You are on page 1of 66

Trường THPT Nguyễn Hữu Huân

Tổ Ngữ văn

NĂM HỌC 2021 – 2022


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

PHẦN MỘT: KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU

1. Một số biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác


a. So sánh:

Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm
tăng sức gợi hình, gơi cảm cho sự diễn đạt.

* Tác dụng: So sánh thường tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép
so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người
hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.

b. Ẩn dụ:

Là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen
thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

*Tác dụng của ẩn dụ

Ẩn dụ thường làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc, lôi cuốn người
đọc người nghe. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm.

c. Nhân hóa :

Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ
vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên
gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.

* Tác dụng của phép nhân hoá

- Phép nhân hoá thường làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; làm
cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.

d. Hoán dụ:

Là gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có mối
quan hệ gần gũi với nó, tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

e. Nói quá:

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 2


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu
tả để gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

f. Nói giảm, nói tránh

Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn
ghê sợ, tránh thô tục, thiếu lịch sự

g. Chơi chữ :

- Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho câu
văn hấp dẫn và thú vị

h. Biện pháp tu từ cú pháp:

- Câu đơn đặc biệt

- Điệp ngữ, trùng điệp cú pháp…: Lặp lai từ, ngữ, kiểu câu làm nổi bật ý, gây cảm xúc
mạnh.

- Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu âm
điệu, nhịp nhàng, hoặc hào hùng mạnh mẽ

- Liệt kê

- Đảo, lặp đầu, lặp cuối

- Câu hỏi tu từ

- Chêm xen

- Đối

1. Các phép liên kết trong văn bản

*Phép lặp:

Là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở
đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.

*Phép thế:

Là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng
chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần
văn bản chứa chúng.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 3


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

* Phép liên tưởng:

Là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng
nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng
trong văn bản.

* Phép nghịch đối:

Là sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn
bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau.

* Phép nối:

Là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan
hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết
các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.

2. Các phong cách ngôn ngữ chức năng

 PCNN sinh hoạt (Thư từ, Nhật ký, Tin nhắn…): có tính cụ thể, cá thể, cảm xúc

 PCNN nghệ thuật (Thơ, Ttruyện, Kí, Kịch…): có tính hình tượng, tính truyền cảm,
tính cá thể hóa

 PCNN chính luận (Tuyên ngôn, Bình luận, Xã luận…)

 PCNN báo chí (Bản tin, Phóng sự, Phỏng vấn….)

 PCNN khoa học (Luận án, SGK, Sách báo khoa học…)

 PCNN hành chính (Quyết định, Đơn từ, Biên bản…)

3. Các phương thức biểu đạt trong văn bản

 Tự sự: Trình bày môt chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc
kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày
tỏ thái độ khen chê.

 Miêu tả: Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm nổi
bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh…làm cho những đối tượng được nói đến
như hiện lên trước mắt người đọc.

 Biểu cảm: Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự
đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.
NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 4
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

 Thuyết minh: Trình bày, giới thiệu, giải thích…nhằm làm rõ đặc điểm đối tượng,
cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.

 Nghị luận: Trình bày tư tuởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên,
xã hội qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục

 Điều hành (Công vụ- Hành chính): Trình bày văn bản theo một số mục nhất định
nhằm truyền đạt những nội dung và yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện
vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.

d. Các thao tác nghị luận:

Tổng hợp, phân tích, quy nạp, diễn dịch, so sánh

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 5


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

PHẦN HAI: KIẾN THỨC LÀM


VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


YÊU CẦU:

- Có ý thức quan tâm đến thông tin từ đời sống, có thái độ nhận thức đúng đắn.

- Biết vận dụng các thao tác lập luận trong một bài nghị luận có dung lượng khoảng 400
từ, xây dựng và triển khai các luận điểm mạch lạc, bố cục rõ ràng, diễn đạt có tính thuyết
phục…chú ý các kiến thức liên môn: lịch sử, địa lí, khoa học…

CÁC DẠNG BÀI:

- Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

- Nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.

Dàn bài chung:

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề sẽ triển khai trong văn bản.

- Dẫn dắt vấn đề.

Thân bài:

- Giải thích vấn đề: giải thích từ ngữ, hình ảnh nêu ra trong đề; Ý nghĩa chung của vấn
đề như thế nào?

- Phân tích, chứng minh:

+ Phân tích từng khía cạnh, phân tích nguyên nhân, biểu hiện.

+ Dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh…

- Bình luận:

+ Phê phán quan niệm, thái độ sai.

+ Nêu phương hướng hành động đúng. Cần phải làm gì?

Kết bài:

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 6


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

- Khẳng định, nêu ý nghĩa, vai trò của vấn đề.

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân đối với vấn đề đó.

2. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:


1. YÊU CẦU:

- Học sinh nắm vững các kiến thức đã học về các tác phẩm văn học để vận dụng làm
bài văn nghị luận văn học.

- Biết cách xây dựng, triển khai bài văn nghị luận văn học, biết vận dụng kết hợp các
thao tác lập luận trong bài nghị luận

2. CÁC DẠNG BÀI:

- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

- Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Một số đề luyện tập:

Đề 1: “Con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành người chân
chính”. Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên?

Đề 2: Viết một văn bản nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em
về đức tính khiêm nhường.

Đề 3: Tuân Tử - một nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc từng viết: “Đường tuy gần
không đi không bao giờ đến, việc tuy nhỏ không làm chẳng bao giờ nên”. Anh/chị viết bài văn
ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Đề 4: Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “Không thầy đố mày làm nên” nhưng lại có
lúc khẳng định: “Học thầy không tày học bạn”. Hãy viết một văn bản nghị luận xã hội ngắn,
trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa và mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ.

Đề 5: Trong cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ có dạy: “Có tài mà không có đức là
người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Em hiểu thế nào về lời dạy
trên và rút ra bài học cho việc học tập và tu dưỡng đạo đức của em.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 7


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

Đề 6: Viết một văn bản nghị luận xã hội khoảng 400 từ trình bày suy nghĩ của em về giá
trị của sự chân thành trong tình bạn.

Đề 7: Viết một văn bản nghị luận xã hội khoảng 400 từ trình bày suy nghĩ vủa em về
truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

Đề 8: “Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi” (Ngạn ngữ Trung Hoa). Viết
một văn bản nghị luận xã hội khoảng 400 từ nêu suy nghĩ của em về câu ngạn ngữ trên.

Đề 9: Viết một văn bản nghị luận xã hội khoảng 400 từ nêu suy nghĩ của em về câu nói
sau: “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc” (Tuổi Trẻ 19.12.2008)

Đề 10: Nhà văn V. Huygô từng nói : “Trên đời này chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu
thán phục, đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng, đó là lòng tốt”. Hãy
viết một văn bản nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.

Đề 11: Hãy viết một văn bản nghị luận xã hội khoảng 400 từ nêu suy nghĩ của em về
“bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.

Đề 12: Hãy viết một văn bản nghị luận xã hội khoảng 400 từ nêu suy nghĩ của em về câu
tục ngữ Tây Ban Nha:“Mẹ là trường học vĩ đại nhất của những người con”

Đề 13: Hãy viết một văn bản nghị luận xã hội khoảng 400 từ nêu suy nghĩ của em về câu
nói sau: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu tình thương”

Đề 14: Hãy viết một văn bản nghị luận xã hội khoảng 400 từ nêu suy nghĩ của em về lối
sống giản dị.

Đề 15: Hãy viết một văn bản nghị luận xã hội khoảng 400 từ nêu suy nghĩ của em về câu
nói sau: “Kính trọng thầy như kính trọng cha”

Đề 16: Hãy viết một văn bản nghị luận xã hội khoảng 400 từ nêu suy nghĩ của em về
tính trung thực.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 8


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

PHẦN BA: VĂN HỌC

BÀI 1. TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM


A. TÌM HIỂU CHUNG:
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:

 Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác ngôn từ với hai bộ phận lớn có quan hệ mật
thiết với nhau: văn học dân gian và văn học viết.
1. Văn học dân gian:
– Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
– Các thể loại: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện
cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
– Đặc trưng tiêu biểu: tính truyền miệng, tính tập thể, gắn bó với các sinh hoạt khác
nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Văn học viết:
– Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết. Tác phẩm văn học viết mang dấu
ấn của tác giả.
– Văn học viết Việt Nam được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam:

 Văn học Việt Nam đã trải qua ba thời kì lớn:

- Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.


- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
1. Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
– Văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
– Hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á;
có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, nhất là Trung Quốc.
– Văn học chữ Hán đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
– Văn học chữ Nôm tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian toàn diện, sâu sắc hơn
văn học chữ Hán và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 9


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

2. Văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
– Là nền văn học tiếng Việt, chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.
– Tồn tại trong bối cảnh giao lưu văn hoá, văn học ngày càng mở rộng, tiếp xúc với các
nền văn học châu Âu.
– Kế thừa tinh hoa của văn học truyền thống, tiếp thu tinh hoa của những nền văn học
lớn trên thế giới để đổi mới.
– Từ CMTT/1945 một nền văn học mới ra đời và phát triển dưới sự lãnh đạo toàn diện
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Văn học thế kỉ XX đã phản ánh hiện thực xã hội và chân dung con người Việt Nam
với tất cả các phương diện phong phú, đa dạng. Thành tựu nổi bật thuộc về văn học yêu nước
và cách mạng.
III. Con người Việt Nam qua văn học:
1. Con người Việt nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:

 Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của văn học Việt Nam.

