You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỘI SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC
ĐỘI SINH VIÊN TÌNH NGUYỆN VIỆN NGOẠI NGỮ

Welcome

KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH


SINH HOẠT VĂN HÓA HÈ

PHỤ TRÁCH:

1.Đồng chí:Hà Thị Thu Thảo – Đội SVTN Viện Ngoại ngữ

2. Đồng chí: Hoàng Đức Quân – Đội SVTN Viện Toán ứng dụng và Tin học

Hà Nội, tháng 07 năm 2022


MỤC LỤC

STT Nội Dung Trang


1 Lời mở đầu 3
2 Giới thiệu 4
3 Môn Toán 5
4 Môn Tiếng Anh 7
5 Môn Kỹ năng sống 11
6 Môn Kỹ thuật 18

2
LỜI MỞ ĐẦU
Nếu như nói đời người giống như một bộ phim thì có lẽ quãng đời sinh viên là
thước phim rực rỡ nhất. Những ngày cuối cùng của năm học đã đến, nhiều sinh viên háo
hức trở về sum họp cùng gia đình sau những ngày tháng học tập xa nhà. Còn các chiến
sĩ áo xanh trường Đại học Bách khoa Hà Nội chúng tôi lựa chọn mùa hè là dịp khoác
trên vai chiếc ba lô chứa đựng cả bầu trời nhiệt huyết tuổi trẻ, vượt nắng vượt gió để đặt
chân tới mảnh đất Hợp Tiến, Đồng Hỷ, Thái Nguyên nghĩa tình.
Không chỉ giúp đỡ người dân những công việc như lắp đặt đường điện chiếu
sáng, đào vét kênh mương, giao lưu văn hóa văn nghệ,... mà chúng tôi còn tổ chức
những buổi sinh hoạt văn hóa hè với nguyện vọng mở ra thật nhiều sân chơi vừa bổ ích
lại vừa lý thú giúp gắn kết các tình nguyện viên với thế hệ tương lai của đất nước với
nhau. Những tiết học Toán, Anh, vui nhộn, tiết học kỹ năng sống thiết thực,... sẽ giúp
xua tan đi cái nắng gay gắt của mùa hè để rồi đọng lại là những kỷ niệm đẹp đẽ giữa các
em học sinh và tình nguyện viên. Năm ngày - quãng thời gian không quá ngắn cũng
không quá dài, nhưng đủ để chúng tôi tạo nên những khoảnh khắc vui tươi mới lạ cho
các em và khi nhìn những nụ cười trong sáng, hồn nhiên ấy cũng tiếp thêm động lực,
tinh thần trên con đường làm tình nguyện của chúng tôi.

3
A,GIỚI THIỆU
1, Thành phần tổ chức:
- Đội SVTN Viện Toán ứng dụng và Tin học
- Đội SVTN Viện Ngoại ngữ
- Phụ trách chính:
o Đồng chí: Hà Thị Thu Thảo-Đội SVTN Viện Ngoại ngữ.
SĐT:0389051838
o Đồng chí: Hoàng Đức Quân-Đội SVTN Viện Toán ứng dụng và Tin học.
SĐT: 0814270478
2, Địa điểm
Trường : THCS xã Hợp Tiến
3, Nội dung
- Nhằm tổ chức các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi và giao lưu cho các em
thiếu nhi, chương trình Sinh hoạt Văn hóa hè 2022 tạo điều kiện cho các em
không chỉ học hỏi mà còn được thỏa sức vui chơi, sáng tạo.
- Chương trình Sinh hoạt Văn hóa hè gồm:
o Cấp 2: 1 buổi Toán, 1 buổi Kỹ năng sống, 2 buổi Tiếng Anh và 1 buổi
Kỹ thuật
o Thời gian: từ ngày 16/07/2022 đến ngày 19/07/2022
▪ Buổi sáng: từ 8h đến 10h00
▪ Buổi chiều: từ 14h30 đến 16h30
4, Dự trừ kinh phí
Toán: 100.000 đồng
Tiếng Anh:70.000 đồng
Kỹ năng sống:150.000 đồng
Kỹ thuật: 270.000 đồng

