You are on page 1of 11

KẾ HOẠCH BÀI DẠY: PHÂN BÓN VÔ CƠ

(Chuyên đề học tập: Phân bón - Hóa học 11)


Thời gian: 4 tiết trên lớp, 2 tuần ở nhà

I. Mục tiêu
1. Năng lực hóa học
a) Nhận thức hóa học
- Trình bày được cách phân loại phân bón vô cơ.
- Nêu được vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ (N, P, K, Ca,
Mg,...) cần thiết cho cây trồng.
- Trình bày được quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ.
- Trình bày được cách sử dụng và bảo quản của một số loại phân bón thông dụng.
- Trình bày được ảnh hưởng của một số loại phân bón đối với môi trường đất và
môi trường nước).
- Nêu được một số biện pháp sử dụng phân bón vô cơ hợp lí để bảo vệ môi trường.
b) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
- Đề xuất được một số vấn đề nghiên cứu liên quan đến phân bón vô cơ.
- Lập kế hoạch thực hiện giải quyết các vấn đề:
+ Cách phân loại phân bón vô cơ; Tính chất, quy trình sản xuất và bảo quản
một số loại phân bón vô cơ.
+ Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến môi trường đất và môi trường nước.
- Thực hiện kế hoạch (Phân công nhiệm vụ, tiến hành thu thập, xử lí thông tin, thảo
luận để hoàn thành nhiệm vụ nhóm).
- Báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Vận dụng được kiến thức đã học để đánh giá ảnh hưởng của vấn đề lạm dụng phân
bón vô cơ đến chất lượng cây trồng và ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước từ đó
đề xuất được một số biện pháp giải quyết vấn đề trên.
2. Năng lực chung
Góp phần phát triển các năng lực chung, cụ thể:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động HS: Xác định
vấn đề cần giải quyết; nghiên cứu đề xuất phương án giải quyết (có ứng dụng

1
CNTT) ; Thực hiện giải quyết vấn đề; Đánh giá và rút kinh nghiệm khi tìm hiểu về
phân bón vô cơ.
- Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm
(có ứng dụng CNTT) để thu thập và xử lí thông tin giải quyết các vấn đề đặt ra
trong nhiệm vụ học tập gồm: Vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô
cơ cần thiết cho cây trồng; Quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ...).
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua hoạt động thảo luận nhóm, báo cáo sản
phẩm,...(có ứng dụng CNTT).
- Năng lực tin học: Thông qua hướng dẫn HS sử dụng phần các mềm Power Point,
Producshow/Camtasia,... để thiết kế bài báo cáo, hoàn thành sản phẩm; Tổ chức một
số hoạt động nhóm, báo cáo, thuyết trình thông qua các ứng dụng: Zalo, Teams, Zoom,

3. Phẩm chất
Góp phần phát triển một số phẩm chất gồm: Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ
cho HS thông qua các hoạt động học tập cá nhân.

II. Thiết bị dạy học và học liệu


1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, file cài đặt và hướng dẫn sử dụng một số phần mềm:
Powerpoint; Word; Producshow/Camtasia,...(Cắt nối video).
- Hình ảnh, các nguồn tư liệu như: tranh ảnh, tư liệu các môn học liên quan đến bài
học, phiếu học tập, bút dạ, giấy A0.
- Thiết bị số và phần mềm được sử dụng trong bài học: Máy chiếu, máy tính/điện
thoại có kết nối internet; phần mềm Powerpoint; Word; Producshow/Camtasia,...
(Ghép hình ảnh, cắt nối video).
2. Học sinh
- Nghiên cứu cách sử dụng một số phần mềm như: Powerpoint; Word;
Producshow/Camtasia,... (Ghép hình ảnh, cắt nối video).
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1
Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)
a) Mục tiêu
- HS huy động được một số kiến thức thực tiễn về phân bón vô cơ.