– Văn học dân gian kể lại quá trình ông cha ta nhận thức, cải tạo, chinh phục thế giới tự
nhiên.
– Thơ ca thời trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ.
– Văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu
cuộc sống, tình yêu đôi lứa.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc:

 Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng của văn học Việt
Nam.
– Trong văn học dân gian: Tinh thần yêu nước thể hiện qua tình yêu làng xóm, quê cha
đất tổ, căm ghét các thế lực xâm lược giày xéo quê hương.
– Trong văn học trung đại: Chủ nghĩa yêu nước thể hiện qua ý thức sâu sắc về quốc gia,
dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.
– Trong văn học Cách mạng: Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai
cấp và lí tưởng Xã hội chủ nghĩa.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 10


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội:


– Các tác phẩm văn học Việt Nam luôn thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, tốt
đẹp.
– Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề quan trọng cho sự hình thành chủ nghĩa hiện thực
và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân:
– Văn học Việt Nam đã ghi lại quá trình tìm kiếm, lựa chọn các giá trị để hình thành
đạo lí làm người của dân tộc Việt Nam.
– Xu hướng chung của sự phát triển văn học dân tộc là xây dựng một đạo lí làm người
với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thuỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự
nghiệp chính nghĩa, đề cao quyền sống của con người cá nhân.

B. CÁC CÂU HỎI LUYỆN TẬP:


1. Hãy cho biết các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam ?
2. Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam ?
3. Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định : Văn học Việt Nam đã thể hiện
chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan
hệ đa dạng.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 11


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 2. KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM


A. TÌM HIỂU CHUNG:

 Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của
quá trình sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong
đời sống cộng đồng.
I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:
1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền
miệng)
– Ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và
thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian nhằm phản ánh sinh động hiện thực cuộc
sống.
– Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng.
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)
– Lúc đầu do một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận.
Sau đó những người khác tham gia sửa chữa, bổ sung làm cho tác phẩm biến đổi dần, phong
phú, hoàn thiện hơn.

 Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá
trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn
học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam:
Gồm có: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười,
tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
1. – Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: tri
thức về tự nhiên, xã hội và con người.
2. – Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
– Văn học dân gian giáo dục con người tinh thần nhân đạo và lạc quan. Góp phần hình
thành những phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu nước, vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn …

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 12


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

3 – Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn; góp phần quan trọng tạo nên bản sắc
riêng cho nền văn học dân tộc; là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết.
B. CÁC CÂU HỎI LUYỆN TẬP:
1. Trình bày từng đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
2. Tóm tắt nội dung các giá trị của văn học dân gian

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 13


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 3. CHIẾN THẮNG MTAO – MXÂY


(Trích Đăm Săn – Sử thi Tây nguyên)

A. Tìm Hiểu Chung:


I. Thể loại:
- Sử thi là tác phẩm tự sự dân gian, có qui mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây
dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn
diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
- Có hai loại sử thi dân gian:
+ Sử thi thần thoại.
+ Sử thi anh hùng.
Văn Bản:
1. Giới thiệu ngắn gọn sử thi Đăm Săm:
- Đăm Săm là tác phẩm tiêu biểu cho loại sử thi anh hùng của đồng bào dân tộc Ê-Đê –
Tây Nguyên.
- Tác phẩm tuy kể về cuộc đời của cá nhân người tù trưởng Đăm Săm nhưng qua đó có
thể nhận ra hình ảnh của cả cộng đồng thị tộc Êđê trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động.
Ở sử thi anh hùng, số phận của cá nhân anh hùng thống nhất cao độ với số phận của cả thị tộc.
2. Vị trí của văn bản “Chiến thắng Mtao – Mxây”
Là một đoạn trích thuộc phần giữa tác phẩm, kể chuyện Đăm Săm đánh thắng tù trưởng
Mtao – Mxây và cứu được vợ.
3. Giá trị bao trùm: (Ghi nhớ)
- Trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên,
phồn vinh của thị tộc – đó là những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và
chiến thắng kẻ thù.
- Ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại
được sử dụng có hiệu quả cao là những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của sử thi.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 14


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

B. Đọc – Hiểu văn bản:


I. Nội dung:
Qua cảnh chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn ta thấy: Đăm Săm là một vị anh hùng –
tù trưởng tài giỏi, dũng cảm, nhân cách lí tưởng, còn Mtao – Mxây là tù trưởng hung ác, hèn
nhát, yếu đuối, nhân cách tầm thường. Đăm Săn là biểu tượng cho chính nghĩa và sức mạnh
của cộng đồng, còn Mtao Mxây là biểu tượng cho phi nghĩa và cái ác.
Sau cuộc chiến, Đăm Săm thu phục dân làng của Mtao Mxây, mở lễ ăn mừng chiến
thắng linh đình, đông đúc. Qua đó, nổi bật hình tượng người anh hùng – tù trưởng Đăm Săm.
Thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát vọng và sự yêu mến, tuân phục của cá
nhân đối với cộng đồng.
II. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ trang trọng có vần, nhịp, giàu hình ảnh.
- Phép so sánh, phóng đại, liệt kê.
III. Ý nghĩa văn bản:
Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn – một
người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn
vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ
đại.
C. Câu hỏi và đề gợi ý:
1. Nêu khái niệm sử thi ? Có mấy loại sử thi dân gian ?
2. Hãy trình bày giá trị bao trùm của văn bản “Chiến thắng Mtao – Mxây”.
3. Trong đoạn trích có nhắc đến việc Đăm Săn gặp ông trời, được ông bày cho cách đánh
thắng Mtao Mxây. Theo em, vai trò của thần linh và vai trò của con người đối với cuộc chiến
đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
4. Em hãy đóng vai nhân vật Đăm Săn kể lại văn bản “Chiến thắng Mtao Mxây từ đầu
đến đoạn “… Nói rồi Đăm Săn đâm phập một cái, cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường”.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 15


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 4. TRUYỆN
AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY
(Truyền thuyết)

A. Tìm hiểu chung:


I. Thể loại:
Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về một sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có
liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh
của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cư dân của một vùng.
Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử.
II. Văn bản:
1. Xuất xư ́ của văn bản:
Văn bản trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam Chích Quái- tập truyện dân gian
được sưu tập vào cuối thế kỉ XV.
2. Cốt lõi lịch sử của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ:
Nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương đã xây dựng được thành cao, hào sâu, chế tạo
được vũ khí khiến kẻ thù phải khiếp sợ, chiến thắng quân xâm lược Triệu Đà, nhưng cuối
cùng đã bị rơi vào tay giặc.
3. Giá trị bao trùm: (Ghi nhớ)
- Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là một cách giải thích nguyên
nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần
cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với
nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
- Hình tượng nhân vật và những chi tiết hư cấu trong truyện cho thấy mối quan hệ giữa
phần cốt lõi của lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 16


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

B. Đọc – Hiểu văn bản:


I. Nội dung:
1. Vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc ta và thái độ
của nhân dân đối với An Dương Vương:
* An Dương Vương là vị vua có tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ đất nước, lo xây
thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. Là vị vua biết trân trọng hiền tài, biết đặt nghĩa
vụ, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước lên trên tình riêng.
* Nhân dân kính trọng, ca ngợi công lao của An Dương Vương; tự hào về chiến công
xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của vua An Dương Vương.
2. Nguyên nhân mất nước Âu Lạc và bài học lịch sử rút ra từ sự việc này.
* Nguyên nhân mất nước Âu Lạc:
- Sai lầm của An Dương Vương: mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù xâm lược, đã
mở đường cho con trai đối phương lọt vào làm nội gián trong hàng ngũ của mình. Vua mất
cảnh giác, chủ quan, khinh địch, ỷ lại vào vũ khí mà không lo phòng bị.
- Mị Châu ngây thơ, cả tin, vô tình tiếp tay cho âm mưu xâm lược của giặc; đã đặt tình
yêu cá nhân lên trên vận mệnh của quốc gia, dân tộc.
* Bài học lịch sử:
- Phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Phải biết cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước,
giữa cá nhân với cộng đồng.
3. Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với nhân vật Mị Châu và ý nghĩa hình ảnh
“ngọc trai – giếng nước”.
* Nhân dân cảm thông đối với Mị Châu, thương xót, bao dung với sự trong trắng ngây
thơ của nàng khi phạm tội một cách vô tình. Đồng thời thể hiện thái độ nghiêm khắc, giận –
thương, minh bạch đối với nàng.
* Ý nghĩa hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”:
- Là hình ảnh có giá trị thẩm mĩ cao, cho thấy nỗi oan tình được hoá giải: Trọng Thuỷ
đã đi tìm được sự hoá giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia.
- Cho thấy sự cảm thông của nhân dân đối với mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 17


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

II. Nghệ thuật:


- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cốt lõi lịch sử và hư cấu nghệ thuật.
- Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao.
- Đặc sắc với nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
III. Ý nghĩa văn bản:
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ giải thích nguyên nhân việc mất
nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng
cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
C. Câu hỏi và đề gợi ý:
1. Nêu khái niệm truyện truyền thuyết ?
2. Nêu xuất xứ của văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ” ?
3. Nêu nguyên nhân mất nước Âu Lạc và bài học lịch sử rút ra từ sự việc này ?
4. An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình nhưng dân
gian lại dựng đền và am thờ hai cha con ngay cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên điều gì
trong đạo lí truyền thống của dân tộc ta ?
5. Em hãy đóng vai nhân vật Rùa Vàng kể lại văn bản “An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thuỷ” từ đoạn “… Quân Đà thua lớn, chạy về Trâu Sơn đắp luỹ không dám đối chiến,
bèn xin hoà …” cho đến hết.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 18


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 5. UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ


