xuồng xã không chau chuốt)
- Nghệ thuật (Dùng trong văn chương vì cách hành văn hoa mĩ)
- Báo chí (Phỏng vấn, tin tức, các bài báo,…)
- Chính luận (Trình bày, đánh giá một vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng…)
- Hành chính (Dùng trong văn bản hành chính)
- Khoa học (Dùng trong các bài báo khoa học)
4. Phương thức biểu đạt (6 loại):
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Nghị luận
- Thuyết minh
- Hành chính - công vụ (Không dùng)
5. Thao tác lập luận (6 loại):
- Giải thích (Sử dụng lí lẽ để cắt nghĩa, giảng giải để người nghe hiểu ý mình)
- Phân tích (Chia đối tượng thành nhiều yếu tổ để xem xét kĩ lưỡng)
- Chứng minh (Nêu dẫn chứng xác thực nhằm sáng tỏ 1 ý kiến)
- So sánh
- Bình luận (Đánh giá về các hiện tượng, vấn đề xem nó xấu hay tốt, đúng hay sai,…)
- Bác bỏ (Trao đổi để bác bỏ ý kiến sai lệch)
6. Biện pháp tu từ
- So sánh
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ (ít dùng)
- Nói quá
- Nói giảm nói tránh
- Liệt kê
- Điệp ngữ
- Tương phản
- Chơi chữ

You might also like