You are on page 1of 11

PHÒNG GD & ĐT TP.

BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG TH NGÔ GIA TỰ
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÂU LẠC BỘ TUẦN 2 – LỚP 2B
(Từ ngày 12 / 9/2022 đến ngày 15/9/2022)
Thứ/ ngày Tiết Môn Tiết Tên bài
Buổi theo (phân, kg theo
TKB môn) PPTT
Hai Chiều 4 CLBToán 1 Các thành phần của phép cộng, phép trừ
12/9
Ba Chiều 4 CLBTV 1 Luyện các nét cơ bản
13/9
Tư Sáng 4 2 Luyện tập
14/9 CLB Toán
Năm Chiều 4 CLBTV 2 Luyện đọc: Niềm vui của Bi và Bống
15/9
BGH Người lập

Phạm Thị Anh

TUẦN 2
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2022
CÂU LẠC BỘ TOÁN:
BÀI 1: CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép cộng.
- Tính được tổng khi biết các số hạng. Trình bày giải toán có lời văn.
- Xác định, gọi tên các thành phần và kết quả của phép cộng: Số hạng – Tổng.
- Kĩ năng giải toán có lời văn
2. Phẩm chất, năng lực
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, trình bày bài khoa học.
- Bồi dưỡng lòng đam mê với toán học.
- Bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn để, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học,…
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1) Giáo viên: KHBD,Bài giảng power point, phấn, thước, phiếu học tập,…
2) Học sinh: Bảng con, bút chì, vở nháp, thước kẻ, bút mực,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào tiết học
* Nội dung: Hát và vận động theo nhạc
* Phương pháp: Trò chơi học tập
* Tổ chức hoạt động:
- GV chọn 1 HS điều hành hoạt động
- HS điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ
- GV giới thiệu vào bài.
2. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép cộng.
- Tính được tổng khi biết các số hạng. Trình bày giải toán có lời văn.
* Nội dung: Làm các bài tập
* Phương pháp: Thực hành luyện tập, vấn đáp
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Củng cố về số hạng, tổng (10
phút):
Bài 1:Viết số thích hợp vào ô trống:
Số hạng 52 37 68 23 34
Số hạng 45 21 30 55 65
Tổng