(Trích Ô-đi-xê – Sử thi Hy Lạp)
- Hô-me-rơ –

A. Tìm hiểu chung:


I. Tác giả:
Hô-me-rơ – nhà thơ mù, được coi là tác giả của I-li-át và Ô-đi-xê. Ông là con một gia
đình nghèo, được sinh ra bên dòng sông Mê-lét vào khoảng thế kỉ IX – VIII trước công
nguyên. Tên của ông là Mê-lê-xi-gien.
II. Văn bản:
1. Sử thi Ô-đi-xê:
- Ô-đi-xê là một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của đất nước Hi Lạp. Tác phẩm kể lại
hành trình trở về quê hương của Uy-lit-xơ sau khi hạ thành Tơ-roa.
- Ô-đi-xê gồm 12 110 câu thơ, chia thành 24 khúc ca.
- Chủ đề chính của Ô-đi-xê là chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu;
tái hiện xung đột giữa các nền văn minh, các trình độ văn hoá, là cuộc đấu tranh để bảo vệ
hạnh phúc gia đình.
2. Vị trí văn bản:
Văn bản thuộc khúc ca thứ XXIII của sử thi Ô-đi-xê.
3. Giá trị bao trùm: (Ghi nhớ)
Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, với nghệ thuật kể chuyện và chọn
chi tiết đặc sắc, Hô-me-rơ đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.
B. Đọc – Hiểu văn bản:
I. Nội dung:
Qua cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mươi năm xa cách, văn bản đã khắc hoạ vẻ đẹp
tâm hồn và trí tuệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.
- Uy-lít-xơ: là người bình tĩnh, thông minh, mưu trí, dũng cảm, chung thuỷ, hiểu sâu
sắc về vợ mình.
- Pê-nê-lốp: là người phụ nữ thông minh, thận trọng, thuỷ chung, khôn khéo, tế nhị,
kiên định.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 19


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

 Đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp.

II. Nghệ thuật:


- Lối so sánh mở rộng (so sánh có đuôi dài).
- Miêu tả cụ thể, chi tiết, tỉ mỉ.
- Tâm trạng nhân vật được thể hiện qua dáng điệu, cử chỉ, cách ứng xử, thái độ …
- Hình ảnh chọn lọc, ngôn ngữ trang trọng, tao nhã.
III. Ý nghĩa văn bản:
Ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hi Lạp cổ đại và khát vọng đấu tranh bảo vệ hạnh
phúc gia đình.
C. Câu hỏi luyện tập:
1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả Hô-me-rơ.
2. Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về sử thi Ô-đi-xê ?
3. Văn bản “Uy-lit-xơ trở về” đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp
thông qua hai nhân vật Uy-li-xơ và Pê-nê-lốp, đó là những phẩm chất gì ?

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 20


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 6. TẤM CÁM


(Truyện cổ tích)

A. Tìm hiểu chung:


I. Thể loại:
- Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có
chủ định, kể về số phận của con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo
và lạc quan của nhân dân lao động.
- Truyện cổ tích được chia thành ba loại:
+ Cổ tích về loài vật
+ Cổ tích thần kì.
+ Cổ tích sinh hoạt.
II. Văn bản:
Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì.
III.Giá trị bao trùm: (Ghi nhớ)
- Sự biến hoá của Tấm đã thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước
sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác. Mâu thuẫn và xung đột trong truyện
phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ.
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của hình tượng nhân vật Tấm
: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.
B. Đọc – Hiểu văn bản:
I. Nội dung:
1. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện “Tấm Cám”:
Truyện “Tấm Cám” phản ánh mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ
(giữa dì ghẻ và con chồng). Bên cạnh đó, truyện còn có ý nghĩa xã hội cao hơn là thể hiện mâu
thuẫn giữa cái thiện và cái ác (Tấm là đại diện cho cái thiện, mẹ con Cám là hình ảnh của cái
ác, của những kẻ bất lương). Mâu thuẫn này được tác giả dân gian giải quyết theo hướng cái
thiện thắng cái ác.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 21


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

2. Ý nghĩa của quá trình biến hoá của nhân vật Tấm trong truyện:

- Sau khi bị mẹ con Cám hại chết, Tấm hoá thân: Tấm biến thành chim vàng anh  cây
xoan đào  khung cửi  Tấm hoá thân thành quả thị thơm và về ở với bà lão hàng nước 
Tấm trở lại làm người. Càng về sau Tấm càng đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống.
- Quá trình biến hoá của Tấm thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của cái thiện
trước sự vùi dập của cái ác. Cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa không bao
giờ đầu hàng, cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lí. Ta thấy không một
thế lực nào có thể tiêu diệt được cái thiện.
3. Ý nghĩa việc trả thù của Tấm:
Hành động trả thù của Tấm là hành động của cái thiện trừng trị cái ác. Nó phù hợp với
quan niệm “ Ở hiền gặp lành”, “ Ác giả ác báo” của nhân dân.
II.Nghệ thuật:
- Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến hình tượng nhân vật Tấm: từ
yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.
- Truyện sử dụng các yếu tố thần kì.
- Hình ảnh truyện đẹp, bình dị, gần gũi với đời sống, phong tục tập quán của nhân dân,
tạo ấn tượng thẩm mĩ cho câu chuyện.
III. Ý nghĩa văn bản:
Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái
thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin cá nhân của nhân dân
vào công lí và chính nghĩa.
C. Câu hỏi và đề gợi ý:
1. Nêu khái niệm truyện cổ tích ? Phân loại truyện cổ tích ?
2. Nêu bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện “Tấm Cám”?
3. Nêu ý nghĩa của quá trình biến hoá của nhân vật Tấm trong truyện “Tấm Cám” ?
4. Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích ở bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam và
mục Tiểu dẫn của bài này, hãy tìm trong Tấm Cám những dẫn chứng để phân tích, làm rõ các
đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 22


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

5. Tưởng tượng em là nhân vật Tấm kể lại truyện cổ tích “Tấm Cám” từ “… Tấm bước
lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám …” cho đến hết.

BÀI 7. TAM ĐẠI CON GÀ


NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
(Truyện cười)

A. Tìm hiểu chung:


I. Thể loại:
- Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể
về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải
trí, phê phán.
- Có hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng.
II. Văn bản:
Hai văn bản là truyện cười thuộc loại trào phúng.
III.Giá trị bao trùm: (Ghi nhớ)
1. Truyện Tam đại con gà:
Cái dốt không che đậy được, càng dấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ. Nghệ
thuật gây cười của truyện được khai thác từ mâu thuẫn trái tự nhiên này.
2. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày:
Bằng sự kết hợp lời nói với cử chỉ, lối chơi chữ độc đáo, truyện đã vạch trần lối xử kiện
vì tiền của quan lại. Người lao động trong trường hợp này cũng lâm vào tình cảnh bi hài, vừa
đáng thương vừa đáng trách.
B. Đọc – Hiểu văn bản:
I. Nội dung:
1. Tam đại con gà:
Thông qua nhân vật thầy đồ, truyện phê phán thói giấu dốt, sĩ diện hão và nhắc nhở mọi
người không nên giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng vì cái dốt không che đậy được,
càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.
2. Nhưng nó phải bằng hai mày:

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 23


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

Thông qua nhân vật thầy lí trưởng, tác giả dân gian phê phán cách xử kiện vì tiền, vạch
trần bản chất tham nhũng của một số quan lại địa phương. Đồng thời truyện cũng phê phán
hiện tượng đút lót, đưa hối lộ của một số người trong xã hội thông qua nhân vật Cải.
II. Nghệ thuật:
1. Tam đại con gà:
- Truyện ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, sâu sắc.
- Yếu tố bất ngờ, gây cười.
- Các mâu thuẫn trái tự nhiên gây cười.
2. Nhưng nó phải bằng hai mày:
- Kết cấu truyện ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, sâu sắc.
- Sử dụng yếu tố bất ngờ, đầy kịch tính.
- Kết hợp giữa ngôn ngữ và động tác, cử chỉ để gây cười.
- Hình thức chơi chữ độc đáo: “phải” và “phải bằng hai”
III. Ý nghĩa văn bản:
1. Tam đại con gà:
Không chỉ nhằm vào một con người cụ thể, truyện Tam đại con gà còn phê phán thói dốt
hay nói chữ, dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ, qua đó nhắn nhủ đến mọi người phải luôn học
hỏi, không nên che giấu cái dốt của mình.
2. Nhưng nó phải bằng hai mày:
Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày vạch trần bản chất tham nhũng của hàng ngũ quan
lại xưa.
C. Câu hỏi và đề gợi ý:
1. Nếu khái niệm Truyện Cười ? Phân loại truyện cười ?
2. Nêu giá trị bao trùm của văn bản “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai mày”
?
3. Phân tích hành động và lời nói của nhân vật “thầy” để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười
trong truyện ?
4. Hãy phân tích cả hai truyện cười đã học để làm rõ các đặc trưng của thể loại truyện
cười.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 24


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

5. Đóng vai nhân vật ông chủ nhà, kể lại truyện “Tam đại con gà”

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 25


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 8. CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA


A. Tìm hiểu chung:
I. Thể loại: Ca dao
1. Khái niệm:
Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được
sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
2. Đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật:
* Nội dung:
Ca dao thuộc loại hình trữ tình của văn học dân gian, diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng,
tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước … Trong xã
hội cũ, ca dao là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa, những tiếng
cười trào lộng, châm biếm.
* Nghệ thuật:
Lời ca dao thường ngắn, phần lớn đặt theo thể loại lục bát hoặc lục bát biến thể, ngôn
ngữ thơ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, đặc biệt là lối diễn đạt
bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.
II. Giá trị bao trùm: (Ghi nhớ)
Nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương chung thuỷ của người bình dân
trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình và sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương tình
nghĩa. Nghệ thuật dân gian đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu
ca.
B. Đọc – Hiểu văn bản:
I. Nội dung và nghệ thuật:
1. Bài ca dao số 1:
* Nội dung:
- Là lời than thân ngậm ngùi, xót xa của người phụ nữ “Thân em như…”
- Sự ý thức về vẻ đẹp, tuổi xuân, giá trị của bản thân:
+ “Tấm lụa đào”: mềm mại, tươi mát, có giá trị.
- Thương xót, cảm thông, chia sẻ với thân phận bấp bênh, bị lệ thuộc của người phụ nữ:
NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 26
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

+ “Phất phơ giữa chợ”: rẻ rúng.

