You are on page 1of 4

KẾ HOẠCH SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ

Chủ đề 1: KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM


Số tiết : 2
I. Yêu cầu cần đạt
- Hiểu thế nào là làm việc theo nhóm
- Hiểu được một số yêu cầu khi làm việc nhóm
- Vận dụng một số yêu cầu trên để thực hiện trong khi làm việc nhóm trong cuộc
sống và học tập
- Xây dựng phẩm chất tôn trọng, trách nhiệm , đồng cảm và chia sẻ với mọi
người trong quá trình hợp tác

II. Đồ dùng
1. Giáo viên: Tivi, máy tính, giấy A4, giấy A0, bút dạ, băng dính,…
- Các tờ giấy ghi tên bộ phận cơ thể ( mắt, mũi, tóc, tai, miệng, cẳng chân phải,
cẳng chân trái, đùi phải, đùi trái, tay phải , tay trái, đầu, …..) Số lượng tờ giấy phụ
thuộc vào số HS trong lớp.Ví dụ nếu có 30 HS thì sẽ lựa chọn 5 bộ phận trên cơ thể và
mỗi loại bộ phận cơ thể sẽ có 6 tờ.
- Bóng bay, đồng hồ bấm giờ
- In sẵn các số từ 1-50 lên các thẻ màu cỡ A5
- Câu chuyện giao tiếp giữa hai người phục vụ cho phần hoạt động khởi động
2. Học sinh: bút viết, bút màu sáp

III. Tổ chức hoạt động


Hoạt động 1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi hai trò chơi sau để tạo bầu không khí lớp học:
1. Trò chơi tạo sóng
- Tất cả HS đứng dậy nắm tay nhau theo vòng tròn, sau đó GV hô vai trái nhô
lên, vai phải nhô lên, và cứ vậy GV hô tăng nhanh dần, sẽ tạo nên một làn sóng. GV
quan sát bạn nào sai sẽ đứng ra thành người quản trò để hô.
2. Kể chuyện không lời:
- GVtổ chức cho Hs chơi trò chơi kể chuyện không lời. GV chia câu lạc bộ
thành các nhóm mỗi nhóm khoảng 8 người . Mỗi nhóm cử hai người làm nhiệm vụ
tham gia điễn kịch câm. Hai người này sẽ nhận được một câu chuyện ( GV chuẩn bị
sẵn) trong đó có hai nhân vật thực hành cuộc giao tiếp. nội dung kịch câm chỉ có hai
thành viên biết các bạn trong nhóm không được biết. mỗi nhóm sẽ cử một người để
giám sát nhóm khác.
- Hai người diễn sẽ thảo luận trong vòng 1 phút. Sau đó hai nhân vật cùng nhau
phối hợp trước lớp kể lại câu chuyện (không lời) cho cả lớp nghe. Trong khi đó các
thành viên của nhóm cố gắng quan sát và viết lại câu chuyện của nhóm mình bằng lời .
Nhóm nào có nội dung và nhiều ý trùng với ý của diễn viên nhất thì sẽ chiến thắng.
- GV kết luận: trò chơi đã giúp chúng ta hiểu nếu chỉ để một người diễn kịch ,
các bạn khó đoán được câu chuyện những nếu có hai người thì sẽ diễn giúp các bạn
trong nhóm hiểu hơn. Ngược lại nếu chỉ một người nghe để ghi lại câu chuyện chắc
cũng sẽ rất khó nhưng nếu là nhiều người thì sẽ tìm ra được câu chuyện hai người
diễn. Trong cuộc sống cũng vậy, có rất nhiều việc chúng ta làm một mình sẽ khó
thành công những nếu chúng ta kết hợp nhiều người để giải quyết thì sẽ thành công.
Hoạt động 2. Khái niệm về nhóm
Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là “Nhóm”
Chuẩn bị: các tờ giấy ghi tên các bộ phận cơ thể
Tổ chức hoạt động:
- GV cho HS đứng thành vòng tròn và phát ngẫu nhiên cho mỗi HS một
mảnh giấy có ghi tên các bộ phận cơ thể đã được GV chuẩn bị sẵn
- Yêu cầu HS tìm ra những bạn có tờ giấy ghi cùng bộ phận cơ thể với mình để
ghép nhóm( ví dụ: tay phải gồm có cánh tay phải, bàn tay phải,…) không được sử
dụng ngôn ngữ nói mà chỉ sử dụng cử chỉ, hành động ( ví dụ: bạn nào có mảnh giấy
ghi cánh tay phải giơ cánh tay phải lên, tay trái chỉ vào cánh tay, bàn tay phải giơ bàn
tay phải và tay trái chỉ vào bàn tay phải…..)
- Sau khi đã tìm được người cùng một nhóm, GV sẽ hướng dẫn các nhóm ghép
lại để thành một cơ thể hoàn chỉnh: GV hô đầu, các bạn trong nhóm tóc, tai, mắt mũi,
…. Sẽ di chuyển đứng lên vị trí đầu tiên không được nói , nhóm thân ở giữa, tay ở hai
bên, chân ở phía dưới.
- Nhóm nào đứng sai vị trí hoặc bạn nào đứng sai và không tìm ra nhóm thì sẽ
nhảy lò cò quanh lớp một vòng
- Sau đó GV cho HS đứng tại vị trí hình người và đặt câu hỏi để HS phân tích
trải nghiệm liên quan đến nội dung mà mình sẽ tìm hiểu:
1. Các em tìm thấy nhóm của mình bằng cách nào?
2. Vậy em cho biết thế nào là một nhóm?
-. GV khái quát lại các câu trả lời của HS, giới thiệu kiến thức về nhóm và cho
một vài HS nhắc lại:

