You are on page 1of 48

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY/CÔ GIÁO VỀ DỰ

LỚP TẬP HUẤN “KỸ THUẬT XÂY DỰNG


MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN”

Đăk Lăk, tháng 4 năm 2017


NHÓM BÁO CÁO VIÊN
1. Nguyễn Thanh Dũng – PHT trường THPT Ngô Gia
Tự (0982 244 861, thanhdungtoan6@gmail.com)

2. Mai Đức Chung – TT trường THPT Lê Duẩn (0919


048 898, maiducchung78@gmail.com)

3. Lộ Quốc Thái – TT trường THPT Nguyễn Trãi


(0934 306 779, loquocthai@gmail.com)
Link tải tài liệu:
https://drive.google.com/drive/folders/0B_a8iKxlfA-IbTRNdUdjeFM0TDg?usp=sharing

Nộp sản phẩm:


+ Trực tiếp cho đ/c Nguyễn Thanh Dũng
+ Gửi vào mail: thanhdungtoan6@gmail.com
+ Hạn nộp: chiều 11/4/2017
Kỹ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn
câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Thực hành
Kỹ thuật viết Quy trình, kỹ xây dựng ma
câu hỏi thuật xây trận đề, biên
trắc nghiệm dựng ma trận soạn câu hỏi
khách quan đề trắc nghiệm
khách quan.
Phần 1
KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN TRONG MÔN TOÁN
Các dạng câu hỏi TNKQ
1. Câu hỏi đúng - sai
2. Ghép đôi
3. Điền khuyết
4. Trả lời ngắn
5. Câu hỏi nhiều lựa chọn
1. Câu hỏi dạng Đúng - Sai
Câu hỏi dạng Đúng – Sai là loại câu hỏi đòi hỏi
học sinh phải lựa chọn 1 trong 2 phương án trả
lời là đúng hoặc không đúng; có hoặc không có,
đồng ý hay không đồng ý.
Ví dụ: Điền dấu “x” vào ô thích hợp
Các khẳng định Đ S
a) Mọi tứ giác đều nội tiếp được đường tròn
x
b) Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc
đối diện bằng 1800 x
c) Tứ giác có tổng hai góc bằng 1800 thì tứ giác
đó nội tiếp x
d) Tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh
chứa hai đỉnh còn lại dưới hai góc bằng nhau thì x
tứ giác đó nội tiếp.
Yêu cầu đối với câu hỏi dạng đúng-sai
• Ngắn gọn, tránh mơ hồ, câu hỏi phải được xếp
một cách chính xác là đúng, hay sai.
• Tránh việc trích dẫn nguyên mẫu trong sách
giáo khoa.
• Tránh viết những câu mà trả lời sai chỉ phụ
thuộc vào một từ hay một câu không quan
trọng.
• Nên dùng phối hợp có câu đòi hỏi trả lời đúng
và câu đòi hỏi trả lời sai.
• Tránh sử dụng các cụm từ hạn định như “luôn
luôn”, “chưa bao giờ”, “đôi khi” vì chúng có
thể tạo ra những gợi ý cho câu trả lời.
2. Câu hỏi dạng ghép đôi
Câu hỏi dạng ghép đôi là câu hỏi thường gồm
2 cột, một cột xếp theo chữ cái, một cột xếp
theo chữ số, yêu cầu HS chọn chữ cái và số để
ghép lại.
Lưu ý khi viết câu ghép đôi
1) Hướng dẫn rõ ràng về cách thức trả lời để học sinh biết mỗi
câu trả lời có thể được dùng một lần hay nhiều lần.
Lưu ý khi viết câu ghép đôi
2) Khi viết cần sắp xếp các danh mục rõ ràng, đảm bảo 2 danh
mục phải đồng nhất, nhưng nên có số lượng ở 2 cột không
bằng nhau và nên tạo sự ghép đôi đúng một cách ngẫu
nhiên.
Lưu ý khi viết câu ghép đôi
3) Danh mục ở hai cột không nên quá nhiều,
nhiều nhất là 8 mục. Các câu nên diễn đạt
ngắn gọn và lôgic
3. Câu hỏi dạng điền khuyết
Câu hỏi dạng điền khuyết là câu hỏi phải điền giá
trị, kí hiệu hoặc cụm từ để được câu khẳng định
hoặc mệnh đề đúng.

Ví dụ: Điền vào chỗ ...... để được khẳng định đúng.


- Hình thang có ……. là hình thang cân.
- Hình ……có 1 góc vuông là hình chữ nhật.
- Hình ……..có 2 đường chéo bằng nhau là hình
vuông.
Lưu ý khi viết câu hỏi dạng điền khuyết

• Khi viết không nên để quá nhiều khoảng trống


trong 1 câu, vì sẽ làm HS khó hiểu.
• Hạn chế việc dùng nguyên mẫu những câu lấy
từ trong sách giáo khoa, vì những câu này
thường có ý nghĩa khi nằm trong ngữ cảnh cụ
thể.
• Phần điền khuyết không nên để ở đầu câu.
4. Câu hỏi có câu trả lời ngắn

Là câu trắc nghiệm đòi hỏi chỉ trả lời bằng


một câu rất ngắn.