4
B, NỘI DUNG
MÔN TOÁN
Giáo án môn Toán
I. Đầu tiết:
- Chào hỏi và giới thiệu qua về đội cũng như mục đích của buổi dạy hôm nay.
- Nhắc lại qua qua về kiến thức các e đã học như: phân số, số thập phân, cách tính
chu vi, diện tích các hình tròn, vuông, tam giác, …
- Tiến hành chia lớp thành 8 nhóm nhỏ để thuận tiện cho việc chơi 1 số trò chơi.
- Chuẩn bị nhiều giấy A4 và tẩy được cắt ra làm nhiều mảnh cùng bút chì.
II. Các trò chơi:
1. Chiếc đũa ma thuật:
- Chuẩn bị: 1 chiếc đũa, tầm 10 tờ A4, tẩy.
- Cách chơi:
Chọn ra 1 em bất kì trong lớp và trao đũa cho em đó (sẽ được đánh số
thứ tự là 1). Em đấy sẽ chọn 1 người bất kì và làm động tác biến người
đó thành 1 con vật nào đó. Người bị chỉ định sẽ phải trả lời đáp án để có
thể hóa giải lời nguyền. Đáp án là tích của số thứ tự chơi của người đó
với số chân của con vật mà mình bị hóa thành.
VD: Người bị chỉ định có số thứ tự là 9 bị hóa thành con nhện thì đáp án
sẽ là 72.
Người bị chỉ định sẽ có nhiều nhất 1p để đưa ra đáp án của mình (đưa cả
bút và giấy cho các em nháp). Nếu người đó trả lời được thì sẽ được cầm
đũa và được chọn người tiếp theo để đọc lời nguyền. Nếu người đó
không trả lời được thì sẽ phải giới thiệu về bản thân trước cả lớp và kêu
hoặc diễn tả động tác của con vật đó để phá giải lời nguyền (nếu không
thì có thể note e đấy lại đến giữa giờ cho tổ chức chương trình văn nghệ).
Thời lượng: 40p.
- Lưu ý:
+) Mỗi người sẽ đc chơi trò này 1 lần.
+) Khi có e nháp xong thì các trợ giảng khác lấy tờ giấy đó ra tẩy đi và
đưa tờ giấy trắng khác vào.
+) Nếu chưa hết 40p thì chúng ta sẽ dừng lại ở em thứ 20 để đảm bào các
e còn tính nhanh được.
2. Xếp hình:
- Chuẩn bị:
+) 2 cái hình đã được chia thành 1 số mảnh nhỏ, mỗi hình sẽ có 8 bản y
hệt cho 8 nhóm đã được cắt.
+) Các bạn trợ giảng đốc thúc các em nhanh chuyển chỗ vào nhóm cũ.
- Cách chơi: Các em sẽ phải ghép hình đã cho thành 1 hình cơ bản. Sau 5p mà
chưa nghĩ ra thì ban tổ chức sẽ công bố đáp án trong 30s để các e có thể xem và
xếp hình lại. Sau 10p thì sẽ hết thời gian. Đội nào thằng cuộc sẽ nhận được phần
quà từ chương trình.
- Thời gian: < 20p.
3. Giờ giải lao: (8-10p)
Cho các em vừa thua trò chơi thứ nhất và gọi thêm 1 số em lên hát, giao
lưu văn nghệ hoặc giới thiệu về bản thân.
4. Rung chuông vàng:
- Chuẩn bị: mỗi e 1 phần tư tờ giấy A4 và 1 phần nhỏ tẩy.

5
- Cách chơi: ban tổ chức sẽ liên tục đưa ra các câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ có
15s để suy nghĩ và trả lời bằng cách viết ra tờ giấy rồi giơ lên. Sau khi
hết thời gian của từng câu hỏi các bạn trợ giảng sẽ check đáp án của
từng e một. Nếu sai thì sẽ sẽ bị loại (cho các e đứng lên bục giảng). Nếu
đúng thì e đó ngồi yên tại chỗ và được đến với câu hỏi tiếp theo. Khi
nào còn chưa đến 1 nửa số sinh viên thì các trợ giảng sẽ được quyền cứu
trợ. Mỗi trợ giảng sẽ đưa ra câu hỏi và yêu cầu các bạn bị loại trả lời.
Mỗi trợ giảng sẽ chọn ra 3 e trả lời đúng và nhanh nhất trở lại cuộc chơi
(chỉ được sử dụng giải cứu 1 lần). Đến câu 27 thì những người trên sân
sẽ được sử dụng quyền trợ giúp từ bên ngoài qua việc viết đáp án vào tờ
giấy rồi gấp máy bay để ném. Ai trả lời được hết 30 câu sẽ nhận được
phần quà lớn từ chương trình.
- Thời gian: 30-40p
- Lưu ý:
+) các bạn trợ giảng coi nghiêm ngặt để đảm bảo tính công bằng cho trò
chơi.
+) trong quá trình di chuyển nhắc nhở các e để tránh trường hợp chen lấn
xô đẩy.
5. Trò chơi đếm hình:
- Chuẩn bị: ban tổ chức sẽ chuẩn bị các hình cho trước và đã được chia
thành nhiều hình nhỏ.
- Cách chơi: đếm số hình tam giác trong hình đã cho. Đội nào có đáp án sẽ
chạy lên bảng ghi đáp án vào phần bảng của mình và phải chỉ ra được số
tam giác đã đếm. Đội nào nhanh nhất sẽ được cộng 1 điểm. Cuối trò chơi
đội nào cao điểm nhất sẽ nhận được phần quà từ chương trình (trong
trường hợp có 2 đội có số điểm bằng nhau thì định đoạt bằng cách oẳn tù
xì).
6. Sau buổi học:
- Nếu e nào có nhu cầu thì có thể nán lại giải đáp thắc mắc cho các e về
vấn đề học tập cũng như trong cuộc sống.