2
- Nêu được vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ (N, P, K, Ca,
Mg,...) cần thiết cho cây trồng.
b) Tổ chức thực hiện
- GV chia lớp HS thành 4 nhóm (các nhóm bầu nhóm trưởng, thư ký nhóm); GV
trình chiếu video về những yếu tố cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển.
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm dựa vào việc quan sát video, tìm kiếm thông
tin trên mạng internet đồng thời huy động những kiến thức thực tiễn trả lời các câu
hỏi sau:
1. Chất dinh dưỡng cây trồng cần để sinh trưởng và phát triển chứa chủ yếu những
nguyên tố hóa học nào?
2. Vai trò của một số chất dinh dưỡng cần thiết trong phân bón vô cơ (Phân bón
hóa học) đối với cây trồng như thế nào?.
3. Có phải càng bón nhiều phân bón vô cơ thì năng suất và chất lượng cây trồng
càng tăng, chất lượng đất trồng sẽ ngày một tốt hơn hay không?
Thiết bị số/phần mềm được sử dụng: Máy tính/điện thoại có kết nối internet.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm trong thời gian 10 phút.
Sản phẩm: Bài báo cáo kết quả hoạt động nhóm của HS (Câu trả lời cho các câu
hỏi trên).
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo, thảo luận: Lựa chọn 01 nhóm báo cáo kết quả
hoạt động của nhóm, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý, bổ sung. Yêu cầu HS rút ra kết
luận về vai trò của phân bón vô cơ đối với cây trồng; Cần phải bón phân vô cơ một
cách hợp lí để nâng cao năng suất, chất lượng và bảo vệ môi trường đất, môi trường
nước.
- HS báo cáo kết quả, thảo luận.
GV kết luận:
- Sử dụng phân bón vô cơ (phân bón hóa học) hợp lí sẽ giúp nâng cao năng suất và
chất lượng cây trồng, bảo vệ môi trường đất.
- Sử dụng phân bón vô cơ không hợp lí sẽ làm giảm năng suất và chất lượng cây
trồng, gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.
Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón vô cơ hợp lí, đúng cách và bảo vệ môi
trường đất và môi trường nước?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

3
a) Mục tiêu
- Trình bày được cách phân loại phân bón vô cơ;
- Nêu được vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ (N, P, K, Ca,
Mg,...) cần thiết cho cây trồng.
- Trình bày được quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ.
- Trình bày được cách sử dụng và bảo quản của một số loại phân bón thông dụng.
- Đề xuất được một số vấn đề nghiên cứu liên quan đến phân bón vô cơ.
- Lập và thực hiện kế hoạch giải quyết các vấn đề (Cách phân loại phân bón vô cơ;
Tính chất, quy trình sản xuất và bảo quản một số loại phân bón vô cơ).
b) Tổ chức thực hiện
b1) Phân loại phân bón vô cơ
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu tài liệu và trình bày cách phân
loại phân bón vô cơ.
- HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.
Sản phẩm: HS nêu được các loại phân bón vô cơ gồm: Phân bón đơn, đa lượng hay
còn gọi là phân khoáng đơn (đạm, lân, kali); phân bón trung lượng; phân bón vi lượng;
phân bón phức hợp; phân bón hỗn hợp.
- GV yêu cầu một HS báo cáo kết quả hoạt động.
- HS báo cáo, thảo luận và rút ra kết luận về cách phân loại phân bón vô cơ.
b2) Vai trò, quy trình sản xuất, cách sử dụng, bảo quản của một số loại phân bón
vô cơ
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật các mảnh ghép.
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật các mảnh ghép..
- GV: Giao nhiệm vụ học tập ở các nhóm chuyên sâu và nhóm mảnh ghép:
- HS nhận nhiệm vụ học tập của nhóm.
Vòng 1: Nhóm chuyên sâu
- Nhóm số 1 : Thảo luận về phân đạm;
- Nhóm số 2 : Thảo luận về phân lân;
- Nhóm số 3 : Thảo luận về phân kali;
- Nhóm số 4 : Thảo luận về một số loại phân bón khác.
Nhiệm vụ nhóm chuyên sâu

