You are on page 1of 15

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐỨC TRỌNG

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN


NĂM HỌC 2022-2023

BIỆN PHÁP
Giải pháp nâng cao năng lực tự học, sáng tạo cho học sinh lớp 6a3 trường
THCS Tân Hội qua việc hoàn thành sản phẩm học tập ở nhà phần "Viết",
môn Ngữ văn lớp 6.

Họ và tên giáo viên dự thi: Ngô Thị Kim Liên.


Đơn vị: Trường THCS Tân Hội.
I. Lý do hình thành biện pháp:
Cùng với đổi mới “Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018” thì đổi mới
phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trở thành nhu
cầu tất yếu đối với tất cả các môn, các khối của bậc học phổ thông. Để thực hiện
được mục tiêu đổi mới giáo dục thì mỗi giáo viên cần đổi mới được phương
phương hướng dẫn học sinh học tập.
Thực tế hiện nay chương trình đã thay đổi nhưng giáo viên chưa thay đổi
được phương pháp dạy học dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao. Tôi nhận thấy
sách thiết kế phù hợp và đa dạng nhưng giáo viên chưa vận dụng các phương pháp
và kĩ thuật phù hợp nên chưa phát huy được năng lực tự học, sáng tạo cho học
sinh. Học sinh còn hay ỷ lại, lười suy nghĩ, chưa biết sáng tạo trong học tập. Đặc
biệt các em học sinh lớp 6 còn quen cách học ở tiểu học, các em chưa có kĩ năng tự
học nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy. Các em thường có tình
trạng học không hiểu bài, học trước quên sau, không chuẩn bị tìm hiểu trước nội
dung bài sẽ học, không ôn lại những nội dung đã học.
Chính vì vậy, tôi luôn suy nghĩ làm sao để học sinh có được năng lực tự học
và sáng tạo trong học tập, làm thế nào để học sinh trở nên nhanh nhẹn, năng động
tiếp cận với mục tiêu học tập theo định hướng phát triển năng lực dưới dạng hoàn
thành những sản phẩm học tập? Đó là những câu hỏi mà tôi đã trăn trở và cố gắng
để tìm tòi các giải pháp mang tính mới áp dụng vào giảng dạy trong quá trình dạy
học Ngữ văn lớp 6, để nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn. Đó cũng là lí do
hình thành đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực tự học, sáng tạo cho học sinh lớp
2

6a3 trường THCS Tân Hội qua việc hoàn thành sản phẩm học tập ở nhà phần
"Viết", môn Ngữ văn 6”.
II. Nội dung:
1. Đánh giá thực trạng.
1.1. Đánh giá thực trạng của công tác dạy và học hiện nay.
Năm học 2021 – 2022 là năm học mà toàn ngành giáo dục chính thức thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với khối lớp 6, năm học 2022 –
2023 là năm học thứ hai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đây
mới là năm đầu thực hiện nên giáo viên còn bỡ ngỡ khi thực hiện vận dụng những
phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh. Cách xây dựng chương trình
sách giáo khoa Ngữ văn 6 mang tính mở, vì thế nên lại càng khó khăn cho người
dạy bởi những định hướng chung chung, đề dưới dạng câu hỏi dài khó hiểu với học
sinh …
Có nhiều giáo viên chưa áp dụng được những cách dạy phù hợp, chưa phát
huy được ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống phối hợp với đổi mới
phương pháp bằng việc vận dụng những kĩ thuật tích cực vào giảng dạy. Khi tham
gia các cuộc sinh hoạt chuyên môn tôi nhận thấy các đồng nghiệp đều có khó khăn
chung là thiếu ý tưởng trong tổ chức các hoạt động học của học sinh, giờ giảng vẫn
nặng về hoạt động của thầy, chủ yếu thầy hỏi trò trả lời, thầy giảng, trò nghe chưa
phát huy được vai trò chủ động, tích cự và sáng tạo của học sinh.
Về phía học sinh, các em thường rụt rè, nhút nhát, đa phần chưa biết cách
hoàn thành sản phẩm học tập, thiếu khả năng vận dụng lí thuyết vào thực hiện sản
phẩm cụ thể. Học sinh thường thụ động, thiếu sự sáng tạo khi học, hiệu quả học tập
chưa cao.
1.2. Thực trạng khảo sát chất lượng môn học trước khi áp dụng đề tài.
Năm học 2021 – 2022 tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn tại lớp
6a3 với 37 học sinh. Để có căn cứ cho thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát lớp
dạy thử nghiệm trước khi áp dụng đề tài với hai nội dung:
- Khảo sát khả năng viết bài của học sinh với “Đề bài: Viết bài văn kể về
một trải nghiệm của em”- Bài 1 “Tôi và các bạn”. Kết quả tổng hợp bài biết như sau:
3

