You are on page 1of 27

PHẦN BÁO CÁO

THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2


BÀI 7: CÁCH TỬ
Họ và tên: Hồ Anh Phúc
MSSV: 43.01.105.028
Lớp: Sáng thứ 4 Nhóm: 08
I. Thông tin bổ sung:
Ngày làm thí nghiệm: 11/11/2020
II. Tên bài thí nghiệm:
Bài 7: Cách tử
III. Giới thiệu chung:
1. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị lệch khỏi phương
truyền thẳng khi đi gần mép vật cản ánh sáng. Hiện tượng nhiễu xạ không thể giải
thích bằng quang hình học, nó chỉ có thể giải thích dựa trên lí thuyết sóng ánh
sáng.
2. Cách tử nhiễu xạ
Cách tử nhiễu xạ là dụng cụ quang học gồm các khe hẹp song song cách đều
nhau và cùng nằm trên một mặt phẳng. Bề rộng của mỗi khe là a, khoảng không
trong suốt giữa hai khe là b, khoảng cách giữa hai khe liên tiếp (được gọi là chu kì
hay hằng số của cách tử) là l.Cấu tạo cách tử nhiễu xạ rất tinh vi, trên mỗi milimet
chiều dài cách tử có rất nhiều khe.
Mỗi cách tử nhiễu xạ có một thông số quan trọng do nhà sản xuất ghi nhận
là số khe (n) trên một đơn vị chiều dài cách tử (là phương vuông góc với các khe,
trong thực tế có thể dùng laser pointer để xác định).

Chiếu tới cách tử một chùm tia sáng song song. Qua cách tử, chùm tia này bị
nhiễu xạ theo các phương khác nhau, ta sẽ quan sát được các bậc quang phổ khác
nhau khi đi qua cách tử. Các bậc quang phổ được phân bố trên mặt phẳng vuông
góc với phương của chiều dài cách tử. Cách tử nhiễu xạ thực chất là trường hợp
nhiễu xạ của sóng phẳng bởi nhiều khe hẹp.

Quang phổ của cách tử gồm nhiều bậc quang phổ đối xứng nhau qua vân
sáng trung tâm. Tại vân sáng trung tâm, vạch sáng sẽ có màu giống như màu của
nguồn sáng. Hai bên vân trung tâm là các quang phổ nhiễu xạ bậc 1, bậc 2,…

Gọi là góc tới và là góc nhiễu xạ, ta có công thức xác định cực đại chính
giao thoa thứ k (vân giao thoa bởi N chùm tia nhiễu xạ):

Nếu ta quay cách tử theo một chiều nhất định để thay đổi góc tới , ảnh nhiễu xạ
của vạch màu ta khảo sát sẽ di chuyển đến một lúc nào đó thì dừng lại và đổi chiều
di chuyển. Vị trí dừng lại là vị trí ứng với độ lệch cực tiểu của vạch màu này. Gọi

là góc lệch cực tiểu, ta có:


IV. Bố trí thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm.
1. Bố trí thí nghiệm.

- Nguồn điện được nối với đèn hơi Thủy ngân.


- Đặt đèn trước giác kế để ánh sáng từ đèn truyền tới ống chuẩn trực.
- Điều chỉnh kính ngắm và quan sát các hệ vân.
- Tinh chỉnh máy, dụng cụ đo:
Æ Kéo sát đèn hơi Thủy ngân vào ống chuẩn trực để thấy rõ ảnh.
Æ Di chuyển thị kính để thấy rõ ảnh của dây chữ X.
Æ Điều chỉnh kính ngắm ở vô cực bằng cách hướng kính ngắm vào một vật
cách chừng 10m và di chuyển thị kính sao cho thấy rõ ảnh của vật đó.
2. Dụng cụ thí nghiệm.
Bài thí nghiệm được bố trí với các dụng cụ chính như sau:
1. Đèn hơi thủy ngân
2. Giác kế
3. Cách tử nhiễu xạ
4. Nguồn điện.
V. Thực hiện đo đạc:

Nhiệm vụ học tập 1: Gọi là góc lệch cực tiểu, hãy chứng minh:

- Khi quay cách tử để có góc lệch thì quang phổ đổi chiều, cách tử cực đại
chính giao thoa thỏa điều kiện:

(1) (Xét trên 1mm chiều dài cách tử)

- Lấy vi phân 2 vế: (2)

