You are on page 1of 5

Trường…………………………… THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

Họ và tên:………………………..
Đơn vị công tác:………………… Môn: Tiếng Việt
Phân môn: Luyện từ và câu
Lớp: 4
Bài dạy: MRVT Đồ chơi – Trò chơi

I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc theo
các nhóm cụ thể
+ Hiểu nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm
- Kĩ năng:
+ Học sinh biết phân loại đồ chơi, trò chơi theo các nhóm khác nhau (sức khỏe,
khóe léo và trí tuệ).
+ Bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể
- Thái độ:
+ Giáo dục học sinh ý thức lựa chọn trò chơi phù hợp, có ích để đem lại hiệu quả
trong khi chơi.
+ Giúp học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
- Giáo viên: bài giảng, máy chiếu và các thiết bị liên quan.
- Giáo án thiết kế bài dạy. Phiếu học tập ghi sẵn nội dung câu hỏi bài tập 3.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt đồng của học sinh
1. Ổn định tổ chức: HS hát. - HS hát
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV cho xuất hiện câu hỏi: - 2 HS trả lời câu hỏi.
Câu 1: Em hãy đặt 2 câu hỏi để hỏi:
+ Một câu với người lớn tuổi. + Trả lời theo hiểu biết ...
+ Một câu với bạn.
Câu 2: Khi hỏi chuyện người khác, muốn giữ - Cần thưa gửi, xưng hô cho phù
phép lịch sự cần phải chú ý điều gì? hợp với quan hệ giữa mình và
người được hỏi.
- Cần tránh những câu hỏi làm
phiền lòng người khác.
- Nhận xét bài về nhà. - HS lắng nghe rút kinh nghiệm
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài:
1
- Cho HS quan sát 2 tranh. GV giới thiệu:
Trước khi vào bài mới, cô mời các em quan - HS lắng nghe
sát một số bức tranh sau và cho cô biết các
bức tranh này thể hiện điều gì?
À đúng rồi đây là trò chơi bóng rổ. trò chơi
này rèn luyện cho ta sức mạnh hay trí tuệ.
Đúng rồi bóng rổ rèn cho ta sức mạnh.
Tiếp theo là bức tranh thể hiện trò chơi gì?
(chính xác, đó là trò chơi cờ tướng, vậy trò
chơi này rèn luyện cho ta sức mạnh hay trí
tuệ. Đúng rồi bóng rổ rèn cho ta trí tuệ.
Vậy trong trò chơi, loại nào rèn luyên cho ta
sức mạnh, loại nào rèn luyện cho ta trí tuệ thì
bài học hôm nay cô mời các em cùng với cô
chúng ta tìm hiểu thêm về vấn đề trên qua
bài ĐỒ CHƠI – TRÒ CHƠI.
3.2. Bài giảng
Hoạt động 1. Xếp các trò chơi: nhảy dây,
kéo co , ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp
hình, đá cầu vào bảng phân loại sau
- HS làm việc nhóm 2.
- HS thảo luận nhóm 2 theo nội
dung yêu cầu

- GV nhận xét chốt ý:


- Đại diện các nhóm trình bày kết
quả
- HS theo rõi sửa sai
- GV cho HS quan sát một số tranh minh họa
về các trò chơi rèn luyện sức mạnh, khéo léo - HS quan sát
và trí tuệ.
Hoạt động 2. Chọn thành ngữ, tục ngữ
ứng với mỗi nghĩa dưới đây
Như vậy qua thảo luận và tìm hiểu, chúng ta
đã hiểu được những trò chơi nào rèn luyện - HS quát sát, lắng nghe
về sức khỏe, những trò chơi nào rèn luyện về
khéo léo hay trí tuệ. Thông qua hiểu biết này
giúp các em lựa chọn đúng trò chơi để choi
một cách thoải mái, bổ ích.