Số HS tham Điểm
gia khảo sát Điểm 9,10 Điểm 7, 8 Điểm 5,6 Điểm 3,4 Điểm 2,3 dưới 1
37 2 5,4 6 16,2 15 40,54 10 27,0 4 10,8 0 0
- Khảo sát cảm nhận của học sinh khi học tập phần “Viết” môn Ngữ văn
bằng câu hỏi “Em cảm nhận thế nào khi học tập giờ học “Viết” môn Ngữ văn lớp
6?”, kết quả như sau:
Lớp Số HS Cảm thấy Cảm thấy Cảm thấy bình Cảm thấy nhàm
khảo rất hứng thú hứng thú thường chán không muốn
sát học
SL % SL % SL % SL %
6a3 37 3 8,1 5 13,5 16 43,2 13 35,1
- Khảo sát về việc tự học sáng tạo của học sinh bằng bảng hỏi trước khi thực
hiện đối với 37 học sinh lớp 6a3 với câu hỏi sau:
Lựa chọn các phương án trả lời cho các câu hỏi bằng cách đánh X vào ô
mình lựa chọn.
Tổng hợp kết quả như sau:
Câu hỏi Phương án lựa chọn
Thường Thỉnh Không bao
xuyên thoảng giờ
SL % SL % SL %
- Em có đọc và tìm hiểu trước nội dung của 5 13,6 17 45,9 15 40,5
bài mới trước khi đến lớp không?
- Em có tìm hiểu mở rộng kiến thức ngoài 3 8,1 8 21,6 26 70,3
sách giáo khoa để hiểu rõ hơn nội dung bài
học không?
Qua kết quả khảo sát có thể thấy sự cần thiết phải thay đổi phương pháp
hướng dẫn học sinh học tập để nâng cao chất lượng giảng dạy phần “Viết” nói
riêng và bộ môn Ngữ văn 6 nói chung.
2. Trình bày biện pháp.
Có thể khẳng định rằng rèn kĩ năng đọc, viết, nói, nghe chính là mục tiêu
của dạy học ngữ văn trong chương trình GDPT 2018 trong đó trung tâm là đọc
hiểu văn bản và tạo lập văn bản. Từ văn bản đọc kiến thức các phần được liên kết
chặt chẽ với nhau, phần nói nghe và viết từ đó cũng được hình thành. Phần văn bản
và các nội dung khác đều được xây dựng trên một trục đồng tâm mà văn bản là nền
tảng. Đọc, nói, nghe, viết đều xoay quanh chủ đề của văn bản trong các bài học.
“Viết” là khâu cuối cùng của hoạt động học. Từ những kiến thức đã học
được học sinh vận dụng vào làm bài tập, giải quyết các tình huống thực tiễn.
4

