You are on page 1of 21

KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 1 Trường Tiểu học Đông Hải

TUẦN 10
Thời gian thực hiện: Từ ngày 25/10/32021 - 29/10/2021
TIẾT 7: TOÁN
TIẾT 71: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và
chia có dư).
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- Làm tính đúng nhanh chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán,
vận dụng tính toán trong cuộc sống.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng
tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1,2,3), bài tập 2; bài tập 3
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và
giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trò chơi: Nối nhanh, nối - Học sinh tham gia chơi.
đúng: TBHT đưa ra các
phép tính cho học sinh nêu
kết quả:
84 : 2 18
90 : 5 42
89 : 4 22 dư 1
97 :7 14 dư 1
- Cách chơi: Gồm hai đội,
mỗi đội có 4 em tham gia
chơi. Khi có hiệu lệnh nhanh

Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 1 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

chóng lên nối phép tính với


kết quả đúng. Đội nào nhanh
và đúng hơn thì đội đó
thắng, các bạn HS còn lại cổ - Lắng nghe.
vũ cho 2 đội chơi. - Mở vở ghi bài.
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu
bài lên bảng.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):
* Mục tiêu: Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết
và chia có dư).
* Cách tiến hành:
- Giáo viên viết lên bảng - Học sinh đọc.
phép tính: 648 : 3=?
- Yêu cầu học sinh đặt tính - Cả lớp thực hiện đặt tính vào giấy nháp.
theo cột dọc và tự thực hiện - Học sinh lên bảng đặt tính và tính chia sẻ trước lớp.
phép tính.
+ Nêu cách thực hiện phép
chia.
+ Hướng dẫn học sinh chia
từng bước.
- Chốt: 648 chia 3 bằng bao - 648 : 3 = 216
nhiêu?
* Giáo viên nêu phép chia: - Học sinh đặt tính và tính
236 : 5 236 : 5 = 47 ( dư 1)
- Tiến hành các tương tự như
phép tính
648 : 3
- Giáo viên cho học sinh - Học sinh nhận biết được cùng chia số có 3 chữ số
nhận xét sự khác nhau giữa cho số có 1 chức số những khác nhau ở 235 : 5 là
2 phép tính. phép chia có dư…
*Giáo viên giúp đỡ đối
tượng M1, M2.
- Đặt tính.
- Cách tính. - Lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.
+ Tính từ trái sang phải theo
ba bước tính nhẩm là chia,
nhân, trừ; mỗi lần chia được
một chữ số ở thương (Từ
hàng cao đến hàng thấp).
+ Lần 1:Tìm chữ số thứ nhất
Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 2 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

của thương (2).


+ Lần 2: Tìm chữ số thứ
nhất của thương (1).
+ Lần 3: Tìm chữ số thứ
nhất của thương (6).
Lưu ý: Ở lần chia thứ nhất
có thể lấy 1 chữ số (trường
hợp 648 : 3), hoặc phải lấy
hai chữ số (như trường hợp
236 : 5)
3. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,3); Bài 2; Bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1 (cột 1,2,3):
Cá nhân – cặp đôi – Lớp
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ - Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi
học sinh còn lúng túng. chia sẻ trước lớp.
Đáp án:
a, 218; 75; 65
b, 114 ( dư 1); 192 (dư 2); 97 (dư 4)
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 2: (Cá nhân - Lớp)
- Giáo viên cho học sinh
nêu và phân tích bài toán.
- Yêu cầu lớp giải bài toán - Cả lớp thực hiện làm vào vở.
vào vở.
- Giáo viên đánh giá, nhận
xét vở 1 số em, nhận xét
chữa bài.
- Cho học sinh lên chia sẻ - Học sinh chia sẻ kết quả.
cách làm bài. Bài giải:
Có tất cả số hàng là:
234 : 9 = 26 ( hàng)
Đáp số: 26 hàng
*Giáo viên củng cố: áp dụng
bảng chia 9 để thực hiện
giải.
Bài 3: (Nhóm - Lớp)
- Giáo viên treo bảng phụ có - Học sinh đọc bài mẫu và trả lời theo các câu hỏi của
sẵn bài mẫu và hướng dẫn giáo viên.
học sinh tìm hiểu bài mẫu.
Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 3 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

