You are on page 1of 14

PHÒNG GD & ĐT TP.

BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG TH NGÔ GIA TỰ
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÂU LẠC BỘ TUẦN 4 – LỚP 2B
(Từ ngày 26 / 9/2022 đến ngày 29/9/2022)

Thứ/ Tiết Môn Tiết Tên bài


ngày Buổi theo (phân, kg theo
TKB môn) PPTT
Hai Chiều 4 CLBToán 5 Luyện tập
26/9
Ba Chiều 4 CLBTV 5 Viết đoạn văn kể về một việc làm ở nhà.
27/9
Tư Sáng 4 CLB Toán 6 Luyện tập chung
28/9
Năm Chiều 4 CLBTV 6 Luyện tập một số nét cơ bản
29/9
BGH Người lập

Phạm Thị Anh


TUẦN 4
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2022
CÂU LẠC BỘ TOÁN:
BÀI 5: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Nhận biết được số liền trước, số liền sau, số hạng, tổng. Sắp xếp được bốn số theo
thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100
- Giải và trình bày được bài giải bài toán có lời văn
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh, so sánh, sắp xếp số.
- Trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ
đã học trong phạm vi 100.
2. Phẩm chất, năng lực
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, trình bày bài khoa học.
- Bồi dưỡng lòng đam mê với toán học.
- Thái độ vui vẻ, hòa nhã thân thiện với bạn khi làm việc nhóm.
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Phát triển năng lục giải quyết vấn đề
- Phát triển kĩ năng hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1. Giáo viên: KHBD, Bài giảng power point, phấn, thước, phiếu học tập,…
2. Học sinh: Bảng con, bút chì, vở nháp, thước kẻ, bút mực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU- KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào tiết học
* Nội dung: Vận động theo nhạc
* Phương pháp: Hoạt động tập thể
* Tổ chức hoạt động:
- GV chọn 1 HS điều hành hoạt động
- HS điều hành lớp khởi động bằng bài hát vui nhộn tại chỗ
- GV giới thiệu vào bài.
2: THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP – KHÁM PHÁ
* Mục tiêu: HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh các số để tìm số lớn
nhất, số bé nhất.
- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn.
* Nội dung: Làm các bài tập thực hành-luyện tập
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm, hỏi đáp.
* Tổ chức hoạt động
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số hạng 13 41 9 11
Số hạng 23 11 30 16
Tổng

- Gọi HS đọc đề. - Đọc đề.


H: Bài toán yêu cầu gì? TL: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Hướng dẫn.
H: Bài ho biết gì? TL: Số hạng.
H: Yêu cầu tính gì? TL: Tính tổng.
H: Muốn tính tổng thì làm như thế TL: Lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng
nào? thứ hai?
H: Lấy 13 cộng 23 bằng bao nhiêu? TL: Bằng 36
- Vậy số cần điền vào ô trống là 36
- Cho HS thảo luận đôi, trong thời - Trình bày:
gian 3 phút. Viết kết quả vào phiếu bài Số hạng 13 41 9 11
tập. Số hạng 23 11 30 16
Tổng 36 52 39 27
- Gọi đại diện 1 số nhóm trình bày. - Nhận xét.
- Gọi nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3
Số liền Số đã Số liền
trước cho sau
20
9
31
28

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập


- Chiếu bài tập. - HS đọc yêu cầu bài tập.
H: Bảng có mấy cột, mỗi cột thể hiện
gì? TL: Có 3 cột. cột thứ nhất cho biết số liền
trước, cột thứ hai số đã cho, cột thứ ba số liền
H: Bài yêu cầu làm gì? sau.
- GV hướng dẫn HS thực hiện câu TL: Tìm số liền trước và số liền sau của số
mẫu. đã cho.
- H: Số liền trước của 20 là số nào?
- Vậy số cần điền là 19 TL: Số liền trước của 20 là số 19
-H: Số liền sau số 20 là số nào?
- Vậy số cần điền là 21 TL: Số liền sau của 20 là số 21
- Cho HS làm phiếu bài tập.
- HS thực hiện làm viết vào phiếu bài tập.
Số liền trước Số đã cho Số liền sau
19 20 21
8 9 10
30 31 32
27 28 29