- Gọi HS đọc đề bài. - Đọc đề


- H: Bài tập yêu cầu gì? - TL: Viết số thích hợp vào ô trống.
- H: Làm sao để ta tính và điền được tổng? - TL: Ta lấy số hạng thứ nhất cộng với số
hạng thứ hai thì được tổng.
- Cho HS làm bài vào vở - Làm bài vào vở rèn Toán.
- GV gọi lần lượt 5 HS lên bảng làm bài. Số hạng 52 37 68 23 34
Số hạng 45 21 30 55 65
Tổng 97 58 98 78 99
- Gọi HS nhận xét - Nhận xét
- Nhận xét
Hoạt động 2: Củng cố về phép cộng không
nhớ trong phạm vi 100 (10 phút):
Bài 2: Đặt tính rồi tính biết các số hạng là:
a) 34 và 45 b) 56 và 22
c) 73 và 20 d) 23 và 44
- Cho HS nhắc lại cách đặt tính và làm mẫu - HS nhắc lại: Khi đặt tính ta phải viết số
câu a hạng này thẳng cột với số hạng kia. Thực
hiện phép tính từ phải qua trái.
34
+
45
79
- Gọi 3 HS lên bảng làm. Các HS khác dưới - Làm bài.
lớp làm vào bảng con theo tổ:
+ Tổ 1: b) 56 và 22 56 73 23
+ Tổ 2: c) 73 và 20 + + +
+ Tổ 3: d) 23 và 44 22 20 44
78 93 67
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét.
- Nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố về giải toán có lời văn
(10 phút)
Bài 3: Một đàn gà có 23 con gà trống và 44
con gà mái. Hỏi đàn gà đó có tất cả bao nhiêu
con gà?
- Đọc
- Gọi HS đọc đề bài.
- TL: Bài toán cho biết số gà trống là 23
- H: Bài toán cho biết gì?
con, gà mái 44 con.
- TL:Bài hỏi đàn gà có mấy con gà.
- H: Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán.
Gà trống: 23 con
Gà mái: 44 con
Đàn gà: ……con?
- Đọc đề
- Gọi 2 HS dựa vào tóm tắt đọc lại đề.
TL: Làm phép tính cộng
H: Để tính được đàn gà có tất cả bao nhiêu
con ta thực hiện phép tính gì?
TL: con
H: Đơn vị của bài toán là gì?
TL: Đàn gà đó có tất cả số con gà là:
H: Đặt lời giải cho bài toán?
Số con gà đàn gà đó có tất cả là:
Giải
- Cho HS làm bài giải vào vở. Đàn gà có tổng số con là:
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài giải. 23 + 44 = 67 (con)
Đáp số: 67 con gà
- Gọi HS nhận xét - Nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
-----------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2022
CÂU LẠC BỘ TIẾNG VIỆT:
BÀI 1: LUYỆN VIẾT CÁC NÉT CƠ BẢN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Củng cố và nắm vững một số nét viết cơ bản: nét móc hai đầu, nét cong kín (chữ o), các
nét liên hợp.
- Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
- Nắm được một số kĩ năng về tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút, luyện tay.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất
- Biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp
- Yêu thích say mê, hứng thú luyện viết chữ đẹp.
- Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, tập trung viết chữ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1) Giáo viên: KHBD,Bài giảng power point, phấn, thước, phiếu học tập,…
2) Học sinh: Vở viết, bút, thước...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào tiết học
* Nội dung: Hát bài “Xòe hoa”
* Phương pháp: Trò chơi học tập
* Tổ chức hoạt động:
- GV tổ chức cho HS hát bài “Xòe hoa”
- GV giới thiệu vào bài.
2: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
KHÁM PHÁ
* Mục tiêu: Nắm được quy trình của các nét cơ bản và viết được các nét cơ bản
* Nội dung: Quan sát mẫu và quy trình viết. Luyện viết các nét cơ bản
* Phương pháp: Trực quan, thực hành - luyện tập
* Tổ chức hoạt động:
a)Hoạt động 1: Sơ lược lại tên gọi và quy trình
viết của các nét cơ bản.
* Nét móc hai đầu
- GV chiếu ảnh lên bảng và hỏi: Đây là nét gì? - Nét móc hai đầu

- HS lắng nghe
Quy trình viết: Đặt bút giữa ô li 1 đưa lên
hướng xiên phải đến gần ĐK1 lượn cong tròn
đầu rồi kéo xuống trùng với đường kẻ dọc đến
ĐK đậm thì lượn cong đưa lên, dung bút giữa ô
li 1.
- HS quan sát
- GV viết mẫu
- HS viết bảng con.
- Cho HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa lỗi.
* Nét cong kín

Quy trình viết: Điểm đặt bút trên ĐK1 giữa hai
đường kẻ dọc viết một nét cong tròn đều sang
trái đến đường kẻ đậm lượn cong sang phải đưa
lên, điểm dừng bút trùng với điểm đặt bút.
Chú ý: Nét cong tròn đều hình ô van, hai đầu
thoi ở giữa phình.
- GV viết mẫu - HS quan sát
- GV cho HS viết vào bảng con. - HS viết bảng con.
- GV nhận xét, sửa lỗi.
* Các nét liên hợp
- Các nét liên hợp được cấu tạo bởi các nét cơ
bản nhằm mục đích tạo sự mềm mại cho chữ và
giúp củng cố tốc độ.
- Trong khi viết chú ý hướng HS viết theo quy
trình của từng nét và nói các nét đó lại với nhau
cho liền mạch.

- GV viết mẫu - HS quan sát.


