You are on page 1of 28

TUẦN 1

Tiếng Việt
BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2
Tiết 1 + 2: Đọc
TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2
I. Yêu cầu cần đạt:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói
trực tiếp của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của các bạn học sinh trong ngày khai
giảng lớp 2.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến
các sự vật trong chuyện.
- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm
việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1:
1. Hoạt động Mở đầu ( 2-3’ )
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học, kết nối vào bài
HĐ1: Khởi động
- YC HS quan sát tranh SGK - Hỏi đáp nhóm 2:
? Tranh vẽ những gì? (Vẽ hình ảnh ngôi trường, cảnh học sinh nô đùa , cảnh phụ
huynh dắt con đến trường)
- Giới thiệu chủ đề em lớn lên từng ngày:
- Em đã chuẩn bị gì để đón ngày khai trường? Khi chuẩn bị Cho ngày khai giảng
em có tâm trạng gì? (đồ dùng học tập, Cùng ba mẹ mua ba lô mới. trang phục,
Cảm giác rất hồi hộp, Phấn khởi)
- GV Giới thiệu bài:
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 30-32 )
*Mục tiêu: Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng, tốc độ đọc
khoảng 50 – 55 tiếng/ phút.
HĐ2. Đọc văn bản
*Đọc mẫu và hướng dẫn chia đoạn:
- GV đọc mẫu.
+ Bài chia làm mấy đoạn?
+ Đoạn 1: Từ đầu đến sớm nhất lớp.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến cùng các bạn.
+ Đoạn 3: Còn lại.
*Hướng dẫn đọc đoạn:
- Cho HS thảo luận N4 để phát hiện:
+ Các từ khó đọc
+ Câu dài và cách ngắt hơi.
+ Nghĩa từ và từ khó hiểu
- Đại diện HS đọc từng đoạn và báo cáo theo các yêu cầu:
- HS nêu từ khó đọc, luyện đọc từ khó trong câu: loáng (một cái), rối rít, rụt rè, níu,
lớn bổng,
- HS nêu câu dài: Nhưng vừa đến cổng trường,/ tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp/ đang
ríu rít nói cười/ ở trong sân. Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu
chặt tay bố mẹ,/ thật giống tôi năm ngoái.;…
+ Ngay cạnh chúng tôi/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ/ thật giống
tôi năm ngoái.…
- HS nêu các từ khó hiểu, HS giải nghĩa :
+ loáng (một cái): rất nhanh
+ níu: nắm lấy và kéo lại
+ lớn bổng: lớn nhanh và vượt hẳn lên
+ tủm tỉm: kiểu cười không mở miệng, chỉ cử động môi một cách kín đáo
+ háo hức: vui sướng nghĩ đến và nóng lòng chờ đợi một điều hay, vui sắp tới
+ ríu rít: từ diễn tả cảnh trẻ em tụ tập cười nói rộn ràng như bầy chim;
- HD giọng đọc đoạn:
+ Đ1 đọc to rõ ràng, ngắt nghỉ hơi ở vị trí dấu phẩy, nghỉ hơi ở vị trí dấu chấm, thể
hiện lời nhân vật Nam vui vẻ.
+ Đ2,3 đọc to rõ ràng, ngắt nghỉ hơi ở vị trí dấu phẩy, nghỉ hơi ở vị trí dấu chấm
- HS đọc lần lượt từng đoạn - HS khác nhận xét theo tiêu chí ( phát âm đúng, đọc
to rõ? Ngắt nghỉ, đúng hơi? Tốc độ đọc? )
*Đọc nối đoạn:
- GV cho HS đọc N3 ( 3’) - các nhóm khác nghe và nhận xét
- GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
*Đọc cả bài: Toàn bài đọc giọng to, rõ ràng biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu
phẩy giữa các cụm từ. Giọng đọc hơi nhanh, nhập vai mình là nhân vật Nam, thể
hiện giọng vui vẻ hào hứng
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
Tiết 2:
3. Hoạt động Luyện tập ( 30-32’)
*Mục tiêu: Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai
giảng năm học lớp 2. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Tôi là học sinh
lớp 2.
HĐ2: Trả lời câu hỏi ( 10-12’)
* Đọc thầm 1+ câu hỏi 1 - N2 ( 2' )
+ Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai
giảng? 
+ Em có cảm xúc gì khi đến trường vào ngày khai giảng? 
=>Với tuổi học trò ai cũng có tâm trạng nao nao .. bỡ ngỡ xen lẫn trong lòng
* Đọc thầm 2 + câu hỏi 2 - N2 ( 2' )
+ Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao?
=>Có lẽ ai cũng mang tâm .. đều đến sớm.
* Đọc thầm 3 + câu hỏi 3 - N2 ( 2' )
+ Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2?
? Các em thấy mình có gì khác so với lúc các em vào lớp 1?
=> Các bạn nhận ra mình đã lớn trưởng thành hơn và ngày khai trường với bạn
như ngày hội lớn ..khiến bạn thêm yêu trường, yêu lớp .
+ Tìm tranh thích hợp với mỗi đoạn trong bài đọc.
+ Tranh nào thể hiện nội dung đoạn 1? đoạn 2? đoạn 3?
- NDVB: Cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn HS trong ngày khai giảng lớp 2.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HĐ3: Luyện đọc lại ( 4-5’)
- Lưu ý giọng của nhân vật trong sáng vô tư giọng trẻ con.
- Gọi HS đọc theo lời nhân vật
- HS đọc trong N3 ( 2' )
- CN thi đọc nối tiếp đoạn=>CN đọc cả bài
- Nhận xét, khen ngợi.
HĐ4: Luyện tập theo VB đọc ( 10-12’)
