You are on page 1of 14

GIỚI THIỆU VỀ GAMES TRONG DẠY TIẾNG ANH

A.GIỚI THIỆU TRÒ CHƠI


1. Games với Flashcard
-Flash the card:
Trò chơi giúp thu hút sự chú ý và khả năng phản xạ nhanh
của trẻ. Chuẩn bị một set flashcard có các từ khóa/hình ảnh
về chủ đề của buổi học, kêu gọi sự chú ý của trẻ (“Everybody
look at this, are you ready?”). Cho trẻ xem mặt có hình
ảnh/chữ viết thật nhanh rồi lật lại mặt trống, trẻ phải nhìn thật
nhanh và giơ tay trả lời nội dung của flashcard.
-Slowly, slowly:
Dùng một tờ giấy che tờ flashcard, từ từ dịch chuyển tờ giấy
che đó cho đến khi hình ảnh trên flashcard lộ ra hoàn toàn.
Trẻ sẽ chú ý quan sát, nhìn một phần của hình ảnh và đoán
trả lời. Trẻ trả lời càng nhanh càng tốt.
-“What’s missing?”
Dùng một bộ flashcard (khoảng 4-5 tấm tùy trình độ các em),
đặt lên bảng để trẻ ghi nhớ thông tin của tất cả các tấm
flashcard (hình/con vật/vv…). Yêu cầu trẻ nhắm mắt/ hoặc
quay lưng lại, trong lúc đó hãy gỡ 1 hoặc 2 tấm flashcard.
Sau khi trẻ mở mắt và nhìn lại lên bảng, yêu cầu trẻ trả lời
tấm flashcard nào đang bị thiếu (“what is missing?”)
- Magic eyes
Dùng khoảng 6 tấm flashcard, sắp xếp theo một hàng ngang
trên bảng. Trẻ theo dõi, đọc to tấm flashcard (con vật/hình
ảnh) theo đúng thứ tự từ trái qua phải và ghi nhớ. Trẻ đọc
khoảng 2-3 lần để nhớ thứ tự và tên flashcard. Sau đó, thầy
cô rút bớt một tấm flashcard và lần lượt rút dần các tấm
flashcard để tăng độ khó, tuy nhiên, yêu cầu trẻ tiếp tục đọc
đầy đủ các tên flashcard theo đúng thứ tự, không bỏ sót kể cả
khi trên bảng không còn hình nào. Trò chơi tăng cường khả
năng ghi nhớ (trí nhớ ngắn hạn) của trẻ.
-Lip reading (đọc khẩu hình)
Dùng một bộ flashcard (khoảng 6 tấm), dán lên bảng. Thầy
cô sẽ nói tên một tấm flashcard mà không phát ra âm thanh
(chỉ có khẩu hình), trẻ sẽ quan sát khẩu hình của thầy cô rồi
phát âm lại từ mà thầy cô vừa nhắc, tìm trên bảng tấm
flashcard có từ đó. Trò chơi giúp trẻ học được một kỹ năng
khi học ngoại ngữ, đọc khẩu hình có thể giúp trẻ nghe/đoán
thông tin dễ dàng.
-Flashcard riddles
Dùng một bộ flashcard (khoảng 6 tấm), dán lên bảng. Thầy
cô sẽ miêu tả hình ảnh trên một tấm flashcard bất kỳ (không
nói tên mà chỉ miêu tả màu sắc, hình dáng, đặc điểm dễ thấy)
và yêu cầu trẻ tìm và phát âm tên của tấm flashcard đó. Trò
chơi tăng khả năng nhận biết, quan sát và nghe hiểu của trẻ
-Flashcard groups:
Sử dụng một bộ flashcard(3-4 tấm). Chia lớp thành các đội
chơi, chia mỗi đội một tấm flashcard, tên tấm flashcard là tên
đội chơi (ví dụ đội nào nhận thẻ Tiger thì tên đội chơi là
Tiger). Thầy cô sẽ đưa ra yêu cầu hành động và nói tên đội
chơi phải thực hiện những hành động đó, các đội chú ý lắng
nghe, nếu nghe thấy tên đội mình thì thực hiện hành động.
Vd: “Clap your hand, Tiger” – Đội nào đang cầm tấm
flashcard Tiger thì phải thực hiện hành động đó.
-Flashcard chain:
Yêu cầu lớp ngồi thành một vòng tròn. Thầy cô sử dụng một
bộ flashcard (khoảng 3-4 tấm), đưa một tấm flashcard cho trẻ
và hỏi về nội dung của tấm flashcard (Ví dụ: Flashcard
“Tiger” – Are you scared of Tiger?), trẻ sẽ trả lời (Yes I am
hoặc No I am not, tùy ý). Sau đó trẻ truyền cho bạn ngồi cạnh
và cứ thế truyền cho hết vòng tròn, hỏi lại nội dung liên quan
đến tấm flashcard để bạn trả lời. Khi tấm flashcard đầu tiên
đến tay học sinh thứ 3, hãy tiếp tục truyền tấm flashcard tiếp
theo cho học sinh đầu tiên và lặp lại hoạt động ban nãy. Khi
nào tất cả số flashcard truyền lại về tay thầy cô thì hoạt động
kết thúc.
-Kim’s game:
Sử dụng một bộ flashcard (nhiều chủ đề khác nhau) (8-10
tấm), dán lên bảng. Học sinh sẽ đọc to và ghi nhớ tất cả tên
flashcard đang có trên bảng (không được ghi chép), thời gian
khoảng 1-2 phút. Sau đó, thầy cô gỡ toàn bộ flashcard xuống,
để bảng trống, yêu cầu 2 học sinh ghép thành một đội, mỗi
đội sẽ phải ghi lại tất cả tên flashcard ban nãy có thể ghi nhớ
được, càng nhiều càng tốt. Đội nào ghi đúng và nhiều nhất sẽ
thắng.