“Viết” là hoạt động tạo lập ngôn ngữ bằng chữ viết. “Viết” trong chương trình Ngữ
văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm:
- Thứ nhất: “Viết kết nối với đọc”: Yêu cầu viết đoạn văn dựa trên ý tưởng
được gợi ra từ văn bản đọc.”
- Thứ hai: “Phần “Viết” bao gồm: Yêu cầu về kiểu bài, phân tích bài viết
tham khảo và hướng dẫn thực hành viết theo các bước. Cần vận dụng và tìm hiểu
các kĩ năng theo hướng dẫn của thầy cô để viết được bài văn theo yêu cầu”
Mục tiêu của sáng kiến là sẽ đề xuất các giải pháp để hướng dẫn học sinh tự
học sáng tạo qua việc hoàn thành sản phẩm học tập có hiệu quả những nội dung
“viết” nêu trên. Tự học sáng tạo ở đây được hiểu là những hoạt động tìm tòi khám
phá kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên với hoạt động học tập ở nhà hay
trên lớp học. Năng lực tự học cũng là một trong 10 năng lực cơ bản cần hình thành
cho học sinh khi thực hiện hoạt động giáo dục.
Trong phạm vi biện pháp nhỏ tôi đã lựa chọn nội dung hướng dẫn học sinh
tự học sáng tạo qua việc học tập và chuẩn bị sản phẩm học tập ở nhà. Qua quá
trình nghiên cứu tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp hữu ích sau:
a) Nội dung biện pháp
Qua quá trình dạy học tôi nhận thấy đây là hoạt động rất quan trọng. Hoạt
động này định hướng cho học sinh cách tự học sáng tạo. Học sinh sẽ được tìm hiểu
trước một số nội dung khó để khi tiến hành học trên lớp các em sẽ không còn lúng
túng và dành được nhiều thời gian để củng cố và rèn khả năng viết.
Để thực hiện nội dung này thì yêu cầu giáo viên phải thiết kế được các yêu
cầu học tập để học sinh thực hiện và định hướng cả nguồn tài liệu học sinh sẽ tìm
tòi, khám phá trước khi đến lớp. Đây là những định hướng để học sinh hình thành
năng lực tự học phần viết một cách sáng tạo, hiệu quả. Các cụ thường có câu
“Trăm hay không bằng tay quen” thì đây được coi là hoạt động thực hành của học
sinh để từ đó học sinh thực hiện hoạt động tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu khác
nhau. Với cách làm này giáo viên dần khiến học sinh trở nên đam mê với môn học.
Các em được tiếp cận với những tư liệu thú vị từ đó các em sẽ hình thành được
những năng lực và phẩm chất cần có.
Việc giao học sinh tìm hiểu các nội dung liên quan để đến lớp học báo cáo
kết quả sẽ giúp mở rộng kiến thức cho học sinh. Tạo điều kiện để học sinh biết tìm
hiểu trước nội dung học tập để báo cáo trên lớp. Định hướng đánh giá học sinh qua
5

sản phẩm học tập cũng là một nội dung quan trọng trong đổi mới phương pháp
đánh giá học sinh của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tôi đã hướng dẫn học sinh cách tự học sáng tạo qua hòan thành sản phẩm
học tập phần ‘Viết” môn Ngữ văn 6 như: hoàn thành phiếu học tập, sưu tầm tranh
ảnh, thiết kế Video có phần thuyết minh…. Đối với việc hoàn thành sản phẩm là
video thuyết minh kết hợp với tranh ảnh tôi nhận thấy học sinh thực sự hứng thú.
Các em vốn đã được tiếp xúc với điện thoại quen với công nghệ thông tin nên khi
được giao nhiệm vụ các em thật sự hào hứng và tích cực.
Để thực hiện nội dung này tôi tiến hành các bước như sau:
- Bước 1: Thiết kế phiếu học tập, giao bài về nhà cho học sinh từ giờ học
trước. Có thể mỗi nhóm một nội dung cũng có thể các nhóm cùng nội dung chuẩn
bị. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện hoạt động nhóm qua hình thức trực
tuyến, cũng có thể là hoạt động cá nhân.
- Bước 2: Học sinh thực hiện nội dung ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân
- Bước 3: Học sinh báo cáo trên lớp các nội dung chuẩn bị theo nội dung bài
học, ứng với từng phần bài học. Đến phần học nào có hoạt động chuẩn bị giáo viên
cho học sinh trình bày sau đó sẽ tiến hành đánh giá phân tích sâu hơn về nội dung
đó.
- Bước 4: Học sinh nhận xét đánh giá sản phẩm học tập của bạn/nhóm bạn
hoặc tự đánh giá hoạt động nhóm bằng thang đo, bảng kiểm, rubrics (Tùy theo hoạt
động mà học sinh thực hiện)
- Bước 5: Giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức.
- Bước 6: Học sinh lưu phiếu học tập vào bộ phiếu học tập của cá nhân để
có thêm nguồn tư liệu về các nội dung đã học. Nếu sản phẩm là Video giáo viên sẽ
lựa chọn những video hay để gửi trên nhóm ZALO môn Ngữ văn của lớp để học
sinh học tập.
* Hướng dẫn học sinh nâng cao năng lực tự học sáng tạo bằng cách hoàn
thành sản phẩm học tập là video trước khi thực hiện bài học trên lớp
Hiện nay việc hoàn thiện sản phẩm học tập gắn với ứng dụng công nghệ
thông tin đang trở thành nhu cầu của dạy học hiện nay. Đặc biệt là dạy học theo
chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thực tế hiện nay học sinh sử dụng điện
6