Bài 1/11. Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường?
a. ngạc nhiên b. háo hức c. rụt rè
- Đọc thầm xác định yêu cầu
- GV cho HS làm việc theo CN- N2 trình bày trước lớp
- GV và HS thống nhất: đáp án c
=> Rụt rè là tâm trạng của các em lớp 1 giống như cánh chim non nớt bỡ ngỡ vừa
xa vòng tay mẹ để đến với ngôi trường.
+ Theo em học sinh lớp 1 còn có những tâm trạng gì nữa? (bỡ ngỡ, háo hức.. )
Bài 2/11 ( 3-4’)
- Đọc thầm xác định yêu cầu
- Cho HS đóng vai trong N4 để nói lời chào tạm biệt, lời chào thầy cô, bạn bè.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
+ Khi nào cần nói lời chào?
+ Khi nói lời chào tạm biệt hoặc chào gặp mặt với người lớn tuổi/ bạn bè em cần
có cử chỉ, thái độ thế nào?
+ Tại sao phải nói và đáp lời chào?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu em gặp người lớn tuổi mà không chào hỏi?
=> Khi đến trường gặp gỡ thầy cô bạn bè ta cần nói lời chào hỏi với thái độ vui vẻ
niềm nở để thể hiện tình cảm yêu quý, tôn trọng, thân thiết…
3. Hoạt động Vận dụng ( 4-5’)
- Sau khi học xong bài em có cảm nghĩ hay ý kiến gì?
- Vận dụng nói lời chào tạm biệt, lời chào người thân, thầy cô, bạn bè vào thực tế
hàng ngày
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
__________________________________________
Tiếng Việt
BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2
Tiết 3: Viết
CHỮ HOA A
I. Yêu cầu cần đạt:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa A cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Ánh nắng tràn ngập sân trường.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa A.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 3-5’ )
*Mục tiêu: Tạo không khí sôi nổi trước giờ học
- Tổ chức cho HS hát và vận động bài: Em yêu trường em
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 10-12’ )
 *Mục tiêu: Biết viết chữ viết hoa A cỡ vừa và cỡ nhỏ. Viết đúng câu ứng dựng:
Ánh nắng tràn ngập sân trường.
a. Viết chữ hoa A 
- GV đưa trực quan mẫu chữ A cỡ vừa – H đọc
- H quan sát chữ mẫu - Thảo luận N2 trả lời câu hỏi :Chữ hoa B cỡ vừa gồm có
mấy nét, cao mấy dòng li, độ rộng là bao nhiêu ?
+ Dự kiến các nhóm trình bày:
+ Nêu độ cao, độ rộng chữ hoa A cỡ vừa (Độ cao: 5 li; độ rộng: 5,5 li. )
+ Chữ hoa A gồm mấy nét? (Chữ viết hoa A gồm 3 nét: nét 1 gần giống nét móc
ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải, nét 2 là nét móc
ngược phải và nét 3 là nét lượn ngang )
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A:
Nét 1: đặt bút ở đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2, viết nét móc ngược trái từ
dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dùng bút ở giao điểm của đường
kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 5.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải đến
điểm giao đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5,5 thì dừng lại.
Viết nét lượn ngang: Từ điểm kết thúc nét 2, lia bút lên đến phía trên đường kẻ
ngang 3 và viết nét lượn ngang thân chữ.
- GV thao tác mẫu trên bảng, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét - HS tô khan
- GV chỉ bảng và GT tiếp: Đây là chữ hoa A cỡ nhỏ. Về quy trình viết các nét
giống như chữ hoa A cỡ vừa nhưng về độ cao và bề rộng giảm đi một nửa.
=> GV lưu ý điểm đặt và kết thúc
- HS viết bảng con. GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
b. Viết ứng dụng:
- Câu: Ánh nắng tràn ngập sân trường. Giải thích: Vẻ đẹp của nắng trên sân
trường
- HS đọc câu ứng dụng cần viết.
+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao?
+ Nêu cách nối chữ viết hoa A với n ( Nét 1,2 chữ hoa A rê bút viết nối liền với nét
1 chữ en-nờ viết thường...xong chữ nh mới quay trở lại lia bút ...nét 3 và dấu
thanh)
+ Nhận xét khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu
(...Dấu chấm đặt ở vị trí hết câu sau chữ trường)
- GV hướng dẫn quy trình viết liền mạch câu
- Viết 1 dòng chữ hoa A cỡ vừa, 1 dòng chữ Ánh
3. Hoạt động Luyện tập (13-15’ )
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng trình bày đúng chữ mẫu, chữ viết nắn nót, ngồi viết đúng
tư thế
a. Viết vở:
- Nêu nội dung, yêu cầu tập viết.
- Cho HS xem vở mẫu - KT tư thế ngồi viết
- H viết bài vở, đổi vở kiểm tra N2
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
b. Nhận xét, đánh giá:
- Cho HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý
- Soi bài, chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’ )
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Về nhà viết lại chữ hoa B và câu ứng dụng vào vở
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
__________________________________________