Danh sách câu hỏi phần rung chuông vàng


1. Trong 1 năm có 4 tháng có 30 ngày là những tháng nào?
2. Công thức tính diện tích hình tròn là gì?
3. Chu vi của 1 tam giác cân có 2 cạnh bằng 7cm, 1 cạnh bằng 3 cm là bao nhiêu?
4. Phân số nào sau đây chưa tối giản 1/3; 4/10;3/18;10/12

6
MÔN TIẾNG ANH

I, Làm quen (15 phút)


• Giới thiệu về Đội Sinh viên tình nguyện và mục đích tiết học.
• Hỏi một số bạn về nghề nghiệp mơ ước ở tương lai. => Lý do dẫn dắt vào bài
học.
II, Nội dung bài học (30 phút)
* Vocabulary: teacher - doctor - nurse - singer - farmer - police - driver - worker
- flight attendant - pilot - dancer - chef (cook) - tour guide.
III) Trò chơi
1. Word of Mouth (15phút)
-Trước tiên, phải chia lớp thành 4 hàng dọc. Sinh viên sẽ nói thầm vào tai của
bạn đứng đầu mỗi hàng một từ gì đó. Sau đó, bạn này sẽ có nhiệm vụ truyền tiếp
cho bạn đứng sau mình và như vậy cho đến hết hàng. Bạn cuối cùng sẽ phải
nhanh tay lên bảng viết từ đó ra. Nếu đội nào viết đúng và xong sớm thì sẽ được
1 điểm.
- 5 lượt chơi.
2. Game crossword (trò chơi ô chữ) (15 phút)
• Tạo một bảng ô chữ (khoảng 7-10 hàng) để cho các bạn đoán xem, hàng đó chỉ
nghề nghiệp gì.
• Sử dụng âm thanh bài hát để các bạn đoán ra tên nghề nghiệp bằng tiếng Anh.
https://www.youtube.com/watch?v=hI9S8VjqxJ8&t=80s
• Các từ: teacher, farmer, doctor, police, pilot, worker, driver
+, Teacher: Người thầy
+, Farmer: Bài ca nông dân
+, Doctor: Những bông hoa nở giữa mùa dịch
+, Police: Bài ca chiến sĩ công an
+, Pilot: Anh phi công ơi
+, Worker: Cháu yêu cô chú công nhân
+, Driver: Tôi người lái xe

7
(ảnh minh họa)
3. SẮP XẾP TỪ VỰNG-STOP THE BUS (10-15 phút)
• Cách chơi: chuẩn bị trước những từ ngữ liên quan đến job và flashcard
hoặc giấy in các chữ cái. Mỗi từ vựng sẽ bị đảo lộn vị trí các chữ cái, và
học sinh phải sắp xếp lại sao cho đúng. Đội nào nghĩ ra trước thì nhấn
chuông trả lời hoặc nói “ stop the bus” để lên thực hiện. Mỗi lần đúng sẽ
được 5 điểm. Sai sẽ bị chuyển cho đối thủ 3 điểm.
4. WHAT AM I ? (15-20 phút) (Dự bị nếu thừa thời gian)
Cách chơi :

• Cung cấp các từ vựng liên quan đến chủ đề Jobs & Occupation xuất hiện trong
video. Sau khi các em đã nắm chắc từ vựng sẽ chuyển sang bước sau.
https://www.youtube.com/watch?v=1oxb7WRuijw
• Tùy vào số lượng học sinh trong lớp, có thể chia thành 2 hoặc 4 nhóm.
• Chiếu video lên màn hình TV và giải thích luật chơi như sau:
• Dựa vào những gợi ý xuất hiện trên màn hình, mỗi nhóm sẽ có 10s để suy nghĩ (
lúc đó giáo viên sẽ dừng video lại). Sau khi hết thời gian, mỗi nhóm sẽ viết đáp
án của mình ra 1 cái bảng phấn hoặc 1 tờ giấy và giờ lên ( viết ra giấy thì nên
chuẩn bị bút dạ cho các bạn )
• Sẽ tính điểm đúng của từng nhóm và có phần thưởng …
=> Tổng kết lại từ vựng đã được học
=> Lời chào, lời chúc, hẹn gặp lại các bạn vào thời gian gần nhất.

2. Body parts (Thanh Tâm)


I, Mở đầu
• Giới thiệu bản thân, đội sinh viên tình nguyện và mục đích tham gia giảng dạy
• Làm quen và hỏi tên một số em
• GIới thiệu vào chủ đề (body parts)
• Hỏi tên các bộ phận trên cơ thể bằng tiếng Việt
• Hỏi các em về một số bộ phận cơ thể bằng tiếng Anh mà các em biết ( có thể sử
dụng tiếng VIệt để gợi ý
• +
II, Nội dung
1. Cung cấp cho các em từ vựng (ppt bao gồm hình ảnh minh họa)
face: hair, forehead, head, eye, eyebrow, nose, mouth, lips, cheek, ears, chin,
neck
in front: face, neck, shoulder, chest, arm, elbow, hips, hands,thigh, knee,leg
teeth, tongue
foot, feet,back
2. Game
a. Ghi nhớ và phản xạ từ mới ( cần 3 trợ giảng làm 3 leaders)

