You are on page 1of 25

TUẦN 13

Thứ hai, ngày tháng năm 2021


Tiếng Việt
ĐỌC BÀI 23: RỒNG RẮN LÊN MÂY
I. Yêu cầu cần đạt:
* Kiến thức, kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng Rồng rắn lên mây,
tốc độ đọc khoảng 50 – 55 tiếng/ phút.
- Hiểu cách chơi trò chơi Rồng rắn lên mây.
*Phát triển phẩm chất và năng lực chung:
- Có tinh thần hợp tác; khả năng làm việc nhóm.
- Ý thức tập thể trách nhiệm cao (thông qua trò chơi Rồng rắn lên mây).
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1:
1. Hoạt động Mở đầu:
*Mục tiêu: Ôn bài cũ, tạo không khí vui để kết nối với bào học
- Đọc bài: Tớ là Lê -gô
? Trò chơi Lê-gô đem lại lợi ích gì?
- Nhận xét
HĐ1: Khởi động (4-5’)
- Học sinh quan sát video: Trò chơi Rồng rắn lên mây.
+ N2 ( 2’) Em biết gì về trò chơi Rồng rắn lên mây?
+ Em chơi trò chơi này vào lúc nào? Em có thích chơi trò chơi này không?
- Đại diện một số nhóm chia sẻ trước
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 28-30’ )
*Mục tiêu: Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng Rồng rắn
lên mây, tốc độ đọc khoảng 50 – 55 tiếng/ phút.
HĐ2: Đọc văn bản ( 20-25’)
*Đọc mẫu và hướng dẫn chia đoạn:
- GV đọc mẫu: giọng nhanh, thể hiện sự phấn khích.
+ Bài chia làm mấy đoạn?
+ Đoạn 1: Từ đầu đến rồng rắn.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến bắt khúc đuôi..
+ Đoạn 3: Còn lại.
*Hướng dẫn đọc đoạn:
- Đưa màn hình HS thảo luận N4 ( 3’) để phát hiện:
+ Các từ khó đọc
+ Câu dài và cách ngắt hơi.
+ Nghĩa từ khó
- GV quan sát, trợ giúp
- H báo cáo kết quả thảo luận theo từng YC trong từng đoạn
- GV chốt và đưa từ cần luyện đọc, cách ngắt hơi câu dài, nghĩa từ
- H đọc từ khó, đọc câu cần ngắt, nêu nghĩa từ.
+ Từ khó đọc (vòng vèo, núc nắc, …)
+ Câu dài: Nếu thầy nói “có”/ thì rồng rắn/ hỏi xin/ thuốc cho con/ cho thầy/
bắt khúc đuôi.
- Từ cần hiểu nghĩa ( vòng vèo, núc nắc, cản )
+ vòng vèo: vòng qua vòng lại theo nhiều hướng khác nhau. HS đặt câu
+ khúc đầu (khúc đuôi): đoạn dầu (hoặc đoạn đuôi).
+ núc nác: Là loại cây dùng làm thuốc chữa bệnh
+ cản: ngăn lại , giữ lại.
- HD giọng đọc đoạn:
+ Đ1, 2, 3 phát âm đúng từ tiếng khó, giọng thong thả, vui tươi, ngắt đúng
nhịp thơ. Lên giọng ở câu hỏi. Giọng dứt khoát lời của thầy thuốc không - có.
- HS đọc lần lượt từng đoạn - Học sinh khác nhận xét theo tiêu chí ( to rõ ràng
trôi chảy. Phát âm , Ngắt nghỉ , Câu dài, lời thoại nhân, tốc độ)
- GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
*Đọc nối đoạn:
- GV cho HS đọc N3 ( 3’) - các nhóm đọc và nhận xét
- GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
*Đọc cả bài: Toàn bài thể hiện giọng to, rõ ràng, dứt khoát, biết nghỉ hơi sau
các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
- Cho 1- 2 HS đọc. Nhận xét.
Tiết 2:
3. Hoạt động Luyện tập ( 30-32’ )
*Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi. Hiểu cách chơi trò chơi Rồng rắn lên
mây.
HĐ3: Trả lời câu hỏi
* Đoạn 1: Đọc thầm
+ Những người chơi làm thành rồng rắn bằng cách nào? QST (Năm, sáu bạn
túm áo nhau làm rồng rắn.)
=> rồng rắn lên mây là một trò chơi dân gian thú vị mà trẻ em ngày xưa rất
thích tham gia.
* Đoạn 2: Đọc thầm