Tiếng Việt
BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2
Tiết 4: Nói và nghe
NHỮNG NGÀY HÈ CỦA EM
I. Yêu cầu cần đạt được :
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ.
- Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 2-3’)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học.
- Tổ chức Nghe hát: Mùa hè của em.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài:
2. Hoạt động Luyện tập ( 30 – 32’ )
* Mục tiêu: Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các
bạn nhỏ. Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
Bài 1/ M ( 18-20’) Kể về điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè
- Đọc thầm xác định yc và nêu yêu cầu
+ Muốn kể được những điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè em dựa vào đâu? ( Tranh
và gợi ý)
- HS quan sát từng tranh và đọc thầm và nêu gợi ý
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu? ( cảnh trên bãi biển, sân bóng, làng quê)
+ Mọi người trong tranh đang làm gì?( thả diều, đá bóng…)
+ Khi nào em được tham gia những hoạt động này? ( nghỉ hè)
- Giao việc: Dựa vào nội dung bài và trải nghiệm thực tế của em trong kì nghỉ hè
em hãy suy nghĩ cá nhân sắp xếp kể lại điều em nhớ nhất trong kì nghỉ hè trao đổi
trong N4
- G lưu ý: H kể cần rõ ràng, nói câu đủ ý, đúng chủ đề, chọn kể điều nổi bật, đáng
nhớ nhất. H nghe cần chú ý lắng nghe bạn kể, nhận xét, góp ý cho bạn ( đúng chủ
đề, kể tự nhiên, kể hay, học tập bạn được gì…)
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đại diện các nhóm kể. Gv và HS nhận xét.
=> Là HS ai cũng mong được nghỉ hè, nghỉ hè chúng ta được tham gia nhiều hoạt
động vui và bổ ích và có những kỉ niệm khó quên, nhưng khi tham gia các hoạt
động cần phải đảm bảo an toàn, lành mạnh.
Bài 2/ M ( 8 - 10’)
- Đọc thầm xác định yc và nêu yêu cầu ( Cảm xúc của em khi trở lại trường sau kì
nghỉ hè.)
+ Em có cảm xúc ntn khi trở lại trường…( vui tươi, vui mừng, phấn khởi, háo hức,
mong chờ …)
- Giao việc: HS suy nghĩ cá nhân và nhớ lại tâm trạng, tình cảm, cảm xúc khi trở
lại trường sau kì nghỉ hè trao đổi trong N2
- Đại diện các nhóm trình bày - Hs chia sẻ cảm xúc của mình - GV, HS nhận xét
=>Sau khi trở lại trường sau kì nghỉ hè em rất vui, vì em được gặp thầy cô và bạn
bè…
3. Hoạt động Vận dụng (5 -7’)
- HDHS viết 2-3 câu về kì nghỉ hè: có thể viết một hoạt động em thích nhất, một
nơi em từng đến, cảm xúc, suy nghĩ của em trong kì nghỉ hè, …
- H thực hiện yc ( CN- N2) đọc bài viết.
- Về nhà hoàn thành bài tập vận dụng.
- GV nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
________________________________________
Tiếng Việt
BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
Tiết 1+2: Đọc
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
I. Yêu cầu cần đạt:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: cần phải biết quý trọng thời gian, yêu lao động; nếu để nó trôi
qua sẽ không lấy lại được.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ
vật; kĩ năng đặt câu.
- Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học, hình ảnh vở hồng, tờ lịch để
giải nghĩa
- HS: Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1:
1. Hoạt động Mở đầu ( 2-3’ )
*Mục tiêu: Ôn bài cũ
- Đọc bài: Tôi là học sinh lớp 2
? Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2
- Nhận xét
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 26-28’ )
HĐ1. Khởi động
*Mục tiêu: Tạo hứng thú trước khi vào học
- Đọc thầm và nêu yêu cầu phần khởi động / 1HS
+ Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua? N2 ( 2’)
- Đại diện nhóm 2 trình bày /2-3 HS - Theo em việc đó tốt hay chưa tốt?
- GV dẫn dắt giới thiệu bài...
HĐ2. Đọc văn bản
*Đọc mẫu và HD chia đoạn:
- GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm. Định hướng học thuộc lòng
+ Bài gồm mấy khổ thơ? Nêu cách chia khổ thơ ( 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là
một khổ thơ.)
*Hướng dẫn đọc đoạn:
- Slide - Giao việc: thảo luận CN - N4 ( 2’) để phát hiện:
+ Các từ khó đọc
+ Cách ngắt nhịp thơ
+ Nghĩa từ và từ khó hiểu nghĩa
- Đại diện HS đọc từng đoạn và báo cáo theo các yêu cầu:
- Học sinh nêu từ khó đọc, luyện đọc từ khó trong câu thơ: tờ lịch, tỏa hương, gặt
hái, ước mong.
- HS nêu từ khó, tìm hiểu nghĩa các từ:
+ ước mong: là mong muốn, ước muốn có được đạt được một cách tha thiết.
Slide - đặt câu với từ ước mong
- HD đọc khổ 1: Slide4
Em cầm tờ lịch cũ:/
- Ngày hôm qua đâu rồi?/
Ra ngoài sân/ hỏi bố/
Xoa đầu em/ bố cười.//
- HD HS ngắt nhịp 3/2 tức là mỗi dòng thơ có 5 tiếng, sau 3 tiếng đầu ngắt hơi
ngắn, đọc hết dòng thơ thì nghỉ hơi, ở vị trí ngắt hơi đánh dấu bằng /, vị trí nghỉ hơi
- Lưu ý nhấn và lên giọng vào từ ngữ cuối câu hỏi
- K1 đọc to rõ ràng, Ngắt nhịp thơ 3/2, 2/3 ngắt hơi ngắn và nghỉ hơi sau mỗi dòng
thơ, nghỉ hơi lâu sau khổ thơ. Đọc đúng lời thoại của cậu bé khi hỏi bố. 2-3 HS đọc
- K2,3,4 tương tự ngắt nhịp 3/ 2, 2/3 như khổ 1. Đọc đúng lời đáp giải thích của bố
- HS đọc lần lượt khổ 2, 3, 4. Học sinh khác nhận xét theo tiêu chí ( phát âm đúng,