- Sau khi học từ vựng về Body parts xong, cho các em 5-10 phút ghi nhớ.
Sau đó chia lớp thành 3 nhóm xếp thành 3 hàng dọc( 7 em/nhóm) => sẽ
có 7 lượt chơi

- Cần leader quan sát trò chơi cùng với người dạy

8
- Người dạy đọc tên+chỉ lên các bộ phận trên cơ thể và yêu cầu tất cả đọc
từ mới và chỉ đúng bộ phận đó

- Sau đó, người dạy nói từ to nhất ( lúc này người dạy kh chỉ tay lên body
nữa) và nói “stop”, 3 em chơi sẽ chỉ đúng bộ phận đó và đứng yên tư thế.
Người quan sát trò chơi thấy đội nào đúng sẽ ghi điểm và cuối cùng tổng
kết đội chiến thắng.

b. Crossword (thảo luận nhóm)

- Chia lớp thành 4-5 nhóm

- Photo giấy A3; 4->5 bản, ở xung quanh tờ giấy sẽ in hình ảnh về body part để
giúp gợi ý cho các e, ở giữa của tờ giấy sẽ chia thành các ô theo hàng dọc, hàng
ngang.

- Ở mỗi một hàng ngang đều có 1 chữ cái được điền sẵn trong 1 ô

- Các chữ cái đã gợi ý trong các ô ở hàng ngang sẽ tạo thành 1 từ vựng quan trọng
ở ô hàng dọc ví dụ (healthy, body...)

- Phát cho mỗi nhóm 1 tờ đã photo rồi cho các e thảo luận, nhóm nào trả lời đúng
chính xác và nhanh nhất sẽ chiến thắng ( thời gian khoảng 20-30’)

c. Guess what
người dạy sẽ show hình ảnh liên quan đến body parts ( 10 pictures- với các bộ
phận khác nhau )
ảnh minh họa : look at the picture, can you guess where it is injured?

• những bạn ngồi dưới nhìn ảnh rồi miêu tả ( những bạn này không được nói chỉ
sử dụng body language )
• những bạn đứng trên bục giảng chỉ được trả lời 1
( những bạn này không được nhìn ảnh )
• yêu cầu tất cả các bạn trả lời, bạn nào trả lời nhanh nhất được về chỗ )
• bạn nào ở lại lâu nhất thì sẽ phạt ( có thể hát 1 bài )
• kết thúc : cho cả lớp nghe bài hát liên quan đến body parts, yêu cầu nghe theo
nhạc và use body language.
thời gian : 10-15’
d. Cho các em nghe bài hát https://www.youtube.com/watch?v=h4eueDYPTIg và
làm theo
III. Tổng kết lại bài học bằng cách kiểm tra từ vựng của các em

9
MÔN KỸ NĂNG SỐNG
I,Mở đầu
1.Giới thiệu: Giới thiệu sơ lược về các thành viên đứng lớp.
2. Đưa ra quy tắc đáp lời trong lớp ( Giúp các em tập trung khi lớp quá ồn)
- Khi người dạy nói: “ Môi xinh” thì các em đáp lại là: “Mỉm cười” và nở nụ
cười thật tươi, ai không thực hiện sẽ bị phạt đứng lên ngồi xuống 3 cái.
II, Nội dung
1.Phòng chống tai nạn đuối nước:
Hiện nay , mùa hè với thời tiết nóng bức , tâm lí và nhu cầu cho việc đi bơi ngày
càng tăng do đó việc xảy ra bị đuối nước hàng năm rất cao.
1.1. Khái quát sơ lược về tinh trạng , nguyên nhân của đuối nước
a, Tình trạng
Video ngắn về tình trạng đuối nước ở VN
https://www.youtube.com/watch?v=28EGV8Pof5Q
b, Nguyên nhân
Tương tác với các em qua các câu hỏi : Vậy nguyên nhân việc này
dẫn đến từ đâu?.
Video ngắn về nguyên nhân dẫn đến đuối nước ở việt nam hiện nay (
video từ (6:27-8:03)
https://www.youtube.com/watch?v=CRzcU-ahMT8&t=273s
1.2. Cách phòng chống đuối nước
1.2.1 Lưu ý khi đi bơi
Lưu ý khi đi bơi
1. Trước khi bơi
o Không bơi khi cơ thể quá mệ mỏi, đổ nhiều mồ hôi
o Không ăn no, chỉ ăn nhẹ và uống đủ nước
o Khởi động kỹ trước khi xuống nước từ 5-10’ để cơ thể ấm lên tránh tình
trạng cơ cơ, chuột rút
o Khi nhiệt độ nước quá lạnh hoặc quá nóng thì nên xuống từ từ để tránh
tình trạng sốc nhiệt
o Không biết bơi thì nên bơi cùng người lớn để đảm bảo an toàn
o Mang theo dụng cụ cứu hộ phòng trường hợp khuẩn cấp như bị chuột rút
và bị cuốn vào xoáy nước
2. Trong khi bơi
o Khi bơi ở bể bơi, chỉ bơi ở khu vực có độ sâu phù hợp không ra chỗ sau
dẫn đến trượt chân
o Khi bơi ở sông, hồ, ao chỉ chọn những nơi có nước sạch, không bị ô
nhiễm vì có thể gây nên kích ứng da, hỏng mắt; chỉ bơi gần bờ vì khi ra
ra xa đất có thể bị sụt dẫn đến sặc nước