Bài ca dao không chỉ là lời than về thân phận bị lệ thuộc của người phụ nữ mà còn là
tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.
* Nghệ thuật: so sánh “như”; ẩn dụ “Tấm lụa đào”; Sử dụng công thức ngôn từ “ Thân
em ”

2. Bài ca dao số 4:
* Nội dung: Nỗi niềm thương nhớ người yêu của cô gái được biểu hiện một cách cụ
thể, sinh động
– Các câu hỏi tu từ dồn dập cho thấy tâm trạng bồn chồn của cô gái. Cô hỏi khăn, hỏi
đèn, hỏi mắt chính là cô tự hỏi lòng mình.
– Khăn là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người yêu, là vật luôn quấn quýt bên
mình người con gái như cùng sẻ chia với họ trong niềm thương nhớ.
– “Khăn rơi xuống đất”, “Khăn vắt trên vai”

 tâm trạng ngổn ngang của cô gái.

– Ngọn đèn không tắt như tình yêu, nỗi nhớ khôn nguôi của cô gái dành cho người mình
yêu.

 tâm trạng trằn trọc của cô gái.

“Mắt thương nhớ ai


Mắt ngủ không yên”
– Cô gái hỏi trực tiếp chính mình; bộc lộ nỗi trăn trở, băn khoăn của cô gái.
– Những câu hỏi không có câu trả lời liên tiếp cất lên cùng với nghệ thuật điệp từ, điệp
câu làm cho nỗi nhớ càng thêm triền miên, da diết.
“Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề
…”
– Nỗi niềm lo âu cho hạnh phúc lứa đôi của mình (hạnh phúc lứa đôi bấp bênh khi đặt
trong xã hội phong kiến).
* Nghệ thuật:
– Điệp từ, điệp câu.
NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 27
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI
– Nghệ thuật nhân hoá (khăn, đèn, mắt).

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 28


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

– Nghệ thuật hoán dụ: “Mắt thương nhớ ai”.


– Hình ảnh biểu tượng : khăn, đèn, mắt.
– Các câu hỏi tu từ.
3. Bài ca dao số 6:
* Nội dung:
– Gừng cay – muối mặn : Hình ảnh biểu trưng cho sự gắn bó thuỷ chung của con người.
– Mượn hình ảnh “Gừng cay – muối mặn” bài ca dao muốn khẳng định sự thử thách
trong gian khổ khó khăn sẽ làm cho tình cảm thêm bền chặt. Nghĩa tình thuỷ chung bền vững
như “muối ba năm muối đang còn mặn – Gừng chín tháng gừng hãy còn cay”. Hương vị
“gừng – muối” đã trở thành hương vị của tình người.
“Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”.
– Khẳn định sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu, tình cảm vợ chồng (Một đời người
mới cách xa, có nghĩa là không bao giờ xa cách cả).
* Nghệ thuật:
– Sử dụng hình ảnh biểu tượng : Gừng cay – muối mặn.
– Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối.
– Câu bát kéo dài thành 13 tiếng để khẳng định sự thuỷ chung son sắt.
II. Ý nghĩa văn bản:
Ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân
Việt Nam xưa trong ca dao – dân ca.
C. Câu hỏi và đề gợi ý:
1. Nêu khái niệm Ca dao ?
2. Trình bày ngắn gọn đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của ca dao ?
3. Nêu giá trị bao trùm của văn bản ?
4. Cảm nhận của em về bài ca dao sau:
Khăn thương nhớ ai
………………………
Lo vì một nỗi không yên một bề.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 29


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

5. Cảm nhận của em về bài ca dao sau:


“ Muối ba năm muối đang còn mặn
………………………………….
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”
6. Qua các bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã học, hãy chọn 1 đến 2 bài
phân tích để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 30


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 9. CA DAO HÀI HƯỚC


A. Tìm hiểu chung:
I. Thể loại: Ca dao hài hước.
Ca dao hài hước chiếm một số lượng lớn trong kho tàng ca dao Việt Nam, thể hiện tâm
hồn yêu đời, lạc quan của người bình dân xưa.
II. Giá trị bao trùm của văn bản: (Ghi nhớ)
Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao
– tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào (tự cười mình) và tiếng cười châm biếm, phê phán – thể
hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất
vả, lo toan của người bình dân.
B. Đọc – Hiểu văn bản:
I. Nội dung và nghệ thuật:
1. Bài 1:
* Nội dung:

 Từ thực tại còn nhiều vất vả cơ cực, người bình dân đến với nhau trong tiếng đùa vui,
mượn tiếng cười ngỏ bày tâm tình:
– Chàng trai dẫn cưới:

+ Dẫn voi  dẫn trâu  dẫn bò  chuột.

+ Cách nói dí dỏm thông minh: “Miễn là có thú bốn chân” (con chuột).
– Cô gái thách cưới:

+ Một nhà khoai lang  củ to  củ nhỏ  củ mẻ _ củ rím, củ hà.

+ Lời thách cưới vô tư, thanh thản mà lạc quan yêu đời. Lời thách cưới trở nên dí dỏm,
đáng yêu và cao đẹp.

 Bài ca dao là tiếng cười tự trào trong cảnh nghèo, được đặt trong thể đối đáp của
chàng trai và cô gái. Cả hai đều nói đùa vui về chuyện thách cưới và dẫn cưới, qua đó ta thấy
vẻ đẹp tâm hồn trong cảnh nghèo: lạc quan, yêu đời.
- Ý định dẫn cưới to tát nhưng cũng rất hóm hỉnh tạo ra tiếng cười phê phán về tập tục
thách cưới nặng nề ngày xưa và thái độ cảm thông, chia sẻ khốn khó với cuộc sống của người
lao động.
NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 31
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

- Triết lí nhân sinh: tình nghĩa cao hơn của cải.


* Nghệ thuật:
– Lối nói khoa trương, phóng đại : dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò.
– Lối nói giảm dần :

+ voi  trâu  bò  chuột.

+ củ to  củ nhỏ  củ mẻ  củ rím, củ hà.

– Cách nói đối lập :


+ Dẫn voi / sợ quốc cấm.
+ Dẫn trâu / sợ họ máu hàn.
+ Dẫn bò / sợ họ nhà nàng co gân.
+ Lợn gà / khoai lang.
– Chi tiết hài hước :
“Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng”.
2. Bài 2:
* Nội dung:
Bài ca dao là tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân, nhằm nhắc nhở nhau tránh thói
hư, tật xấu. Châm biếm những kẻ làm trai bất tài vô dụng, yếu đuối.
* Nghệ thuật:
Kết hợp giữa đối lập và ngoa dụ.
II. Ý nghĩa văn bản:
Tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh của người lao động Việt Nam
trong ca dao – dân ca.
C. Câu hỏi và đề gợi ý:
1. Hãy nêu giá trị bao trùm của văn bản ?
2. Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước ?
3. Nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái : Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.
Qua đó anh (chị) thấy tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo đáng yêu, đáng
trân trọng ở chỗ nào ?
NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 32
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

4. Cảm nhận của em về bài ca dao sau:


“ - Cưới nàng anh toan dẫn voi
………………………………..
Để cho con lợn, con gà nó ăn…”.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 33


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 10. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM


TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
A. Tìm hiểu chung:
I. Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

 Văn học Việt Nam thời trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và
văn học chữ Nôm
Văn học chữ Hán Văn học chữ Nôm
Ra đời sớm (từ thế kỉ X). Ra đời muộn hơn (khoảng cuối thế
kỉ XIII).
Viết bằng chữ Hán. Viết bằng chữ Nôm.
Thể loại văn học chủ yếu Bên cạnh những thể loại tiếp thu
tiếp thu từ Trung Quốc. từ Trung Quốc là những thể loại của văn
học dân tộc.
Bao gồm cả thơ và văn Thơ chiếm đa số.
xuôi.

II. Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV:
* Hoàn cảnh lịch sử:
– Giành độc lập tự chủ.
– Lập được kì tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược.
– Chế độ phong kiến phát triển đi lên.
* Nội dung:
Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng.
* Nghệ thuật:
– Văn học chữ Hán với những thể loại tiếp thu từ Trung Quốc, có những thành tựu lớn.
– Văn học chữ Nôm bắt đầu xuất hiện.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 34


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

2. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII:


* Hoàn cảnh lịch sử:
– Cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi.
– Chế độ phong kiến sau khi đạt đỉnh cao cực thịnh có những biểu hiện khủng hoảng.
* Nội dung:
Từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca sang nội dung phản ánh, phê phán hiện
thực xã hội phong kiến.
* Nghệ thuật:
– Văn học chữ Hán có thành tựu lớn ở văn chính luận, văn xuôi tự sự.
– Văn học chữ Nôm Việt hoá thể loại tiếp thu từ Trung Quốc (thơ Nôm Đường luật).
Sáng tạo những thể loại văn học dân tộc.
3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX:
* Hoàn cảnh lịch sử:
– Nội chiến phong kiến và phong trào nông dân khởi nghĩa.
– Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái.
* Nội dung:
Sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa, hướng tới con người, hướng tới hiện thực
cuộc sống.
* Nghệ thuật:
– Phát triển mạnh cả về văn xuôi, văn vần, văn học chữ Hán và chữ Nôm.
– Văn học chữ Nôm và những thể loại văn học của dân tộc có những thành tựu nghệ
thuật lớn.
4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX:
* Hoàn cảnh lịch sử:
– Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhân dân cả nước chống xâm lược.
– Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thực
dân phong kiến.
* Nội dung:
NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 35
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