- Khi D đạt cực tiểu:

- Thay vào (2) ta có:

- Nếu thay vào (3) (đpcm)

- Nếu thay vào (1)

Nhiệm vụ học tập 2: Sinh viên quan sát giác kế, kết hợp đọc tài liệu thí nghiệm
giới thiệu về giác kế và hoàn thành những yêu cầu học tập sau:
1.Nêu tên và công dụng của các bộ phận đánh số từ 1 đến 5 trong hình.
2.Xác định độ chia nhỏ nhất trên vành chia độ chính.
3. Xác định tổng số vạch và giá trị 1 vạch của du xích.
4. Đọc và ghi giá trị góc đo được ở ví dụ hình sau

1. Nêu tên và công dụng của các bộ phận đánh số từ 1 đến 5 trong hình.

4 3 2 1

(1) - Đèn hơi thủy ngân: cho quang phổ vạch phát xạ. Hệ thống quang phổ vạch
với những màu như đỏ, 2 vạch vàng, xanh chuối, lục đậm, lam, chàm, tím.
(2) - Ống chuẩn trực:
- Dùng để tạo ra một chùm tia song song tới cách tử.
- Đầu ống là một khe sáng, bề rộng của khe chỉnh được.
- Đầu kia là một thấu kính hội tụ.
- Khi khe sáng nằm đúng mặt phẳng tiêu của thấu kính này thì chùm tia sáng
ra khỏi ống chuẩn trực là chùm tia song song.
(3) - Cách tử nhiễu xạ: Gồm có các khe hẹp rất nhỏ, khi chùm sáng song song
chiếu vào sẽ có hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
(4) - Kính ngắm:
- Gồm có một thị kính và một vật kính. Quan sát vạch phát xạ màu cho rõ nét.
- Bên trong kính ngắm có mang một dây chữ X. Có núm điều chỉnh hệ vân rõ
nét.
(5) - Một dĩa tròn chứa cách tử: có thể điều chỉnh cho nằm ngang nhờ ba đinh ốc
phía dưới.
- Một vành chia độ: để xác định vị trí của kính ngắm, có gắn du xích. Độ chia
nhỏ nhất cúa vành chi độ chính là 0,5 0 hay 30’. Du xích có 30 vạch và 1 vạch của
du xích ứng giá trị 1’.
Khi đọc góc, lấy vạch số 0 của du xích làm chuẩn, xem nó chỉ gần phần nguyên
của thước chính nhất. Phần trên du xích xem vạch thứ mấy của du xích trùng với
vạch trên thước chính.
2. Xác định độ chia nhỏ nhất trên vành chia độ chính.
- Độ chia nhỏ nhất trên vành độ chia chính là 30 phút.
3. Xác định tổng số vạch và giá trị 1 vạch của du xích.
- Trên du xích có tổng cộng 30 vạch và mỗi vạch có giá trị là 1 phút.
4. Đọc và ghi giá trị góc đo được ở ví dụ hình sau.

Góc trên hình có giá trị .


Nhiệm vụ học tập 3: Vẽ sơ đồ tạo ảnh của chùm sáng phát ra từ đèn qua ống
chuẩn trực bằng quang hình học.
Nhiệm vụ học tập 4: Vẽ sơ đồ tạo ảnh khi chiếu một chùm sáng song song tới kính
ngắm bằng quang hình học.

Nhiệm vụ học tập 5: Sinh viên quan sát quang phổ của nguồn đèn hơi Thủy ngân
qua cách tử và kết hợp đọc tài liệu thí nghiệm để hoàn thành những yêu cầu học
tập sau:
1.Quang phổ quan sát được là loại gì?
2.Nhận xét chung về quang phổ mà sinh viên quan sát được. (Số vạch, màu, số
bậc)
3. So sánh đặc điểm quang phổ của nguồn sáng là đèn hơi Thủy ngân được phân
tích qua cách tử và qua lăng kính.
1. Quang phổ quan sát được là loại gì?
Quang phổ quan sát được là quang phổ vạch phát xạ. Vì quang phổ gồm
các vạch màu riêng lẻ nằm trên một nền tối.
2. Nhận xét chung về quang phổ mà sinh viên quan sát được. (Số vạch,
màu, số bậc)