+ Rồng rắn đến gặp thầy thuốc để làm gì? ( Rồng rắn đến gặp thầy thuốc để
xin thuốc cho con.)
+ Nếu thầy nói có, nếu thầy nói không thì điều gì xảy ra? (Nếu thầy nói có
thì ... cho thầy bắt khúc đuôi. Nếu thầy nói không .. đi tiếp.)
=> Đó là cách chơi trò rồng rắn lên mây
- HS đọc câu hỏi 3, 4 - N2 ( 2' )
+ Chuyện gì xảy ra nếu khúc đuôi bị thầy bắt?
+ Nếu bạn khúc giữa bị đứt thì bạn đó phải làm gì?
- 2-3 HS trả lời - GV và HS thống nhất câu trả lời (Nếu khúc đuôi bị .. đổi vai
làm thầy thuốc. Nếu bạn khúc giữa .. phải làm đuôi).
- GV giới thiệu thêm một vài luật chơi: Người ta có thể có vài luật chơi trò
chơi rồng rắn lên mây khác nhau. Nếu bạn khúc giữa bị đứt, bạn đó: phải làm
khúc đuối, hoặc phải làm khúc đầu, hoặc phải nghỉ chơi để người khác vào
thay,...
+ Em thích luật chơi nào nhất, vì sao?
+ Ai là tác giả bài viết? Tác giả nhắn nhủ em điều gì qua bài đọc?
=> Các em thấy đây là trò chơi tập thể, mỗi người đều có một vai trò, nhiệm
vụ riêng. Trò chơi sẽ thành công nếu ai cũng làm tốt nhiệm vụ của mình. Như
vậy, khi chơi hay làm việc trong một tập thể, chúng ta phải ý thức về trách
nhiệm cá nhân.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HĐ4: Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu: HD giọng đọc nhẹ nhàng, phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải
- HS đọc trong nhóm. Thi đọc nối tiếp đoạn
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
HĐ5: Luyện tập theo VB đọc.
Bài 1: Nói tiếp để hoàn thành câu ( Nháp 5-7’)
- HS đọc và nêu YC - Phân tích yêu cầu.
- Giới thiệu không khí của trò chơi
- GV hướng dẫn HS làm việc N2 ( 2’) xem lại đoạn 2 và đoạn 3 để tìm câu
trả lời, viết câu trả lời ra giấy nháp.
- GV yêu cầu 2 - 3 nhóm trình bày kết quả.
- GV và HS thống nhất đáp án: Nếu thề nói không thì rồng rắn đi tiếp. ...đổi
vai làm đuôi.
+ Các câu ở bài 1 giúp em hiểu điều gì? ( luật chơi trò rồng rắn lên mây )
=> mỗi trò chơi đều có những cách chơi luật chơi riêng. Người chơi cần tuân
thủ . Khi tham gia chơi chú ý đảm bảo an toàn.
Bài 2: Đặt 1 câu nói về trò chơi mà em thích ( V 5-7’ )
- HS đọc và nêu YC - Phân tích yêu cầu.
- HS đọc mẫu: Rồng rắn lên mây là trò chơi vui nhộn.
- N2 ( 2' ) sau đó HS viết câu về điều em thích trong trò chơi mình đã tham
gia.
- Soi bài chữa. HS nêu câu – Nhận xét.
- GV khuyến khích HS chia sẻ nhiều suy nghĩ của các em. các em có thể đặt
một câu bất kì về một trò chơi em thích.
+ Khi viết câu em cần lưu ý gì?/ đầu câu viết hoa, kết thúc câu ghi dấu chấm
=> Câu diễn đạt một ý trọn vẹn. Đầu câu viết hoa cuối câu ghi dấu chấm
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’ )
- Hôm nay em học bài gì?
- Tìm hiểu thêm một số trò chơi khác và rủ bạn bè cùng chơi
- GV nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
________________________________________
Tiếng Việt
BÀI 23: RỒNG RẮN LÊN MÂY
Tiết 3: Viết
CHỮ HOA M
I. Yêu cầu cần đạt:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa M cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa M.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 3-5’ )
*Mục tiêu: Ôn lại kiến thức bài trước, kết nối vào bài