- Yêu cầu học sinh làm theo


nhóm vào bảng phụ. - Các nhóm làm bài rồi chia sẻ trước lớp.
Số đã 432m 88 kg 312 ngày
cho 600 giờ
Giảm 8 432 : = 54m 600 : 8 = 312 : 8 =
lần 888 : 8 = 75 giờ 39 ngày
111kg
Giảm 6 432 : 6 = 888 : 6 = 600 : 6 = 312 : 6 =
- Giáo viên nhận xét chung. lần 72m 148kg 100 giờ 52 ngày
Bài 1 (cột 4): (BT chờ -
Dành cho đối tượng yêu thích
học toán) - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.
a) 181
b) 38 (dư 2)
- Giáo viên kiểm tra, đánh
giá riêng từng em.
3. HĐ ứng dụng (2 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài
toán sau: Kho thứ nhất đựng 845 thùng hàng. Kho
thứ hai đựng được số thùng hàng bằng số thùng
hàng của kho thứ nhất. Hỏi kho thứ hai đựng được
bao nhiêu thùng hàng?
4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Trong 6 tháng
đầu tiên cửa hàng bán được 480 bộ quần áo. Trong 3
tháng tiếp theo cửa hàng bán được số bộ quần áo chỉ
bằng số bộ quần áo bán được trong 6 tháng đầu.
Hỏi cả 9 tháng cửa hàng bán được bao nhiêu bộ
quần áo?

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:


.................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................

TIẾT 2: TOÁN
TIẾT 72: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
(TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 4 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính, giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng
tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1,2,4), 2, 3.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Phiếu học tập (bài 3).
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề,
hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: - Học sinh tham gia chơi.
TBHT đưa ra các phép tính yêu cầu
các bạn thực hiện:
578 : 3 230 : 6 905 : 5
- Kết nối kiến thức. - Lắng nghe.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên
bảng.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
* Mục tiêu: Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một
chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Giới thiệu các phép chia - Học sinh làm việc cá nhân (nháp)
a) Giới thiệu phép chia 560 : 8
- Giáo viên viết phép chia 560 : 8 560 8 56 chia 8 được 7, viết 7
- Giáo viên theo dõi học sinh thực 56 70 7 nhân 8 bằng 56; 56
hiện. 0 trừ 56 bằng 0
0 Hạ 0; 0 chia 8 được 0; viết 0; 0 trừ
0 bằng 0…
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại. - 1 số học sinh nhắc lại cách thực hiện.
Vậy 560 : 8 = 70
b) Giáo viên giới thiệu phép chia
632 :7

Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 5 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

- Giáo viên yêu cầu đặt tính, nêu cách - Học sinh làm bảng con.
tính. - Trình bày cách đặt tính và cách thực hiện
tính.
- Giáo viên chốt cách đặt tính và cách
thực hiện tính.
*Giáo viên giúp đỡ đối tượng M1, M2
+ Ví dụ phần a với ví dụ phần b có gì + Cùng là phép chia số có ba chữ số cho số
giống nhau? khác nhau? có một chữ số có một chữ số,...
+ Khác: Phép chia ở phần a là phép chia
hết, phép chia ở phần b là phép chia có dư
- Khác: VD phần a là phép chia hết, VD
phần b là phép chia có dư
+ Ta cần chú ý điều gì khi thực hiện - ... số dư luôn nhỏ hơn số chia.
phép chia có dư?
- Đặt tính.
- Cách tính.
+ Tính từ trái sang phải theo ba bước
tính nhẩm là chia, nhân, trừ; mỗi lần
chia được một chữ số ở thương (Từ
hàng cao đến hàng thấp).
+ Lần 1:Tìm chữ số thứ nhất của
thương.
+ Lần 2: Tìm chữ số thứ nhất của
thương.
+ Lần 3: Tìm chữ số thứ nhất của
thương.
Lưu ý: Ở lần chia thứ nhất có thể lấy
1 hoăc 2 chữ số để chia (tùy từng
trường hợp),...
3. HĐ thực hành (15 phút)
* Mục tiêu: Bài tập cần làm; Bài 1 (Cột 1,2,4 ); Bài 2; Bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1 (cột 1,2,4):
Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh - Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi
còn lúng túng. cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:
a) 50; 70; 120
b) 70; 80; 120 (dư 5).
- Giáo viên nhận xét chung.
- Giáo viên củng cố cách thực hiện - Học sinh nghe.
phép chia số có ba chữ số cho số có

Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 6 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

một chữ số.