đọc to rõ? Ngắt nghỉ, đúng hơi? Tốc độ đọc? )
- GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
*Luyện đọc nối đoạn:
- HS đọc nhóm 4 ( 2’)
- Cho 2-3 nhóm 4 đọc. Nhóm khác nhận xét.
- GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
*Luyện đọc cả bài: Toàn bài giọng đọc to, rõ ràng đọc nhịp 3/2, 2/3 phát âm đúng
các tiếng từ khó. ...
Tiết 2:
3. Hoạt động Luyện tập ( 30-32’ )
*Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi của bài. Hiểu nội dung bài: cần phải biết quý
trọng thời gian, yêu lao động; nếu để nó trôi qua sẽ không lấy lại được.
HĐ3: Trả lời câu hỏi (16-17’)
* Đọc thầm K1 + câu hỏi 1:
+ Bạn nhỏ đã hỏi bố điều gì? ( ngày hôm qua đâu rồi?)
=> Câu hỏi bạn thật ngây thơ, ngộ nghĩnh. Để biết câu trả lời của bố các em hãy
tìm hiểu sang khổ thơ tiếp theo.
* Đọc thầm khổ 2,3,4 + câu hỏi 2, 3:
+ N2: Theo lời bố ngày hôm qua ở lại những đâu? ( hạt lúa mẹ trồng, trên cành hoa
nụ hồng trong vở hồng của em)
+Vì sao lại nói “Ngày hôm qua ở lại trên cành hoa, trong hạt lúa, trong vở hồng?”
( Nếu một ngày ta không làm được việc gì, không học được việc gì thì ngày ấy mất
đi, không để lại gì. Nhưng nếu ta làm việc, học hành có kết quả thì kết quả ấy
chính là dấu vết làm việc của ngày hôm đó)
+ Trong khổ thơ cuối, bố đã dặn bạn nhỏ làm gì để “ngày qua vẫn còn”?
+ Em hiểu vở hồng ở đây là gì? ( ảnh minh họa )
=> Không phải là quyển vở màu hồng, mà là quyển vở ghi nhiều lời nhận xét ,
nhiều thành tích tốt. Slide
+ Bài thơ đã giúp em nhận ra điều gì về thời gian? ( Giá trị thời gian, thời gian sẽ ở
lại nếu ta biết tận dụng thời gian làm việc tốt.)
=>Theo lời bố thời gian đọng lại ở kết quả học tập và lao động và khuyên bạn học
hành chăm chỉ để có kết quả tốt, không lãng phí thời gian
+ Hàng ngày em đã tận dụng thời gian làm việc gì? ( Em học và vui chơi, làm việc
giúp gia đình…..)
- GV giáo dục, nhận xét, tuyên dương HS.
+ Câu chuyện nhắn nhủ em điều gì? 2-3HS nêu
- NDVB: Qua trò chuyện giữa bố và con, bằng ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên mà
sâu lắng, tác giả muốn gửi tới bạn đọc thông điệp hãy biết quý trọng thời gian và
hãy luôn làm tốt các công việc của ngày hôm nay, hôm qua và ngày mai. Thời gian
đã trôi đi thì không trở lại. Nhưng muốn thời gian ở lại, mọi người, mọi vật đều
phải
HĐ4: Luyện học thuộc lòng
- GV đọc mẫu chú ý giọng đọc tình cảm, lưu luyến thể hiện sự tiếc nuối. nhập vai
mình là bạn nhỏ và bố thể hiện giọng vui vẻ hào hứng khi đọc. Lên giọng đọc từ
cuối câu hỏi, nhấn các từ: xoa đầu, trên cành hoa, ngày hôm qua thể hiện hành
động âu yếm. của bố....
- HS đọc - Trong bài thơ em thích khổ thơ nào? Hãy đọc khổ thơ em thích?
- Tổ chức cho H đọc thầm thuộc 2 khổ thơ mình thích - Đọc nhóm 2
- H đọc trước lớp 2 khổ mình thích - HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HĐ5: Luyện tập theo VB đọc
Bài 1/14. Tìm từ ngữ chỉ người, chỉ vật. ( 6 -8’ )
- Đọc thầm xác định yêu cầu. Phân tích yêu cầu. Slide
- HS đọc mẫu: mẹ, cánh đồng
=> Mẹ là từ chỉ người. Cánh đồng là từ chỉ vật.
- Cho HS làm việc CN - N2 - trình bày trước lớp
- GV chốt đáp án: + Từ ngữ chỉ người: mẹ, bạn nhỏ, con.
+ Từ ngữ chỉ vật: tờ lịch, lúa, sách vở, bông hồng.
=> Từ chỉ người là các từ chỉ tên gọi của con người, các bộ phận trên cơ thể con
người. Từ chỉ vật là các từ chỉ tên gọi của con vật, đồ vật, cây cối, thời tiết và thiên
nhiên, các bộ phận của con vật, đồ vật, cây cối...Cần phân biệt để gọi tên đúng.
+ Nêu lại từ chỉ người là gì? Từ chỉ vật là gì?
+ Kể thêm các từ chỉ người, chỉ vật mà em biết.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
Bài 2/14. Đặt 2 câu với từ vừa tìm được ( V 5-7’ )
- Đọc thầm xác định yêu cầu. Phân tích yêu cầu. Slide
- HS đọc mẫu: Cánh đồng rộng mênh mông.
+ Em đặt câu với từ nào ở bài tập 1? Từ Cánh đồng được đứng ở vị trí nào trong
câu?
- HDHS đặt câu với từ vừa tìm được ở BT1 - Làm vở N2 ( 2' )
- Soi bài - Chữa bài. HS đại diện nêu. NX đa chiều
+ Trong câu em vừa đặt từ nào chỉ người, từ nào chỉ vật?
+ Khi viết câu cần lưu ý gì?
=> Khi đặt câu chú ý câu diễn đạt ý trọn vẹn ta phải hiểu được câu đó nói đến SV
nào, SV đó có đặc điểm HĐ gì
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’ )
- Hôm nay em học bài gì?
- Em thích hoạt động nào trong bài? Vì sao?
- Về nhà đọc thuộc lòng bài thơ, và làm những công việc vừa sức với mình để mỗi
ngày trôi qua đều vui và có ý nghĩa.
- GV nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
________________________________________
Tiếng Việt
BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
Tiết 3: Viết
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
I. Yêu cầu cần đạt:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 3 ’ )
*Mục tiêu: Tạo hứng thú trước khi vào học
- G cho HS vận động tại chỗ hoặc hát bài: Cờ hòa bình cho bé
- GV dẫn dắt giới thiệu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 30-32’ )
*Mục tiêu: Nghe- viết đúng 2 khổ thơ cuối của bài: Ngày hôm qua đâu rồi?