Nhóm có từ hai người trở nên, có thời gian nhất định làm việc
chung với nhau, cùng chia sẻ hay thực hiện chung một nhiệm vụ
để đạt được kết quả mà nhóm đề ra, hoạt động theo những quy
định chung của nhóm.

Hoạt động 3. Vai trò của làm việc nhóm


Mục tiêu: HS hiểu được vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm và lợi ích của việc làm
nhóm
Chuẩn bị: Mỗi HS sẽ có một quả bóng bay đã thổi có buộc dây khoảng 1m ( chuẩn bị
dư hơn so với số HS), đồng hồ bấm giờ, 6 bút dạ
Tổ chức hoạt động:
- Lựa chọn 2 HS tình nguyện để làm quan sát viên
- Chia lớp thành 3 nhóm và phát cho mỗi HS một quả bóng, mỗi nhóm 2 bút dạ.
Yêu cầu mỗi HS đánh dấu tên của mình vào bóng
- GV hướng dẫn luật chơi và cho các nhóm thi:
+ Từng nhóm sẽ lần lượt chơi, hai tay giữ chặt bóng
+ Khi GV ra hiệu lệnh , các thành viên sẽ tung bóng trên không trung và
mỗi người sẽ có nhiệm vụ giữ cho bóng của mình không tuột và bay lên
+ Sau đó GV ra hiệu lệnh và yêu cầu mỗi nhóm bớt đi một số bạn
( khoảng ½ số bạn trong nhóm, GV có thể cho HS đếm số và yêu những bạn số lẻ ở lại
và những bạn số chẵn sẽ không chơi nữa và đưa bóng cho bạn bên cạnh giữ. Tiếp tục
lần ba lại bớt đi một nửa số bạn chơi
+ Mỗi nhóm sẽ có 4 phút để chơi, nhóm nào giữ được bóng không tuột
dây khỏi tay bay lên thì đội đó sẽ thua và cả nhóm phải đứng lên hát hoặc múa hoặc
nhảy một bài
- Hai bạn quan sát viên có nhiệm vụ quan sát và ghi chép kết quả của các nhóm
lên bảng
- GV tuyên dương HS và đặt câu hỏi để phân tích trò chơi và liên hệ với bài
học:
1. Khi các bạn ra khỏi vòng tròn , nhiệm vụ của các bạn ở lại có khó khăn hơn
không, các bạn phải làm gì?
2. Các bạn còn lại cảm thấy thế nào khi bị giao thêm nhiệm vụ?
3. Các em rút ra được bài học gì thông qua các trò chơi?
- GV nhận xét và đưa ra kết luận:

- Mỗi người khi tham gia vào một nhóm đều đóng góp vào sự
thành công hay thất bại của nhóm
- Để hoạt động của nhóm thành công, mỗi người cần tăng
cường ý thức về công việc, lợi ích chung của nhóm