Văn học yêu nước mang âm hưởng bi tráng, có biểu hiện mới với tư tưởng canh tân đất
nước.
* Nghệ thuật:
– Xuất hiện văn học chữ Quốc ngữ, nhưng chủ yếu vẫn là văn học chữ Hán, chữ Nôm.
– Chủ yếu vẫn theo thể loại và thi pháp truyền thống. Tuy nhiên đã có những đổi mới
theo hướng hiện đại hoá.
III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
1. Chủ nghĩa yêu nước:
– Yêu nước gắn liền với tư tưởng trung quân và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt
Nam.
– Biểu hiện:
+ Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường.
+ Căm thù giặc, quyết chiến quyết thắng kẻ thù.
+ Tự hào trước những chiến công của dân tộc.
+ Biết ơn, ca ngợi những người hi sinh vì dân vì nước.
+ Yêu thiên nhiên đất nước.
2. Chủ nghĩa nhân đạo:
– Nội dung nhân đạo bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, từ cội
nguồn văn học dân gian và chịu ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực của Phật giáo, Nho
giáo, Đạo giáo.
– Biểu hiện:
+ Thương người, cảm thương cho những số phận bất hạnh.
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người.
+ Khẳng định, đề cao con người.
+ Hướng tới giải pháp đem lại hạnh phúc cho con người.
3. Cảm hứng thế sự:
– Phản ánh hiện thực xã hội.
– Phản ánh cuộc sống cực khổ của người dân.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 36


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
– Tính quy phạm và sự phá vỡ tính qui phạm.
– Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
– Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.
B. Câu hỏi luyện tập:
1. Nêu sự giống nhau và khác nhau của thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ
Nôm ?
2. Trình bày khái quát sự phát triển của văn học viết từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX ?
3. Trình bày những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
?
4. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ
thuật ? Từ những đặc điểm này, theo anh (chị), cách đọc văn học trung đại có điều gì khác
cách đọc văn học hiện đại?

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 37


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 11. TỎ LÒNG


(THUẬT HOÀI)
- Phạm Ngũ Lão –

A. Tìm hiểu chung:


I. Tác giả:
– Phạm Ngũ Lão (1250 – 1320): Quê làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc
Hưng Yên). Là con rể của Trần Hưng Đạo, ông là người có công lớn trong cuộc kháng chiến
chống quân Mông – Nguyên.
– Ông làm đến chức Điện Suý, được phong tước quan nội hầu.
– Là người văn võ toàn tài, thích đọc sách, ngâm thơ.
– Tác phẩm của ông hiện còn hai bài thơ: “Tỏ lòng” và “Viếng Thượng tướng quốc
công Hưng Đạo Đại Vương”.
II. Văn bản:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ ra đời trong không khí chung của dân tộc thời nhà Trần quyết chiến, quyết thắng
chống quân Nguyên – Mông xâm lược.
2. Thể loại:
Bài thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt được viết bằng chữ Hán.
3. Giá trị bao trùm: (Ghi nhớ)
Tỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ xúc tích cao, khắc hoạ được vẻ đẹp
của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
B. Đọc – Hiểu văn bản:
I. Nội dung:
1. Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời nhà Trần.
“ Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.”

– Hoành sóc: Cầm ngang ngọn giáo  Trấn giữ non sông đất nước.

– Kháp kỉ thu: Thời gian dài.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 38


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

Câu thơ đã khắc hoạ hình ảnh người tráng sĩ qua tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ
trụ. Tư thế ấy lại được đặt trong không gian kì vĩ của gian sơn. Con người kì vĩ như át cả
không gian bao la.

– Tam quân: Quân đội nhà Trần  tượng trưng cho sức mạnh toàn dân tộc, gợi ra hào khí
dân tộc thời Trần – hào khí Đông A.
– “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”, có thể hiểu theo hai cách: khí thôn ngưu là khí thế
hùng dũng nuốt được cả con trâu (chú giải của sách giáo khoa), cũng có thể hiểu khí thế át cả
sao Ngưu. Cả hai cách hiểu đều nói đến khí thế mạnh mẽ của dân tộc, hình ảnh ước lệ quen
thuộc gợi lên những cảm xúc chân thực vì phản ảnh hào khí của thời đại

 Hai câu thơ là hai hình ảnh bổ sung vẻ đẹp cho nhau. Câu thơ bộc lộ niềm tự hào của
tác giả về quân đội của mình, về con người và thời đại của mình.
2. Hai câu cuối: Nỗi lòng của tác giả:
– Bày tỏ hoài bão của nhân vật trữ tình. Đó là lập công danh nam tử, tức là công danh
của đấng làm trai theo lí tưởng phong kiến. Phạm Ngũ Lão đã bày tỏ khát vọng được đóng
góp cho đất nước, xứng đáng là kẻ làm trai. Khát vọng thật đẹp và cao cả.
– Câu kết bài thơ lại là nỗi thẹn: Vũ Hầu là Gia Cát Lượng, quân sư nổi tiếng đã giúp
Lưu Bị khôi phục nhà Hán. Phạm Ngũ Lão thẹn vì thấy mình không tài giỏi như Vũ Hầu để
lập công giúp nước. Đây là nỗi thẹn cao cả, cái thẹn làm nên nhân cách, nói nên khát vọng
muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước.’

hai câu sau bộc lộ chí lớn và cái tâm cao cả của người tráng sĩ.

II. Nghệ thuật:


– Bài thơ đạt độ súc tích, cô đọng.
– Bút pháp nghệ thuật hoành tráng, có tính sử thi; hình ảnh thơ lớn lao, kì vĩ, giàu biểu
cảm.

III. Ý nghĩa văn bản:


Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào
về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
C. Câu hỏi và đề gợi ý:
1. Trình bày hiểu biết của em về tác giả Phạm Ngũ Lão ?

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 39


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tỏ lòng”.


3. Trình bày giá trị bao trùm của bài thơ ?
4. Phân tích ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối.
5. Qua những lời thơ tỏ lòng, anh (chị) thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ
đẹp như thế nào ? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai ?
6. Nêu cảm nhận của em về bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 40


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 12. CẢNH NGÀY HÈ


(Bảo Kính cảnh giới – Bài 43 –Nguyễn Trãi)

A. Tìm hiểu chung:


I. Giới thiệu tập thơ “Quốc Âm thi tập”:
- Gồm 254 bài, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn.
- Về nội dung, phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: người anh hùng với lí tưởng nhân
nghĩa, yêu nước, thương dân, nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, quê hương, con người, cuộc
sống

- Về nghệ thuật, thể thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc đã được Nguyễn Trãi sử
dụng thuần thục như một thể thơ dân tộc, có khi chen vào chỗ thích hợp một số câu lục ngôn.
- Được chia thành bốn phần: Vô đề, Môn thì lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú.
II. Văn bản:
1. Xuất xứ:
Là bài số 43 trong mục “Bảo Kính cảnh giới” có 61 bài, thuộc phần “Vô đề” của “Quốc
âm thi tập”.
2. Giá trị bao trùm: (Ghi nhớ)
Bài thơ tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên,
yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. Câu thơ lục ngôn cuối bài ngắn gọn, thể hiện sự dồn nén
cảm xúc của cả bài thơ.
B. Đọc – Hiểu văn bản:
I. Nội dung:
1. Cảnh thiên nhiên ngày hè:
- Bức tranh thiên nhiên ngày hè được cảm nhận trong hoàn cảnh nhà thơ rỗi rãi, tâm
hồn thư thái.
- Cảnh thiên nhiên được cảm nhận là bức tranh sinh động, tràn đầy sức sống.
+ Màu lục của lá hoè.
+ Màu đỏ của hoa thạch lựu.
+ Màu hồng của hoa sen.
NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 41
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

+ Âm thanh của chợ cá từ xa vọng lại, âm thanh inh ỏi của tiếng ve.

Cảnh vật ngày hè được miêu tả với đường nét, màu sắc, âm thanh rất đặc trưng.

+ Sử dụng các động từ mạnh, hình ảnh gợi tả: đùn đùn, giương, phun thức đỏ, tiễn mùi
hương  có một cái gì thôi thúc tự bên trong, đang ứa căng, đang tràn đầy, không kìm lại
được.
- Nhà thơ đón nhận cảnh vật ngày hè với nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu
giác và cả sự liên tưởng.
2. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:
- Qua bức tranh thiên nhiên ngày hè ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ của tác giả đối
với cảnh vật  Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống.

- “Rồi”: rỗi rãi, tâm hồn thư thái, thanh thản cảm nhận cảnh ngày hè, cảm nhận cảnh vật
thanh bình, yên vui (âm thanh lao xao của chợ cá …)
“Dẽ có Ngu cầm đàn một
tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi
phương”
- Tác giả ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để tấu lên khúc Nam Phong ca ngợi
cảnh “Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Tác giả yêu thiết tha nhân dân, đất nước, mong dân được ấm no, hạnh phúc, giàu có,
sung túc.
II. Nghệ thuật:
- Cách ngắt nhịp 3/4 khá mới mẻ, sáng tạo.
- Thơ thất ngôn xen lục ngôn.
- Dùng những động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun.
- Cảm nhận thiên nhiên bằng các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác.
III. Ý nghĩa văn bản:
Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước tác của Nguyễn Trãi – tư tưởng nhân nghĩa yêu
nước thương dân – được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên
ngày hè.
C. Câu hỏi và đề gợi ý:

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 42


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI
1. Giới thiệu ngắn gọn về tập thơ “Quốc âm thi tập” ?

