You are on page 1of 5

Bài thí nghiệm số 8

PHÂN CỰC ÁNH SÁNG


-----ooo-----
Mục tiêu: Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
- Về kiến thức: Nêu được phương pháp đo và các bước tiến hành thí nghiệm phân cực ánh sáng.
- Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo, tiến hành đúng trình tự thí nghiệm để thu được số liệu
chính xác.
- Về thái độ: Cẩn thận, kiên trì, chính xác, trung thực, khách quan.

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Ánh sáng tự nhiên phát ra từ nguồn sáng thông thường như mặt trời, đèn có vô số phương dao động đối xứng
tròn xoay quanh phương truyền. Khi ánh sáng tự nhiên đi qua một môi trường dị hướng như calcit, băng tan, bản
palaroid, lăng kính nicol… thì ánh sáng ló sẽ chỉ còn một phương dao động (song song với một phương đặc biệt
của môi trường gọi là trục hay phương ưu đãi ) và được gọi là ánh sáng phân cực. Ánh sáng phân cực cũng có thể
được tạo ra bởi sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng.
Các dụng cụ biến ánh sáng tự nhiên thành ánh sáng phân cực gọi là kính phân cực. Thông dụng nhất là bàn
Polaroid làm bằng bản cenlluloid có phủ một lớp tinh thể iodosulfat quinin có khả năng làm phân cực hoàn toàn
các tia tới vuông góc với mặt bản (tia ló là tia bất thường).
Loại kính phân cực khác cũng rất phổ biến là lăng kính nicol gồm hai lăng kính bằng tinh thể băng lan dán lại
với nhau bằng một lớp nhựa thơm Canada có chiết suất khoảng 1.55.
Tia sáng tự nhiên tới nicol sẽ bị tách thành hai tia thường (o) và tia bất thường (e), đó là tính lưỡng chiết, vì
chiết suất n0 > ne nên tia thường bị khúc xạ nhiều hơn, bị phản xạ toàn phần trên lớp nhựa thơm và bị hấp thụ do
mặt dưới bội đen, còn tia bất thường truyền qua lớp nhựa và ló ra song song với tia tới. Tia thường có vector dao
động vuông góc với mặt phẳng chính.
Khi cho ánh sáng phân cực đi qua lăng kính nicol (hoặc một bản palaroid) thì cường đô ánh sáng ló sẽ thay
đổi tuỳ theo góc giữa phương dao động của ánh sáng phân cực và ưu tiên của bản.
Gọi là cường độ ánh sáng tới: I là cường độ ánh sáng io, theo định luật Malus:
= cos2
Một số môi trường có tính quang hoạt (hay tính triển quang) tức là làm quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng
phân cực truyền qua chúng. Góc quay phụ thuộc vào bản chất phân tử, bề dày, mật độ (hay nống độ đối với các
dung dịch) Nếu góc quay ngược chiều kim đồng hồ: chất tả triền. Nếu góc quay là cùng chiều kim đồng hồ: chất
hữu triền.

II. DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO


1. Dụng cụ đo:
Các dụng cụ thí nghiệm gồm có:
- Nguồn Laser.
- Kính phân cực.
- Cảm biến photodiode.
- Volt kế.
- Giá đỡ quang học.
Trang 54
- Brn tinh thể.
- Dây nối.
Các dụng cụ thí nghiệm này được lắp đặt như ở hình vẽ 8.1.

Hình 8.1: Thí nghiệm phân cực ánh sáng.

2. Phương pháp đo:

Hình 8.2: Bố trí thí nghiệm phân cực ánh sáng.


3. Kiểm chúng định luật Malus
- Chiếu tia laser qua kính phân cực đến cảm biến.
- Tiến hành quay 1 góc  của kính phân cực từng 100 bắt đầu từ 00 tới 1800
- Xác định một vị trí cực đại và một vị trí cực tiểu.
Cực đại: tương ứng với φ=00
Cực tiểu: tương ứng với φ=900
-
Dựa vào 2 vị trí trên ta hiệu chỉnh lại các góc φ còn lại cho phù hợp.
- Đồ thị biểu diễn mối quan hệ U theo f(cos2) là một đường thẳng.
- Kiểm chứng định luật Malus: = cos2
4. Xác định quang hoạt của bản tinh thể
- Đặt kính phân cực tại vị trí cực tiểu thứ nhất.
- Chiếu tia laser bản tinh thể kính phân cực đến cảm biến.
Trang 55
- Quay góc ’ của kính phân cực, số chỉ của của mili-volt kế đổi chứng tỏ phương dao động của ánh sáng
phân cực (qua kính phân cực) đã bị quay 1 góc nào đó.
- Biểu diễn U’=f(ϕ;) lên cùng đồ thị của U=f(ϕ), dựa vào đồ thị ta thấy nếu quay ngược kim đồng hồ: chất
tả triển. Nếu góc quay là cùng chiều kim đồng hồ: chất hữu triển.
- Từ thí nghiệm, kết luận: bản tinh thể có tính chất hữu triển hay tả triển.