Sau đó GV cho HS xem video Làm việc nhóm- teamwork


(https://www.youtube.com/watch?v=KZDapd6APt8

Hoạt động 2. Phương pháp làm việc nhóm


Mục tiêu: HS được trải nghiệm và thực hành về việc hợp tác và làm việc cùng nhau
để đạt được mục tiêu chung của nhóm, từ đó rút ra được phương pháp làm việc nhóm
Chuẩn bị: GV in sẵn các số từ 1 đến 50 lên các thẻ màu cỡ A5 , băng dính giấy cuộn
tròn để tạo thành băng dính hai mặt dán vào sau các số và dùng làm đường viền của ô
vuông, đồng hồ bấm giờ, giấy A3, bút dạ cho các nhóm
Tổ chức hoạt động
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm (Theo nhóm đã được tổ chức ở tiết
1)
- Dán các số từ 1 đến 50 một cách ngẫu nhiên trong một ô vuông có diện tích
khoảng 1 m vuông ( sử dụng băng dính để làm đường biên của ô vuông)
- GV hướng dẫn luật chơi;
+ Các đội sẽ lần lượt nhảy chạm chân vào các số từ 1-50
+ Mỗi thành viên phải nhảy chạm ít nhất một số. Người sau phải nhảy
chạm vào số tiếp nối của người trước . Cả đội sẽ chơi cho đến khi nhảy chạm vào được
tất cả các số trong ô vuông.
+ Thời gian của mỗi đội được tính từ lúc xuất phát đến kết thúc lượt chơi
+ Các nhóm khác sẽ ngồi tại chỗ để quan sát và đợi đến lượt đội mình
chơi
- Sau khi các đội thi xong, GV sẽ tuyến bố đội chiến thắng ( đội nhảy hết số
trong khoảng thời gian quy định là 5 phút). Đội chiến thắng sẽ được thưởng nhận quà.
- Sau đó GV đặt câu hỏi:
1. Cảm giác của em khi tham gia trò chơi này?
2. Trước khi chơi các em đã phân công trong nhóm như thế nào/ ( ai là nhóm
trưởng, ai nhảy trước ai nhảy sau, phân công giữa mọi người như thế nào?)
3. Bài học em rút ra sau trò chơi này khi làm việc nhóm?
- GV cho HS chia sẻ, sau đó nhận xét và kết luận, hướng dẫn HS ghi nhớ cách
làm việc nhóm như sau:
* Nhóm trưởng phân công cho các bạn trong nhóm
* Cá nhân làm việc độc lập không ỷ vào các bạn, rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo
luận trong nhóm
* Nhóm cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm
Hoạt động 4. Tìm điểm chung và riêng giữa các thành viên trong nhóm
Mục tiêu: HS nhận thức được sự khác biệt giữa các thành viên để hiểu và chấp nhận
các thành viên khác trong nhóm.
Chuẩn bị; bút dạ, A3, bút màu. Chuông cho các nhóm
Tổ chức hoạt động:
GV chia lớp thành các nhóm. Phát giấy A3 cho các nhóm.
Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ về các thành viên trong nhóm theo hướng dẫn sau:
- Vẽ một vòng tròn to ở giữa
- Mỗi thành viên là một vòng tròn nhỏ xung quanh vòng tròn lớn và được vẽ
giao thoa với vòng tròn lớn
- Viết tên các thành viên lên các vòng tròn nhỏ
- Tìm ra những điểm chung của các thành viên trong nhóm và viết vào giữa
vòng tròng tròn to
- Tìm ra 1-2 đặc điểm đặc trưng của mỗi cá nhân và ghi vào vòng tròn nhỏ
tương ứng với tên của các thành viên đó.
Sau 10 phút, GV đặt câu hỏi cho các nhóm, các nhóm có thời gian suy nghĩ và
thảo luận trong 5 phút, nhóm nào rung chuông trước được quyền trả lời trước
1. Nhóm tìm được bao nhiêu điểm chung giữa các thành viên
2. Việc tìm ra các đặc điểm chung này có lợi ích như thế nào cho mối quan hệ
trong nhóm?
3. Việc hiểu biết về các đặc điểm riêng của từng người trong nhóm có lợi ích
như thế nào cho mối quan hệ trong nhóm
GV kết luận: Nhóm sẽ làm việc hiệu quả khi cả nhóm đều tham gia công việc, các cá
nhân trong nhóm nhận thức được về bản thân mình, hiểu và chấp nhận sự khác biệt
của các thành viên khác trong nhóm.
Hoạt động 5. Tổng kết
- Mỗi nhóm có thể vẽ một biểu tượng tượng trưng cho nhóm mình dựa trên
những đặc điểm chung và đặt tên cho nhóm. Tên này sẽ theo suốt nhóm trong quá
trình sinh hoạt CLB hè 20022. Sau đó các nhóm sẽ thuyết trình vì sao lại chọn biểu
tượng ấy
- GV sẽ cho HS đứng lên nhảy và hát theo bài hát: Ngồi lại bên nhau- Quang
Vinh

You might also like