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 43


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

2. Nêu xuất xứ vủa bài thơ “Cảnh ngày hè” ?


3. Trình bày giá trị bao trùm của bài thơ ?
4. Nêu những nét chính về nghệ thuật của bài thơ ?
5. Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
6. Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh
ngày hè.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 44


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 13. NHÀN


- Nguyễn Bỉnh Khiêm –

A. Tìm hiểu chung:


I. Tác giả:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trung An, nay thuộc ngoại thành Hải
Phòng; hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Ông đỗ Trạng Nguyên năm 1535 và làm quan dưới triều Mạc.
- Là người có học vấn uyên thâm, là vị quan thanh liêm, chính trực.
Sau khi dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần nhưng không được vua chấp
nhận, ông cáo quan về quê dạy học. Tuy ở ẩn, nhưng ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà
Mạc.
- Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình quốc công nên có tên gọi là Trạng
Trình.
- Sáng tác:
+ “Bạch Vân am thi tập” – tập thơ chữ Hán khoảng 700 bài.
+ “Bạch Vân quốc ngữ thi” – tập thơ chữ Nôm khoảng trên 170 bài.
- Thơ ông đậm chất triết lí, giáo huấn ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời
phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
II. Văn bản:
1. Xuất xứ:
- “Nhàn” là bài thơ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi”.
- Nhan đề bài thơ do người đời sau đặt.
2. Giá trị bao trùm: (Ghi nhớ)
Lời thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hoà hợp
với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 45


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

B. Đọc – Hiểu văn bản:


I. Nội dung:
1. Hai câu đề:

- Điệp từ “một”, sử dụng thanh trắc, nhịp thơ 2/2/3  gợi sự giản đơn trong lẽ sống
nhàn, thái độ sẵn sàng, tất cả đã sẵn sàng chu đáo.
- “Mai, cuốc, cần câu, …”: những vật dụng quen thuộc của nhà nông.
- “Thơ thẩn”: ung dung, thanh thản, không ưu tư phiền muộn.
- “Dầu ai vui thú nào”: mặc người đời, không quan tâm, ung dung tự tại.

Quan niệm về cuộc sống nhàn tản, một tâm hồn ung dung, thảnh thơi của con người
vô sự, mặc cho ai muốn bon chen trên đường danh lợi.
2. Hai câu thực:
- Từ ngữ đối lập bộc lộ rõ thái độ, sự khác biệt giữa tác giả và những người khác.
- Đối ý, đối từ: nơi vắng vẻ > < chốn lao xao; ta> < người; dại > < khôn.
- Qua cách nói đùa vui, ngược nghĩa ta thấy lối sống thanh cao, tư tưởng, nhân cách cao
đẹp của tác giả: không bon chen, không màng danh lợi, không luồn cúi, không mua danh bán
tước, tìm đến lối sống nhàn tản, thanh thản trong tâm hồn  vẻ đẹp trí tuệ của tác giả.

3. Hai câu luận:


- Món ăn dân dã, thanh đạm nhưng không khắc khổ (dẫn chứng).
- Cuộc sống thanh bần, sinh hoạt giản dị, hoà hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy,
mỗi mùa một thú vui thích hợp (dẫn chứng)
4. Hai câu kết:

- Sử dụng điển cố  triết lí: danh vọng, tiền tài là phù du, tất cả sẽ vô nghĩa sau khi
nhắm mắt, tất cả rồi chỉ như một giấc mơ  cái nhìn của bậc đại nhân, đại trí, nhân cách cao
đẹp.
II. Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên, giản dị.
- Cách nói ngược nghĩa, thâm trầm, sâu sắc.
- Sử dụng điệp từ “một”, dùng điển cố, phép đối.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 46


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

- Kết hợp giữa chất trữ tình và chất triết lí.


III. Ý nghĩa văn bản:
Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao
trong mọi cảnh ngộ đời sống.
C. Câu hỏi và đề gợi ý:
1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm ?
2. Nếu xuất xứ bài thơ ?
3. Trình bày giá trị bao trùm của bài thơ ?
4. Cảm nhận của em về bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
5. Nêu cảm nhận chung của em về cuộc sống, nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài
thơ Nhàn.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 47


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 14. ĐỌC TIỂU THANH KÍ


(Độc Tiểu Thanh kí)
– Nguyễn Du –

A. Tìm Hiểu Chung:


I. Hoàn cảnh sáng tác:
- Tiểu Thanh là một cô gái có tài có sắc, sống khoảng đầu thời Minh – Trung Quốc.
Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ một nhà quyền quí. Vì ghen, vợ cả bắt cô sống riêng trên Cô Sơn
cạnh Tây Hồ. Vì đau buồn, cô sinh bệnh rồi chết ở tuổi 18. Nỗi uất ức, đau khổ được cô gửi
gắm vào thơ, nhưng nhiều bài đã bị vợ cả đốt, còn sót lại một số bài được khắc in gọi là “phần
dư”.
- Nguyễn Du xót xa, đồng cảm với số phận tài hoa bất hạnh của nàng Tiểu Thanh nên
đã làm bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”
II. Giá trị bao trùm: (Ghi nhớ)
Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh
của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói lên một
phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị
tinh thần bị chà đạp.
B. Đọc – Hiểu văn bản:
I. Nội dung:
1. Hai câu đề:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
- Cảnh Tây Hồ hiện lên trong sự đối lập giữa xưa và nay:

Xưa  hoa uyển >< Nay  gò hoang.


“Tẫn”: biến đổi triệt để, không để lại dấu vết gì.

Câu thơ là một tiếng thở dài, ta thấy sự biến thiên dâu bể của cuộc đời.

- “Độc điếu”: một mình viếng.


- “Nhất chỉ thư”: chỉ thông qua một tập sách.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 48


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

Sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn cô đơn; ta thấy sự tri âm, đồng cảm sâu sắc của tác giả;
người hôm nay cảm thông trọn vẹn nỗi niềm của người xưa.
2. Hai câu thực:
- Son phấn: tượng trưng cho vẻ đẹp của Tiểu Thanh.
- Văn chương: tượng trưng cho tài năng của Tiểu Thanh.

Tiểu Thanh là người con gái tài sắc  ý thơ thể hiện cái nhìn trân trọng người phụ nữ.

- Văn chương  bị đốt dở

- Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những chuyện sau khi chết.

Tiểu Thanh là người có tài sắc nhưng cuộc đời đau thương, đầy uất hận, bất hạnh 
Tác giả xót xa cho cuộc đời và số phận nàng Tiểu Thanh, xót xa cho những giá trị tinh thần bị
chà đạp.
3. Hai câu luận:
- Những mối hận từ xưa đến nay khó mà hỏi trời được: những người tài hoa thì bạc
mệnh.
- “Phong vận kì oan ngã tự cư”: Tác giả tự coi mình là người mắc nỗi oan kì lạ như
Tiểu Thanh, tác giả thấu hiểu và cảm thông với Tiểu Thanh.
- Nguyễn Du khóc cho Tiểu Thanh cũng chính là khóc cho mình, khóc cho những
người tài hoa bạc mệnh trong xã hội phong kiến.

 Sự đồng cảm sâu sắc của tác giả đối với Tiểu Thanh.

4. Hai câu kết:


“Bất tri tam bách dư niên hậu.
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
- Tố Như: tên chữ của Nguyễn Du
- Câu hỏi tu từ ở cuối bài là nỗi lòng trăn trở của tác giả.
- Tiểu Thanh chết, 300 năm sau có người làm thơ khóc nàng, đồng cảm, thấu hiểu với
nàng đó là Nguyễn Du. Nhà thơ tự hỏi không biết 300 năm sau có ai khóc cho nhà thơ hay
không.

Tâm trạng cô đơn, lạc lõng của nhà thơ trước cuộc đời, mong muốn tìm sự đồng cảm,
sẻ chia, tìm được người tri âm với mình.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 49


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

II. Nghệ thuật:


- Ngôn ngữ thơ hàm xúc.
- Hình ảnh đối lập: Tây Hồ xưa và nay
- Sử dụng câu hỏi tu từ.
- Sử dụng từ ngữ gợi tả, mang giá trị biểu đạt cao.
III. Ý nghĩa văn bản:
Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm
hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du.
C. Câu hỏi và đề gợi ý:
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
2. Trình bày giá trị bao trùm của bài thơ ?
3. Theo em, vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh ?
4. Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh.
Điều đó nói gì về tấm lòng của nhà thơ ?
5. Cảm nhận của em về bài thơ “Độc Tiểu thanh kí” của Nguyễn Du.
6. Em hiểu gì về tâm sự của Nguyễn Du được gửi gắm trong bài thơ này?