2. Games ô chữ
Tham khảo nguồn, đề bài trên website:
https://worksheets.theteacherscorner.net/

3. Hoạt động ngoài trời


-HEAD – SHOULDER – KNEE – SHOE
Chia thành nhóm 3-5 người, giữa mỗi nhóm để 1 chiếc giày

Quản trò nói: “Head” -> Người chơi chạm tay vào đầu

Quản trò nói: “Shoulder, knee,…” -> Người chơi chạm ay


vào bộ phận quản trò nói

Khi quản trò nói “Shoe” ai lấy được chiếc giày trước giơ
chiếc giày lên và là người chiến thắng

-MONEY MONEY

Nhóm xếp thành hình tròn

Quy định: Con trai có giá trị là $1, Con gái là $2 (Linh hoạt)

Quản trò nói: "Money money"

Người chơi: "How much. How much?"

Quản trò sẽ đưa ra 1 số tiền

Ai bị thừa ra sẽ bị loại.

-MUSIC CHAIR

Các bạn xếp ghế thành 1 hình tròn quay lưng lại. Số ghế nên
ít hơn số người chơi
Khi nhạc bật lên, mọi người di chuyển, nhún nhảy xung
quanh ghế.

Có thể điều chỉnh nhạc to – nhỏ liên tục để đánh lừa người
chơi

Nhạc tắt, mọi người phải nhanh chân tìm được chỗ ngồi.

Lúc đó quản trò có thể ngồi vào 1 chiếc ghế nào đó

Cứ thế tiếp tục, quản trò linh hoạt rút ghế ra để số lượng ít
dần qua mỗi lượt chơi.

Ai không tìm được ghế ngồi thì sẽ bị loại

-GUESSING GAME

Chia thành hàng gồm 6-8 người

Bạn đầu hàng ở mỗi đội bước lên một bước và quay lưng lại
đối diện với các bạn

Quản trò viết mỗi từ lên bảng, giấy (linh hoạt)

Những thành viên còn lại phải dung body language, emotion
để miêu tả từ vựng ấy và không được nói từ đó ra.

Những bạn có nhiệm vụ đoán từ thì không được quay đầu lại
nhìn từ
Các đội hô số giành quyền trả lời. Đội nào nhanh và trả lời
đúng sẽ được điểm.