a. Hướng dẫn chính tả:

- GV đọc cho HS nghe 2 khổ thơ cuối - HS theo dõi SGK và đọc thầm theo
+ Bố đã dặn bạn nhỏ làm gì để ngày hôm qua vẫn còn? ( Học hành chăm chỉ)
+ Gao việc: CN - N2 ( 2' ) Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
- HS trình bày trước lớp. VD từ dễ viết sai: hạt lúa, màu, chăm chỉ
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến
- G nhận xét, đưa từ khó lên bảng: hạt lúa, màu, chăm chỉ
- HS đọc, phân tích từ khó và nêu chỗ khó( dễ lẫn khi viết)
- VD: Tiếng lúa = l+ ua+ thanh sắc trên đầu âm u , lưu ý âm đầu l viết bằng con
chữ e- lờ. Tiếng màu lưu ý viết đúng vần au, không viết âu…
- G nhận xét, lưu ý thêm
- G gọi HS đọc lại từ khó trên bảng lớp
- G xoá bảng từ khó, đọc cho HS viết bảng con: hạt lúa, màu, chăm chỉ
- G nhận xét bảng con

b. Viết chính tả (13-15')

- GV KT tư thế ngồi , lưu ý cách trình bày một bài thơ mỗi dòng thơ có 5 chữ

- GV đọc cho HS viết bài, quan sát giúp đỡ em viết chậm

c. Nhận xét, chữa bài (3 -5')

- GV đọc soát lỗi

- HS soát lỗi CN sau đó đổi vở cho bạn để KT nhóm 2

- HS chữa lỗi

- GV soi vở nhận xét, tuyên dương bài viết đẹp để HS học tập
3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 5- 7’)

*Mục tiêu: Học thuộc các chữ cái còn lại thứ tự từ 1-9

- Bài 1/ 14: VBT( 2- 3’)

- HS đọc thầm yêu cầu, nêu yêu cầu

- HS làm bài vào VBT CN, sau đó đổi vở KT nhóm 2

- HS nêu bài làm trước lớp, nhận xét bài của bạn

- G chốt bài đúng bằng GAĐT (lưu ý phân biết tên chữ cái với tên âm)

- HS đọc thuộc tên 9 chữ cái trong bảng: a, b, c.....

- G nhận xét, tuyên dương, chốt ND bài

- Bài 2/ 14: Làm Vở ( 3- 4’)

- HS đọc thầm yêu cầu, nêu yêu cầu

- HS làm bài vào vở CN, sau đó đổi vở KT nhóm 2

- G quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng trong quá trình làm bài

- G soi vở chữa bài trước lớp - Nhận xét


- G gọi 1HS đọc lại thứ tự các chữ cái đã xếp theo thứ tự trong bảng và đưa lên

GAĐT. Thứ tự các chữ cái là: a, b, c, d, đ, ê

- G chốt ND bài

4. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’ )


- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- Về nhà tiếp tục ôn thuộc bảng chữ cái Thứ tự từ 1-19 và đọc cho người thân nghe

- VN viết lại chữ sai

- Nhận xét giờ học


IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
______________________
Tiếng Việt
BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
Tiết 4: Luyện tập
TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HOẠT ĐỘNG. CÂU GIỚI THIỆU
I. Yêu cầu cần đạt:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Tìm được từ ngữ chỉ sự vật, chỉ hoạt động.
- Đặt được câu giới thiệu theo mẫu.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- NL: Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực tự chủ , tự học, GQVĐ, giao tiếp và
hợp tác nhóm
- PC: GD HS biết yêu lao động, tôn trọng nghề nghiệp. Yêu quý người thân và
nghề nghiệp người thân trong gia đình
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu; giáo án điện tử, UDCN số
2. Học sinh: SGK TV, vở BTTV, nháp
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 4-5’)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học, kết nối với bài học
- GV tổ chức cho HS hát theo bài hát: Em yêu trường em
+ Trước khi hát GV định hướng: Lời bài hát nhắc đến những ai? những đồ dùng
học tập nào? ( cô giáo, bạn thân, bàn ghế, sách vở)
- GV dẫn dắt vào bài:
- GV ghi tên bài, HS ghi vở tên bài
2. Hoạt động Luyện tập ( 26 - 28’ )
*Mục tiêu: Mở rộng vốn từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động. Nhận diện được câu giới
thiệu. Đặt 1 câu giới thiệu theo mẫu
Bài 1/nháp ( 8-10’)
- HS đọc thầm và xác định và nêu yêu cầu bài
- GV chốt yêu cầu trọng tâm
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và xác định số tranh trong bài và GT từ mỗi bức
tranh này ta sẽ tìm được các từ ngữ tương ứng.