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 50


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 15. TẠI LẦU HOÀNG HẠC


TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
– Lí Bạch –

A. Tìm hiểu chung:


I. Tác giả:
- Lí Bạch (701 – 762), là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc, được gọi là “Thi
tiên”.
- Nội dung thơ: rất phong phú. Có các chủ đề chính: ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả,
khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú,
mãnh liệt.
- Phong cách thơ: bay bổng, hào phóng lại rất tự nhiên, tinh tế, giản dị
II. Văn bản:
1. Hoàn cảnh sáng tác, đề tài, thể loại của bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo
Nhiên đi Quảng Lăng”:
- Hoàn cảnh sáng tác: Được Lí Bạch sáng tác nhân dịp tiễn Mạnh Hạo Nhiên – người
bạn thân thiết – đi Quảng Lăng.
- Đề tài: bài thơ thể hiện tập trung tài năng của Lí Bạch về mảnh đề tài “Tống biệt”.
- Thể loại: thơ thất ngôn tứ tuyệt.
2. Giá trị bao trùm: (Ghi nhớ)
Với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm, bài thơ thể hiện tình bạn sâu sắc, chân thành
của hai nhà thơ lớn thời Thịnh Đường. Thời đại nào tình bạn cũng rất đáng trân trọng.
B. Đọc – Hiểu văn bản:
I. Nội dung:
– Tình cảm lưu luyến, bịn rịn, có cả sự náo nức của kẻ ở đối với người đi: bạn ra đi giữa
một ngày xuân đẹp (yên hoa, tam nguyệt – hoa khói, tháng ba), rời Hoàng Hạc đến Dương
Châu, đô thị phồn hoa vào bậc nhất thời Đường.
– Cảnh cũng trống vắng, cô đơn như con người: chỉ một cánh buồm, rồi cánh buồm
cũng mất hút vào khoảng không, xa mãi. Cuối cùng còn lại một dòng Trường Giang mênh
mông chảy vào cõi trời:

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 51


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

Bóng buồm đã khuất bầu không


Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
II. Nghệ thuật:
– Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ gợi cảm, giọng điệu thơ trầm lắng.
– Tình hoà trong cảnh; kết hợp giữa yếu tố trữ tình, tự sự, và miêu tả.
III. Ý nghĩa văn bản:
Tình bạn sâu sắc, chân thành – điều không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của
con người ở mọi thời đại.
C. Câu hỏi luyện tập:
1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả Lí Bạch ?
2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
3. Trình bày giá trị bao trùm của bài thơ ?
4. Người ta thường cho rằng : Cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được “ý tại ngôn
ngoại” (ý ở ngoài lời). Hãy tìm “ý tại ngôn ngoại” qua bài thơ này.
5. Các nhà thơ thời Đường rất trân trọng tình bạn. Anh (chị) hãy suy ngẫm về vị trí và ý
nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 52


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 16. CẢM XÚC MÙA THU


(THU HỨNG)
- Đỗ Phủ -

A. Tìm hiểu chung:


I. Tác giả:
- Đỗ Phủ (712 – 770) tự là Tự Mĩ, quê huyện Củng, tỉnh Hà Nam, xuất thân trong gia
đình Nho học và thơ ca. Ông sống trong nghèo khổ, chết trong bệnh tật.
– Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, được mệnh danh là “Thi thánh”.
– Thơ Đỗ Phủ là bức tranh hiện thực sinh động và chân xác; là niềm đồng cảm với nhân
dân trong khổ nạn, chứa chan tình yêu nước và tinh thần nhân đạo.
– Giọng thơ Đỗ Phủ trầm uất, nghẹn ngào.
II. Văn bản:
1. Hoàn cảnh sáng tác, thể loại:
Đây là bài thơ thứ nhất trong chùm “Thu hứng” gồm 8 bài mà Đỗ Phủ sáng tác ở Quỳ
Châu (Tứ Xuyên) năm 766. Đây là một bài thơ Đường, theo thể thất ngôn bát cú.
2. Giá trị bao trùm: (Ghi nhớ)
Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước thương
đời. Nghệ thuật thơ Đường ở đây đã đạt tới trình độ mẫu mực.
B. Đọc – Hiểu văn bản:
I. Nội dung:
– Cảnh mùa thu với những yếu tố gợi buồn : sương trắng, lá cây phong chuyển màu,
những địa danh gợi sự hiểm trở, hiu hắt, mây âm u sà giáp mặt đất, … khiến lòng người cũng
buồn như cảnh.
– Khóm cúc nở hoa hai lần, con thuyền lẻ loi gắn với mối tình nhà và âm thanh của
tiếng chày đập vải khiến lòng người khách xa xứ càng thêm sầu não. Bài thơ không miêu tả
trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời.
II. Nghệ thuật:
Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa, giọng điệu và âm
hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn, …

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 53


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

III. Ý nghĩa văn bản:


Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời
của tác giả.
C. Câu hỏi luyện tập:
1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả Đỗ Phủ ?
2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
3. Trình bày giá trị bao trùm của bài thơ ?
4. Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 54


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

BÀI 17. THƠ HAI-CƯ CỦA BA-SÔ


A. Tìm hiểu chung:
I. Tác giả:
– Ma-su-ô Ba-sô (1644 – 1694) là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản.
– Ông sinh ra ở U-ê-nô trong một gia đình võ sĩ cấp thấp.
– Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô sinh sống và làm thơ Hai-cư với bút hiệu
là Ba-sô. Mười năm cuối đời, ông đi khắp đất nước vừa viết du kí vừa sáng tác thơ Hai-cư.
– Tác phẩm: Lối lên miền Ô-ku, Áo tơi cho khỉ, Cánh đồng hoang.
II. Thể thơ Hai-cư:
– Là thể thơ có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết (hoặc hơn một chút), ngắt nhịp
thành 3 đoạn theo thứ tự 5 – 7 – 5.
– Thời điểm trong thơ được xác định theo mùa qua qui tắc sử dụng “quý ngữ”.
– Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, từ đó khơi gợi lên một cảm xúc, một suy tư
nào đó.
– Thơ Hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá Phương Đông. Hai-
cư thường thể hiện con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khắng khít.
– Cảm thức thẩm mĩ của Hai-cư: đề cao cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền, mềm mại …
– Về ngôn ngữ: thơ Hai-cư chỉ gợi chứ không tả, thường dùng những nét chấm phá.
B. Đọc- Hiểu văn bản:
I. Những nét chính về nội dung và nghệ thuật:
1. Bài 1:
- Nội dung: Tác giả thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó với mảnh đất nơi mình ở.
Mười năm sống nơi đất khách, về quê lại nhớ Ê-đô. Tình yêu quê hương và đất nước là một.

- Nghệ thuật: + “mùa sương”  quý ngữ (mùa thu).


+ Ngôn ngữ cô đọng, súc tích.
2. Bài 2:
- Nội dung: Tiếng chim đỗ quyên biểu hiện nỗi thương tiếc thời gian, nỗi buồn và sự
vô thường. “Ở kinh đô mà nhớ kinh đô”, chủ thể bài thơ bị xoá mờ, ở giữa kinh đô này mà
nhớ
NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 55
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

kinh đô xưa. Đó là tiếng chim hay tiếng người ? Có thể là cả hai.  Bài thơ thể hiện nỗi
thương tiếc thời gian, thương nhớ quá khứ.

- Nghệ thuật: + “Chim đỗ quyên”  quý ngữ chỉ mùa hè.


+ Khoảnh khắc tiếng chim hót, gợi cảm giác tĩnh lặng trong lòng người, gợi nên nhiều
xúc cảm khác nhau nơi người đọc.
3. Bài 3:
- Nội dung: “Làn sương thu” có thể hiểu là giọt lệ như sương, mái tóc mẹ như sương
hay cuộc đời như giọt sương – ngắn ngủi, vô thường ? Hình ảnh thơ mờ ảo, đa nghĩa, gợi nên
những suy nghĩ khác nhau trong lòng người đọc; gợi ra nỗi buồn trống trải bởi công sinh
thành dưỡng dục chưa được báo đền, tình mẫu tử khiến người đọc rưng rưng.
- Nghệ thuật: + Quý ngữ “sương thu”.
+ “tóc mẹ”: một vật nhỏ bé tầm thường nhưng lại gợi nên những triết lý sâu sắc.
4. Bài 6:
- Nội dung: Cánh hoa đào rơi xuống làm mặt hồ gợn sóng thể hiện một triết lí sâu sắc:
các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ luôn có sự tương giao.

- Nghệ thuật: + Quý ngữ “hoa đào”  mùa xuân.


+ Cảm thức thẩm mĩ: cái nhẹ nhàng (hình tượng thơ giản dị, nhẹ nhàng)
II. Ý nghĩa văn bản:
Thơ Ba-sô đã thức dậy nỗi nhớ da diết trong lòng những người xa quê hương về xứ sở.
C. Câu hỏi luyện tập:
1. Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả Ba-sô ?
2. Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ Hai-cư ?
3. Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về Kinh đô
Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm được thể hiện qua các bài 1 và 2 như thế nào?
4. Tìm “quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền trong bài 6 ?

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 56


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP


HỌC KỲ I
ĐỀ 1 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên


Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi
mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ
tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời


Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)


Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3: Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ sau và nêu tác
dụng của chúng:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu cảm nhận của anh/chị về hai câu thơ cuối
của bài thơ.
ĐỀ 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa
đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng
vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán
NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 57
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI
nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 58


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung v.v... Chúng ta phải ghi nhớ công lao
của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng...
(Hồ Chí Minh)
Câu 1: Trong đoạn văn, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?
Câu 2: Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên.
Câu 3: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng “… lòng nồng nàn yêu nước... là một
truyền thống quý báu của ta.”?
Câu 4: Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 ý kiến về cách biểu hiện lòng yêu nước của học sinh
ngày nay theo suy nghĩ riêng của mình.
Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về truyền
thống yêu nước của nhân dân ta.

ĐỀ 3: Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:
Biển mùa này sóng dữ phía Hoàng Sa
Các con mẹ vẫn ngày đêm bám biển
Mẹ Tổ quốc vẫn luôn ở bên ta
Như máu ấm trong màu cờ nước Việt
Biển Tổ quốc đang cần người giữ biển
Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa
Máu của họ ngân bài ca giữ nước
Để một lần Tổ quốc được sinh ra.
(Tổ quốc ở Trường Sa, Nguyễn Việt Chiến)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể loại nào? Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ.
Câu 2: Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn trích
trên.
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 4: Anh/chị hiểu những dòng thơ sau như thế nào?
Máu ngư dân trên sóng lại chan hòa
Máu của họ ngân bài ca giữ nước
Để một lần Tổ quốc được sinh ra.”