thoại nhiều và có khả năng ứng dụng những phần mềm như Azota hay Capcut vào
hoàn thiện sản phẩm học tập theo yêu cầu của giáo viên. Khi hướng dẫn học sinh
học tập phần nội dung vận dụng học sinh sẽ được nâng cao năng lực ứng dụng
công nghệ thông tin. Các em biết cách sưu tầm các tư liệu liên quan để hoàn thiện
sản phẩm học tập.
Để thực hiện nội dung này hiệu quả, giáo viên cần chia nhóm học sinh với
các yêu cầu cụ thể để học sinh hoàn thành sản phẩm học tập. Giáo viên khi chia
nhóm cần chú ý đến các đối tượng học sinh để chia nhóm đồng đều có học sinh
giỏi, khá, trung bình, yếu để học sinh hỗ trợ nhau học tập.
Ví dụ: Khi thực hiện dạy “Bài 4: Quê hương yêu dấu” Phần “Viết kết nối
với đọc”, trang 100.
“Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nêu cảm nghĩ về một danh lam thắng
cảnh”
Tôi nhận thấy nếu học sinh được chuẩn bị ở nhà sẽ có được những tìm hiểu
cụ thể hơn về danh lam thắng cảnh mà các em yêu thích để từ đó có được những
cảm nghĩ hay và sâu sắc. Nếu bài dạy chỉ thực hiện trên lớp sẽ hạn chế về thời gian
và không có nhiều thời gian để thực hiện các hoạt động
Đối với phần này tôi đã thực hiện như sau:
- Bước 1: Giáo viên giao phiếu học tập cho học sinh thực hiện nhiệm vụ
chuẩn bị hoàn thiện sản phẩm học tập ở nhà:
Các em hãy sưu tầm các tranh ảnh về danh lam thắng cảnh mà các em yêu
thích sau đó viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu để nêu cảm nhận về danh lam đó.
Hãy hoàn thiện sản phẩm nhóm là 1 video, mỗi Video không quá 3 phút (Sử dụng
phần mềm Capcut để thực hiện sản phẩm theo nhóm)
- Bước 2: Học sinh thực hiện trao đổi bài dưới hình thức họp nhóm qua Zalo
để hoàn thành sản phẩm học tập
- Bước 3: Báo cáo trên lớp khi đến nội dung học tập do nhóm chuẩn bị
(Đối với việc chia nhóm để thực hiện sản phẩm từ đầu năm tôi đã tiến hành
chia lớp làm 5 nhóm học sinh mỗi nhóm là 7 học sinh. Có 2 nhóm 8 học sinh
(nhóm 3,4)
7

Khi vào giờ thực hành tôi đã tiến hành chiếu sản phẩm của các nhóm để cả
lớp cùng quan sát.
- Bước 4: Nhận xét, đánh giá
Sau mỗi nhóm trình bày tôi cho học sinh thực hiện nhận xét, đánh giá theo
cảm tính sau đó sẽ thực hiện nhận xét bằng công cụ đánh giá. Ở hoạt động này tôi
đã tiến hành cho học sinh tự đánh giá hoạt động nhóm bằng bảng kiểm
Bảng kiểm đánh giá sản phẩm học tập hoạt động nhóm

STT Yêu cầu Xác nhận


Có/Không
1 - Nhóm có sưu tầm được những hình ảnh đẹp về danh
lam thắng cảnh sẽ thuyết minh hay không?
2 - Phần viết cảm nghĩ về danh lam, thắng cảnh được
thuyết minh hay và có cảm xúc hay không?
3 - Nhóm có hoạt động tích cực, các thành viên đều tương
tác tốt để hoàn thành sản phẩm hay không?
4 - Ngôn ngữ trình bày bài nêu cảm nghĩ có rõ ràng, thu
hút được người nghe hay không?
Điểm tự đánh giá của nhóm (Mỗi ý chấm 2,5 điểm):
Việc đánh giá bằng bảng kiểm sẽ giúp học sinh biết được mức độ đạt được
của bản thân, của nhóm trong hoàn thiện sản phẩm học tập. Qua đó học sinh cũng
nhận biết được tự học và sáng tạo trong học tập rất quan trọng, nó đem lại hiệu quả
học tập cao.
- Bước 5: Giáo viên chuẩn kiến thức và khái quát lại những nội dung chính.
Đánh giá khả năng sáng tạo, tự học của các nhóm, đánh giá bằng điểm số cho sản
phẩm học tập của các em.
- Bước 6: Học sinh lưu phiếu học tập vào bộ phiếu học tập của nhóm để có
thêm nguồn tư liệu về các nội dung đã học.
Có thể khẳng định, việc giáo viên cho học sinh thực hiện hoạt động ở nhà để
hoàn thành sản phẩm học tập có thể là: phiếu học tập, video, bài viết…. sẽ giúp
học sinh có cơ hội tìm hiểu được kĩ hơn các đối tượng sẽ “Viết” trong học tập. Các
em không chỉ được viết bằng chữ viết trên giấy thông thường mà có thể trình bày
bài viết dưới nhiều hình thức đa dạng. Từ đó nâng cao năng lực sáng tạo của các
em.
8