4
Với mỗi loại phân bón: đạm (nhóm số 1), lân (nhóm số 2), kali (nhóm số 3)
và một số loại phân bón khác (nhóm số 4) HS trong nhóm chuyên sâu nghiên cứu
trả lời các câu hỏi/vấn đề sau:
1. Loại phân cung cấp nguyên tố hoá học nào cho cây trồng, độ dinh dưỡng của
phân được đánh giá bằng hàm lượng nguyên tố nào?
2. Công dụng và cách bảo quản phân bón như thế nào?
3. Phân loại và cách sử dụng.
4. Quy trình sản xuất phân bón.
5. Lưu ý khi sử dụng phân bón.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Các thành viên trong nhóm mảnh ghép thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ sau:
Phiếu màu trắng: Nhiệm vụ học tập của nhóm mảnh ghép
Thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ dưới đây:
1. Với vai trò là một nhà khoa học, em hãy tư vấn cho người nông dân về các loại
phân bón vô cơ cần bón ở mỗi giai đoạn phát triển của cây lúa để đạt được năng suất
cao.
2. Trên các bao bì phân bón NPK thường kí hiệu bằng những chữ số như 20. 10. 10
v.v... Kí hiệu này cho chúng ta biết thông tin gì, tính hàm lượng của các nguyên tố
N, P, K trong loại phân bón trên.
3. Ở nước ta đã có những nơi nào (mà em biết) sản xuất phân bón?
Bước 2: Hoạt động nhóm (1 tuần thực hiện ở nhà)
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn ở
bước 1, tự lập nhóm Zalo, Google meet để trao đổi, thảo luận), GV theo dõi, giúp đỡ
các nhóm (nếu cần), giám sát thời gian và tổ chức phân nhóm HS trong quá trình hoạt
động theo kĩ thuật các mảnh ghép.
- Mỗi nhóm chuyên sâu tìm hiểu hoàn thành nhiệm vụ học tập trong thời gian 4
ngày ở nhà; Mỗi nhóm mảnh ghép tìm hiểu hoàn thành nhiệm vụ học tập trong thời
gian 3 ngày ở nhà.
- HS thực hiện hoạt động nhóm ở nhà theo hướng dẫn.
Thiết bị số/phần mềm được sử dụng: Máy tính/điện thoại có kết nối internet; HS các
nhóm sử dụng công cụ tìm kiếm trên Google search để thu thập thông tin; Google
Meet, Zalo để trao đổi thảo luận; Phần mềm Word/Powerpoint để trình bày báo cáo.
Sản phẩm: Mỗi nhóm mảnh ghép thảo luận hoàn thành nhiệm vụ học tập, ghi kết quả

5
lên giấy A0 hoặc máy tính, chuẩn bị báo cáo (thời gian trình bày không quá 10 phút).
Tiết 2
Bước 3: Thảo luận chung (45 phút - Thực hiện trên lớp)
- GV yêu cầu đại diện một nhóm HS báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm.
- Nhóm HS được lựa chọn báo cáo kết quả hoạt động nhóm (nhiệm vụ học tập
phiếu màu trắng), các nhóm còn lại thảo luận, nhận xét, bổ sung.
- GV tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm cho các nhóm và kết luận về: Cách phân
loại phân bón vô cơ; Vai trò của một số chất dinh dưỡng trong phân bón vô cơ (N, P,
K, Ca, Mg,...) cần thiết cho cây trồng; Quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ;
Cách sử dụng và bảo quản của một số loại phân bón thông dụng.
Chú ý: GV có thể linh hoạt, tiếp tục cho các nhóm thảo luận vào tiết học tiếp theo
nếu hoạt động báo cáo, thảo luận ở các nhóm chưa kết thúc).
Thiết bị số/phần mềm được sử dụng: Máy tính, HS các nhóm sử dụng phần mềm
Word/Powerpoint để trình bày báo cáo.

TIẾT 3
3. Hoạt động 3: Luyện tập (45 phút)