*GV hướng dẫn HS khai thác từ ở bức tranh 1- mẫu:

- GV cho HS nêu yêu cầu a, b và mẫu.

+ Từ học sinh, cặp sách, đi học ứng với tranh nào?

+ cặp sách là đồ vật của ai? đi học là từ chỉ hoạt động của ai?

- GV chốt 3 từ tìm được ở tranh 1: học sinh, cặp sách. đi học


=> Nhận xét: Nhìn tranh 1, các em đã tìm được các từ ngữ chỉ người, chỉ vật, chỉ
hoạt động của bạn HS
- GV giao nhiệm vụ : Tương tự tranh 1, hãy suy nghĩ cá nhân, tìm từ thích hợp cho
các tranh còn lại và ghi các từ tìm được vào nháp. Sau đó thảo luận, thống nhất ý
kiến N4 ( 4’)

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận theo từng tranh. GV nhận xét bổ
sung nếu thiếu
- GV yêu cầu HS nêu từ tìm được ở Tranh 2. HS nêu -
+ Tranh 3 HS nêu tìm được ( Tranh 3 có từ cô giáo, có từ bảng, có từ cuốn sách,
có từ viên phấn )
- GV khai thác thêm tranh 3: cô giáo có hoạt động gì? ( giảng bài )
- Tương tự các tranh 4, 5, 6, 7, 8 HS tiếp tục nêu từ tìm được nếu học sinh không
trả lời được GV nhận xét bổ sung bằng cách đặt câu hỏi gợi ý
- GV yêu cầu HS nêu lại các từ ở 8 tranh . HS nhìn tranh nêu từ

+ GV đặt câu hỏi cho HS hệ thống lại nhóm từ chỉ người, chỉ vật, HS đọc lại các từ
phần a

- KT phần a: Tên gọi cho người là từ chỉ người. Tên gọi cho vật là từ chỉ vật. từ chỉ
người và chỉ vật gọi là từ chỉ sự vật.

- HS tìm và nêu thêm những từ chỉ sự vật khác


+ Tương tự học sinh đọc lại các từ chỉ hoạt động ở phần b
- KT phần b: Tên gọi các từ chỉ hoạt động của người và của vật Gọi chung là từ
chỉ hoạt động
- HS tìm thêm những chỉ hoạt động khác mà em biết
- GV nhận xét khen ngợi học sinh
=>Qua BT1 các em đã nắm được các từ chỉ sự vật, các từ chỉ hoạt động và cần
ghi nhớ vận dụng kiến thức đó để làm bài tập 2.
Bài 2/ VBT ( 8-10’) UDCN số
- HS đọc thầm và xác định và nêu yêu cầu bài
- GV chốt yêu cầu trọng tâm
- 1 HS đọc các từ ngữ ở cột A, 1 HS đọc các từ ngữ cột B.
- GV yêu cầu HS hãy suy nghĩ CN, làm vào VBT nối các từ ngữ ở cột A với các từ
ngữ ở cột B để tạo thành câu giới thiệu phù hợp. Sau đó, trao đổi thống nhất trong
N2 ( 2' )
+ GV UDCN số mời HS lên bảng dùng chuột nối kết hợp các từ.
+ GV dự kiến tình huống: Nếu có HS nối sai:
+ Vì sao câu bạn nối em cho là chưa đúng? ( Vì câu đó không phù hợp... tùy vào
từng câu sai, GV chữa cụ thể hơn và cho HS nối lại )
- 1 HS đọc lại 3 câu hoàn chỉnh
- GV đưa ba câu lên màn hình và chữa:
+ Câu 1 giới thiệu về ai? (bạn Hà )
+ Vậy trong câu đã giới thiệu điều gì về bạn Hà? (trong câu đã giới thiệu Bạn Hà
là học sinh lớp 2A)
+ 1 HS đọc câu Bố em là bác sĩ và hỏi Là bác sĩ nhằm giới thiệu nghề nghiệp của
ai? ( Của bố em )
- GV Liên hệ: nghề bác sĩ là nghề cao quý, nghề cứu người bệnh. .từ đó GD liên
hệ gắn với tình hình dịch bệnh Covid hiện nay

- Tương tự câu 3 còn lại.