Bài 2: Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh - Học sinh làm bài cá nhân.
còn lúng túng. - Trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp:
Bài giải:
Thực hiện phép chia ta có:
365 : 7 = 52 (dư 1)
Năm đó gồm 52 tuần lễ và 1ngày
Đáp số: 52 tuần lễ và 1 ngày
*Giáo viên củng cố giải toán có lời
văn liên quan đến chia số có ba chữ số
cho số có một chữ số có dư.
Bài 2: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Giáo viên tổ chức cho 2 đội học sinh - Học sinh tham gia chơi.
tham gia chơi để hoàn thành bài tập. + 185 : 6 =30 (dư5 ) là đúng.
+ 283 : 7 = 4 (dư 3) là sai.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò
chơi, tuyên dương học sinh.
- Giáo viên củng cố phép chia số có
ba chữ số cho số có một chữ số
(trường hợp chia hết, trường hợp có
dư).
Bài 1 (cột 3): (BT chờ - Dành cho đối - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi
tượng yêu thích học toán) hoàn thành:
a) 130
b) 120 (dư 1)
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng
từng em.
3. HĐ ứng dụng (2 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng
làm bài toán sau: Có 775 quả cam được xếp
đều vào 5 thùng. Hỏi mỗi thùng đựng được
bao nhiêu quả cam?
4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Tuần thứ
nhất bán 450 quyển truyện. Tuần thứ hai
bán số truyện bằng số truyện của tuần thứ
nhất bán được. Hỏi số truyện tuần thứ hai
bán được ít hơn số truyện tuần đầu bán là
bao nhiêu quyển?

Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 7 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:


.................................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................

TIẾT 3: TOÁN

TIẾT 73: GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN


I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết cách sử dụng bảng nhân làm các bài tập: 1, 2, 3.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính và giải toán qua các bài tập.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng
tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Các tâm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề,
hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trưởng ban văn nghệ tổ chức cho học - Học sinh tham gia chơi.
sinh tham gia chơi trò chơi “Truyền
điện”, nội dung liên quan đến bảng nhân
đã học.
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày
và ghi đầu bài lên bảng. bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
* Mục tiêu: Biết cách sử dụng bảng nhân làm các bài tập.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Giới thiêu bảng nhân.
- Treo bảng nhân như trong Toán 3 lên - Quan sát bảng nhân
Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 8 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

bảng.
- Yêu cầu đếm số hàng, số cột trong - Bảng có 11 hàng và 11 cột.
bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc các số trong - Đọc các số: 1, 2,3,..., 10.
hàng, cột đầu tiên của bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc hàng thứ ba - Đọc số: 2, 4, 6, 8, 10,..., 20.
trong bảng.
- Các số vừa học xuật hiện trong bảng - Các số trên chính là kết quả của các phép
nhân nào đã học. tính trong bảng nhân 2.
- Giáo viên kết luận.
Việc 2: Hướng dẫn sử dụng bảng
nhân - Học sinh thực hành.
- Hướng dẫn học sinh tìm kết quả của
phép nhân 3 x 4. - Học sinh tự tìm tích trong bảng nhân, sau
- Yêu cầu học sinh thực hành tìm tích đó điền vào ô trống.
của một số cặp số khác. - Một số học sinh lên tìm trước lớp. Học
sinh lần lượt chia sẻ trước lớp.

- Giáo viên chốt rút ra bảng nhân (sách


giáo khoa trang 74)
3. HĐ thực hành (15 phút)
* Mục tiêu: Vận dụng các bảng nhân vào giải các bài tập
* Cách tiến hành:
Bài 1: Trò chơi “Xì điện”
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò - Học sinh tham gia chơi.
chơi “Xì điện” để hoàn thành bài tập.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Yêu cầu 4 học sinh nêu lại cách tìm
tích của 4 phép tính trong bài. - Học sinh nối tiếp nêu lại cách tìm tích
Bài 2: Cặp đôi – Lớp của 4 phép tính trong bài.
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn
lúng túng. - Học sinh làm bài cặp đôi rồi chia sẻ trước
lớp:

Thừa 2 2 2 7 7 7 10 10 9
số
Thừa 4 4 4 8 8 8 9 9 10
số
Tích 8 8 8 56 56 56 90 90 90
- Giáo viên nhận xét chung. - Học sinh nhận xét.

Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 9 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

3. HĐ ứng dụng (2 phút) - Về nhà tiếp tục học thuộc bảng nhân. Áp
dụng làm bài tập sau: Lớp 3A có 7 học sinh
thi học sinh giỏi. Cả khối lớp Bốn có số
học sinh thi học sinh giỏi gấp 5 làn số học
sinh thi học sinh giỏi cuẩ lớp 3A. Hỏi cả
khối lớp Bốn có bao nhiêu học sinh thi học
sinh giỏi?
4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Suy nghĩ và giải bài tập sau: An năm nay
8 tuổi. Tuổi của bà An gấp 9 lần tuổi của
An. Hỏi năm nay bà An bao nhiêu tuổi?

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:


.................................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................................................

TIẾT 4: TOÁN
TIẾT 74: GIỚI THIỆU BẢNG CHIA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách sử dụng bảng chia.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng bảng chia để làm phép tính chia và
giải toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng
tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng chia như sách giáo khoa.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và
giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (2 phút):
- Trưởng ban văn nghệ tổ chức - Học sinh tham gia chơi.
Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 10 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

cho học sinh tham gia chơi trò


chơi “Truyền điện”, nội dung
trò chơi liên quan đến bảng chia
đã học.
- Tổng kết – Kết nối bài học. - Lắng nghe.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên - Mở vở ghi bài.
bảng.
2. HĐ hành thành kiến thức mới (15 phút):
* Mục tiêu: Củng cố các bảng chia đã học
* Cách tiến hành:
Việc 1: Giới thiêu bảng chia.
- Treo bảng chia như trong bài - Quan sát, đọc nhẩm.
lên bảng và giới thiệu cho học
sinh.
+ Yêu cầu học sinh đếm số - Bảng có 11 hàng và 11 cột, ở góc của bảng có
trong hàng đầu tiên của bảng. dấu chia.
+ Đây là các số thương của hai
số.
+ Yêu cầu học sinh đọc các số - Đọc các số : 1, 2, 3,... ,10.
trong cột đầu tiên của bảng và
giới thiệu đây là số chia.
+ Các ô còn lại trong bảng chính
là số bị chia của phép chia .
- Yêu cầu học sinh đọc hàng thứ - Đọc số : 2, 4, 6, 8,......,20.
3 trong bảng.
+ Các số trong bảng xuất hiện - Các số trên chính là số bị chia của các phép tính
trong bảng chia nào đã học? trong bảng chia 2.
- Vậy mỗi hàng ở trong bảng
này không kể số đầu tiên của
hàng ghi lại là một bảng chia
Việc 2: Hướng dẫn sử dụng
bảng nhân
- Hướng dẫn học sinh tìm kết
quả của phép chia 12 : 4 = ?
+ Tìm số 4 ở cột đầu tiên; từ số
4 theo chiều mũi tên đến số 12;
từ số 12 theo chiều mũi tên gặp
số 3 ở hàng đầu tiên. Số 3 là
thương của12 và 4.
- Yêu cầu học sinh thực hành - Một số học sinh thực hành sử dụng bảng chia để
tìm thương của một số phép tính tìm thương.
Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 11 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

trong bảng.
- Giáo viên chốt rút ra bảng nhân
(Sách giáo khoa trang 75)
3. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: Vận dụng các bảng chia vào giải các bài tập
* Cách tiến hành:
Bài 1:
Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Giáo viên tổ chức cho học sinh - Học sinh tham gia chơi.
chơi để nêu kết quả.
- Giáo viên phỏng vấn hai đội - Học sinh nối tiếp nêu lại cách tìm tích của 4
chơi về cách tìm tích của 4 phép phép tính trong bài.
tính trong bài.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò
chơi, tuyên dương học sinh.
Bài 2: Trò chơi “Xì điện” - Học sinh tham gia chơi.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh Số bị 16 45 24 21 72 72 81 56 54
chơi trò chơi xì điện để hoàn chia
thành bài tập. Số chia 4 5 4 7 9 9 9 7 6
Thương 4 9 6 3 8 8 9 8 9
- Giáo viên tổng kết trò chơi,
nhận xét chung.