a) Mục tiêu: Mở rộng, khắc sâu các kiến thức về phân bón vô cơ cho HS.
b) Tổ chức hoạt động:
Ở tiết học trước, GV tổ chức các hoạt động sau:
- GV giao nhiệm vụ học tập tham gia cuộc thi "Hoa hậu phân bón" với các nhóm
HS. GV phổ biến luật chơi, yêu cầu mỗi nhóm HS đóng vai một loại phân bón gồm
(phân lân, phân kali, phân đạm và một số loại phân bón khác) giới thiệu với bà con
nông dân về bản thân, tác dụng đối với cây trồng và sản xuất nông nghiệp, cách sử
dụng và bảo quản mỗi loại phân bón. Các nhóm HS tự lập kịch bản, phân vai, tập và
chuẩn bị ở nhà trước giờ học.
- HS nhận nhiệm vụ học tập được giao, hoạt động nhóm thảo luận để lên kịch bản,
phân vai và chuẩn bị trước ở nhà.
Thiết bị số/phần mềm được sử dụng: Máy tính/điện thoại có kết nối internet; HS các
nhóm sử dụng công cụ tìm kiếm trên Google search để thu thập thông tin; Google
Meet, Zalo để trao đổi thảo luận, phần mềm Word, Powerpoint để thiết kế kịch bản.

Sản phẩm: Kịch bản của các nhóm tham gia cuộc thi "Hoa hậu phân bón".

6
- GV công bố các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm HS (theo phụ lục 1)
Hoạt động trên lớp:
- GV lựa chọn một HS đóng vai trò MC của cuộc thi và tổ chức cho các nhóm biểu
diễn phần thi trên lớp, tạo không khí thoải mái, vui tươi.
- HS: Biểu diễn phần dự thi của nhóm theo kịch bản đã thiết kế.
- GV yêu cầu các nhóm đánh giá chéo kết quả của các phần thi (Bằng phiếu đánh
giá tại phụ lục 1).
Gợi ý kịch bản của cuộc thi hoa hậu phân bón:
KỊCH BẢN CUỘC THI HOA HẬU PHÂN BÓN
- Mục tiêu: Củng cố các kiến thức cơ bản và ứng dụng của các loại phân bón như:
phân đạm, phân lân, phân kali.
- Thực hiện: Các nhóm thảo luận tự lập kịch bản phần dự thi của nhóm sau đó trao
đổi và thống nhất với GV giảng dạy, chuẩn bị và tham dự cuộc thi.
- Nội dung:
1. Nhóm phân đạm
Chuẩn bị: - 01 HS đóng vai “Phân đạm” (Chú ý lựa chọn HS có da trắng).
- 01 chiếc mũ (giấy) có vẽ biểu tượng, tên “Phân đạm”.
- Công thức hoá học của phân đạm amoni (NH 4Cl, (NH4)2SO4,
NH4NO3,... phân đạm nitrat (NaNO3, Ca(NO3)2..., Urê (NH4)2CO ghi trên các tờ giấy
A4.
Tiến trình:
- Xin chào các bạn, mình xin giới thiệu, mình là phân đạm (kéo dài)....gia đình
mình có rất nhiều anh em: NH4Cl này; NaNO3 này; (NH2)2CO này... . Ông cha ta vẫn
nói “Nhất dáng nhì da” Nhà tôi được cái ai cũng đều vừa cao, vừa trắng...hehe bạn
nhìn tôi là biết làn da cứ gọi là trắng sứ, ai nấy chả mê.
- Ngoài ngoại hình trắng đẹp, mình còn giúp đỡ rất nhiều bác nông dân trong việc
chăm sóc cây trồng, giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.
Mình yêu mầu tím, thích đồ ngọt và đặc biệt rất ghét đồ chua... .
- Nếu bạn muốn trở thành nhà nông giỏi thì hãy hợp tác hiệu quả với tôi nhé.
Chào các bạn, hãy bình chọn cho tôi qua địa chỉ: NH4_NO3.com nhé!
Tôi yêu các bạn! I love You.
2. Nhóm phân lân