- GV cho HS viết vào bảng con. - HS tập viết trên bảng con
- GV nhận xét, sửa lỗi.
3.Vận dụng, trải nghiệm: Viết vở
1. Nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách viết. - HS quan sát, thực hiện
2. Viết vở
- GV cho HS viết vở các nét: nét móc hai đầu, - HS viết vở
nét cong kín (chữ o), các nét liên hợp (mỗi nét
2 dòng) và bài thơ ứng dụng:
Lời chào
Gà con nhỏ xíu
Lông vàng dễ thương
Gặp ông trên đường
Cháu chào ông ạ
Gà con ngoan quá
- Theo dõi, quan sát HS viết để kịp thời sửa
chữa. - HS nộp vở
- Thu một số vở để nhận xét, sửa lỗi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
----------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2022
CÂU LẠC BỘ TOÁN:
BÀI 3: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép trừ: Số bị trừ - số trừ - hiệu.
- Phép trừ không nhớ các số có hai chữ số.
- Giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
- Gọi tên đúng các thành phần và kết quả trong phép trừ: Số bị trừ - số trừ - hiệu.
- Thực hiện phép trừ không nhớ các số có hai chữ số nhanh, chính xác.
- Giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ thành thạo.
2. Phẩm chất, năng lực
- GD HS ý thức tự giác trong học tập.
- Thực hiện tính toán cẩn thận.
- Trình bày bài sạch đẹp, khoa học.
- Phát triển năng lực tính toán, trình bày lời giải toán có lời văn với 1 phép tính rèn và phát
triển năng lực giải quyết vấn đề.Phát triển kỹ năng giao tiếp toán học qua nói và viết bài
toán có lời văn
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1) Giáo viên: KHBD,Bài giảng power point, phấn, thước, phiếu học tập,…
2) Học sinh: Bảng con, bút chì, vở nháp, thước kẻ, bút mực, màu,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU- KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào tiết học
* Nội dung: Hát và vận động theo nhạc
* Phương pháp: Trò chơi học tập
* Tổ chức hoạt động:
- GV tổ chức cho HS hát tập thể
- GV giới thiệu vào bài.
2. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP- KHÁM PHÁ
* Mục tiêu: Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép trừ: Số bị trừ - số trừ - hiệu.
Biết trình bày và giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
* Nội dung: Làm các bài tập
* Phương pháp: Thực hành - luyện tập, vấn đáp
* Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Củng cố phép trừ không nhớ
trong phạm vi 100
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số bị trừ 93 52 37 68 39 27
Số trừ 52 32 25 66 15 7
Hiệu
- Gọi HS đọc đề bài.
H: Bài tập yêu cầu gì? - Đọc đề
H: Trong bảng người ta cho chúng ta biết gì? TL: Điền số thích hợp vào ô trống.
Yêu cầu ta tìm gì? TL: Cho biết số bị trừ, số trừ, yêu cầu ta tìm
H: Nói đến hiệu ta nghĩ ngay đến phép tính gì? hiệu.
H: Muốn tìm hiệu ta làm thế nào? TL: Phép tính trừ.
H: 93 – 52 =? TL: Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ đi số trừ.
H: Ô trống đầu tiên điền số mấy? TL: 93 – 52 = 41
- Ghi vào bảng số 41 TL: Số 41
- Cho HS làm bài vào phiếu bài tập.
- Mời lần lượt 5 HS lên bảng điền vào ô trống. - Thực hiện
Số bị trừ 93 52 37 68 39 27
Số trừ 52 32 25 66 15 7
Hiệu 41 20 12 2 24 20
- Nhận xét, tuyên dương. - Lắng nghe
Bài 2: Đặt tính rồi tính hiệu
a) Số bị trừ là 99, số trừ là 25
b) Số bị trừ là 33, số trừ là 12
c) Số bị trừ là 87, số trừ là 33
- Gọi HS đọc yêu cầu - Đọc
H: Bài tập yêu cầu gì? TL: Đặt tính rồi tính hiệu
H: Muốn tìm hiệu ta làm thế nào? TL: Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
H: Ta đặt tính và thực hiện như thế nào? TL: Ta đặt các số thẳng cột với nhau, thực
hiện phép tính từ phải qua trái, bắt đầu từ
hàng đơn vị.
- GV mời 3 HS lên bảng làm, các HS khác - HS làm bài:
làm bài vào bảng con theo tổ: tổ 1 câu a, tổ 2 99 33 87
câu b, tổ 3 câu c. 25 12 33
a) 74 b) 21 c) 54
- Gọi HS nhận xét. - Nhận xét.
- Nhận xét bài làm của HS
Hoạt động 3: Củng cố giải toán có lời văn
Bài 3: An có 19 viên bi, An cho bạn 8 viên bi.
Hỏi An còn lại bao nhiêu viên bi?
- Gọi HS đọc bài.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì? - HS đọc.
- Gọi 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán. TL: An có 19 viên bi, An cho bạn 8 viên bi.
TL: Hỏi An còn lại bao nhiêu viên bi?
Tóm tắt
- Gọi 2 HS dựa vào tóm tắt đọc lại đề. Có : 19 viên bi
H: Để tính được An còn lại bao nhiêu viên bi Cho bạn: 8 viên bi
ta thực hiện phép tính gì? Còn lại : …… viên bi?
H: Đơn vị của bài toán là gì? - Đọc đề
H: Đặt lời giải cho bài toán? TL: Làm phép tính cộng
TL: viên bi
- Cho HS làm bài giải vào vở. TL: An còn lại số viên bi là:
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài giải. Số viên bi An còn lại là:
- Làm bài:
Giải
An còn lại số viên bi là:
- Gọi HS nhận xét 19 – 8 = 11 (viên bi)
- GV nhận xét, tuyên dương Đáp số: 11 viên bi
- Nhận xét