Bên cạnh đó, việc cho học sinh thực hiện sản phẩm học tập qua hình thức tự
học ở nhà sẽ tiết kiệm được quỹ thời gian tìm hiểu trên lớp những kiến thức có
trong sách. Thời gian sẽ được dành để cho học sinh trao đổi kĩ về các vấn đề được
đặt ra, các nội dung mà các em sẽ rèn để tạo thành kĩ năng, thành năng lực viết…
Giáo viên cũng có thời gian để hướng dẫn học sinh cách viết, sửa chữa được những
lỗi học sinh mắc phải khi tạo lập văn bản trong phần “Viết”…. Việc giáo viên
hướng dẫn học sinh hoàn thiện sản phẩm cũng là cơ hội để học sinh nâng cao năng
lực tự học, tự tư duy và rèn cách viết một cách sáng tạo kết hợp với hoạt động hợp
tác nhóm
Bên cạnh đó thì việc áp dụng bảng kiểm, một bộ công cụ cần phải có trong
đánh giá đồng đẳng học sinh của phương pháp giảng dạy chương trình 2018 sẽ
giúp học sinh trở nên mạnh dạn hơn, hình thành được năng lực nhận xét, đánh giá
vấn đề một cách hợp lí, khách quan, tránh được đánh giá cảm tính. Hơn nữa học
sinh cũng nhận biết được để thực hiện hiệu quả bài viết cần có những yếu tố nào.
* Hướng dẫn học sinh tự học sáng tạo qua hoàn thành sản phẩm học
tập là phiếu học tập để chuẩn bị bài mới.
Phiếu học tập là hình thức học sinh hình thành được khả năng tự học sáng
tạo trong thực hiện học tập phần viết. Phần “Viết” trong chương trình tương đối
nhiều, nội dung dài. Nếu như học sinh không có sự chuẩn bị ở nhà sẽ mất nhiều
thời gian để khai thác nội dung bài trên lớp lại giúp học sinh có được khả năng
phát huy tinh thần tự học sáng tạo. Nếu giáo viên không giao phiếu cụ thể học sinh
sẽ thụ động nhiều khi các em chỉ đọc qua mà không chú ý đến hiệu quả. Chính vì
thế khi giáo viên thực hiện hướng dẫn học sinh tự học, tự chuẩn bị bài theo phiếu
học tập sẽ giúp học sinh định hướng được cách khai thác kiến thức.
Ví dụ khi dạy “Bài 1: Tôi và các bạn” nội dung “Viết” “Phân tích bài viết
tham khảo: “Người bạn nhỏ”, Ngữ văn 6, trang 29” khi nghiên cứu bài tôi nhận
thấy nếu cứ đến lớp mới tìm hiểu sẽ mất thời gian để tìm hiểu và luyện tập những
nội dung khác, nên trước đó tôi đã tiến hành xây dựng phiếu học tập để học sinh
thực hiện hoàn thành ở nhà. Tôi đã thực hiện như sau:
- Bước 1: Thiết kế phiếu học tập và xác định đây là hoạt động cá nhân.
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên…………………………..Học sinh lớp
Chuyện được kể theo ngôi kể.....................Người kể xưng:................................
Thời điểm xảy ra sự việc:....................................................................................
9

Sự việc gì đã xảy ra:..................................................................................................