7
Chuẩn bị: - Yêu cầu 01 HS đóng vai “Phân lân” (Chú ý hóa trang để HS đóng
vai có màu da ngăm đen).
- 01 chiếc mũ có ghi tên “Phân lân”.
- Công thức hoá học của phân lân: Ca 3(PO4)2, (Ca(H2PO4)2 ghi trên các
tờ giấy A4 (hoặc in hình).
Tiến trình:
- Xin chào các bạn, mình là một thành viên trong gia đình phân bón vô cơ, tên mình
là: phân (kéo dài)...Lân. Các bạn thấy không, tuy nhìn mình hơi đen một chút nhưng
mà:
Đen giòn, đen đẹp, đen thành phố
Trắng bủng trắng beo trắng nhà quê (Vừa nói vừa chỉ sang phân đạm)
- Bố mẹ đặt tên cho mình là Ca(H 2PO4)2, ngoại hình không đẹp lắm nhưng mình rất
tốt với mọi người, mình thấy mình rất hợp với câu nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
mà cha ông ta đã đúc kết. Nếu bác nông dân nào muốn cây trồng có cành lá khoẻ
(giơ hai tay khoe cơ bắp), hạt chắc và củ quả to thì hãy nhờ mình giúp đỡ nhé.
- Cảm ơn các bạn, hãy bình chọn cho mình theo địa chỉ: P2O5@.com các bạn nhé.
3. Phân Kali
Chuẩn bị: - Yêu cầu 01 HS đóng vai “Phân kali” (Chú ý lựa chọn HS khoẻ
mạnh).
- 01 chiếc mũ có ghi tên “LiliKaka”.
Tiến trình: Xin chào các bạn, mình tên là Kali, mọi người vẫn gọi mình với cái tên
gọi trìu mến "LiliKaka". Các bạn biết không, không chỉ có con người phải đương
đầu với cơn bão thực phẩm bẩn mà cây trồng cũng vậy. Hơn nữa dạo này thời tiết
thay đổi, biến đổi khí hậu nhiều lắm... làm cho cây trồng dễ bị sâu bệnh, còi cọc,
chậm lớn. Híc...híc!!! nhưng những vấn đề đó thì có khó gì với tôi (vẻ mặt tự tin,
hùng dũng). Tôi sẽ giúp cây trồng tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu
hạn. Hãy tin tưởng và đừng quên bình chọn cho tôi theo địa chỉ Kali@.com các bạn
nhé!
4. Một số loại phân bón khác
Chuẩn bị: Lựa chọn một số bạn HS trong nhóm để đóng vai phân bón (Ví dụ NPK,
phân bón phức hợp,...).
Tiến trình: HS có thể xây dựng kịch bản dựa trên sự hợp tác giữa các nhà kinh

8
doanh (3 HS lần lượt đóng các vai nhà kinh doanh mang tên N, P, K) để tạo nên
thương hiệu phân bón NPK. Một HS đóng vai phân bón phức hợp để quảng bá, giới
thiệu về tác dụng của loại phân bón, cách sử dụng và bảo quản.
Tiết 4
Hoạt động 4: Vận dụng (45 phút trên lớp, 1 tuần ở nhà)
a) Mục tiêu
- Trình bày được ảnh hưởng của một số loại phân bón đối với môi trường đất và
môi trường nước).
- Nêu được một số biện pháp sử dụng phân bón vô cơ hợp lí để bảo vệ môi trường.
- Lập kế hoạch và thực hiện tìm hiểu về ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến môi
trường đất và môi trường nước.
b) Tổ chức hoạt động
- GV giao cho HS thực hiện dự án học tập "Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến môi
trường đất và môi trường nước".
Câu hỏi khái quát: Làm thế nào để phát triển nền nông nghiệp bền vững?
GV nêu vấn đề phân tích và đưa ra câu hỏi bài học: Nông nghiệp là thành
phần kinh tế chủ chốt ở Việt Nam. Sản lượng nông nghiệp của nước ta tương đối lớn,
tuy nhiên thị trường xuất khẩu nông sản còn nhiều hạn chế, do quá trình chăm sóc cây
trồng chưa hợp lí, chưa áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến và đặc biệt là việc
lạm dụng phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp. Vậy sử dụng phân bón vô cơ
không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường đất và môi trường nước như thế
nào?
Câu hỏi nội dung: Tưởng tượng mình là kỹ sư nông nghiệp, em hãy nghiên
cứu giải quyết các vấn đề sau đây:
1. Tìm hiểu thực trạng sử dụng phân bón vô cơ ở địa phương em.
2. Ảnh hưởng của dư lượng phân bón vô cơ đến môi trường nước.
3. Ảnh hưởng của dư lượng phân bón vô cơ đến môi trường đất.
4. Thiết kế 01 video tuyên truyền sử dụng phân bón hợp lí để bảo vệ môi trường.
- GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm HS và giao cho các nhóm thực hiện cùng một
nhiệm vụ của dự án.
- HS: Xác định mục đích, nhiệm vụ của dự án; Lập và hoàn thành SĐTD về nội
dung, kế hoạch dự án; Phân công công việc cần thực hiện trong nhóm, trao đổi để hiểu
về các nhiệm vụ và sản phẩm cần hoàn thành.
- HS: Thực hiện dự án trong thời gian 1 tuần ở nhà.