o Không vận động quá sức khiến cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi có thể dẫn dến
ngất dưới nước do kiệt sức
3. Sau khi bơi
o Nhớ vệ sinh kỹ tai,mũi họng, tắm rửa cơ thể, đặc biệt vùng kín có thể
chứa nhiều vi khuẩn
1.2.2 Vận động trước khi bơi
Video hướng dẫn khởi động trước khi đi bơi
Trên bờ

10
https://youtu.be/fLvjd_t1BFY

Dưới nước
https://youtu.be/K5vmmwmt6Qs
1.2.3 Tâm lý và cách xử lý khi bị đuối nước hay chứng kiến đuối
-Đầu tiên mình hãy cảm ơn anh/chị A vì đã trình bày rất kỹ các lưu
ý khi đi bơi và vận động trước khi bơi được không ạ?
(vỗ tay)

-Thông qua phần trước đó, chúng mình đã có những lưu ý khi đi bơi
cơ bản phải không ạ? Như là có người lớn đi kèm, mặc sẵn áo phao
vân vân và vân vân… ->Tuy nhiên, người lớn đôi khi có thể không
để ý, áo phao thì là vật khá bất tiện để mang đi, nhất là những ngày
nắng nóng, khi việc bơi quyết định trong tích tắc, tiện đường học về
nóng quá anh cũng muốn tiện nhảy xuống cái ao hồ nào đó để bơi…
Thế nên,anh ở đây muốn chúng mình cùng đối diện với vấn đề, rằng
“Nếu chúng ta- những bạn trẻ BỊ đuối nước HOẶC chứng kiến đuối
nước thì tâm lý sẽ diễn ra như thế nào(vì chúng ta chủ quan và chưa
chuẩn bị tinh thần, thậm chí như hình ảnh các em thấy ở đây, trong
sự kiện olympic quy tụ những vđv xuất sắc nhất thế nhưng vẫn cần
những người cứu hộ túc trực)
Từ đó, hãy cùng anh chị bàn luận để đưa ra phương án xử lý khi gặp
tình trạng đuối nước hoặc thấy người khác đuối nước. Anh xin tự
giới thiệu, anh tên là …,rất hân hạnh khi được đồng hành cùng mọi
người phần này.

Được rồi, anh đang băn khoăn không biết ai đã từng bị đuối
nước(nên có phần định nghĩa đuối nước là gì ở những phần trước)
chưa nhỉ?(giơ tay) Anh sẽ rất cảm kích nếu được người có kinh
nghiệm giúp đỡ ạ
Không có người giơ tay Có người giơ tay

Nhảy xuống tiếp luôn -A cảm ơn và chào em, em tự


giới thiệu mình được không:…?
-Em có thể chia sẻ là tại sao lúc
đấy em lại gặp phải tình trạng
đuối nước được không nhỉ(ý là
hỏi hôm đấy làm gì mà bị đuối
nước)
-vậy em có thể kể lại trải nghiệm
của bản thân được không?
-Cảm ơn & ngồi xuống

Vậy chúng mình có thể thấy rằng bạn B, từng suýt bị đuối nước
vì…... Vì vậy, chúng mình chú ý lúc bơi có những việc trong lúc bơi
không nên làm:
-cố gắng bơi dù đã hết sức
-bơi sai tư thế, dẫn đến chuột rút
-đánh giá sai mực sâu của nước
-bơi quá xa bờ
11
-v.v.v
A,TÂM LÝ KHI BỊ ĐUỐI NƯỚC
Tâm lý khi bất chợt rớt xuống nước: sợ hãi, đập nước mãi không nổi được,cảm giác
nước xung quanh dồn về đè, muốn hô cứu nhưng không có ai, cạn sức….
Xét 3 cách đối phó giả thiết cho bọn trẻ lựa chọn:
A. Hình ảnh cố gắng vùng vẫy,đập nước cố nổi
B. Hình ảnh cố gắng nín hơi, thử bơi xuống đáy rồi lấy đà bơi lên về bờ
C. Bình ổn lại tinh thần, cố hít không khí nhiều nhất có thể
Ptich đáp án đúng/sai tương ứng với mỗi lựa chọn mà các em tham gia trả lời. Tuy
nhiên đây là 1 cách dẫn dắt và phân tích cho đáp án đúng :v : “ Trước khi anh đưa ra
cách thức hợp lý nhất, anh muốn các em hãy tưởng tượng, nếu bản thân gặp trường hợp
này. Việc ưu tiên số 1 là gì? À đúng rồi, đó chính là sống sót đủ lâu để 1. Bản thân đánh
giá đúng tình hình 2. Câu giờ đủ lâu để ai đó phát hiện(tuy nhiên, anh muốn các em hãy
tạm chấp nhận rằng có thể sẽ chẳng có ai cứu chúng ta cả, bởi vì…). 3. Có phương án
đối phó để tự cứu bản thân.ĐỂ làm điều đó chúng ta cần duy trì 2 yếu tố: đó là duy trì
lượng oxy, tiếp đó là giữ sức .Chỉ cần đảm bảo 2 yếu tố này các em hoàn toàn không sợ
đuối nước .Vì thế, pa3 là hợp lý nhất” đoạn này phân tích trong tình huống thực tế đấy
việc gì sẽ xảy ra, đồng thời giải thích sao phải giữ bình tĩnh(nêu các ý)….,tại sao phải
hít 1 hơi thật sâu(giải thích dựa vào cái acsimet đơn giản thôi, có gì lấy hình ảnh lá phổi
mình như quả bóng đá rơi xuống nước ấy)
Tiếp đến dẫn dắt đến hành động số 2:

A. Sau khi cố vươn để hít sâu, có thể chìm xuống nước,rồi lại nổi lên. Em có thể
thấy việc này câu được giờ và tiếp tục quá trình lặp đi lặp lại
B. Tiếp tục giữ bình tĩnh, thả lỏng cơ thể,vươn 2 tay về sau đầu sao cho diện tích
tiếp xúc của cơ thể với mặt nước lớn nhất
C. Nhìn về hướng bờ, cố gắng đạp nước để về bờ
Giải thích lý do tại sao phải chọn phương án B ra, sử dụng kiến thức về áp lực,trọng
tâm… tham khảo bài viết này nha : BÍ QUYẾT GIÚP NỔI TRÊN MẶT NƯỚC
KHÔNG CẦN CỬ ĐỘNG (vinteambuilding.vn) ngoài ra cũng nên chỉ ra 1 số khó khăn
ban đầu nếu bắt đầu quy trình thả nổi

B, Cách xử lý khi gặp trường hợp bị đuối nước


Vid này là 1 công cụ tuyệt vời cho phần này: ĐUỐI NƯỚC | KỸ NĂNG AN TOÀN
CHO BÉ 2021 - YouTube
Chỉ cần dùng đoạn vid nào hợp lý cho phần dẫn dắt nha, trong vid cũng đóng vai trò
làm người trình bày như mình nên mình không cần làm lại phần này nữa
1.3 Tổng kết và chơi trò chơi
A. Bom nổ chậm (15p)
• Chuẩn bị: Một quả bóng (bằng giấy) làm bom.
• Luật chơi:
• Chia lớp làm 2 đội.
• Quản trò đưa ra câu hỏi và bật tiếng bom nổ chậm: (3) Tiếng bom nổ - YouTube
(chỉnh tiếng bom thành file mp4 dài 1p)
• Ném bom cho bạn học sinh bất kì của đội 1, bạn học sinh phải trả lời câu hỏi rồi
mới được ném cho bạn bất kì của đội 2.
• Tiếp tục cho đến khi bom nổ ở đội nào thì đội đó thua.
• Có thể chơi nháp 1 lần. Chơi 3 lần để tìm ra đội thắng cuộc.
• Hình phạt: Đội thua phải hát một bài do đội thắng yêu cầu.
1. Kể những việc cần lưu ý trước khi bơi?
• Không bơi khi cơ thể quá mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi
12
• Không ăn no, chỉ ăn nhẹ và uống đủ nước
• Khởi động kỹ trước khi xuống nước từ 5-10’
• Khi nhiệt độ nước quá lạnh hoặc quá nóng thì nên xuống từ từ để tránh tình
trạng sốc nhiệt
• Không biết bơi thì nên bơi cùng người lớn để đảm bảo an toàn
• Mang theo dụng cụ cứu hộ

2. Những việc không nên làm trong khi bơi?

• Cố gắng bơi dù đã hết sức


• Bơi sai tư thế, dẫn đến chuột rút
• Bơi ở nơi quá sâu
• Bơi quá xa bờ

3. Các nguyên nhân gây đuối nước?


- Không có sự giám sát của người lớn
- Chưa được trang bị kĩ năng an toàn trong bơi lội
- Không biết bơi
- Chuột rút….