3. HĐ ứng dụng (2 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài
toán sau: Lớp 3C có 36 học sinh. Mỗi tổ có số
học sinh bằng số học sinh cả lớp. Hỏi mỗi tổ
có bao nhiêu học sinh?
4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Năm nay bố
Minh 36 tuổi. Tuổi Minh bằng tuổi bố. Tính
tổng số tuổi của cả bố và Minh?

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:


.................................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................

......................................................................................

TIẾT 5: TOÁN

Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 12 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

TIẾT 77: LÀM QUEN VỚI BIỂU THỨC


I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức
- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính giá trị của biểu thức.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng
tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Phiếu học tập, bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề,
hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trò chơi: “Điền đúng, điền - Học sinh tham gia chơi.
nhanh”: TBHT tổ chức cho học sinh chơi:
Số đã cho 8 12 20 56 4
Thêm 4 đơn vị 12 16
Gấp 4 lần 48
32
Bớt 4 đơn vị 4 8
Giảm 4 lần 2 3
- Lắng nghe.
- Kết nối kiến thức.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên
bảng.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
* Mục tiêu:
- Làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức.
- Biết tính giá trị của biểu thức đơn giản.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Giới thiệu biểu thức
- Giáo viên ghi bảng 126 + 51 - Học sinh đọc.
- Giáo viên nói: 126 cộng 51 được gọi

Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 13 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

là một biểu thức.


- Giáo viên ghi tiếp các biểu thức còn - Học sinh đọc các biểu thức:
lại và giới thiệu như biểu thức 1. 126 + 51; 62- 11; 13 x 3; 84: 4;
125 +10 – 4; 45: 5 +7
*GVKL: Biểu thức là một dãy các số,
dấu phép tính viết xen kẽ với nhau.
Việc 2: Giới thiệu về giá trị biểu
thức.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tính: 126 - Học sinh tính:
+ 51=? +VD: 126 + 51 = 177
- Vậy 177 là giá trị của biểu thức126 - Học sinh đọc cá nhân.
+ 51
- Tương tự yêu cầu học sinh tính giá - (Thực hiện tương tự VD trên)
trị các biểu thức còn lại và nhận biết
giá trị của biểu thức
*Chú ý: Viết các biểu thức trên bảng
sao cho mỗi biểu thức ở một dòng.
3. HĐ thực hành (15 phút).
* Mục tiêu: Biết tính giá trị của biểu thức.
* Cách tiến hành:
Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)
- Giáo viên hướng dẫn mẫu rồi yêu - Học sinh làm bài cá nhân.
cầu học sinh làm bài. - Trao đổi cặp đôi.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những - Chia sẻ trước lớp:
em lúng túng chưa biết làm bài. a)125 + 18 = 143
Giá trị của biểu thức 125 + 18 là 143
b) 161- 150 = 11
Giá trị của biểu thức 161- 150 = 11
c) 21 x 4 = 84
Giá trị của biểu thức 21 x4 = 84
d) 48 : 2 = 24
Giá trị của biểu thức 48 : 2 = 24
Bài 2: (Cặp đôi – Lớp)
- Treo bảng phụ.
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của - Thực hiện cặp đôi.
từng biểu thức và nối biểu thức với
kết quả đúng.
- Yêu cầu học sinh thực hiện trên - Chia sẻ cách làm và kết quả trước lớp.
phiếu bài tập. VD: +) Xét biểu thức 52 + 23
Tính nhẩm ta thấy: 52 + 23 = 75
Vậy biểu thức 52 + 23 có giá trị là 75
Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 14 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

( hay giá trị của biểu thức biểu thức 52 + 23


là 75)
- Giáo viên kiểm tra kết quả làm bài
của học sinh.
4. HĐ ứng dụng (2 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng
viết biểu thức cho bài tập sau: Tuần đầu bán
được 285 quả trứng. Tuần sau bán được 264
quả trứng.
5. HĐ sáng tạo (1 phút) - Suy nghĩ và thử làm bài tập sau: Viết biểu
thức cho bài toán sau và tính giá trị của
biểu thức đó: Tính số nhãn vở còn lại của cả
ba bạn Hà, Lan và Linh sau khi cả ba bạn
đã dùng hết 13 chiếc nhãn vở. Biết Hà có 28
nhãn vở. Lan có 19 nhãn vở. Linh có 23
nhãn vở.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:


.................................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................