Hình 8. 3: Bản tinh thể có tính chất hữu triển khi góc quay cùng chiều kim đồng hồ

Hình 8.4: Bản tinh thể có tính chất tả triển khi góc quay ngược chiều kim đồng hồ

III. TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM


1. Kiểm chứng định luật Malus:
- Bố trí thí nghiệm như hình 2 nhưng không gắn bản tinh thể vào hệ.
- Bật công tắc nguồn laser.
- Bật công tắc của volk kế sang vị trí ON và thang đo ở vị trí 2V DC.
- Chỉnh trục quang học: tháo rời khỏi hệ quang học sao cho chỉ còn nguồn laser và cảm biến. chỉnh tia laser
rọi thẳng góc đến cảm biến. Quan sát sao cho volt kế đặt giá trị cực đại. Gắn kính phân cực vào hệ sao cho vuông
góc với trục quang học.
Trang 56
- Tiến hành quay 1 góc  của kính phân cực từng 100 bắt đầu từ 00 tới 1800 và ghi số chỉ của mili volt kế
tương ứng vào bảng số liệu.
- Kiểm chứng định luật Malus: = cos2
- Từ bản số liệu, có 1 vị trí cực đại và 1 vị trí cực tiểu.
Cực đại: tương ứng với φ=00
Cực tiểu: tương ứng với φ=900
- Dựa vào 2 giá trị trên ta hiệu chỉnh lại các góc φ còn lại cho phù hợp. Biểu diễn U=f(cos2φ) ứng với
0 <φ<900. Nếu đồ thị nhận được là đường thẳng qua gốc toạ độ thì định luật Malus được nghiệm đúng.
0

2. Xác định quang hoạt của bản tinh thể:


- Xoay kính phân cực tại vị trí cực tiểu thứ nhất.
- Bố trí thí nghiệm như hình 2.
- Đặt bản tinh thể dị hướng vào chính giữa laser và kính phân cực: số chỉ của mili-volt kế thay đổi chứng tỏ
phương dao động của ánh sáng phân cực (qua kính phân cực) đã bị quay 1 góc nào đó. Tuỳ theo chất liệu và bề
dày bản thì góc quay có thể theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại.
- Thực hiện góc quay ϕ0 của kính phân cực mỗi bước 1 góc 100 và ghi vào bảng số liệu
- Biểu diễn U’=f(ϕ;) lên cùng đồ thị của U=f(ϕ). Dựa vào đồ thị ta thấy nếu quay ngược kim đồng hồ: chất
tả triển. Nếu góc quay là cùng chiều kim đồng hồ: chất hữu triển.

3. Kết thúc thí nghiệm :


- Tắt nguồn laser và volt kế.
- Sắp xếp gọ gàng các dụng cụ thí nghiệm.
Kết thúc thí nghiệm.
VI. TRÌNH BÀY KẾT QUẢ
- Thang đo cực đại của volt kế điện tử: Um=…………, cấp chính xác: kI=……………, độ chia nhỏ
nhất:I=…………
- Độ chia nhỏ nhất của bản chia độ:
1. Kiểm chứng định luật Malus
Bảng 1:

Kiểm chứng định luật Malus


0 U(mV) 0 cos2
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
110
120
130
140

Trang 57
150
160
170
180

a. Từ bảng số liệu, chọn Umin tương ứng với φ=900 hoặc Umax tương ứng với φ=00. Từ đó hiệu chỉnh các góc
 cho phù hợp rồi ghi vào bảng số liệu 1.
b. Tính các giá trị cos2 và ghi vào bảng số liệu 1.
c. Tính các sai số của  và U.
d. Vẽ đồ thị hàm U=f(cos2) trong miền 0<900 và kết luận định luật Malus có nghiệm đúng hay không.
2. Xác định quang hoạt
Bảng số liệu 2
Xác định quang hoạt
’0 U’(mV)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
110
120
130
140
150
160
170
180

Biểu diễn U=f() và U’=f(’) lên cùng đồ thị. Dựa vào cực tiểu của hai đường biểu diễn này hãy cho biết
phương dao động của kính phân cực bị quay (cùng/ngược) chiều kim đồng hồ. Từ đó kết luận bản tinh thể là chất
tả triên hay hữu triền.

V. CÂU HỎI CHUẨN BỊ


1. Thế nào là sự phân cực ánh sáng?
2. Phát biểu định luật Malus
3. Trình bày dụng cụ và nguyên tắc đo.

Trang 58

You might also like