Ví dụ: Số chia hết cho 2 là số có đặc điểm gì?


-Câu trả lời: Là số chẵn.
5. Câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn
• Câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn là câu
hỏi gồm hai phần: phần dẫn và phần lựa chọn.
- Phần dẫn là một câu lệnh, câu hỏi hoặc câu
nói chưa hoàn chỉnh (câu lửng).
- Phần lựa chọn là các phương án trả lời cho
câu hỏi hoặc ghép thêm để hoàn chỉnh câu nói
ở phần dẫn.
Lưu ý khi viết câu hỏi nhiều lựa chọn
1) Mỗi câu hỏi chỉ nên có một lựa chọn đúng, các lựa
chọn còn lại là không đúng hoặc gần đúng.
Lưu ý khi viết câu hỏi nhiều lựa chọn
2) Tránh dùng các cụm từ “tất cả những câu trên đều
đúng” hoặc “không có câu nào ở trên đúng” “một kết
quả khác”… là phương án trả lời.
Lưu ý khi viết câu hỏi nhiều lựa chọn
3) Tránh các câu hỏi có cấu trúc ngữ pháp
phức tạp, dài, đa nghĩa.
Lưu ý khi viết câu hỏi nhiều lựa chọn
4) Mỗi câu hỏi chỉ nên tập trung vào một vấn đề cụ
thể và chỉ bao quát một phạm vi rất hẹp nằm trong
một chỉ số cụ thể.
Lưu ý khi viết câu hỏi nhiều lựa chọn
5) Cần đánh giá độ khó của câu hỏi để loại bỏ
những câu hỏi quá khó hoặc quá dễ.
Các nguyên tắc viết câu dẫn

1. Sắp xếp câu dẫn hợp lý để tránh các ngôn ngữ, cách diễn
đạt mới lạ, không hợp lý nhưng cũng cố gắng để đưa được
nhiều hơn ý của chủ đề vào câu dẫn và đưa ra những
phương án lựa chọn ngắn gọn hơn.
2. Cho dù câu dẫn được viết dưới dạng một câu hỏi hay ý kiến
hoặc câu nói được hoàn thành với một chọn lựa, nên đặt
phần trống ở cuối câu dẫn hơn là ở giữa câu.
Các nguyên tắc viết câu dẫn
3) Đưa “ý chính” của câu hỏi vào câu dẫn, không nên
đưa vào các phương án lựa chọn.
Các nguyên tắc viết câu dẫn
4) Tránh các từ ngữ mang tính chất phủ định như “ngoại trừ”, “chỉ
có” , “không”. Nếu sử dụng những từ ngữ này, phải làm nổi bật chúng
bằng cách in nghiêng, in đậm hoặc gạch chân.
Cách viết phương án lựa chọn

1) Không có con số cố định cụ thể về các phương


án lựa chọn mà nên sử dụng một số lượng hợp
lý. Thường dùng 4 phương án lựa chọn.
Cách viết phương án lựa chọn

2) Các phương án lựa chọn phải có độ dài tương xứng.


Một phương án dài hơn hoặc ngắn hơn có thể thu hút sự
chú ý của học sinh vì chúng nổi bật và có thể dễ dàng
nhận thấy.
Cách viết phương án lựa chọn
3) Các phương án lựa chọn phải phù hợp với câu dẫn về mặt
ngữ pháp.
Cách viết phương án lựa chọn
4) Tránh đưa ra phương án “tất cả các phương án trên
đều đúng”
Ví dụ. Tứ giác ABCD nội tiếp
khi
 
A. ABC  ADC  180 o
B. 
ABD  
ACD
C. AB  BC  CD  DA    
D. A  B  C  D
.
Cách viết phương án lựa chọn
5) Nên đưa các từ lặp lại vào câu dẫn hơn là vào các
phương án lựa chọn.

D. Nếu 
ABC  
ADC  180o thì ABCD là hình bình
hành

D. 
ABC  
ADC  180o
Cách viết các phương án đúng/đáp án

1) Đảm bảo rằng các đáp án đúng được viết dựa vào
chủ đề/đoạn văn hoặc sự phù hợp, nhất trí về nội
dung kiểm tra.
Cách viết các phương án đúng/đáp án
2) Tránh các câu hỏi “kết nối” nghĩa là đáp án của câu
này được tìm thấy hoặc phụ thuộc vào câu khác.
PHƯƠNG ÁN NHIỄU
Phương án nhiễu được đưa ra xuất phát từ mục
tiêu của kiểm tra là tìm ra những HS đã học
bài và những HS không học bài.