Nếu sai trả lời sai cơ hội cho các đội còn lại

-SPELLING RACE

Cho cả lớp xếp thành nhóm

Quản trò sẽ đọc 1 từ

Các bạn ở mỗi hàng sẽ lần lượt nói các chữ cái có trong từ đó

Ví dụ: Từ AWESOME

Bạn thứ 1: A; Bạn thứ 2: W; Bạn thứ 3: E.....

Cứ như vậy cho đến khi hoàn thành xong spelling của từ.

Nhóm nhanh nhất là nhóm chiến thắng.

4. Games trên quizizz.com


-Vào website : www.quizizz.com
- Nếu chưa có tài khoản, chọn “Sign up” (tạo tài khoản) –
sử dụng gmail để tạo tài khoản dễ dàng. Nếu đã có tài
khoản thì chọn “Log in”để đăng nhập
-Ấn chọn “use as a teacher” (sử dụng với tư cách là thầy cô
để tạo games)
-Profile cá nhân trên quizizz đang hiện trên màn hình, để
tạo quiz, games hãy ấn ô “Create a new quiz” (bên dưới
tên profile, góc trái màn hình)
-Nghĩ tên cho bộ quiz, chọn chủ đề muốn ra. Sau đó, màn
hình hiện “Write your own” (tự tạo) hoặc “Teleport from
Quizizz Vocabulary” (tìm kiếm sẵn có)
-Lựa chọn dạng câu hỏi muốn học sinh thực hiện (multiple
choice/ fill in the bank/ vv….)
-Sử dụng quizizz hiệu quả, đẹp, tiện lợi và nhanh chóng
tạo quiz để kiểm tra kiến thức học sinh, học mà chơi chơi
mà học

B.LỢI ÍCH CỦA GAMES, CÁCH KẾT HỢP VỚI VIỆC DẠY
HỌC
1. Lợi ích của việc học tiếng anh qua games
-Ôn luyện kiến thức hiệu quả, mọi lúc mọi nơi:
Các trò chơi tiếng anh cho trẻ em thường là những trò chơi
thử thách trí nhớ, từ vựng hoặc phản xạ nhanh đoán nghĩa
của từ. Vừa giúp trẻ tiếp thu bài mới một cách hiệu quả,
vừa giúp ôn lại những kiến thức đã học một cách hiệu quả,
cách học qua những trò chơi có hiệu quả hơn gấp nhiều lần
so với những cách học qua sách vở truyền thống. Một số
trò chơi là qua app, qua mạng, trẻ có thể sử dụng điện
thoại thông minh- dưới sự giám sát của cha mẹ, để ôn
luyện.
Các trò chơi có khả năng tóm lược nội dung bài học một
cách sinh động, trực quan hơn.
-Cơ hội thể hiện bản thân, nâng cao sự tự tin và độ
mạnh dạn của học sinh
 Khi tham gia các trò chơi tiếng anh, học sinh sẽ được tự
do bộc lộ quan điểm, cá tính, suy nghĩ của mình và cố
gắng để chiến thắng, vượt qua thử thách. Đối với mỗi học
sinh, sự chiến thắng nhỏ trong các trò chơi là minh chứng
cho nỗ lực của bản thân, sự công nhận và lời khen của cha
mẹ, thầy cô là động lực thúc đẩy học sinh tiếp tục cố gắng.
Các em học sinh nhút nhát, rụt rè, được khuyến khích động
viên khi tham gia trò chơi, thử thách bản thân, các em sẽ
bước ra khỏi vùng an toàn, hòa nhập nhanh hơn, vui vẻ
hơn khi tới lớp.
-Tạo động lực, hứng thú học tập
Nếu mỗi ngày học tiếng anh đối với trẻ đều chỉ dừng lại ở
những kiến thức khô khan thì chắc chắn trẻ sẽ rất mau
chán và coi việc học tiếng anh như một áp lực. Việc áp
dụng các trò chơi trong quá trình học sẽ mang đến cho bé
cảm giác thú vị và thoải mái, điều này giúp não bộ tiết ra
hormone adrenaline tạo hứng thú hơn trong học tập. Học
mà chơi, chơi mà học

