You are on page 1of 5

RƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ ĐỀ MINH HỌA THI HỌC PHẦN

KHOA SƯ PHẠM TRUNG HỌC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC 1
Thời gian làm bài: 90 phút
Lớp: D14TH
Năm học 2022- 2023

Câu 1 (3,0 điểm)


Anh/chị hãy phân tích những điểm mới của sách Toán 2 (tập 1), bộ sách Kết
nối tri thức với cuộc sống, Chương trình 2018 so với sách Toán 2, Chương trình 2006.
Câu 1 (5,0 điểm)
a. Anh (chị) hiểu thế nào là phương pháp trò chơi học tập (Quan niệm, cấu
trúc trò chơi, các bước tiến hành?).
b. Thiết kế 1 trò chơi học tập vận dụng vào dạy học nội dung số và phép tính,
Chương trình Toán 4.
c. Anh/chị đánh giá thế nào về nhận định ” Không có phương pháp dạy học
nào là vạn năng”.
Câu 3 (2,0 điểm)
Trình bày một số kĩ thuật sử dụng đánh giá thường xuyên trong dạy học môn
Toán ở tiểu học. Ví dụ minh họa?.

………………..HẾT………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (3,0 điểm): Anh/chị hãy phân tích những điểm mới của sách Toán 2 (tập 1), bộ
sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chương trình 2018 so với sách Toán 2, Chương trình
2006.
* Cấu trúc
- Nội dung Toán 2 (tập 1) được thiết kế gồm 7 chủ đề, mỗi chủ đề được biên soạn thành
từng bài học, bao gồm 36 bài học, mỗi bài học gồm nhiều tiết học .

1
- Cấu trúc mỗi bài gồm các phần:
+ Phần Khám phá giúp HS tìm hiểu kiến thức mới,
+ phần Hoạt động giúp HS thực hành kiến thức ở mức độ cơ bản
+ Phần Trò chơi giúp HS thực hành, củng cố kiến thức
+ Phần Luyện tập giúp HS ôn tập, vận dụng và mở rộng kiến thức thông qua hệ thống các
bài tập cơ bản và nâng cao.
* Nội dung luôn được gắn với thực tiễn
Nhiều nội dung trong sách luôn gắn với thực tiễn nhằm giúp HS thấy sự gần gũi của toán
học với cuộc sống hằng ngày, hiểu được ý nghĩa của việc học toán. VD: bài 15 trang 57, toán
2, tập 1
* Hỗ trợ đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Các nội dung của cuốn sách được lồng ghép nhiều hoạt động, trò chơi toán học giúp GV
cùng HS có thể trải nghiệm và tổ chức lớp học một cách đa dạng góp phần đổi mới phương
pháp hình thức tổ chức dạy học. VD: trò chơi đưa ong về tổ, trang 25, toán 2, tập 1
* Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá
Sách có giới thiệu hệ thống các bài tập thực hành, luyện tập phong phú, đa dạng nhằm
định hướng, hỗ trợ đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá. VD: bài 36, trang 135, toán 2, tập 1
* Lồng ghép, tích hợp nội môn và liên môn
– Nhiều nội dung lồng ghép giữa các mạch kiến thức nhằm giúp HS củng cố các kiến
thức, kĩ năng toán học một cách vững chắc.
– Nhiều nội dung lịch sử, địa lí, văn học, văn hoá, đạo đức, khoa học và công nghệ được
lồng ghép không chỉ giúp HS cảm thấy sự gần gũi của toán học mà còn tăng thêm hiểu biết,
vốn sống cho các em VD: hoạt động xem tờ lịch và các ảnh chụp của ro bốt trang 122, toán
2, tập 1 hay hoạt động tìm số dưa hấu cho Mai An Tiêm trang 84, toán 2, tập 1
* Minh hoạ sách được chú trọng
Do đặc thù của sách tiểu học đòi hỏi sách phải đẹp, hấp dẫn nên công tác minh hoạ đặc
biệt được chú trọng. Nhiều hình minh hoạ trong sách được thiết kế có bối cảnh, đảm bảo nội
dung toán học, có tính logic và thẩm mĩ cao, đồng thời còn ẩn chứa nhiều nội dung giáo dục.
Từng chi tiết nhỏ như tính phù hợp về trang phục đối với bối cảnh, vùng miền,... đều được
cân nhắc rất kĩ lưỡng.VD: hoạt động trang 74, toán 2, tập 1 hay hoạt động trang 48, toán 2,
tập 1 được minh họa đảm bảo tính logic, thẩm mỹ cao
-*Xây dựng tuyến nhân vật xuyên suốt
2
Tuyến nhân vật xuyên suốt được xây dựng giúp HS cảm thấy gần gũi và tương tác nhiều
hơn với cuốn sách, bao gồm: hai chị em Mai, Mi và hai bạn Việt và Nam học cùng lớp Mai
và bạn Rô-bốt, nhân vật đặc biệt rất thông minh và tinh nghịch. Các bạn nhỏ trong bộ sách sẽ
lớn lên theo từng lớp và hi vọng sẽ trở thành những người bạn thân thiết của mỗi HS trong
những năm tháng học trò.
Câu 2:
a. Anh (chị) hiểu thế nào là phương pháp trò chơi học tập (Quan niệm, cấu trúc trò
chơi, các bước tiến hành?).
- Quan niệm (0,5)
Phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho
học sinh. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong
đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. 
- Cấu trúc của Trò chơi học tập (1,5)
+ Tên trò chơi
+ Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào.
Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
+ Đồ dùng, đồ chơi : Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập.
+ Nêu lên luật chơi, cách chơi : Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người
chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
+ Hình thức chơi : Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi
-  Các bước tiến hành: (1,0)
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản
trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều
người chơi không được làm…
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những
3
việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt
giải.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
b. Thiết kế 1 trò chơi học tập vận dụng vào dạy học nội dung số và phép tính, CT
Toán 4. (2,0)
Trò chơi Đội nào vô địch
Mục đích chơi:
 Giúp học sinh nắm vững cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
đó.
 Rèn tác phong nhanh nhẹn, trí thông minh, sáng tạo.
Đối tượng chơi: Dành cho học sinh trung bình trở lên.
Thời gian chơi: 5 phút.
Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành ba đội, mỗi đội năm em và viết sẵn năm bộ đề toán cho ba đội.
Hướng dẫn cách chơi: Khi giáo viên hô (5 phút bắt đầu) thì mỗi em trong đội bốc thăm đề của
mình trong bộ đề của đội và làm các yêu cầu của đề. Em nào làm xong trước thì nộp bài rồi về
chỗ ngồi, giáo viên đánh dấu những bài nộp trước thời gian quy định. Hết thời gian giáo viên cùng
cả lớp chấm điểm cho từng đội.
Luật chơi:
 Mỗi bài giải đúng được 10 điểm.
 Nếu sai một phép tính hoặc một lời giải trừ 2 điểm.
 Mỗi bài nộp trước thời gian quy định được cộng thêm một điểm.
 Hết thời gian mà bạn nào còn viết tiếp là phạm quy thì không được tính điểm.
 Đội nào có tổng điểm nhiều hơn thì thắng cuộc.