- HS viết bảng con: K
- GV nhận xét
- Giới thiệu vào bài:
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 10-12’ )
 *Mục tiêu: Biết viết chữ viết hoa M cỡ vừa và cỡ nhỏ. Viết đúng câu ứng
dựng: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
a. Viết chữ hoa M:
- GV đưa trực quan mẫu chữ M cỡ vừa – H đọc
- H quan sát chữ mẫu - Thảo luận N2 trả lời câu hỏi: Chữ hoa M cỡ vừa gồm
có mấy nét, cao mấy dòng li, độ rộng là bao nhiêu ?
+ Dự kiến các nhóm trình bày: (Chữ cỡ vừa cao 5 li, rộng 6 li; chữ cỡ nhỏ cao
2,5 li, rộng 3 li, gồm 4 nét: nét móc ngược trái, thẳng đứng hơi lượn ở cuối,
thẳng xiên hơi lượn ở hai đầu và nét móc ngược phải. )
- Lần 1, GV chiếu video HS quan sát. GVHD quy trình viết chữ hoa M:
+ Nét 1 đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc từ dưới lên hơi lượn sang phải,
khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.
+ Nét 2 từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét
thẳng đứng (cuối nét hơi lượn sang trái một chút), dừng bút ở đường kẻ 1.
+ Nét 3 từ điểm dừng bút của nét 2, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét
thẳng xiên (hơi lượn ở 2 đầu) từ dưới lên tới đường kẻ 6 thì dừng lại.
+ Nét 4 từ điểm dừng bút của nét 3, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét
móc ngược phải, dừng bút trên đường kẻ 2.
- GV thao tác mẫu trên bảng, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. HS tô
khan
- GV chỉ bảng và GT tiếp: Đây là chữ hoa A cỡ nhỏ. Về quy trình viết các nét
giống như chữ hoa A cỡ vừa nhưng về độ cao và bề rộng giảm đi một nửa.
=> GV lưu ý điểm đặt và kết thúc
- HS viết bảng con. GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
b. Viết ứng dụng:
b. Viết ứng dụng:
- HS đọc câu ứng dụng cần viết: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Giải thích: Trong một đàn ngựa, Nếu có một con bị đau ốm thì những con
còn lại sẽ lo lắng bỏ ăn cỏ. Câu tục ngữ răn dạy chúng ta phải biết yêu thương
lo lắng chăm sóc cho những người thân yêu bè bạn của mình.
+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao?
+ Nhận xét khoảng cách giữa các chữ, con chữ, độ cao, vị trí dấu thanh
+ Nêu cách nối chữ viết hoa M với ô, b-ỏ ( Nét 3,4 chữ hoa M lia bút viết Nét
cong kín của ô liền với nét viết thường...xong chữ nh mới quay trở lại lia bút
viết nét ... và dấu thanh)
- GV hướng dẫn quy trình viết liền mạch câu
- Viết 1 dòng chữ hoa M cỡ vừa, 1 dòng chữ Một
- Nhận xét, sửa sai
3. Hoạt động Luyện tập (13-15’ )
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng trình bày đúng chữ mẫu, chữ viết nắn nót, ngồi viết
đúng tư thế
a. Viết vở:
- Nêu nội dung, yêu cầu tập viết.
- Cho HS xem vở mẫu - KT tư thế ngồi viết
- H viết bài vở, đổi vở kiểm tra N2
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
b. Nhận xét, đánh giá:
- Cho HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý
- Soi bài, chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’ )
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Về nhà viết lại chữ hoa B và câu ứng dụng vào vở
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
__________________________________________