HS đã học và nắm vững kiến thức sẽ chọn


được đáp án đúng và ngược lại những HS
không học bài sẽ không đưa ra được đáp án
đúng.
PHƯƠNG ÁN NHIỄU
• Là câu trả lời hợp lí nhưng không chính xác với
câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫn
• Chỉ hợp lí với những hs không có kiến thức hoặc
không đọc tài liệu đầy đủ
• Không hợp lí đối với các hs có kiến thức, chịu
khó học bài
• Chức năng chính thể hiện sự hiểu biết của hs và
sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất cho câu hỏi
hay vấn đề mà câu hỏi yêu cầu
Khi lựa chọn phương án nhiễu cần phải giải
thích tại sao đó là các phương án nhiễu.
Tất cả các phương án nhiễu phải hợp lý. Sử dụng
kiến thức về các lỗi thông thường mà học sinh hay
mắc phải để viết phương án nhiễu.
Sai lầm trong tính toán
Nhận thức sai một số khái niệm khoa học
Các tiêu chí xem xét chất lượng của câu hỏi có nhiều
lựa chọn

1. Câu hỏi có đánh giá những nội dung quan trọng của
mục tiêu chương trình giảng dạy hay không?
2. Câu hỏi có phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về
mặt trình bày, trọng tâm cần nhấn mạnh và số điểm
hay không?
3. Câu dẫn có đặt ra câu hỏi trực tiếp hay một vấn đề cụ
thể hay không?
4. Cán bộ ra đề sử dụng ngôn ngữ và hình thức trình bày
riêng để biên soạn câu hỏi hay chỉ đơn thuần trích dẫn
những lời trong sách giáo khoa?
Các tiêu chí xem xét chất lượng của câu hỏi có
nhiều lựa chọn

5. Từ ngữ và cấu trúc của câu hỏi có rõ ràng và


dễ hiểu đối với mọi học sinh hay không?
6. Mỗi phương án nhiễu có hợp lý đối với những
học sinh không có kiến thức hay không?
7. Mỗi phương án sai có được xây dựng dựa trên
các lỗi thông thường hay nhận thức sai lệch
của học sinh hay không?
Các tiêu chí xem xét chất lượng của câu hỏi có nhiều lựa
chọn

8. Đáp án đúng của câu hỏi này có độc lập với đáp án đúng
của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra hay không?
9. Tất cả các phương án đưa ra có đồng nhất và phù hợp
với nội dung của câu dẫn hay không?
10. Có hạn chế đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên
đều đúng” hoặc “Không có phương án nào đúng” hay
không?
11. Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất
hay không?
Phần 2
Quy trình, kỹ thuật xây dựng ma
trận đề và biên soạn đề kiểm tra
Các quy trình và kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra
đã nêu đầy đủ trong Công văn số 8773/BGDĐT-
GDTrH ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT về việc
Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra nên ở phần
này không trình bày lại mà chỉ nêu vắn tắt các
bước và đưa ra 01 ví dụ minh họa (đầy đủ) về
biên soạn đề kiểm tra với các câu hỏi TNKQ.
TÓM TẮT CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA
B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung,
chương...)
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương..)tương ứng với tỉ lệ %
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương
ứng
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Phần 3
Thực hành xây dựng ma trận đề,
biên soạn câu hỏi trắc nghiệm
khách quan.
LỚP PHÂN THÀNH 12 NHÓM, MỖI NHÓM XÂY DỰNG
MỘT MA TRẬN, BẢNG MÔ TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC
KỲ CỦA TỪNG KHỐI LỚP
NHÓM 1: HK I, Toán 8(NT: Thầy Vương Văn Lương – Buôn Hồ)
NHÓM 2: HK II, Toán 8(NT: Thầy Huỳnh Tấn Minh – Buôn Hồ)
NHÓM 3: HK I, Toán 9(NT: Thầy Nguyễn Văn Hùng)
NHÓM 4: HK II, Toán 9(NT: Thầy Ngô Văn Chính)
NHÓM 5: HK I, Toán 8 (NT: Thầy Nguyễn Đức Đạo)
NHÓM 6: HK II, Toán 8 (NT: Thầy Nguyễn Khắc Thống)
NHÓM 7: HK I, Toán 9 (NT: Cô Nguyễn Thị Hồng)
NHÓM 8: HK II, Toán 9 (NT: Thầy Nguyễn Đình Tuấn)
NHÓM 9: HK I, Toán 9(NT: Thầy Đoàn Văn Khiêm)
NHÓM 10: HK II, Toán 9 (NT: Cô Hồ Thị Trúc Ly)
NHÓM 11: HK II, Toán 12(NT: Cô Lê Thúc Tài)
NHÓM 12: HK II, Toán 12(NT: Thầy Nguyễn Xuân Thủy)

You might also like