TIẾT 5: TOÁN
TIẾT 78: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ có
phép nhân, chia.
- Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “=, < ,
>”.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính giá trị của biểu thức vào dạng BT điền dấu
“ =, < , > ”.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu thích học toán.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng
tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 15 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

2. Phương pháp, kĩ thuật:


- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề,
hoạt động nhóm, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (2 phút)
- Trò chơi “ Hái hoa dân chủ” - Học sinh tham gia chơi.
+ TBHT điều hành.
+ 3 học sinh lên bảng (mỗi một học sinh
hái một bông hoa có ghi nội dung 1 phép
toán).
+Học sinh thực hiện yêu cầu của phép
toán
VD: 134 + 64= ? 172- 152 = ? 32 x
4 = ? 99 : 9 =?
- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày
và ghi đầu bài lên bảng. bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút)
* Mục tiêu: Biết tính giá trị của biểu thức dạng chỉ có phép cộng, phép trừ hoặc chỉ
có phép nhân, chia.
* Cách tiến hành:
Việc 1: Hướng dẫn tính giá trị biểu
thức chỉ có các phép tính cộng, trừ.
- Ghi bảng 60 + 20 - 5 - Học sinh đọc biểu thức.
- Yêu cầu học sinh tính. - Thực hiện cá nhân, chia sẻ:
60 + 20 - 5 = 80 - 5
= 75
- Nêu cách thực hiện. - Thực hiện từ trái sang phải.
-> Giáo viên đánh giá.
Việc 2. Hướng dẫn tính giá trị biểu
thức chỉ có các phép tính nhân, chia.
- Ghi bảng 49 : 7 x 5 - Học sinh đọc biểu thức và tính giá trị
- Yêu cầu học sinh tính. biểu thức.
- Thực hiện cá nhân, chia sẻ:
49 : 7 x 5 = 7 x 5
= 35
- Nêu thứ tự thực hiện. - Thực hiện từ trái sang phải.
- > Giáo viên nhận xét.
3. HĐ thực hành (15 phút)
* Mục tiêu: Thực hành tính giá trị của biểu thức.

Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 16 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

* Cách tiến hành:


Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên theo dõi, hõ trợ học sinh còn - Học sinh làm bài cá nhân.
lúng túng. - Trao đổi cặp đôi.
- Chia sẻ trước lớp.
205 + 60 + 3 = 265 + 3
= 268
387 - 7 - 80 = 380 – 80
= 300
( Các câu khác tương tự)
- Giáo viên nhận xét chung.
- Giáo viên nêu quy ước tính giá trị của
biểu thức có dấu phép cộng và phép trừ
thì ta thực hiện các phép tính từ trái sang
phải.
Bài 2: (Cá nhân – Cặp đôi – Cả lớp)
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn - Học sinh làm bài cá nhân, đổi chéo vở
lúng túng. để kiểm tra, chia sẻ trước lớp.
VD: 81 : 9 x 7 = 9 x 7
= 63
- Giáo viên nhận xét chung.
- Giáo viên nêu quy ước tính giá trị của - Nêu lại quy ước tính.
biểu thức có dấu phép nhân và phép
chia thì ta thực hiện các phép tính từ trái
sang phải.
Bài 3: (Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”)
- Yêu cầu học sinh thực hiện trên phiếu - Học sinh làm phiếu cá nhân.
học tập. 55 : 5 x 3 < 32
- Gọi 1 em lên bảng làm, chia sẻ trước 47 = 84 - 34 -3
lớp. 20 + 5 < 40 : 2 + 6
- Giáo viên nhận xét.
*Lưu ý: Tính giá trị của biểu thức -> so
sánh giá trị của biểu thức -> điền dấu vào
chỗ chấm.
Bài 4: (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi
thích học toán) hoàn thành.
Bài giải:
Cả 2 gói mì cân nặng:
80 x2 = 160 (g)
Cả 2 gói mì và một hộp sữa cân nặng:
160 + 455 = 615 (g)

Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 17 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

Đáp số: 615 g

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng


em.
4. HĐ ứng dụng (2 phút) - Về nhà xem lại bài trên lớp. Áp dụng
viết biểu thức cho bài toán sau rồi tính
giá trị của biểu thức đó: Lấy số tự nhiên
lớn nhất có hai chữ số chia cho 3 rồi lại
nhân 7.
5. HĐ sáng tạo (1 phút) - Thử suy nghĩ cách tính giá trị của biểu
thức có cả phép cộng, phép trừ, phép
nhân và phép chia.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:


.................................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................