Tiếng Việt
BÀI 23: RỒNG RẮN LÊN MÂY
Tiết 4: Nói và nghe
BÚP BÊ BIẾT KHÓC
I. Yêu cầu cần đạt được:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa Búp bê biết khóc
- Dựa vào tranh có thể kể lại câu chuyện.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng kể chuyện, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 2-3’)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học.
- Tổ chức nghe hát: Mùa hè của em.
- GV giới thiệu. kết nối vào bài.
2. Hoạt động Luyện tập ( 30 - 32’ )
* Mục tiêu: Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa Búp bê biết
khóc. Dựa vào tranh có thể kể lại câu chuyện.
Bài 1: Dựa vào câu hỏi gợi ý đoán nội dung tranh ( 5-7’)
- Học sinh đọc và nêu yêu cầu- GV phân tích.
- HD HS quan sát từng tranh, đọc câu hỏi dưới tranh.
+ Câu chuyện gồm những nhân vật nào? Bạn gái trong tranh tên gì?
- Giao nhiệm vụ: quan sát từng tranh, dựa vào câu hỏi đoán nội dung lần lượt
4 tranh. N2 ( 2' )
- Đại diện nhóm nối tiếp trình bày. Nhận xét.
* Dự kiến ND các nhóm báo cáo:
+ Khi được 6 tuối Hoa được quà gì ? Hoa yêu thích quà đó như thế nào?
( Tặng búp bê. May nhiều áo đẹp cho búp bê.)
+ Khi được 7 tuổi Hoa được quà tặng quà gì? Hoa làm gì với món quà cũ?
( Chú chó bông. Đi ngủ đi chơi đều mang theo chó bông)
+ Hoa nằm mơ thấy gì? ( Búp bê khóc.)
- Tổ chức cho HS kể về Búp bê biết khóc, lưu ý chọn những điều nổi bật,
đáng nhớ nhất ( Vì sao búp bê khóc? Búp bê khóc thế nào? Búp bê khóc và
nói gì với Hoa? Hoa nói gì với búp bê? )
+ Hoa làm gì với hai món đồ chơi? chơi với cả hai món đồ chơi
- Nhận xét, động viên HS.
=> Bạn Hoa đã chợt nhận ra điều mình làm sao khi khóc
Bài 2: Nghe và kể chuyện ( 8 -10’)
- HS đọc và nêu yêu cầu
- GV giới thiệu câu chuyện và kể lần 1 theo tranh (chú trọng kể đoạn 3).
+ YC chú ý nhắc lại những câu nói của búp bê trong đoạn 3.
- GV kể L2 kết hợp vừa kể + hỏi để HS nhớ các chi tiết trong câu chuyện.
- GV nêu các câu hỏi bất kỳ dưới mỗi tranh và mời một số em trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét.
=> Câu chuyện kể về bạn Hoa và giấc mơ của bạn ấy về cô bé búp bê - món
quà sinh nhật bạn được tặng khi tròn 6 tuổi...
Bài 3: Chọn 1- 2 đoạn của câu chuyện kể theo tranh ( 10 -12’)
- HS đọc và nêu yêu cầu, phân tích yêu cầu
- Học sinh nhìn tranh kể cá nhân. tập kể đoạn 1 và 2 hoặc đoạn 3 và 4 (em có
thể kể cả câu chuyện nếu có thể).
- Học sinh kể trong nhóm 2 - Kể theo trí nhớ.
- HS kể nối tiếp đoạn trước lớp
*Định hướng HS nhận xét:
+ Kể một đoạn em thích hoặc em nhớ nhất.
+ Nội dung kể.
+ Cảm xúc khi kể.
+ Sáng tạo khi kể.
- GV sửa cách diễn đạt cho các em
- Nhận xét, khen ngợi HS.
+ Em học được gì qua câu chuyện này?
+ Đồ chơi cũ của em vẫn giữ hay cho các em nhỏ khác?
- GV nhận xét.
3. Hoạt động Vận dụng (5 -7’)
- Em hãy kể lại câu chuyện Búp bê biết khóc cho người thân nghe.
- Về nhà hoàn thành bài tập vận dụng.
- GV nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tiếng Việt
BÀI 24: NẶN ĐỒ CHƠI
Tiết 1+2: Đọc
NẶN ĐỒ CHƠI
I. Yêu cầu cần đạt:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc rõ ràng bài thơ, biết cách ngắt nghỉ, nhấn
giọng phù hợp.
- Hiểu nội dung bài: Về một trò chơi quen thuộc của trẻ thơ: nặn đồ chơi
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả
về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.
- Biết chia sẻ khi chơi, biết quan tâm đến người khác bằng những hành động
đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 3- 4’ )
*Mục tiêu: Ôn bài cũ
- Đọc bài: Tôi là học sinh lớp 2
? Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2
- Nhận xét
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 28-30’ )
*Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc rõ ràng bài thơ, biết cách ngắt
nghỉ, nhấn giọng phù hợp.
HĐ1: Khởi động
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? Slide
+ N2 ( 2' ) Kể tên các trò chơi mà em biết.