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
--------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2022
CÂU LẠC BỘ TIẾNG VIỆT:
LUYỆN ĐỌC: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng:


1. Năng lực đặc thù:
- Củng cố cho HS đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Niềm vui của Bi và Bống.
2. Năng lực chung:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự
vật trong câu chuyện.
3. Phẩm chất:
- Có nhận thức về việc cần có bạn bè; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: KHBD,Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Khởi động:
- GV yêu cầu học sinh đứng dậy cùng thực hiện hát bài “Niềm vui của bé”
2.Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Câu chuyện của bài đọc diễn ra ki - 1 HS đọc
nào (đánh dấu v vào ô trống trước đáp án -HS đọc bài
đúng). -HS làm bài .1 HS trả lời:
- GV gọi HS đọc yêu cầu . Câu chuyện trong bài đọc diễn ra khi:
- GV gọi HS đọc lại bài tập đọc. Vào một ngày mưa, có cầu vồng xuất hiện
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. -HS chữa bài, nhận xét.
+ Cầu vồng thường gợi lên cho chúng ta những cảm
xúc vui vẻ, hân hoan vì được ngắm cảnh đẹp sau
mưa rào.
- GV nhận xét chữa bài. + Nhiều HS trả lời.
? Cầu vồng thường gợi lên cho chúng ta
những cảm xúc gì?
- GV nhận xét, tuyên dương. -HS đọc yêu cầu
Bài 2: Dựa vào bài đọc, điền từ ngữ thích +Bài tập yêu cầu viết tiếp vào chỗ chấm để có lời
hợp vào chỗ trống: cảm ơn.
-GV gọi HS đọc yêu cầu - HS đọc bài làm
-GV gọi 1-2 HS trả lời + Nếu có bảy hũ vàng, Bống sẽ mua nhiều búp bê
+BT yêu cầu gì? và quần áo đẹp
-GV gọi 1-2 HS đọc trước lớp Còn Bi sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô
-GV nhận xét. - HS nhận xét, bổ sung
? Em tưởng tượng mình có 7 hũ vàng, em - HS trả lời, nhận xét, bổ sung
sẽ làm gì?
? Vì sao em làm như vậy?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Tổng kết:
-GV tổng kết chung nội dung tiết học:
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………
----------------------------------------------------------------------------

You might also like