4. Các vật có thể dùng để cứu người bị đuối nước?


- Dây thừng
- Phao
- Sào, gậy dài

B. Hộp quà bí mật (15p)

• Chuẩn bị: 3 hộp quà và câu hỏi


• Luật chơi:
• Người quản trò sẽ bật một bài hát, cả lớp sẽ cùng hát theo và cùng chuyền hộp
quà đi.
• Bài hát dừng sau 2p, học sinh nào cầm hộp quà trên tay phải trả lời câu hỏi dán
trên hộp quà.
Nếu trả lời đúng sẽ nhận được quà bên trong (bánh kẹo).
Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho học sinh nào xung phong.
Không có ai xung phong thì hộp quà được trả lại cho quản trò và quản trò thông
báo câu trả lời.
1. Nếu em là người bơi rất giỏi, khi gặp bạn mình bị đuối nước em có nhảy
xuống kéo bạn lên không?
- Không. Vì điều đó gây nguy hiểm tới tính mạng của cả 2. Ngay cả
người biết bơi cũng khó giải cứu trực tiếp một nạn nhân đuối nước đang
hoảng loạn.
2. Khi cứu người bị đuối nước bằng vật dài như dây thừng bằng gậy, chúng
ta có nên đứng không? Vì sao?
- Không. Chúng ta phải nằm xuống để tránh bị kéo ngược xuống dưới.
3. Khi bị đuối nước, có nên quẫy đạp mạnh để gây chú ý cho mọi người
không?

13
- Không. Làm như vậy sẽ bị mất sức. Cần bình tĩnh, thả lỏng để giữ cơ
thể nổi lên và kêu cứu.
SLIDE BÀI GIẢNG HỌC TẬP:

2. Phòng chống điện giật


Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn phải sử dụng những vật dụng sinh hoạt bằng
điện. Điện được xem là nguồn năng lượng không thể thiếu với cuộc sống hiện đại của
chúng ta. Tuy nhiên, khi sử dụng điện luôn tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường dẫn
đến thương vong nếu như chúng ta không cẩn thận. Tuỳ vào mức độ giật điện mà có thể
mang lại những hậu quả khác nhau: Ở mức độ nhẹ, khi đi vào cơ thể dòng điện làm co
giật tổn thương từng phần hệ thần kinh và cơ quan nội tạng... Còn ở mức độ cao thì có
thể gây tê liệt và tử vong ngay lập tức. Đã có rất nhiều vụ tai nạn điển giật dẫn đến chết
người vì không có đủ kỹ năng xử lí khi bị giật điện. Đặc biệt với những em học sinh,
các kiến thức về tai nạn điện còn rất ít. Chính vì vậy, việc trang bị các kiến thức về tai
nạn điện giật và các kỹ năng xử lí khi xảy ra và phòng tránh tai nạn là vô cùng cần thiết
• Đặc điểm của đối tượng
+ Ở tuổi này (12-13), hành vi của các em học sinh còn bồng bột, khả năng xử lí
tình huống còn hạn chế.
+ Các em đang trong giai đoạn hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý
nên chưa đủ ý thức, phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội. Vậy
nên, đa số các em vẫn còn thiếu kiến thức về xã hội
+ Học sinh trung học cơ sở dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới nhưng cũng thiếu
sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ chưa được phát triển mạnh, tính hiếu
động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét.
Nội dung bài học
a. Thế nào là bị giật điện?
Điện giật là dòng điện có điện năng nhất định đi qua cơ thể dẫn tới tổn
thương cơ thể. Thời gian điện giật càng dài, điện áp càng cao thì tổn
thương do điện giật đối với cơ thể càng nghiệm trọng
b. Những biểu hiện khi bị điện giật và tác hại
+ Biểu hiện:
• Với mức độ nhẹ, người bị điện giật sẽ có cảm giác
tê buốt ở vùng tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện
• Ở mức độ nặng hơn, khi bị điện giật, các cơ của cơ
thể bị co giật mạnh làm người bắn ra xa. Điều này cực
kì nguy hiểm trong nhiều trường hợp (làm việc trên
cao,…)
• Dòng điện chạy trong cơ thể có thể gây bỏng vùng
tiếp xúc, bất tỉnh, ngừng thở và tim ngừng đập
+ Tác hại
• Thông thường, điện giật sẽ dẫn đến 2 thương tổn
là bỏng và ảnh hưởng đến các mô bên trong. Bỏng
gồm có bỏng nhiệt gây hoại tử và bỏng gây rối loạn
các cơ quan trong cơ thể, xáo trộn sinh lý, dẫn đến
nguy cơ: suy hô hấp, suy tim, ngưng thở. Tùy từng
mức độ, nạn nhân có thể ngất rồi tỉnh lại, cũng có thể
ngất rồi sau đó ngưng tim, ngưng thở, nếu không sơ
cứu kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
c. Các vật dễ dẫn điện và các vật cách điện
• Các vật dẫn điện: Bạc, đồng, vàng, nhôm,
kiềm,…Nước