TIẾT 7: TOÁN
TIẾT 79: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của
biểu thức.
2. Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính giá trị của biểu thức.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng
tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 (dòng 3, 4).
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, phấn màu.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và
giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 18 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

1. HĐ khởi động (2 phút):


- Trò chơi: Nối nhanh, nối - Học sinh tham gia chơi.
đúng:
40+ 20 - 70
10
60 -30 50
+40
32 : 8 x 5 20
9x9:9 9
- Cách chơi: Gồm hai đội, mỗi
đội có 4 em tham gia chơi. Khi
có hiệu lệnh nhanh chóng lên nối
phép tính với kết quả đúng. Đội
nào nhanh và đúng hơn thì đội
đó thắng, các bạn học sinh còn
lại cổ vũ cho 2 đội chơi.
- Tổng kết – Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên - Lắng nghe.
bảng. - Mở vở ghi bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới (15 phút):
* Mục tiêu: Biết cách tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân,
chia.
* Cách tiến hành:
Việc 1. Thực hiện tính giá trị
của biểu thức
- Viết bảng: 60 + 35 : 5. - Biểu thức 60 + 35 : 5
- Yêu cầu thực hiện tính. C1: 60 + 35 : 5 = 95 : 5
= 19
C2: 60 + 35 : 5 = 60 + 7
= 67
- Vậy 2 cách trên cách nào đúng. - Cách 2 thực hiện đúng.
- 2 học sinh nêu lại cách tính.
- Yêu cầu làm: 86 – 10 x 4 - Lớp làm nháp.
- 1 học sinh lên bảng làm bài -> chia sẻ.
- Nhận xét chữa bài. - 2 học sinh nhắc lại cách tính.
- Nêu quy tắc.
- Giáo viên nêu quy tắc tính: - Một số học sinh nhắc lại quy tắc.
Nếu biểu thức có các phép cộng
trừ nhân chia ta thực hiện nhân
chia trước cộng trừ sau.
*Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1,
M2 nắm kĩ được quy tắc để thực
Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 19 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

hiện tính giả trị của biểu thức


3. HĐ thực hành (15 phút):
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức làm bài tập 1,2,3.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
(Cá nhân – Cặp đôi – Lớp)
- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học - Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp
sinh còn lúng túng. đôi rồi chia sẻ kết quả:
a) 253 + 10 x 4
= 253 + 40
= 293 (...)
b) 30 x 8 + 50
= 240 + 50
= 290 (...)

- Giáo viên nhận xét chung.


Bài 2:
(Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”)
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai - Học sinh tham gia chơi.
nhanh, ai đúng” để hoàn thành VD: a) 37 – 5 x 5 = 12 Đ
bài tập b)180 + 30 : 6 = 35 S
(...)

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò


chơi, tuyên dương học sinh.
Bài 3: (Cá nhân - Lớp)
- Yêu cầu lớp giải bài toán vào - Cả lớp thực hiện làm vào vở.
vở.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét
vở 1 số em.
- Cho học sinh làm đúng lên chia - Học sinh chia sẻ kết quả.
sẻ cách làm bài. Bài giải:
Số táo của mẹ và chị hái được tất cả là:
60 +35 = 95 (quả)
Số táo của mỗi hộp là:
95 : 5 = 19 (quả)
Đáp số: 19 quả táo
Bài 4: (BT chờ - Dành cho đối - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn
tượng hoàn thành sớm) thành:
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá
riêng từng em.

Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 20 Trường Tiểu học Đông Hải
KÕ ho¹ch môn Toán:Lớp 3B Năm học 2021-2022

4. HĐ ứng dụng (2 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng giải bài
toán sau: Lớp 3A có 17 học sinh nam, 19 học sinh
nữ. Số học sinh lớp 3A được chia đều vào 3 tổ.
Hỏi mỗi tổ có bao nhiêu học sinh?
5. HĐ sáng tạo (1 phút) - Suy nghĩ cách tính giá trị của biểu thức có chứa
dấu ngoặc.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:


.................................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................

Giáo viên :Nguyễn Thị Nhuần 21 Trường Tiểu học Đông Hải

You might also like