c.Anh/chị hiểu đánh giá thế nào về nhận định ” khi sử dụng phương tiện trực quan
trong dạy học cần sử dụng đúng lúc, đúng mức độ”. (1,0)
Mỗi phương pháp dạy học có một giá trị riêng, không có phương pháp nào là vạn năng,
giữ vị trí quan trọng trong dạy học, cần phối hợp giữa các phương pháp dạy học. Các phương
pháp có cách thức tổ chức khác nhau nhằm những mục đích học tập khác nhau. Có những
phương pháp đòi hỏi người học phải hoạt động nhóm để tìm ra vấn đề, tuy nhiên một số
phương pháp lại cần người học chủ động sáng tạo. Các phương pháp phụ thuộc vào yếu tố để
tiến hành ví dụ như điều kiện lớp học, số lượng học sinh. Một số phương pháp nếu được sử
dụng quá nhiều lần sẽ gây ra sự kém hiệu quả cho tiết học. Mỗi phương pháp có những ưu và
nhược điểm của nó không có phương pháp nào là cũ lạc hậu không có phương pháp nào là
tiên tiến vấn đề là phải sử dụng đúng lúc đúng cách như thế nào để có hiệu quả.

4
Câu 3 (2,0 điểm)
Trình bày một số kĩ thuật sử dụng đánh giá thường xuyên trong
dạy học môn Toán ở tiểu học. Ví dụ minh họa?.
Kĩ thuật đánh giá thường xuyên
a. Quan sát, phân tích, phản hồi VD: quan sát cử chỉ, hành vi của HS nếu HS có nét mặt
hoài nghi, ngơ ngác GV có thể kết luận HS chưa hiểu bài
b. Tư vấn, hướng dẫn, động viên
VD: trong quá trình dạy học bài “26+5” lớp 1, GV có thể đưa ra 1 số lời nhận xét, tư
vấn, hướng dẫn HS trong khi quan sát : em làm đúng hết và viết số rất đẹp. Cô khen em / em
xem lại phép tính đã đúng chưa nhé
a. Phỏng vấn nhanh, kiểm tra nhanh
VD: Khi học về “ khái niệm số thập phân” (lớp 5). Giáo viên có thể phỏng vấn nhanh,
kiểm tra nhanh xem học sinh đó đã biết cách đọc, cách viết số thập phân chưa bằng các
câu hỏi ngắn như: Đọc số thập phân 0,015; viết số thập phân: “mười hai phẩy ba mươi
tư”.
b. Đánh giá, nhận xét sản phẩm của học sinh
VD: khi dạy học bài các số 1,2,3( toán 1, tập 1), trong quá trình theo dõi HS làm bài tập,
GV quan sát và đánh dấu “Đ” vào vở HS vào những vở làm đúng và có thể nhận xét vào
1 số vở : em viết số 1,2,3 rất đẹp/ em cần viết số 2 đẹp hơn
c. Tham khảo kết quả tự nhận xét và nhận xét của nhóm HS
VD: HS tự đánh giá ngay trong quá trình học tập : bạn nào viết xong bài 1 thì giơ tay
HS tham gia nhận xét, góp ý bạn : bạn làm đúng rồi /bạn cần đọc lại số 1 nhé
f. Tham khảo ý kiến đánh giá, nhận xét của cha mẹ học sinh

You might also like