- Tổ chức đổi chéo phiếu và nêu kết - Đổi phiếu và nhận xét.
quả.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3
a) Viết các số 23, 54 , 32, 45, theo thứ
tự từ lớn đến bé.
b) Tính tổng của số lớn nhất và số bé
nhất của dãy số trên
- Gọi HS đọc đề bài câu a. - Đọc
- Bài yêu cầu làm gì? a) Viết các số trên theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Chiếu hình. Quan sát.
Hướng dẫn:
a) So sánh các số đã cho rồi viết theo - Cá nhân làm bảng con.
thứ tự từ bé đến lớn. a) 23, 32, 45, 54
- Cho HS viết bảng con - Đọc
- Gọi HS đọc đề bài câu b.
Hướng dẫn
b) Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong
các số đã cho rồi tính tổng hai số đó.
- H: Tính tổng là làm phép tính gì?
- Tổ chức làm nhóm 2 mỗi nhóm một - Số lớn nhất là: 54, số bé nhất là: 23
bảng con, nhóm nào xong đầu tiên sẽ - Ta thực hiện phép tính cộng.
được giáo viên thưởng và treo bảng để - Thực hiện yêu cầu.
nhận xét (2 phút) b) 54 + 23 = 77
- GV nhận xét, khen ngợi HS. - Nhận xét.
- Bài 4 Mẹ và chị hái được 35 quả
cam, mẹ hái được 25 quả. Hỏi chị hái
được bao nhiêu quả cam?
- Gọi HS đọc đề bài. - 1-2 HS đọc.
- Bài toán cho biết gì? TL: Mẹ và chị hái được 35 quả cam, mẹ hái
được 25 quả.
- Bài toán hỏi gì? TL: Hỏi chị hái được bao nhiêu quả cam?
- Đơn vị bài toán là gì? TL: quả cam
- Để tính được chị hái bao nhiêu quả TL: Ta thực hiện phép tính trừ lấy 35 - 25
cam ta làm thế nào? - Số quả cam chị hái được là:/ Chị hái được
- Gọi HS nêu lời giải bài toán. số quả cam là:
- HS làm vở. (5 phút) - HS thực hiện:
Bài giải
Chị hái được số quả cam là:
35 – 25 = 4 (quả)
Đáp số: 10 quả cam
- Thu vở làm nhanh nhất chấm và
nhận xét. - Nộp vở
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV thống nhất kết quả, chiếu đáp án. - Nhận xét.
H: Gọi HS nêu lại cách dặt tính và thực hiện phép tính.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
-------------------------------------------------------------------------------

Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2022


CÂU LẠC BỘ TIẾNG VIỆT:
BÀI 5: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ MỘT VIỆC LÀM Ở NHÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Rèn luyện viết đoạn văn kể một việc em đã làm ở nhà.
- HS làm được các công việc nhà phù hợp với bản thân. Yêu lao động.
- Rèn kĩ năng viết cho học sinh
2. Năng lực chung và phẩm chất
- Có ý thức tự giác làm việc nhà
- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu việc làm mà mình yêu thích.
- Phát triển năng lực quan sát.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1) Giáo viên: KHBD, bài giảng điện tử, phấn màu, …
2) Học sinh: vở, bút chì, thước...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU- KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào tiết học
* Nội dung: Hát và vận động theo nhạc
* Phương pháp: Trò chơi học tập
* Tổ chức hoạt động:
- GV tổ chức cho HS hát tập thể
- GV giới thiệu vào bài.
2: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP- KHÁM PHÁ
* Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể một việc em đã làm ở nhà.
- HS làm được các công việc nhà phù hợp với bản thân. Yêu lao động.
* Nội dung: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Viết đoạn văn kể một việc em đã làm ở nhà.
* Phương pháp: Trực quan, thực hành - luyện tập
* Tổ chức hoạt động:
Bài 1: Quan sát tranh và nói 1 câu về việc làm
của những người trong tranh