=> Ba câu này thuộc kiểu câu giới thiệu. Trong câu giới thiệu, các từ ngữ đứng ở
đầu câu là từ chỉ sự vật. Các từ ngữ đứng cuối câu cũng là từ ngữ chỉ sự vật nhằm
mang nội dung giới thiệu cho sự vật nói đến ở đầu câu và thường được nối với
nhau bởi từ “ là ” .
- Nhận xét, tuyên dương
Bài 3/ V( 8-10’)
- GV Yêu cầu học sinh đọc thầm và xác định và nêu yêu cầu bài
- GV chốt yêu cầu trọng tâm của
- Trước khi viết vở GV lưu ý cả lớp: Bạn nào nhanh có thể đặt thêm một câu nữa
câu giới thiệu về bản thân, người thân, đồ vật...
- HS làm bài vào vở - Làm xong thì đổi vở kiểm tra nhau
- GV soi bài và cho 1 HS chia sẻ với cả lớp.
*Dự kiến phần chia sẻ:
+ Câu bạn vừa đặt thuộc kiểu câu gì? VS bạn cho đó là câu giới thiệu?
+ Câu bạn nêu giới thiệu về điều gì?
+ Khi viết câu bạn cần lưu ý gì?
- GV nhận xét, khen ngợi phần chia sẻ của các em
=> Đã vận dụng được kiến thức bài 1, 2 để viết được câu giới thiệu. Các em biết
giới thiệu về bản thân, người thân rõ ràng
4. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’ )
- GV đặt câu hỏi củng cố
- GV dặn dò về nhà: Em hãy Đặt câu giới thiệu về các thành viên trong gia đình,
về đồ dùng trong gia đình mình cho người thân nghe
- GV nhận xét giờ học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tiếng Việt
BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
Tiết 5: Luyện viết đoạn
VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU BẢN THÂN
. Yêu cầu cần đạt:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Biết tự giới thiệu về bản thân, nghe và nhận xét lời giới thiệu của bạn.
- Biết viết văn bản tự thuật về bản thân theo yêu cầu.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- NL: Thông qua việc rèn cho HS kĩ năng quan sát, kĩ năng nói và nghe phát triển
cho HS năng lực trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.
- PC: GD HS biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày, yêu quý bản thân
và biết quan tâm, tôn trọng người khác và luôn biết ước mơ và lạc quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, các slide tranh ảnh bài học.
- HS: Sách giáo khoa; Vở Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 3-4’)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học, kết nối nội dung liên quan bài
học
- HS hát và vận động theo lời bài hát: Chào người bạn mới đến.
- GV dẫn dắt vào bài:
- GV ghi bảng tên bài, HS ghi vở tên bài
2. Hoạt động Luyện tập ( 26-28’)
*Mục tiêu: Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về hoạt động giao tiếp
của hai bạn nhỏ. Trả lời được các câu hỏi theo yêu cầu. Biết viết văn bản tự thuật
về bản thân theo yêu cầu.
Bài 1/M (10-12’)
- HS đọc thầm, xác định và nêu yêu cầu (quan sát tranh , trả lời câu hỏi)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm lời nhân vật.
*Câu hỏi gợi mở:
+ Hai bạn nhỏ trong tranh tên là gì? (Bình và Khang)
+ Vì sao em biết các bạn nhỏ tên là Bình và Khang? ( Em dựa vào lời tự giới thiệu
của các bạn.)
- 1 HS đọc lời của Bình - 1 HS đọc lời của Khang
- Giao việc: Bình và Khang gặp nhau và chào nhau ở đâu, Khang đã giới thiệu về
mình những gì? Dựa vào tranh và lời của các nhân vật em hãy suy nghĩ CN trả lời
câu hỏi. Sau đó nói cho nhau nghe câu trả lời của mình trong N2 ( 2' )
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến.
*Dự kiến ND các nhóm trình bày:
a) Bình và Khang gặp nhau và chào nhau ở đâu? ( sân bóng/sân vận động 2HS )
VS em biết? ( vì tranh vẽ bãi cỏ xanh, có khung thành )
- Mờ rộng: Trình bày câu a bằng 2, 3 câu ( Vào buổi sáng đẹp trời, trên bãi cỏ xanh
mượt. Bình và Khang gặp nhau)
b) Bạn Khang đã giới thiệu gì về mình? VS phải 2 bạn phải giới thiệu chi tiết như
thế? ( về tên, lớp học và sở thích của mình, vì lần đầu gặp nhau 2HS)
- HS trả lời gộp cả 2 câu a, b
+ Khi gặp một người bạn mới các em cần giới thiệu những gì về mình? ( Giới thiệu
tên, tuổi, lớp, trường hoặc địa chỉ nhà, tính tình, sở thích của mình…)
- GV lưu ý: Nhớ là trước khi giới thiệu chúng mình cần gửi tới người bạn mới một
lời chào nhé.
+ Khi chào và đáp lại lời chào giới thiệu em cần lưu ý gì? ( Nội dung giới thiệu cần
ngắn gọn; Thái độ chân thành; Người nghe thì ghi nhớ thông tin gt..)
=> Khi giới thiệu về mình cần lưu ý: Nội dung giới thiệu cần ngắn gọn, rõ ràng,
thái độ chân thành, thân thiện, lời nói nhẹ nhàng, lịch sự lắng nghe, ghi nhớ thông
tin gt..)
*Liên hệ:
- GV tự giới thiệu về mình với HS cả lớp
- Tương tự, mời 1 nhóm ( 2 bạn ) lên giới thiệu về mình
- HS nhận xét nhanh - GV khen nhóm đã GT.
=> Chuyển ý: Giới thiệu trực tiếp, qua điện thoại, gt qua tin nhắn, qua bài
viết...BT2
Bài 2/ V ( 14-16’)
- HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý của bài, nêu yêu cầu ( Viết 2,3 câu tự giới thiệu về
mình)
+ Để thực hiện được bài 2 em dựa vào đâu? ( Dựa vào gợi ý)
- 1 HS đọc to gợi ý
- Em định giới thiệu về mình những gì? N2 ( 2' )
* Giao việc: Dựa vào gợi ý và lời giới thiệu của các bạn, em hãy suy nghĩ viết 2
đến 3 câu tự giới thiệu về mình.