9
Thiết bị số/phần mềm được sử dụng: Máy tính/điện thoại có kết nối internet; HS các
nhóm sử dụng công cụ tìm kiếm trên Google search để thu thập thông tin; Google
Meet, Zalo để trao đổi thảo luận, phần mềm Producshow/Camtasia,...để thiết kế video.

- Sản phẩm: Video (thời lượng nhỏ hơn 5 phút) về thực trạng sử dụng phân bón vô
cơ ở địa phương và tuyên truyền sử dụng hợp lí, đúng cách để bảo vệ môi trường.
- Bài báo cáo kết quả thực hiện dự án của 4 nhóm về ảnh hưởng của phân bón vô cơ
đến môi trường đất và môi trường nước.
- GV công bố các tiêu chí để đánh giá sản phẩm video của các nhóm (Phụ lục 2).
- GV: Theo dõi nắm bắt tiến độ thực hiện kế hoạch dự án của các nhóm; Tư vấn,
giúp đỡ các nhóm khi cần.
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả dự án: Tổ chức, hướng dẫn theo dõi
các nhóm HS báo cáo kết quả (mỗi nhóm trình bày thảo luận từ 7 phút - 10 phút), có
thể hỗ trợ HS làm rõ vấn đề, ý nghĩa của sản phẩm dự án bằng cách nêu câu hỏi bổ
sung.
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả, sản phẩm dự án, các nhóm khác theo dõi,
thảo luận.
- GV làm trọng tài trong quá trình HS thảo luận và nêu ra nhận xét cuối cùng.
- GV tổ chức các nhóm HS tự đánh giá, đánh giá chéo sản phẩm dự án giữa các
nhóm HS và nhận xét, kết luận.
Phụ lục 1
Phiếu đánh giá theo tiêu chí
(Cuộc thi Hoa hậu phân bón)
(Dành cho nhóm HS)
- Tên nhóm được đánh giá:……………………………………………………….
- Tên nhóm đánh giá:……………………………………………………………..
Đánh dấu X vào mức độ đạt được tương ứng với các tiêu chí trong bảng dưới đây:
STT Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3
(1 điểm) (2 điểm) (3 điểm)
1. Ý tưởng thiết kế kịch bản hấp dẫn, sáng
tạo.
2. Nội dung kịch bản đầy đủ, chính xác.
3. Biểu diễn phần dự thi lôi cuốn, tạo được
không khí vui vẻ trong lớp học.
4. Có sự phối hợp hài hoà giữa các thành
viên trong nhóm trong quá trình biểu diễn.

10
5. Đưa ra được thông tin (slogan) tuyên
truyền sử dụng phân bón hợp lí, đúng cách
và bảo vệ môi trường.
6. Đảm bảo thời gian theo quy định.
Phụ lục 2
Phiếu đánh giá theo tiêu chí
(Đánh giá sản phẩm video tuyên truyền sử dụng phân bón hợp lí
để bảo vệ môi trường)
(Dành cho nhóm HS)
- Tên nhóm được đánh giá:……………………………………………………….
- Tên nhóm đánh giá:……………………………………………………………..
Đánh dấu X vào mức độ đạt được tương ứng với các tiêu chí trong bảng dưới đây:
ST Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3
T (1 điểm) (2 điểm) (3 điểm)
1. Ý tưởng thiết kế video hấp dẫn, sáng tạo.
2. Bố cục nội dung video hợp lí
3. Tư liệu trong video phong phú, hấp dẫn
4. Nội dung video đầy đủ, chính xác.
5. Đưa ra được thông tin (slogan) tuyên truyền
sử dụng phân bón hợp lí, đúng cách và bảo
vệ môi trường.
6. Chất lượng video rõ nét, có sự kết hợp giữa
phụ đề, hình ảnh và nhạc nền.

11

You might also like