Hình minh họa quang phổ quan sát được của đèn hơi Thủy ngân qua cách tử
- Quang phổ của cách tử gồm nhiều bậc quang phổ đối xứng nhau qua vân
sáng trung tâm.
- Tại vân sáng trung tâm, vạch sáng sẽ có màu giống như màu nguồn sáng
chiếu tới. Hai bên vân trung tâm là các quang phổ nhiễu xạ bậc 1, 2,…
- Mỗi bậc quang phổ có 7 vạch màu, màu tím ở trong, màu đỏ ở ngoài (tia tím
lệch ít nhất, tia đỏ lệch nhiều nhất).
3. So sánh đặc điểm quang phổ của nguồn sáng là đèn hơi Thủy ngân được
phân tích qua cách tử và qua lăng kính.
Quang phổ cách tử Quang phổ lăng kính
- Có thể thu được nhiều bậc quang - Chỉ thu được một bậc quang phổ.
phổ (bậc 1, bậc 2,…).
- Tia tím lệch ít nhất, tia đỏ lệch - Tia tím có bước sóng ngắn, lệch
nhiều nhất. nhiều nhất, tia đỏ có bước sóng dài
lệch ít nhất.
- Khoảng cách giữa các vạch của - Khoảng cách giữa các vạch của lăng
cách tử lớn hơn lăng kính. Màu sắc rõ kính nhỏ hơn cách tử.
ràng dễ quan sát hơn lăng kính.
- Hiện tượng chính là giao thoa và - Hiện tượng chính là khúc xạ ánh
nhiễu xạ ánh sáng. sáng.

Nhiệm vụ học tập 6: Sinh viên sử dụng dụng cụ thí nghiệm kết hợp đọc tài liệu thí
nghiệm để hoàn thành các nhiệm vụ sau đối với quang phổ của nguồn đèn hơi
Thủy ngân qua cách tử:
1.Trình bày mục tiêu của hoạt động học tập này?
2.Để xác định n, sinh viên cần đo các đại lượng nào?
3.Trình bày cách bố trí dụng cụ thí nghiệm và trình bày rõ vai trò của từng dụng
cụ theo cách bố trí.
4.Trình bày ngắn gọn các bước tiến hành thí nghiệm.
5.Tiến hành thí nghiệm và kẻ bảng số liệu các giá trị cần đo.

1. Trình bày mục tiêu của hoạt động học tập này?
Mục tiêu của hoạt động học tập này: Xác định số vạch (khe hẹp) trên mỗi
milimet chiều dài của cách tử truyền qua bằng cách dùng ánh sáng đã biết
trước bước sóng.
2. Để xác định n, sinh viên cần đo các đại lượng nào?
- Cần đo góc lệch cực tiểu , bằng cách đo góc ứng vị trí vân sáng trung

tâm α 0 và góc lệch cực tiểu α (bên phải) với (Cách 1).

- Cần đo góc lệch cực tiểu , bằng cách đo góc ở vị trí góc lệch cực tiểu α

(bên phải) và góc ở vị trí góc lệch cực tiểu α’ (bên trái), với
(Cách 2).
3. Trình bày cách bố trí dụng cụ thí nghiệm và trình bày rõ vai trò của từng
dụng cụ theo cách bố trí.
- Bố trí dụng cụ:
+ Cách 1:

+ Cách 2:
- Vai trò của từng dụng cụ: Đã trình bày ở mục V, nhiệm vụ học tập 2.
4. Trình bày ngắn gọn các bước tiến hành thí nghiệm.
+ Cách 1:
Bước 1: Dùng kính ngắm di chuyển dấu chữ thập trùng với vân sáng trung tâm đọc

và ghi giá trị .

Bước 2: Dùng kính ngắm để tìm 2 vạch vàng kép của quang phổ bậc 1 (hoặc
quang phổ bậc 2) ở bên phải. Định hình vạch nào là vàng 1, vạch nào là vàng 2.
Bước 3: Nhìn vào kính ngắm. Quay dĩa đựng cách tử về vị trí độ lệch cực tiểu tức
là quay cách tử ngược chiều kim đồng, mắt theo dõi sự di chuyển của quang phổ
cho tới khi quang phổ dừng lại và di chuyển ngược chiều.
Cụ thể: quang phổ di chuyển từ phải qua trái sau đó đổi chiều từ trái qua phải. Tại
vị trí quang phổ dừng, buông tay không quay cách tử nữa, di chuyển kính ngắm
sao cho tâm chữ X trùng với vạch vàng đã chọn. (Vàng 1 hay vàng 2)
Lưu ý: Trong quá trình làm nếu chọn vàng 2 thì làm hết bậc 1, bậc 2 với vạch
vàng 2.
Bước 4: Đọc và ghi vị trí góc lệch  của kính ngắm trên vòng tròn của giác kế.
Lặp lại thí nghiệm 3 lần.
+ Cách 2:
Bước 1: Dùng kính ngắm để tìm 2 vạch vàng kép của quang phổ bậc 1 (hoặc
quang phổ bậc 2) ở bên phải và bên trái.