1 2

3 4
- Gọi học sinh đọc đề - 1 HS đọc
H: Bài tập yêu cầu gì? TL: Nhìn tranh nói 1 câu về việc các nhỏ
đang làm
- Cho HS thảo luận nhóm 4 hình tranh kể về - Thực hiện
việc bạn nhỏ đã làm. (2 phút)
- Gọi đại diện các nhóm trình bày - Trình bày
+ Tranh 1: Em nhặt rau
+ Tranh 2: Bạn nhỏ quét nhà
+ Tranh 3: Bạn nam tưới cây
+ Tranh 4: Bạn nhỏ gấp quần áo

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Nhận xét


- GV nhận xét, kết luận
GDHS: Chăm chỉ làm việc nhà
Bài 2: Viết 2 – 3 câu kể về việc em đã làm ở
nhà.
- Gọi học sinh đọc đề - 1 HS đọc
H: Bài tập yêu cầu gì? TL: Viết 2 – 3 câu kể về việc em đã làm
- GV đưa ra các câu gợi ý ở nhà.
+ Em đã làm được việc gì? - HS trả lời
+ Em làm việc đó như thế nào?
+ Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc đó.
- GV cho HS luyện nói với từng câu gợi ý - Thực hiện
- GV chiếu bài viết mẫu cho HS quan sát - Quan sát
- GV cho HS viết bài vào vở - Thực hiện
- Thu vở nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2022