14
• Các vật cách điện: Gỗ khô, nhựa, chất dẻo, thuỷ
tinh,…
d. Các tình huống dễ bị điện giật
• Khi tay ướt,… (cái này mình sẽ bổ sung sau)
e. Cách sơ cứu khi bị điện giật
Chúng ta cần bình tĩnh để xử lý tình huống. Không dùng tay trần kéo người bị giật ra
mà sử dụng những đồ vật khô như giày dép, cán chổi, gậy gỗ,... để đẩy người nạn nhân
tránh xa nguồn điện, rồi gọi ngay cho cơ quan y tế hoặc đưa đi cấp cứu.
Một số lưu ý khi sơ cứu trong lúc chờ cấp cứu tới:
- Nếu nạn nhân còn tỉnh, cần nới lỏng áo quần để dễ thở hơn.
- Để nơi thoáng mát, nhiều không khí.
- Nếu nạn nhân mất tri giác, phải kiểm tra hô hấp tuần hoàn của nạn nhân còn hoạt động
không. Nếu không còn dấu hiệu, phải thực hiện ngay biện pháp hồi sức tim, phổi:
Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gối mềm hoặc quần áo dưới đốt sống cổ sao cho
đầu nạn nhân ngửa về phía sau.
Bước 2: Mở miệng nạn nhân nếu thấy lưỡi thụt vào thì kéo ra, moi sạch thức ăn (nếu có)
để đường thở thông thoáng.
Bước 3: Đặt hai tay xếp chồng lên nhau tại vị trí 1/3 phần dưới xương ức và ấn vào lồng
ngực 5 cái.
Bước 4: Sau khi hồi sức tim, phổi, chuyển sang tư thế thổi ngạt. Nếu thổi vào miệng thì
bịt mũi và ngược lại. Vừa thổi vừa quan sát xem lồng ngực nạn nhân có phồng lên hay
không.
Bước 5: Cứ sau 2-3 lần thổi ngạt lại ép tim nạn nhân 4-6 lần. Thực hiện liên tục các thao
tác đến khi bé có dấu hiệu sống trở lại.
Bước 6: Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
Những lưu ý khi sơ cứu nạn nhân bị điện giật
- Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay
không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.
- Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an
toàn cho nạn nhân.

Hoạt động lớp học


a. Hoạt động khởi động (15-20p)
- Hát 1 bài tập thể ổn định lớp học + Chơi trò chơi
+ Trò chơi "Body language"
- Mỗi đội sẽ cử một thành viên đại diện cho đội đó lên sân khấu (đứng trước đội
mình) để nhận từ khóa và diễn tả lại bằng hành động.
- Từng đội sẽ lần lượt tham gia chơi. Khi chủ trò hô “bắt đầu” thì người diễn tả
hành động sẽ nhận thử thách (từ khóa) và sau đó dùng ngôn ngữ cơ thể, diễn tả
làm sao để đồng đội có thể hiểu được từ khóa.

15
KỸ THUẬT
I, Mở đầu:
TRÒ CHƠI GIÁ TIỀN
- Luật chơi:
+ Chúng ta sẽ chơi trò "Giá tiền", một bạn nam là 1 nghìn đồng, một bạn nữ là 2 nghìn
đồng.
+ Cho các bạn xếp thành 2 vòng tròn (vòng nhỏ ở trong vòng to ở ngoài), khi quản trò
hô: "Tôi cần tôi cần", thì các bạn học sinh hô: "Cần gì cần gì", quản trò: "Tôi cần ..."
+ Trong 30s các bạn học sinh sẽ phải tự ghép nhóm với nhau sao cho tổng giá tiền của
mỗi nhóm bằng với giá tiền của món đồ mà quản trò đưa ra.
+ Hết 30s ai chưa có nhóm sẽ bị phạt.
**LƯU Ý:
- Chơi 1 trò khởi động để tạo cảm giác vui vẻ, hứng thú trước khi vào phần làm tên lửa
nước.
- Chơi thử 1-2 lần để mọi người nắm rõ luật chơi. (bút 3k, thước kẻ 2k)
- Một số món đồ+giá tiền: 1 gói bim 5k, compa 7k, vở 8k, 1 chai nước 10k,...
- Nếu sau 1 lượt chơi có nhiều bạn bị loại quá thì chơi thêm tầm 3-4 lượt nữa, sau đó
cho các bạn bị loại tiếp tục chơi để chọn ra 10 bạn cuối cùng bị phạt.
- Một số hình phạt: bạn nam nhảy lò cò 1 vòng quanh vòng tròn to, nữ nhảy 1 vòng
quanh vòng tròn nhỏ; hát 1 bài; nhảy cóc,...
- Quản trò lưu ý bấm giờ.
** Dẫn dắt vào chủ đề tên lửa nước
II. Lắp ráp tên lửa
1. Giới thiệu qua về tên lửa nước - Phóng tên lửa đã chuẩn bị ở nhà tạo sự hứng thú cho
các bé.
2. Làm tên lửa nước
- Chia cả lớp thành 6 đội, mỗi đội phụ trách 1 bộ dụng cụ, mỗi TNV 1 team.
- Tiến hành từng bước lắp tên lửa, leader làm mẫu, các bạn TNV của các team
hướng dẫn team.
- Các team tự trang trí theo ý thích.
- Thời gian làm: 90 phút.
III. Tổ chức cuộc thi phóng tên lửa
1. Các team trình bày ý tưởng, phong cách trang trí tên lửa.
2. Các team lần lượt phóng tên lửa đã lắp ráp thi xem team nào bay cao nhất. IV. Trao
thưởng
Chọn ra team có ý tưởng hay nhất, bay cao nhất để trao thưởng.
Phần thưởng: Bánh, kẹo

16

You might also like