+ Em còn biết những trò chơi nào khác?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài
HĐ2: Đọc văn bản
*Đọc mẫu và hướng dẫn chia đoạn:
- GV đọc mẫu: giọng nhanh, thể hiện sự phấn khích. ( định hướng học thuộc
lòng)
+ Bài gồm mấy khổ thơ? Nêu cách chia khổ thơ ( 4 khổ thơ; mỗi lần xuống
dòng là một khổ thơ.) Slide2
*Hướng dẫn đọc khổ thơ:
- Đưa màn hình HS thảo luận N4 ( 3’) để phát hiện:
+ Các từ khó đọc
+ Cách ngắt nhịp thơ
+ Nghĩa từ và từ khó hiểu nghĩa
- GV quan sát, trợ giúp
- Đại diện HS báo cáo theo từng yêu cầu:
- HS nêu từ khó đọc, luyện đọc từ khó trong câu thơ: vẫy, là, na, nặn, vểnh
- HS nêu cách ngắt nhịp 2/2, luyện đọc, hết dòng thơ thì nghỉ hơi
- HS nêu từ khó hiểu, giải nghĩa :
+ thích chí: tỏ ra bằng lòng, vui thích vì đúng ý muốn  HS đặt câu
+ Thềm: ở đây có nghĩa là hè, hiên nhà.
- HD giọng đọc khổ thơ:
+ Khổ 1 đọc to rõ ràng, Phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi theo nhịp thơ 2/2 giới
thiệu hoạt động của bé.
+ Khổ 2, 3, 4 đọc to rõ ràng, Phát âm đúng, nhấn giọng khi liệt kê đồ chơi
Này là,..
- HS đọc lần lượt từng khổ thơ - Học sinh khác nhận xét
- GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
*Đọc nối đoạn:
- GV cho HS thi đua đọc nhóm 4
- GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
*Đọc cả bài: Toàn đọc giọng to, rõ ràng đọc nhịp 2/2, giọng vui
- Cho 1- 2 HS đọc. Nhận xét.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận gì về bài đọc? Ai là tác giả
viết bài thơ?
3. Hoạt động Luyện tập ( 30-32’ )
*Mục tiêu: Hiểu nội dung bài về một trò chơi quen thuộc của trẻ thơ nặn đồ
chơi
HĐ3: Trả lời câu hỏi.
*Khổ 1: Đọc thầm
- Kể tên những đồ chơi bé đã nặn. (Những đồ chơi bé đã nặn là: quả na, quả
thị, con chuột, cối giã trầu.)
+ Cối giã trầu dùng để làm gì? (đồ dùng để giã trầu thường làm bằng đồng)
=> Chơi bé nặn từ đất sét rất đa dạng. Đó là những trái cây đồ vật, con vật
quen thuộc.
*Khổ 2,3,4, 5: Đọc thầm
- HS đọc câu hỏi 2+3: N2 ( 3' )
+ Bé nặn đồ chơi để tặng cho những ai?
+ Việc bé nặn đồ chơi tặng mọi người thể hiện điều gì? (Bé nặn đồ chơi tặng
mẹ, tặng ba, tặng bà, tặng chú mèo. Thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm
những người thân trong gia đình của bé.)
=> Phần quà bé nặn đều dành tặng cho người thân và vật nuôi trong gia
đình. Bé rất yêu quý người thân trong gia đình. Món quà bé làm cũng đều
muốn tặng họ
- Em thích nặn đồ chơi gì? Dành cho ai? N2 ( 2' ) ( Nếu được nặn đồ chơi,
em sẽ nặn đồ chơi gì? Em muốn dành tặng đồ chơi đó cho ai? )
=> Cần chia sẻ khi chơi , cần quan tâm đến người khác bằng những hành
động đơn giản.
+ Câu chuyện giúp em biết điều gì?
HĐ4: Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu: Toàn bài nhập vai mình là bạn nhỏ thể hiện giọng vui vẻ hào
hứng đọc giọng to, rõ ràng đọc nhịp 2/2. nhấn giọng khi liệt kê đồ chơi Này
là,... hoặc trong lời dặn mọi người Đừng sờ vào đấy.
- HS đọc nhóm 2
- Yêu cầu H đọc trước lớp khổ mình thích
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, tuyên dương HS
HĐ5: Luyện tập theo VB đọc.
Bài 1/105: Tìm từ ngữ cho biết chú mèo rất vui vì được bé tặng quà.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk. HS làm VBT
- Chữa bài => thích chí là từ chỉ cảm xúc nói về tâm trạng chú mèo rất vui khi
được bé tặng quà.
Bài 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ cảm xúc vui mừng.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk.
- Giao việc: HS làm VBT - N2 ( 2' ) để tìm thêm từ ngữ chỉ cảm xúc vui
mừng khác.
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV ghi các từ đúng mà các nhóm tìm được lên bảng. (VD: vui vẻ, mừng rỡ,
hớn hở, phấn khởi,…)
=> Từ vừa tìm được chỉ gì? Nói một câu có dùng từ chỉ cảm xúc vui mừng.
- GV liên hệ:
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’ )
- Hôm nay em học bài gì?
- Giáo viên đặt câu hỏi củng cố
- GV nhận xét giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
__________________________________________