CÂU LẠC BỘ TOÁN:
BÀI 6: LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Năng lực đặc thù
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh các số.
- Lập được các số có hai chữ số từ các chữ số đã cho; tìm được số lớn nhất, số bé
nhất trong các số đã cho.
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh, kĩ năng lập số.
2. Phẩm chất, năng lực
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, trình bày bài khoa học.
- Bồi dưỡng lòng đam mê với toán học.
- Thái độ vui vẻ, hòa nhã thân thiện với bạn khi làm việc nhóm.
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: KHBD, bài giảng điện tử, phấn màu, thẻ chữ số 2, 4, 5,..
2. Học sinh: Bảng con, bút chì, vở nháp, thước kẻ, bút mực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU- KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào tiết học, ôn tập củng cố
số có hai chữ số, phép cộng, phép trừ, số liền trước số liền sau.
* Nội dung: Tham gia trò chơi
* Phương pháp: Trò chơi
* Tổ chức hoạt động:
- GV tổ chức hoạt động: Rung chuông vàng
Chiếu các câu hỏi có đáp án A, B, C tương ứng với
- HS nghe hiệu lệnh chuông và chọn đáp án.
Câu 1: 35 + 53 = ?
Câu 2. Sô bé nhất có một chữ số là:
Câu 3: Tổng của 2 và 36 là:
Câu 4: Số liền sau của số lớn nhất có một chữ số là số nào?
Câu 5: Những phép tính nào có kết quả bằng nhau?
Câu 6: Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- GV giới thiệu vào bài.
1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: HS thực hiện được phép cộng, phép trừ .
- Lập được các số có hai chữ số từ các chữ số đã cho; tìm được số lớn nhất, số bé
nhất trong các số đã cho.
* Nội dung: Làm các bài tập thực hành-luyện tập
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm, hỏi đáp.
* Tổ chức hoạt động
Bài 1 Cho 3 thẻ số 2, 4, 5; hãy ghép
hai trong ba thẻ số trên để tạo thành
số có hai chữ số khác nhau.
+ Tính tổng của số lớn nhất và số bé
nhất lập được trong dãy số trên.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS đọc đề
H: Bài yêu cầu làm gì? TL: Ghép hai trong ba thẻ số trên để được số
- YC HS thao tác với Bộ đồ dùng có hai chữ số.
Toán: Tính tổng của số lớn nhất và số bé nhất lập
+ Lấy ra 3 thẻ chữ số 2, 4, 5 được trong dãy số trên.
+ Lập số có hai chữ số từ 3 thẻ.
VD: chữ số 2 vói chữ số 4 ta có số có - HS thực hiện
hai chữ số là số 24
+ Chia sẻ với bạn về các số mình vừa
tìm được.
Hướng dẫn: - Chia sẻ trước lớp.
+ Tìm ra số lớn nhất và số bé nhất a) Các số lập được: 24, 25, 42, 45, 52, 54
trong các số vừa lập được. TL: Số lớn nhất là số 54, số bé nhất là số 24
+ Tính tổng của số lớn nhất và số bé
nhất. Tính tổng là làm phép tính gì? TL: Ta làm phép tính cộng
- Tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi
làm bài. Sau đó trình bày kết quả cá
nhân trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương. b) Tổng của số lớn nhất và số bé nhất:
- Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. 54 + 24 = 78
- GV thống nhất đáp án.
Bài 2: Tính - Nhận xét.
a) 21 + 15 + 30 =
b) 79 – 45 + 2 =
c) 67 – 7 – 10 =
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
H: Bài yêu cầu làm gì? - HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS thực hiện TL: Tính
H: Phép tính có mấy dấu tính?
H: Ta thực hiện phép tính từ đâu TL: Biểu thức gồm 2 phép tính.
trước. TL: Thực hiện phép tính từ trái qua phải.
- HDHS: Thực hiện lần lượt từng phép
tính từ bên trái qua phải.
- Học sinh làm bảng con 3 phép tính Thực hiện bảng con.
theo tổ, 3 HS lên bảng làm. a) 21 + 15 + 30 = 36 + 30 = 66
- Tổ chức so sánh và nêu kết quả. b) 79 – 45 + 2 = 34 + 2 = 36
- Gọi HS nhận xét, bổ sung. c) 67 – 7 – 10 = 60 – 10 = 50
- GV chiếu hình ảnh đáp án, nhận xét, - Quan sát, lắng nghe.
tuyên dương HS.
3: VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
Trò chơi “Chung sức”
* Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi; Củng cố cách thực hiện phép tính các số trong
phạm vị 100
* Nội dung: Tham gia trò chơi tập thể
* Phương pháp: Trò chơi.
* Tổ chức hoạt động
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách - Lắng nghe.
chơi, luật chơi:
* GV tổ chức mỗi tổ 1 đội chơi.
* Cách chơi: Mỗi đội sẽ nhận được 1
bộ thẻ. Trong thời gian 1 phút các đội
sẽ suy nghĩ và viết các phép tính cộng
có tổng bé hơn 60 vào thẻ. Hết thời
gian đội nào viết nhiều hơn đội đó
thắng.
- GV phát đồ dùng cho các nhóm - Tham gia chơi.
- Tổ chức cho HS chơi (8 phút)
- Nhận xét kết quả.
- Gọi HS nêu cảm nghĩ khi chơi.
H: Hiệu là ta phép tính gì?
H: Tổng ta thực hiện phép tính gì?
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 29 tháng 9 năm 2022
CÂU LẠC BỘ TIẾNG VIỆT:
BÀI 6: LUYỆN TẬP MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù
- Củng cố và nắm vững một số nét viết cơ bản: Nét thẳng đứng, thẳng ngang, thẳng
xiên, nét cong trái, nét cong phải.
- Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
- Nắm được một số kĩ năng về tư thế ngồi, cách để vở, cầm bút, luyện tay.
2. Phẩm chất, năng lực
- Có ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, tập trung viết chữ
- Biết giữ gìn vở sạch chữ đẹp
- Yêu thích say mê, hứng thú luyện viết chữ đẹp.
- Phát triển kĩ năng thẩm mĩ, sự tỉ mỉ, khéo léo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: KHBD, bài giảng điện tử, phấn màu, thước kẻ,...
2. Học sinh: Vở, bút chì, bút mực, thước...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU- KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài học.
* Nội dung: Hát và vận động theo nhạc
* Tổ chức hoạt động:
- Cả lớp hát một bài hát tập thể.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH- KHÁM PHÁ
* Mục tiêu: Củng cố và nắm vững một số nét viết cơ bản: Nét thẳng đứng, thẳng
ngang, thẳng xiên, nét cong trái, nét cong phải.
* Nội dung: Ôn lại các nét đã học
* Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát.
* Tổ chức hoạt động:
1: Sơ lược lại tên gọi và quy trình viết của các
nét cơ bản.