2
Tiếp theo nội dung bài học hôm nay cô trò
chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm một nội dung
mới về tìm hiểu nghĩa của một số thành ngữ,
tục ngữ. Cô mời các em sang hoạt động 2.
- Sinh hoạt nhóm 4
- Các nhóm tiến hành thảo luận

- Đaị diện các nhóm báo cáo kết quả


- Các nhóm báo cáo, nhóm khác
- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương những nhận xét bổ sung.
nhóm làm đúng. - HS lắng nghe sửa bài

Hoạt động 3. Chọn những thành ngữ, tục


ngữ thích hợp ở bài tập 2 để khuyên bạn.
Vừa rồi chúng ta đã hiểu thêm nghĩa của một
số thành ngữ, tục ngữ. Bây giờ để vận dụng
những hiểu biết đó của bản thân, các em sẽ
khuyên bạn làm thế nào qua nghĩa của các
thành ngữ trên.
- HS làm việc cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài.
a. Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên - HS đọc đề bài
học kém hẳn đi.
b. Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao
chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình
gan dạ.
- HS làm vào phiếu bài tập
- GV thu phiếu bài tập và chấm sác xuất một - HS làm bài tập vào phiếu.
số bài. - HS nộp bài
Nhận xét kết quả: sửa sai hoặc tuyên dương
3.4. Trò chơi củng cố. - Lắng nghe rút kinh nghiệm
Các em thân mến, nhưng vậy cô và trò chúng
ta đã hoàn thành nội dung chính của bài học. - HS theo dõi cách chơi
3
Để giúp cac em khắc sâu kiến thức và thay
đổi không khí căng thẳng thì cô mời các em
tham gia một trò chơi rất thú vị có tên gọi:
“Ô cửa bí mật”
- Luật chơi như sau: Đây là trò chơi có tên
gọi “Ô cửa bí mật”. Bên tay phải màn hình
gồm có 4 ô cửa ẩn chứa 4 câu hỏi. bên tay
trái màn hình có 5 bông hoa ẩn chứa 5 phần
thưởng. khi chơi, các em được quyền chọn ô
cửa bất kì để trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng
sẽ được nhận phần thưởng bằng cách chọn
bông hoa mà em thích. Trong 5 phần thưởng
có 1 phần thưởng là một tràng pháo tay, ai
chọn đúng sẽ được cả lớp vỗ tay thưởng.
- Lưu ý mỗi ô cửa chỉ mở 1 lần và mỗi phần
thưởng cũng chỉ được nhận 1 lần.
- Các nhóm cử đại diện để chọn ô cửa, sau
đó thảo luận nhanh trong vòng 10 giây để trả
lời. Trả lời sai thì 1 nhóm khác có quyền trả
lời và nếu đúng thì được nhận phần thưởng
thay.
- Cho các nhóm bắt đầu trò chơi đến khi hết
trò chơi. - HS chia nhóm để tham gia chơi
- Các câu hỏi trong trò chơi: (4 nhóm).
Câu 1: Khi chơi trò chơi, làm thế nào để chơi
có ích cho bản thân? Đáp án: a) Chơi đúng lúc và đúng
thời gian.
Câu 2: “ Chơi với lửa” có nghĩa là gì?
- Đáp án: mất trắng tay
Câu 3: Trong các nhóm trò chơi dưới đây,
nhóm nào chỉ gồm các trò chơi rèn luyện sự
- Đáp án: B. Nhảy dây, múa lân, lò
khéo léo?
cò, đá cầu
Câu 4: Trong các nhóm trò chơi dưới đây,
nhóm nào chỉ gồm các trò chơi rèn luyện trí - Đáp án: C. Cờ tướng, ô ăn quan,
tuệ? xếp hình, cờ vua
4. Liên hệ, dặn dò.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương cả lớp.
- Liên hệ: Như vậy hôm nay chúng ta đã học
thêm được một bài học rất bổ ích, qua bài học - Lắng nghe, vận dụng sau bài học
này sẽ giúp các em hiểu và biết lựa chọn
những trò chơi phù hợp với bản thân, đồng
thời nắm được một số nghĩa của các câu
4
thành ngữ, tục ngữ để vận dung vào cuộc
sống của bản thân cũng như trong quan hệ với
bạn bè.
Chẳng hạn khi bạn em tham gia những trò
chơi không có ích hoặc chơi với những người
không tốt, các em có thể tránh những trò chơi
hay những người xấu đó, bên cạnh đó các em
cò khuyên bạn mình không nên tham gia.
Sau bài học này cô mong các em cần vận
dụng tốt những kiến thức đã học vào cuộc
sống để phát triển nhân cách hoàn thiện.
- Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài tính
từ (tiếp theo).

You might also like