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 59


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

Câu 5: Anh (chị) hãy nêu trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương của mỗi công dân
trong hoàn cảnh hiện tại. Trả lời trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.
ĐỀ 4: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Nhận vé máy bay, cả nhà mừng tíu tít… Dường như nội cũng mừng lắm. Nội vào ra, hết
sờ cái cột sửa thân bầu, lại bứt mấy đọt mồng tơi nấu canh. Con cháu cười nội lẩm cẩm. Từ
ngày lên máy bay cho đến khi định cư nơi trời Tây, nội luôn săm soi một gói giấy, vẻ quý lắm.
Chiều đông ảm đạm nội ra đi, tay vẫn nắm chặt cái gói nhỏ. Bố nhẹ nhàng gỡ ra, một
cục đất màu nâu rơi xuống, vỡ tan…
(Truyện ngắn 100 chữ - Nguyễn Quốc Việt)
Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 3: Hãy nêu nội dung của văn bản.
Câu 4: Gói giấy mà nội săm soi đó là gì? Ý nghĩa của chi tiết này là gì?
Câu 5: Nêu hiệu quả biểu đạt của các từ: tíu tít, lẩm cẩm, săm soi, ảm đạm.
Câu 6: Em hãy đặt nhan đề cho văn bản trên.
Câu 7: Từ văn bản, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nói về tình cảm đối với
quê hương, đất nước.
ĐỀ 5: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con
ơi!
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên.
Câu 2: Cho biết nội dung của văn bản.
Câu 3: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản? Tác dụng?
Câu 4: Em hiểu “chín chữ cù lao” được nhắc đến trong bài ca như thế nào?
Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được
nhắc đến trong văn bản.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 60


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI
ĐỀ 6: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 61


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

[…] Một bà lão chống gậy qua đường giữa dòng xe cộ tấp nập. Một em học trò phía bên
kia đường nhìn thấy, nhận ra sự nguy hiểm đối với bà lão liền vội chạy tới: “Bà ơi, bà đưa tay
cháu dắt bà qua”. Bà lão móm mém nở một nụ cười thân thiện: “Cảm ơn cháu! Cháu thật
ngoan!”. […]
Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, vận bộ áo quần đen nhuốc, chân tay run lên vì cơn
đói hành hạ. Người hành khất bước chân vào một quán cà phê, ngả nón xin tiền, mong được
bố thí vài trăm bạc lẻ để mua chiếc bánh mì, Khách uống cà phê vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh
mắt lạnh lùng vô cảm. Ông lão hành khất đến bên người bán vé số đang giao vé cho khách, và
lại chìa chiếc nón ra. Người bán vé số vùi tay vào túi quần, lôi ra mấy tờ bạc nhàu nát bị vo
tròn, lấy ra một tờ, vuốt phẳng và bỏ vào nón của ông lão. Ông già cảm động run run, ông
không nói cảm ơn mà cúi mái đầu xuống, ánh mắt lộ ra một sự biết ơn vô cùng. Thì ra, ông
già ấy bị câm.
Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời như thế. Với những
người có văn hóa, “cảm ơn” là lời nói được dùng hằng ngày, những lời luôn được cất lên
bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít
thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần
phải nói ra. Hình như những bạn ấy vẫn nghĩ một cách giản đơn rằng nói lời cảm ơn hay làm
những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa
cách mà thôi.
(Theo bài viết tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, Thanhnienonline)
Câu 1: Xác định thao tác lập luận của văn bản.
Câu 2: Văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
Câu 4: Câu văn “Hình như những bạn ấy vẫn nghĩ một cách giản đơn rằng nói lời cảm
ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và
tăng thêm xa cách mà thôi” có ý nghĩa gì?
Câu 5: Anh/chị rút ra cho bản thân được bài học gì từ văn bản trên (Trả lời trong một
đoạn văn khoảng 200 chữ).

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 62


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

ĐỀ 7: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:


Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu
đời Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chính, chẳng nên mùa vàng
Một người - đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu như mẹ yêu con tháng
ngày Mai sau con lớn hơn thầy
Các con ôm cả hai tay đất tròn
(Tố Hữu, Tiếng ru)
Câu 1: Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu
thơ: “Con ong làm mật, yêu hoa/ Con cá bơi, yêu nước / Con chim ca, yêu đời”.
Câu 3: Qua văn bản, tác giả gửi gắm lời khuyên gì cho con?
Câu 4: Anh (chị) tâm đắc nhất về thông điệp nào trong văn bản trên?
Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về quan niệm sau:
“Một người...đâu phải nhân gian/ Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!”.

ĐỀ 8: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:


Truyền hình thực tế đã trở thành thuốc phiện mới của quần chúng. 40% diện tích đồng
bằng sông Cửu Long có thể bị nhấn chìm bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ư? Mỗi năm
hàng ngàn ha rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá và lấn chiếm ư? Hãy để những chuyện đó sang
một bên, đừng làm tớ mất tập trung, cuộc đua giữa “hoàng tử tóc xoăn” và “cô bé khiếm thị”
đang gay cấn.
NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 63
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

“Khi dân chúng bị sao nhãng bởi những điều tầm phào, khi đời sống văn hóa được tái
định nghĩa thành một cuộc giải trí vĩnh cửu, khi những hội thoại nghiêm túc trở thành cái bập
bẹ của trẻ nhỏ”, nhà phê bình Neil Postman viết trong cuốn “Tiêu khiển cho tới chết: Diễn
ngôn công trong thời đại showbiz” của ông. Tóm lại, khi người dân trở thành khán giả, những
quan tâm của họ trở thành tạp kỉ, thì một dân tộc đang gặp hiểm nguy,cái chết về văn hóa là
một khả năng rõ ràng”.
Các tác giả Đức Georg SeeBlen và Markus Metz gọi ngành công nghiệp truyền thông,
quảng cáo, showbiz, thời trang hiện đại là những cỗ máy làm cho người ta trở nên đần độn.
Trong cuốn “Những cổ máy làm đần: quá trình sản xuất ra sự ngớ ngẩn”, họ cảnh báo là quá
trình đần độn hóa này sẽ luôn tiếp diễn. “Một đặc điểm cơ bản của cỗ máy làm đần này là nó
muốn tạo ra giải trí bằng mọi giá. Mục tiêu của nó là tăng trưởng vô độ, và do đó, sự sản xuất
ra tiêu khiển liên miên một mặt gây cảm giác thừa mứa, mặt khác tạo ra mong muốn có thêm
tiêu khiển nữa, mới hơn, đần độn hơn”. Nói nôm na, giống như với bất cứ thói nghiện nào,
càng ngày, người ta càng cần liều nặng đô hơn. Họ thèm khát cái khoái cảm chốc lát mà
không biết mình đi vào bần cùng, ở đây là bần cùng về tinh thần.
(Đặng Hoàng Giang, Quẳng gánh lo đi mà xem truyền hình thực tế,
trích “Bức xúc không làm ta vô can”)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên.
Câu 2: Xác định 2 thao tác lập luận được xác định trong văn bản trên.
Câu 3: Vì sao tác giả lại so sánh truyền hình thực tế với “thuốc phiện mới của quần
chúng”?
Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn sau:
“Khi dân chúng bị sao nhãng bởi những điều tầm phào, khi đời sống văn hóa được tái
định nghĩa thành một cuộc giải trí vĩnh cửu, khi những hội thoại nghiêm túc trở thành cái bập
bẹ của trẻ nhỏ”, nhà phê bình Neil Postman viết trong cuốn “Tiêu khiển cho tới chết: Diễn
ngôn công trong thời đại showbiz” của ông. Tóm lại, khi người dân trở thành khán giả, những
quan tâm của họ trở thành tạp kỉ, thì một dân tộc đang gặp hiểm nguy,cái chết về văn hóa là
một khả năng rõ ràng”
Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ảnh hưởng
của truyền hình thực tế đến giới trẻ.

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 64


Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

ĐỀ 9: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi


Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha
Những bài học một đời cay đắng
Cha gửi cho con chút nắng
Hãy giữ giữa lòng con
Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy
Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn
Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ
Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn
Con hãy chậm bước dù là người đến muộn
Dù phần con chẳng ai nhớ để dành!
Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa
Hãy buồn với chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:
- Con người sống để yêu thương.
(Lời cha dặn - Theo Đất Việt)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: Đoạn thơ thuộc thể thơ gì?
Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản và ý nghĩa.
Câu 4: Cách nói “chút nắng” trong câu “Cha gửi cho con chút nắng” có nghĩa gì? Cách
nói này sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ và tác dụng ở bốn câu thơ sau đây:
Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa
Hãy buồn với chuyện bất nhân
Và hãy tin vào điều có thật:
- Con người sống để yêu thương.
Câu 6: Em có đồng ý với cách nghĩ của người cha trong bài thơ trên không? Vì sao?
Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của bản thân mình.
ĐỀ 10: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
…Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm
chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì
nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức…và nhiều mặt của đời
NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 65
Trường THPT Nguyễn Hữu Huân – Khối 10- Ngữ văn - HKI

sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi
trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô lương
tâm và vô văn hóa… Không ít những kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu
nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng
Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có
trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…
Facebook kết nối thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người
giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao
tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người,
không muốn và không biết cách giao tiếp, thậm chí mất niềm tin vào đời thực, có khi dẫn đến
mặc cảm trong cô đơn, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ
“ôm” điện thoại, laptop…
(Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lmonoxop.Edu.vn>Tin tức)
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 3: Xác định câu chủ đề của đoạn văn. Đoạn văn trên thuộc kiểu cấu trúc gì?
Câu 4: Đoạn văn đề cập đến những tác hại nào của mạng xã hội Facebook?
Câu 5: Bên cạnh những tác hại khó lường, Facebook cũng có những tác dụng hữu ích.
Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về việc sử dụng mạng xã hội Facebook sao cho
hiệu quả.

............................ Hết.....................................

NĂM HỌC 2021 – 2022 Trang 66

You might also like