You are on page 1of 3

VAI TRÒ CỦ A TIỀ N TRONG CUỘ C SỐ NG

1. Định lượng:
- Tiền đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Tiền được
dung để định giá sức lao động và giá trị hàng hóa, dịch vụ. Trong một
nền kinh tế không có một chuẩn mực đo giá trị chung (Ví dụ như là tiền)
thì một giao dịch thành công giữa 2 vật trong kinh tế đòi hỏi các nhu cầu
trao đổi phải phù hợp với nhau.
Một ví dụ: Một người nông dân muốn bán ngũ cốc và cần dụng cụ. Một thợ
thủ công muốn đổi dụng cụ để lấy thịt. Giữa 2 người này sẽ không bao giờ
có một cuộc mua bán trao đổi vì ý định bán của người nông dân không phù
hợp với ý định mua của người thợ thủ công. Cả hai người có thể phải tìm
kiếm rất lâu cho đến khi gặp được một người có ý định giao dịch phù hợp.
Cùng với tiền quá trình này được đơn giản hóa đi rất nhiều: Người nông dân
có thể bán ngũ cốc cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để đổi lấy
dụng cụ tại người thợ thủ công. Người thợ thủ công có thể dùng tiền thu
được mua thịt tại một người thứ tư.

- Trong quá trình trao đổi thương mại xưa và nay, Tiền còn là một đơn vị
đo trọng lượng hàng hóa.
 Trung Quốc thị chế (Dùng tại Trung Quốc Đại Lục hiện nay):
1 cân = 10 lượng; 1 lượng = 10 tiền; 1 tiền = 5 khắc (=> 1 cân = 500
khắc)
 Trung Quốc cựu chế: Dùng trong xã hội Trung Hoa xưa và nay vẫn đang
dùng tại Hương Cảng. Riêng tại Việt Nam: hiện vẫn dùng trong thị
trường vàng bạc, đông dược:
1 cân 斤 = 16 lượng 兩(lạng); 1 lượng = 10 tiền 錢; 1 tiền = 3.73 khắc 克
(=> 1 cân = 596.8 khắc). Trong Đông y hiện vẫn dùng đơn vị tiền = 1/10
lượng (Dân Việt quen gọi TIỀN 錢 là đồng cân hay chỉ). Trên thị trường
vàng bạc hiện nay, đơn vị lượng vẫn rất thông dụng: 1 lượng = 10 chỉ (10
tiền).
Suy nghĩ của anh/chị về quan niệm “tiền không mua được hạnh phúc.”
Có tồn tại thứ nào không thể được định lượng bằng tiền không?
 Không phải tất cả mọi thứ đều được định giá bằng tiền. Tiền không
thể định giá tình yêu, lòng tự trọng, các giá trị đạo đức, sự hạnh
phúc… Có nhiều tiền không đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn sẽ
hạnh phúc, được mọi người yêu mến, quý trọng hay có học vấn cao.
Vì thế phải luôn đặt giá trị của bản thân và nhân tính lên hàng đầu,
trau dồi những kĩ năng hữu ích về tiền bạc để tránh hình thành quan
điểm lệch lạc, lòng tham vô đáy, vấy bẩn cốt cách trong sạch vốn có.

2. Trao đổi:
Khi tiền là một chuẩn mực chung để đo giá trị thì tất cả các giá cả của một
nền kinh tế có thể được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ. Trong một nền kinh tế
với 1 triệu loại hàng hóa khác nhau khi so sánh giá trị trao đổi của mỗi hai
loại hàng hóa một sẽ có vào khoảng 500 tỷ giá tương đối khác nhau (Ví dụ:
1 giờ lao động = 5 bánh mì; 1 giờ lao động = một cái áo; 1 giờ lao động =
1 kg thịt; 5 bánh mì = một cái áo; một cái áo = 1 kg thịt,...). Khi sử dụng tiền
như là một chuẩn mực giá trị chung thì chỉ còn 1 triệu tỷ lệ trao đổi (5 đơn vị
tiền = 1 giờ lao động = 5 bánh mì = một cái áo = 1 kg thịt =...), vì thế mà khi
so sánh giá cả không còn phải tốn nhiều công sức nữa. Tiền còn có chức
năng trao đổi lấy những nhu cầu hoặc mong muốn.

Hãy nêu ví dụ về một sự trao đổi bằng tiền trong cuộc sống thường ngày?
Giả sử sự trao đổi ấy không thể thực hiện và bạn không sở hữu được thứ cần
thiết/mong muốn, cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

3. Tích lũy:
Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì thế mà hầu như
chỉ là các loại hàng hóa không hư hỏng mới được thỏa thuận là "tiền" (Ví dụ
như là vàng hay kim cương). Nếu tiền không tồn tại thì một người nông dân
chỉ có khả năng trao đổi ngũ cốc để lấy các hàng hóa khác cho đến khi ngũ
cốc này bị hư hỏng. Vì thế mà người nông dân tốt nhất là nên trao đổi ngũ
cốc sớm để đổi lấy tiền "không bị hư hỏng". Điều này còn được gọi là chức
năng bảo toàn giá trị hệ quả (consecutiv). Chức năng bảo toàn giá trị tạo
thành (constitutiv) hay chức năng tích lũy là chức năng tạo tài sản từ tiền
bằng cách cất giữ, tức là giữ tiền duy nhất chỉ vì muốn bảo toàn giá trị.
Tầm quan trọng của tiền:

Tiền không thể mua được hạnh phúc, nhưng nó có thể mua sự ổn định và an toàn
cho bản thân và những người thân xung quanh. Con người cần tiền để chi trả cho
tất cả mọi thứ làm cho cuộc sống tốt hơn, như là nơi cư trú, thực phẩm, bảo hiểm,
và một sự giáo dục tốt. Không cần phải trở thành tỷ phú hay sở hữu gia sản kếch
xù, nhưng tiền sẽ luôn là một thứ thiết yếu trong cuộc sống của bạn cho đến hơi
thở cuối cùng.

Nếu không có tiền, chúng ta sẽ gặp nhiều trở ngại như khó khăn trong việc đảm
bảo sức khỏe, không có cơ hội nâng cao học thức, chất lượng cuộc sống… Nếu bạn
lao động chân chính, kiếm được tiền và có sự ổn định về tài chính, cuộc sống của
bạn và những người thân sẽ được tiện nghi, suôn sẻ, đầy đủ, thoải mái và dễ chịu
hơn.

Bởi tiền cần thiết cho việc có được những đồ vật và dịch vụ bạn cần để tồn tại sự
thông hiểu về tài chính cá nhân là một điều không thể thiếu. Bạn cần phải có trách
nhiệm với số tiền bạn kiếm được và tiết kiệm đủ cho tương lai để bảo đảm bạn
luôn có số dư vừa phải khi cần thiết.

You might also like