- Hiệu quả về thời gian


Mỗi trò chơi kéo dài khoảng 10-15 phút nhưng giúp học
sinh khởi động bài học đầy hứng thú và nhớ lâu hơn kiến
thức.
-Tăng độ tập trung của học sinh
Thường sau mỗi bài giảng, tiết học dài, học sinh sẽ mệt
mỏi dễ mất tập trung. Việc khởi động trò chơi, quiz giúp
học sinh “bừng tỉnh”, tập trung trở lại bài.
-Cung cấp bối cảnh sử dụng tiếng Anh
Trong mỗi câu hỏi của trò chơi/ quiz sẽ thường gắn với bối
cảnh để học sinh lựa chọn đáp án phù hợp. Với những em
chưa thật sự hiểu nghĩa, hiểu cách sử dụng cụm từ/cách
diễn đạt tiếng anh nào đó thì đây là một phương pháp tuyệt
vời.
-Đẩy mạnh năng lực giao tiếp.
Nhiều trò chơi yêu cầu hoạt động nhóm, các em học sinh
sẽ phải giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả để giành chiến
thắng và vượt qua thử thách mà trò chơi đưa ra. Đối với
những em rụt rè và chưa bạo dạn, đây là cách tiếp cận khá
hiệu quả, giúp các em hòa nhập với bạn nhanh hơn
-Giảm lo lắng về việc mắc lỗi
Áp lực về việc mắc lỗi, sợ sai, sợ bị điểm thấp là một rào
cản lớn của học sinh khi học ngoại ngữ, khiến các em ngại
nói, ngại làm. Tuy nhiên, khi chơi trò chơi, trả lời quiz, các
em tạm quên đi nỗi lo lắng đó, được thử và thử lại – qua đó
học được và luyện tập thêm nhiều kiến thức mới.
-Lồng ghép yêu cầu phối hợp nhiều kĩ năng.
Mỗi trò chơi thường yêu cầu học sinh vận dụng các kỹ
năng để vượt qua thử thách. Ví dụ trò đọc khẩu hình (Lip
reading- mục trò chơi với Flashcard), học sinh yêu cầu phải
quan sát kỹ, tập trung ghi nhớ và tăng khả năng phản xạ,
tìm kiếm thông tin trong não thật nhanh để tìm từ trùng
khớp với yêu cầu của trò chơi)
-Kích thích khả năng sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ mới.
Đối với một số học sinh, việc nghe và ghi chép thông tin
trên giấy vở, gập sách vở lại sẽ không nhớ được và không
vận dụng được. Tuy nhiên, bằng cách chơi trò chơi, các em
buộc vận dụng, học kiến thức mới qua nhiều giác quan : thị
giác, xúc giác, thính giác, các em phát âm, dùng kiến thức
mới để giải đố, hoàn thành thử thách.
2. Kết hợp games với bài học như thế nào?
Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để
dạy học ở tất cả các bậc đào tạo, trình độ học viên.
Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm
sau:
- Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:
+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học
hoặc một phần của chương trình.
+ Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt
động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ
với các hoạt động vận động.
+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra
các cách chơi có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng
học tập hợp tác.
+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm
tại chỗ
- Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò
chơi.
- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa
làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh
tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có
hiệu quả
- Thường xuyên tăng tính thử thách để tăng độ khó và sự
hứng thú cho học sinh khi chơi, tránh để trò chơi quen thuộc
gây chán.
-Giới hạn thời gian chơi games (không nên quá 30 phút, học
sinh dễ mất tập trung), đan xen trò chơi vào bài học: ví dụ kết
thúc một phần bài giảng có thể cho học sinh chơi một trò
chơi vừa giải trí vừa ôn lại, sau đó quay lại học rồi lại chơi.
Cứ như vậy, học sinh tập trung và hứng thú học hơn.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm
sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội
tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ,
cờ…)
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội
chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được
làm…
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của
cuộc chơi. (nếu có)
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những
việc làm sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia
trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để
rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và
trao phần thưởng cho đội đoạt giải.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà
trò chơi đã thể hiện.

You might also like