*Lưu ý: liên kết các câu thành một đoạn văn có từ 2-3 câu. Chúng ta có thể giới
thiệu thêm tuổi và địa chỉ nhà, tính tình … Các câu phải đủ ý, rõ ràng, viết đúng
chính tả, trình bày sạch đẹp
- 1 HS đọc to lưu ý khi viết
- HS viết vở - đọc bài N2 - góp ý nhận xét
- Soi bài chữa - HS đọc bài viết - GV và các bạn nhận xét , bổ sung ( Nhận xét về
nội dung, câu văn, cách trình bày…phát hiện được điều gì cần học tập trong bài
của bạn…)
- Cho 1-2 HS tự giới thiệu trước lớp
+ Bạn giới thiệu tự nhiên, rõ ràng chưa?
+ Qua lời giới thiệu em biết thêm gì về bạn? bạn có sở thích gì? ..)
=> Khi viết đoạn văn giới thiệu về mình em cần lưu ý gì? ( viết đảm bảo yêu cầu,
câu văn đủ ý, viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.. )
=> Qua bài học hôm nay cô mong rằng khi muốn làm quen, kết bạn với một người
mới con lưu ý chào hỏi và giới thiệu về mình để thể hiện mình là người lịch sự, có
hiểu biết...
3. Hoạt động Vận dụng (2-3’)
- Giờ học đã giúp em nắm được kiến thức gì?
-Về nhà các em tập tự giới thiệu về mình với các bạn xung quanh mình.
- GV nhận xét giờ học.
- Hát bài : Lời chào của em.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tiếng Việt
BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
Tiết 6 : ĐỌC MỞ RỘNG
I. Yêu cầu cần đạt:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Tự tìm đọc được một bài thơ, câu chuyện yêu thích theo chủ đề thiếu nhi.
- Đọc một số câu thơ hay cho các bạn nghe
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- NL: Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển ngôn ngữ, mở
rộng hiểu biết
- PC: Bồi dưỡng thói quen ham đọc sách, học tập và làm theo những tấm gương
trong sách, truyện để trở thành những thiếu nhi ngoan.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách,
truyện phục vụ cho đọc mở rộng
2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 5 - 7’)
*Mục tiêu: Hát tạo không khí sôi nổi
- HS hát tập thể
- GV giới thiệu bài, GV ghi tên bài, HS ghi vở tên bài
2. Hoạt động Đọc mở rộng ( 22-26’ )
*Mục tiêu: Tìm đọc và chia sẻ với bạn tên bài thơ, câu chuyện và tác giả của tên
bài thơ, câu chuyện, hiểu phần nào ý nghĩa câu chuyện. Đọc một số câu thơ hay
cho các bạn nghe
Bài 1. Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về thiếu nhi. Nói với các bạn
tên bài thơ, câu chuyện và tên tác giả ( 12 - 14’ )
- HS đọc, xác định yêu cầu . Nêu các yêu cầu:
+ Tìm đọc một bài thơ hoặc câu chuyện viết về thiếu nhi
+ Nói với các bạn tên bài thơ, câu chuyện và tên tác giả
? Em hiểu thế nào là tác giả một bài thơ, một câu chuyện ? ( Tác giả  là người
sáng tác bài thơ, viết câu chuyện)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- YC 2 HS cùng bàn kiểm tra sự chuẩn bị của nhau
- Đại diện 2-3 em báo cáo. GV nhận xét sự chuẩn bị của HS
- HS mở sách, truyện đã chuẩn bị hoặc nhận từ GV cho mượn
* Trước khi đọc GV lưu ý HS:
+ Nêu tên bài thơ, tên câu chuyện và tên tác giả
+ Bài thơ, câu chuyện đó nói lên điều gì?
+ Em thích chi tiết nào trong bài thơ, trong câu chuyện? Vì sao?
+ Xác định câu thơ, đoạn truyện hay trong bài?
- HS đọc cá nhân, đọc trong N4. Thời gian 6-8 phút
- Đại diện nhóm 4 báo cáo, nhận xét: HS nêu tên bài thơ, tên câu chuyện và tên tác
giả trước lớp
+ Tên câu chuyện hoặc tên bài thơ, giúp em biết được điều gì? ( tên nhân vật chính
của câu chuyện và của bài thơ, ý nghĩa của câu chuyện, bài thơ)
=>Ngoài việc nắm bắt được nội dung câu chuyện, đoạn thơ...các em cần đọc và
ghi nhớ tên câu chuyện, tên tác giả vì những thông tin này còn rất tiện lợi khi các
em đi mua sách và tìm sách trong thư viện 50K
- GV nhận xét, khen ngợi cá nhân, ý thức làm việc nhóm
Bài 2. Đọc một số câu thơ hay cho các bạn nghe (10 -12’ )
- HS đọc thầm và xác định yêu cầu,
- Định hướng HS khi đọc, khi nghe bạn đọc ( Người nghe: Em thích câu thơ nào
của bạn? Em hiểu được điều gì sau khi nghe?)
- HS đọc cá nhân câu thơ hay, sau đó đọc trong N4 ( 5’) cho bạn nghe.
- Đại diện nhóm đọc và chia sẻ trước lớp ( 2-3 em)
*Dự kiến câu hỏi:
+ Trong câu thơ bạn vừa đọc, em thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Câu thơ bạn vừa đọc nói về điều gì? Câu thơ đó nằm trong bài thơ nào? Tác giả
là ai?
+ Tất cả bài thơ hoặc câu chuyện em đọc và nghe bạn đọc ở bài tập 1,2 thuộc chủ
đề nào? ( chủ đề thiếu nhi )
=> Qua các câu chuyện, bài thơ các em nắm được ý nghĩa câu chuyện, biết được
nhiều gương người tốt, việc tốt. Các em có thể trao đổi cho nhau câu chuyện, bài
thơ mình đã đọc hoặc tặng lại thư viện 50K để các bạn trong lớp có cơ hội được
đọc. Đó là việc làm vô cùng ý nghĩa.
3. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’)
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- VN đọc lại câu chuyện, bài thơ cho người thân nghe
- Tự tìm hoặc nhờ người thân tìm đọc các bài viết về hoạt động của thiếu nhi trên
mạng, sách báo...ở SGK lớp 1, 3, 4, 5 bộ cũ
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

You might also like