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cảm xúc của người viết trước sự việc đã xảy ra: ................................................
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xác định bố cục:
- Mở bài: Từ .................................... đến........................................
- Thân bài: Từ .................................... đến........................................
- Kết bài: Từ .................................... đến........................................
- Bước 2: Học sinh thực hiện hoàn thiện phiếu học tập cá nhân
- Bước 3: Học sinh báo cáo trên lớp khi học phần “Phân tích bài viết tham
khảo”. Giáo viên chụp bài làm của một học sinh trình bày đầu tiên lên màn chiếu
để các bạn cùng theo dõi. Kiểm tra và chụp một vài sản phẩm học tập để học sinh
trao đổi.
- Bước 4: Học sinh nhận xét đánh giá sản phẩm học tập của bạn có sản phẩm
đầu tiên được trưng bày để từ đó biết được để tự học hiệu quả cần đạt được những
nội dung nào
Thang đo đánh giá mức độ thực hiện sản phẩm học tập của học sinh
Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Tiêu chí
(9 – 10 (7 – 8,9 (5 – 6,9 (Dưới 5
điểm) điểm) điểm) điểm)
1. Hoàn thiện được đầy đủ các nội dung
trong phiếu học tập, các câu trả lời
chính xác.
2. Cách viết rõ ràng, từng nội dung
được trả lời ngắn gọn, rõ ràng.
3. Chữ viết sạch, đẹp, rõ ràng.
4. Ngôn ngữ trình bày rõ ràng, truyền
cảm, thu hút được người nghe
Tổng
Điểm trung bình (Lấy tiêu chí (1+2+3+4)/4):
Lưu ý cách xác định các mức:
- Mức 1: Thực hiện tốt các tiêu chí đã nêu, có những lí giải sâu sắc và thể
hiện được hiểu biết về vấn đề đang tìm hiểu, cả nhóm tích cực, đoàn kết hoàn
thành nhiệm vụ nhanh, đúng
10

- Mức 2: Thực hiện được 1/3 các yêu cầu mà tiêu chí đặt ra, nhóm còn có
bạn làm việc chậm,phần trình bày đôi chỗ chòn ấp úng
- Mức 3: Thực hiện được ½ yêu cầu đặt ra, còn có bạn chưa cố gắng thực
hiện nhiệm vụ, trình bày còn chưa rõ vấn đề
- Mức 4: Trình bày vấn đề còn lủng củng nhiều bạn không tích cực tham gia
hoạt động, cách lí giải còn có chỗ chưa chính xác
- Bước 5: Giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức.
- Bước 6: Học sinh sửa phiếu học tập cá nhân nếu chưa chính xác, lưu phiếu
học tập vào bộ phiếu học tập của cá nhân để học tập.
(Giáo viên có thể thu phiếu học tập để đánh giá điểm sản phẩm học tập cho
học sinh. Tuy nhiên tùy bài để giáo viên thực hiện bước này.)
Cách làm này đem lại hiệu quả cao trong hướng dẫn học sinh tự học sáng
tạo. Học sinh được thể hiện
b) Hiệu quả của biện pháp
Qua thực hiện giải pháp này tôi nhận thấy học sinh hào hứng học tập, kiến
thức do các em phải tự mày mò, tìm hiểu trước nên các em nhớ lâu, các em cũng
tăng cường được khả năng trình bày và đánh giá. Giờ học trở nên sôi nổi, đa dạng
hơn, những bài viết của học sinh cũng sâu sắc và giàu giá trị biểu đạt hơn.
Sau khi áp dụng biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát thái độ của học sinh đối
với hình thức chuẩn bị bài ở nhà như đã thực hiện theo phiếu hỏi và kết quả tổng
hợp như sau:
Câu hỏi Phương án lựa chọn
Có Không
SL % SL %
1, Em có thích được thực hiện các hoạt động tự học 35 94,6 02 5,4
sáng tạo qua hình thức chuẩn bị bài ở nhà bằng
video, phiếu học tập… hay không?
2, Việc thực tự hiện tự học và tự sáng tạo trong học 37 100% 0 0
tập qua hoàn thiện các sản phẩm học tập ở nhà có
làm cho các em nhớ bài lâu và viết tốt hơn không?
3, Em có muốn được cô giáo giao phiếu học tập để 35 94,6 02 5,4
tìm hiểu bài mới trước khi học ở lớp không?
- Kết quả bài kiểm tra cuối học kì của lớp 6a3 với 37 học sinh so với kết quả
khảo sát như sau:
11