* Các nét thẳng

- GV chiếu hình ảnh lên bảng và làn lượt hỏi


các nét: Đây là nét gì?
TL: + Nét thẳng đứng
+ Nét thẳng ngang và lượn
ngang.
- Hướng dẫn học sinh viết các nét thẳng: + Nét thẳng xiên
+ Nét thẳng đứng: Đặt bút giữa đường kẻ số 5
và số 6 viết nét thẳng đứng theo đường kẻ dọc - HS lắng nghe
của vở.
+ Nét thẳng ngang: Đặt bút đường kẻ số 4, viết
nét thẳng ngang dài 2 ly theo chiều từ trái sang
phải.
+ Nét thẳng xiên: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết
nét thẳng xiên từ trên xuống dưới theo chiều từ
trái sang phải và từ phải sang trái.
- GV viết mẫu
- Cho HS viết vào bảng con.
- Quan sát
* Nét cong trái - Thực hiện

H: Đây là nét gì?


H: Nét cong trái thường được dùng để viết
những chữ nào? TL: Nét cong trái.
- Quy trình viết: Đặt bút dưới đường kẻ 3, viết TL: Chữ c, chữ x và các chữ hoa C,
nét cong trái rộng 1,5 li, dừng bút giữa đường S, L,...
kẻ 1 và đường kẻ 2. - Lắng nghe.
- GV viết mẫu
- GV cho HS viết vào bảng con. - Quan sát.
- GV nhận xét, sửa lỗi. - Thực hiện.
* Nét cong phải

H: Đây là nét gì?


H: Nét cong phải thường được dùng để viết
TL: Nét cong phải.
những chữ nào?
TL: Để viết các chữ x, chữ hoa D, R,
- Quy trình viết: Đặt bút dưới đường kẻ 3, viết
....
nét cong phải rộng 1,5 li, dừng bút giữa đường
- Lắng nghe.
kẻ 1 và đường kẻ 2.
- GV viết mẫu
- GV cho HS viết vào bảng con.
- Quan sát
- GV nhận xét, sửa lỗi.
- Thực hiện.
1. VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
Thực hành viết bài
* Mục tiêu: Củng cố và nắm vững một số nét viết cơ bản: Nét thẳng đứng, thẳng
ngang, thẳng xiên, nét cong trái, nét cong phải.
* Nội dung: Luyện viết ccas nét đã học
* Phương pháp: thực hành, luyện tập cá nhân.
* Tổ chức hoạt động:
* Hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách viết. - Lắng nghe, làm theo.
- Tư thế ngồi: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng,
không tì ngực và bàn.
- Cách để vở: Vở để trên mặt bàn không gập
đôi.
- Cách cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay: ngón
trái, ngón trỏ, ngón giữa. Ngón giữa ở dưới,
ngón trỏ ở trên, ngón cái ở phía ngoài. Bút tiếp
xúc ở ba đầu ngón tay. Cổ tay thẳng sao cho
ngón cái thẳng với cánh tay.
- GV làm mẫu - Quan sát.
- Luyện tay: Khi viết cử động ba ngón tay cơ - Thực hiện.
bản theo hướng lên, xuống, phải, trái, xoay
tròn. Cổ tay, cánh tay phối hợp dịch chuyển bút
nhẹ nhàng theo chiều ngang.
* Viết vở - Viết bài vào vở.
- GV cho HS viết vở các nét: xiên, thẳng đứng,
thẳng ngang, lượn ngang, nét cong trái, nét - HS nộp vở
cong phải
- Theo dõi, quan sát HS viết để kịp thời sửa - Lắng nghe.
chữa.
- Thu một số vở để nhận xét, sửa lỗi.

- GV thu một số vở HS chấm, nhận xét bài viết. - Quan sát, lắng nghe nhận xét để
- HS đổi vở cho bạn để phát hiện lỗi sai và góp phát hiện lỗi sai của mình.
ý cho nhau theo cặp đôi. - Sửa bài.
- Nhận xét tiết học - Lắng nghe.
- Dặn dò HS về nhà luyện viết.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
---------------------------------------------------------------------------------

You might also like