Tiếng Việt
BÀI 24: NẶN ĐỒ CHƠI
Tiết 3: Viết
NẶN ĐỒ CHƠI

I. Yêu cầu cần đạt:


*Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe – viết đúng chính tả bài thơ (3 khổ thơ đầu); Trình bày đúng khổ thơ,
biết viết hoa chữ cái đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt da/gia, s/x hoặc ươn/ương.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả
về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.
- Biết chia sẻ khi chơi, biết quan tâm đến người khác bằng những hành động
đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học, Phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 3-4’ )
*Mục tiêu: Ôn lại kiến thức của bài trước
- G cho HS viết bc: trung thu, chong chóng, trong xanh, chung sức
- Nhận xét, Học sinh đọc lại từ
- Gv dẫn dắt vào bài:
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 28-30’ )
*Mục tiêu: Nghe viết đúng chính tả bài thơ (3 khổ thơ đầu); Trình bày đúng
khổ thơ, biết viết hoa chữ cái đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ.

a. Hướng dẫn chính tả:


- GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai)
- HS theo dõi SGK và đọc thầm theo
+ Bé nặn đồ chơi để tặng những ai?
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài
+ CN - N2 ( 2' ) Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
- HS nêu từ dễ viết sai: tròn xoe, giã trầu, thích chí,...; vẫy đuôi, vểnh râu,......
- G chốt đưa từ khó lên bảng: tròn xoe, giã trầu, thích chí, vểnh râu
- HS đọc, phân tích từ khó và nêu chỗ khó dễ lẫn khi viết. Ví dụ:
+ tròn xoe: tr + on + thanh huyền, tr tê –rờ...
+ vểnh râu: v + ênh + thanh hỏi, phân biệt vần ênh - inh
- G nhận xét, lưu ý thêm
- HS đọc lại từ khó trên bảng lớp
- G xoá bảng từ khó, đọc cho HS viết bảng con: tròn xoe, giã trầu, thích chí,
vểnh râu
- G nhận xét bảng con

b. Viết chính tả (13-15')

- GV KT tư thế ngồi , lưu ý cách trình bày

- HD cách trình bày đoạn văn, thụt đầu dòng 1 chữ, viết hoa chữ cái đầu tiên.

- GV đọc cho HS viết bài, quan sát giúp đỡ em viết chậm

c. Nhận xét, chữa bài (3 -5')

- GV đọc soát lỗi

- HS soát lỗi CN sau đó đổi vở cho bạn để KT nhóm 2


- Một vài HS đọc bài bạn báo cáo lỗi sai và chữa lỗi cho bạn

- GV soi vở nhận xét, tuyên dương bài viết đẹp để HS học tập

3. Hoạt động luyện tập, thực hành ( 5- 7’)

*Mục tiêu: Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt da/gia, s/x hoặc
ươn/ương.

Bài 1/ VBT( 2- 3’)

- HS đọc thầm yêu cầu, nêu yêu cầu

- G yêu cầu HS làm bài vào VBT CN, sau đó đổi vở KT nhóm 2

- HS nêu bài làm trước lớp, nhận xét bài của bạn

- G chốt bài đúng: Cặp da, Gia vị, Gia đình, Gia cầm, Da dẻ.

=> lưu ý phân biết d/gi dựa vào ngữ nghĩa.

Bài 2/ V ( 3- 4’)

- HS đọc thầm yêu cầu, nêu yêu cầu

- G yêu cầu HS làm bài vào vở , sau đó đổi vở KT nhóm 2

- G quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng trong quá trình làm bài
- G soi vở chữa bài trước lớp

- G chốt ND bài:

a. kéo cưa lừa xẻ. múa sạp.

b. Con đường uốn lượn quanh sườn núi. Hoa hướng dương vươn mình đón ánh

nắng mặt trời.

- GV giải thích về hai trò chơi vừa được điền đúng tên.
- GV tổ chức cho HS chơi Kéo cưa lừa xẻ tại chỗ với bạn ngồi cạnh để tạo
không khí vui vẻ.
4. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’ )
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- Về nhà tiếp tục tìm các từ có âm đầu là d/gi đọc cho người thân nghe

- Nhận xét giờ học

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
__________________________________________
Tiếng Việt
BÀI 24: NẶN ĐỒ CHƠI
Tiết 3: Luyện tập
MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ ĐỒ CHƠI. DẤU PHẨY

I. Yêu cầu cần đạt:


*Kiến thức, kĩ năng:
- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm của đồ chơi, luyện tập cách sử dụng dấu phẩy.
- Viết được một đoạn văn tả đồ chơi.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả
về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.
- Biết chia sẻ khi chơi, biết quan tâm đến người khác bằng những hành động
đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 4-5’)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học, kết nối với bài học
- GV tổ chức cho HS vận động theo bài hát: Vào rừng hái hoa.
- GV kết nối vào bài mới - HS ghi bài vào vở.
2. Hoạt động Luyện tập ( 26 - 28’ )
*Mục tiêu: Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm của đồ chơi, luyện tập cách sử dụng
dấu phẩy. Viết được một đoạn văn tả đồ chơi.
Bài 1/ VBT ( 8-10’) Giới thiệu về một đồ chơi có trong hình theo mẫu.
- HS đọc thầm và xác định và nêu yêu cầu bài. GV chốt yêu cầu trọng tâm
- GV phân tích mẫu - HS đọc câu mẫu:
+ Vật có đặc điểm màu xanh pha trắng gọi là gì?
+ Quả bóng là từ chỉ gì?
=> Từ quả bóng vừa là từ chỉ vật vừa là từ chỉ đồ chơi
- Tương tự mẫu: HS quan sát tranh thật kĩ, tìm từ chỉ đặc điểm có thể là hình
dạng, màu sắc để gọi tên đồ chơi trong N2 ( 2' )
- Đại diện 3 - 4 nhóm chia sẻ trước lớp. Nhận xét, bổ sung ( VD: Chiếc đèn
ông sao - nhiều màu rực rỡ; Chiếc chong chóng - hình bông hoa 4 cánh)
*Dự kiến nhóm báo cáo ở trừng tranh:
+ Kể tên các đồ chơi có ở trong tranh.
+ Các đồ chơi đó có đặc điểm g?