Thời điểm khảo Điểm


sát Điểm 9,10 Điểm 7, 8 Điểm 5,6 Điểm 3,4 Điểm 2,3 dưới 1
Trước khi khảo
0
sát 2 5,4% 6 16,2% 15 40,54% 10 27,0% 4 10,8% 0
Sau khi khảo
0
sát 5 13.5% 20 54.1 10 27% 2 5.4% 0 0 0
- Khảo sát cảm nhận của học sinh khi học tập phần “Viết” môn Ngữ văn với
câu hỏi “Em cảm nhận thế nào khi học tập giờ học “Viết” môn Ngữ văn lớp 6?”
sau khi thực hiện biện pháp, kết quả như sau:
Số Cảm Cảm thấy Cảm thấy Cảm thấy
HS thấy rất hứng thú bình thường nhàm chán
khảo hứng thú không muốn
sát học
SL % SL % SL % SL %
Thời điểm khảo sát
Trước khi khảo sát 37 3 8,1 5 13,5 16 43,2 13 35,1
Sau khi khảo sát 37 25 67,6 8 21,6 4 10,8 0 0
- Khảo sát về việc tự học sáng tạo của học sinh bằng bảng hỏi sau khi thực
hiện đối với 37 học sinh lớp 6a3 với câu hỏi sau:
Lựa chọn các phương án trả lời cho các câu hỏi bằng cách đánh X vào ô
mình lựa chọn.
Tổng hợp kết quả như sau:
Câu hỏi Phương án lựa chọn
Thường Thỉnh Không bao
xuyên thoảng giờ
SL % SL % SL %
- Em có đọc và tìm hiểu trước nội dung của 28 75,7 09 24.3 0 0
bài mới trước khi đến lớp không?
- Em có tìm hiểu mở rộng kiến thức ngoài 19 51.4 16 43.2 02 5.4
sách giáo khoa để hiểu rõ hơn nội dung bài
học không?

IV. Kết luận


1. Tóm tắt ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp đề xuất những cách làm để hướng dẫn học sinh nâng cao năng lực
tự học sáng tạo qua hướng dẫn học tập ở nhà. Cụ thể, biện pháp đã hướng đến
những cách làm sáng tạo như sử dụng điện thoại để hoàn thiện sản phẩm học tập
hay phiếu học tập trong giảng dạy. Biện pháp được báo cáo đã nêu lên được cách
12

thức thực hiện từ đó có thể dễ dàng áp ụng vào thực tiễn dạy học. Qua kết quả thực
hiện có thể thấy rõ để thực hiện giải pháp không khó.
Các giải pháp được đề xuất rất phù hợp với đổi mới giáo dục. Phù hợp thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nên tạo cơ hội cho các em tiếp cận với
phương pháp học tập theo định hướng phát triển năng lực từ đó hình thành năng
lực cần thiết cho bản thân.
Những giải pháp rất dễ áp dụng và nhân rộng. Để áp dụng những giải pháp
này không tốn kém về tài chính, không khó khăn khi thiết kế chỉ cần giáo viên tận
tâm và tâm huyết với nghề.
2. Kiến nghị, đề xuất
Mong rằng Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục chỉ đạo và có những tư vấn sát
sao để giáo viên thực hiện có hiệu quả hơn biện pháp đã báo cáo. Tạo cơ hội để
biện pháp của tôi được nhân rộng và áp dụng trong nhiều đơn vị bạn ở trong huyện
từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phần “Viết” môn Ngữ văn cũng như
nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn lớp 6 tại đơn vị nhà trường./.

Người viết

Ngô Thị Kim Liên


13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Sách giáo viên Ngữ văn 6, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
3. Hướng dẫn về dạy học phát triển năng lực kèm theo Thông tư
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thông tư ban hành chương trình Giáo dục phổ thông.
4. Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở
trường phổ thông (Nhà xuất bản Giáo dục) – Lê Đình Chung (chủ biên) – Phạm
Thị Thanh Hội.
14

PHỤ LỤC
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hình ảnh học sinh lớp 6a3 tích cực xung phong trong giờ học do đã được chuẩn bị
bài ở nhà

Học sinh cùng nhau trao đổi về kết quả thực hiện phiếu học tập ở nhà.
15

2. Sản phẩm học tập của học sinh chuẩn bị trước cho giờ học “viết” sáng tạo

Hình ảnh: Một số sản phẩm của học sinh khi giáo viên cho viết sáng tạo
khi thực hiện đề bài “Kể lại chuyện cổ tích bằng lời một nhân vật” – Bài 7, Ngữ
văn 6

You might also like