- Chốt đáp án: đặc điểm các đồ chơi trong tranh là: diều giấy màu đuôi dài,
màu đỏ pha vàng.. , đèn ông sao, chong chóng giống hình bông hoa 4 cánh,
thú nhồi bông mềm mại nhỏ xinh..., búp bê dáng yêu, quả bóng ..., ô tô , máy
bay, mặt nạ ...
=> Từ chỉ đồ chơi, là vật sử dụng để chơi làm bằng các chất liệu khác nhau
+ Kể thêm tên một số đồ chơi khác em biết, đồ chơi của em có đặc điểm gì?
- Nhận xét tuyên dương
Bài 2/ ( V 7’) Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu
- HS đọc thầm và xác định và nêu yêu cầu bài. GV chốt yêu cầu trọng tâm
- HS đọc câu mẫu: Chú thỏ bông rất mềm mại, dễ thương.
+ Trong câu, dấu phẩy được đặt ở trước và sau 2 từ nào?
+ Mềm mại và dễ thương là hai từ chỉ gì?
=> Dấu phẩy dùng để ngăn cách giữa hai từ: mềm mại và dễ thương; 2 từ này
có cùng chức vụ là từ chỉ đặc điểm của chú thỏ bông
* Giao nhiệm vụ: Tương tự, suy nghĩ làm vở, thảo luận trong N4 ( 4' ) . GV
lưu ý:
+ Đọc thành tiếng từng câu trong bài tập
+ Xác định ranh giới giữa các từ cụm từ trong câu
+ Xác định các từ cụm từ cùng chức vụ chưa được ngăn cách bởi dấu phẩy
+ Thử đặt dấu phẩy và đọc thành tiếng lại hai ba lần nữa trong nhóm ngắt ở
chỗ có dấu phẩy để kiểm tra sự phù hợp
- Đại diện 3 - 4 nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV và HS thống nhất đáp án: câu a có ô tô và máy bay, Câu b có đèn ông
sao và diều giấy đều chỉ tên đồ chơi, câu c có đá bóng đá cầu nhảy dây đều
Nêu hoạt động
+ Trong câu dấu phẩy dùng để làm gì? Khi đọc em lưu ý gì?
+ HS đọc 3 câu.
=> Dấu phẩy dùng để ngăn cách giữa hai từ có cùng chức vụ đứng cạnh
nhau.
+ Để đồ chơi bền đẹp, em cần làm gì?
Bài 3/ VBT ( 10- 12’) Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu in nghiêng.
- HS đọc thầm và xác định và nêu yêu cầu bài. GV chốt yêu cầu trọng tâm
- HS đọc to câu in nghiêng
- Giao việc: CN làm vở bài tập - N2 ( 2' ) để thống nhất vị trí ghi dấu phẩy
- GV soi bài. HS chia sẻ trước lớp. NX
+ Tại sao em đặt dấu phẩy ngăn cách ở giữa 3 từ búp bê hộp đựng bút, đồng
hồ báo thức? (dùng để ngăn cách các từ búp bê, hộp đựng bút…. Vì các từ
này cùng chỉ tên gọi các món quà mà bố mua cho Chi.)
+ Trường hợp nào hai từ cùng chức vụ đứng cạnh nhau mà không dùng dấu
phẩy? ( từ và ngăn cách )
+ Các từ giữ cùng chức vụ đứng cạnh nhau trong câu người ta dùng dấu gì để
ngăn cách?
- GV chốt kết quả đúng. Học sinh đọc lại đoạn văn
+ Đoạn văn nói về điều gì? ( Niềm vui của Chi trong ngày sinh nhật khi được
bố tặng quà. GV liên hệ, giáo dục
=> Vận dụng trong nói và viết
4. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’ )
- GV đặt câu hỏi củng cố
- GV dặn dò về nhà: Tiếp tục đặt câu nêu đặc điểm các đồ dùng trong gia đình
mình cho người thân nghe
- GV nhận xét giờ học
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Tiếng Việt
BÀI 24: NẶN ĐỒ CHƠI
Tiết 9: Luyện viết đoạn
VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ ĐỒ CHƠI EM THÍCH
I. Yêu cầu cần đạt:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về đồ chơi em thích.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- HS sử dụng được ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các đồ chơi
quen thuộc, gần gữi ở xung quanh.
- Biết chia sẻ khi chơi, quan tâm đến người khác bằng hành động đơn giản
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 3-4’)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học, kết nối nội dung liên
quan bài học
- Hát và vận động theo bài hát Đồ chơi của bé.
- GTB:
. Hoạt động Luyện tập ( 26-28’)
Bài 1/M ( 16-18’) - HS đọc thầm, nêu và xác định yêu cầu
- Giao việc: Nhớ lại và kể tên những đồ chơi của em. Em thích đồ chơi nào
nhất? Vì sao? trao đổi N4 ( 4' )
- Đại diện 2- 3 nhóm trình bày trước lớp.
+ Bạn thích đồ chơi nào nhất? Vì sao?
- Nhận xét
=> Đã nêu được lý do vì sao thích những món đồ chơi của mình
Bài 2. Viết 3 - 4 câu tả một đồ ( V 15-17’)
- HS đọc thầm yêu cầu và gợi ý của bài.
+ Để thực hiện được bài 2 em dựa vào đâu? ( Dựa vào gợi ý)
- 1HS đọc to gợi ý
+ Em định tả đồ chơi nào? 4 -5 HS nêu
- Giao việc: trao đổi N4 ( 4' ) kể về đồ chơi mình đã lựa chọn theo gợi ý. Học
sinh khác nhận xét góp ý trong nhóm =>Dựa vào gợi ý và lời giới thiệu của
các bạn em hãy suy nghĩ viết 4-5 câu tả một món đồ chơi của em
*Lưu ý: liên kết các câu thành một đoạn văn có từ 4-5 câu, chúng ta có thể
dùng từ biểu cảm xúc như: ôi, ái chà, thích, đẹp thật cho câu văn sinh động
Các câu phải đủ ý, rõ ràng, trình bày sạch đẹp .
- HS viết vở, đọc bài N2, góp ý nhận xét
- HS đọc bài viết, GV và các bạn nhận xét , bổ sung ( Nhận xét về nội dung,
dùng từ, câu văn, cách trình bày…phát hiện được điều gì cần học tập trong
bài của bạn…)
+ Cho cô biết bạn thích đồ chơi gì?
+ Qua phần tả em biết đồ chơi của bạn có đặc điểm tác dụng gì?
=> Qua bài học hôm nay cô mong rằng khi muốn tả một đồ vật hay món quà
con lưu ý quan sát kĩ đồ vật, tả theo trình tự logic..
3. Hoạt động Vận dụng (2-3’)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- Về nhà các em tập tả thêm món đồ chơi khác cho người thân nghe
- GV nhận xét giờ học.
.
Tiếng Việt
BÀI 24: NẶN ĐỒ CHƠI
Tiết 6 : ĐỌC MỞ RỘNG
I. Yêu cầu cần đạt:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Tự tìm đọc được một bài thơ hoặc đồng dao về đồ chơi, trò chơi
- Tên của đồ chơi, trò chơi, cách chơi
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- NL: Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển ngôn ngữ,
mở rộng hiểu biết
- PC: Bồi dưỡng thói quen ham đọc sách, rèn luyện tính tập thể trong khi chơi
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa. Phiếu hoặc sách,
truyện phục vụ cho đọc mở rộng
2. Học sinh: Sách, truyện phục vụ cho đọc mở rộng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động Mở đầu ( 5 - 7’)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước giờ học,
- HS hát tập thể
- GV giới thiệu bài
2. Hoạt động Đọc mở rộng ( 22-26’ )
*Mục tiêu: Tự tìm đọc được một bài thơ hoặc đồng dao về đồ chơi, trò chơi
Tên của đồ chơi, trò chơi, cách chơi
Bài 1. Tìm đọc một bài thơ hoặc đồng dao về đồ chơi, trò chơi
- GV yêu cầu 2 HS cùng bàn kiểm tra sự chuẩn bị của nhau
- Đại diện 2-3 em báo cáo. GV nhận xét sự chuẩn bị của HS
- HS mở sách, truyện đã chuẩn bị hoặc nhận từ GV cho mượn
- GV nhận xét
Bài 2. Trao đổi với các bạn về tên của đồ chơi, trò chơi, cách chơi
- HS đọc, xác định yêu cầu, nêu yêu cầu bài
* Trước khi đọc GV lưu ý HS:
+ Nêu tên trò chơi, đồ chơi
+ Nêu cách chơi
- HS đọc cá nhân, đọc trong N4.
- Đại diện nhóm 4 đọc, nhận xét
- Định hướng HS khi đọc, khi nghe bạn đọc( Người nghe: Em thích câu thơ
nào của bạn? Em hiểu được điều gì sau khi nghe?)
+ Trò chơi em giới thiệu mang lại lợi ích gì?
=> GV liên hệ thực tế
3. Hoạt động Vận dụng ( 2-3’)
- Nêu lại nội dung bài học
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- VN tiếp tục sưu tầm các trò chơi dan gian và hiện đại, rủ bạn bè cùng chơi
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.........................................................................................................................................

You might also like