Bước 2: Định hình vạch nào là vàng 1, vạch nào là vàng 2.


Bước 3: Nhìn vào kính ngắm. Quay dĩa đựng cách tử về vị trí độ lệch cực tiểu tức
là quay cách tử ngược chiều kim đồng hồ (góc lệch bên phải) và cùng chiều kim
đồng hồ (góc lệch bên trái), mắt theo dõi sự di chuyển của quang phổ cho tới khi
quang phổ dừng lại và di chuyển ngược chiều.
Bước 4: Đọc và ghi vị trí góc lệch  và ’ của kính ngắm trên vòng tròn của giác
kế. Lặp lại thí nghiệm 3 lần.

5. Tiến hành thí nghiệm và kẻ bảng số liệu các giá trị cần đo.
*Xác định số vạch n trên mỗi mm của các tử
+ Cách 1:
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
QUANG PHỔ BẬC 1 (k=1)
Góc Góc
QUANG PHỔ BẬC 2 (k=2)
Góc Góc
Chứng minh biểu thức tính sai số của n cho công thức
Lấy ln 2 vế: ln ( n )=¿ ln ( 2 )−ln ¿ ¿ ¿

Lấy vi phân 2 vế: dn = −dλ +cot


n λ
d (
|α −α 0| |α −α 0|
2 )( 2 )
Thay “d’’ thành “ ” , đổi dấu “-” trước dλ thành “+”. Thay các đại lượng đo
trực tiếp thành giá trị trung bình của chúng.

 Δ n = Δ λ + cot
n λ ( .
2 )
|α −α 0| ∆|α −α 0|
2
0
Chọn vạch quan sát là vạch vàng 2 , vàng 2 = ; ∆ λ=3 A

BẬC QUANG PHỔ BẬC 1 QUANG PHỔ BẬC 2


Lần
đo
1 263017’ 243022’ 263017’ 222041’
2 263019’ 243023’ 263017’ 222040’
3 263017’ 243021’ 263017’ 222042’
TB 263017’40’’ 243022’00’’ 263017’00’’ 222041’00’’
Số
vạch
trun
g
bình vạch/mm vạch/mm
Sai
số tỉ
đối

Sai vạch/mm vạch/mm


số
tuyệt
đối
Kết
vạch/mm vạch/mm
quả
+ Cách 2:

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


QUANG PHỔ BẬC 1 (k=1)
Góc Góc

QUANG PHỔ BẬC 2 (k=2)


Góc Góc
0
Chọn vạch màu quan sát là vạch vàng 2 , vàng 2 = ; ∆ λ=3 A

BẬC QUANG PHỔ BẬC 1 QUANG PHỔ BẬC 2


Lần
đo
1 243040’ 283037’ 222041’ 303050’
2 243039’ 283036’ 222040’ 303051’
3 243041’ 283035’ 222039’ 303052’
TB 243040’00’’ 283036’00’’ 222040’00’’ 303051’00’’
Số
vạch
trun
g
bình vạch/mm vạch/mm
Sai
số tỉ
đối

Sai vạch/mm vạch/mm


số
tuyệt
đối
Kết
vạch/mm vạch/mm
quả
Nhiệm vụ học tập 7: Nếu chọn bố trí thí nghiệm theo hình bên dưới. Hãy chứng

minh biểu thức và trình bày cách thức để xác định chính xác vạch nào

là và trong thực tế đối với quang phổ bậc 1 hoặc bậc 2.

Trong thực tế đối với quang phổ bậc 1 hoặc bậc 2 của đèn hơi thủy ngân, có
2 vạch vàng ứng với λ vàng 1 và λ vàng 2, ta đã biết quang phổ của cách tử gồm nhiều
bậc quang phổ đối xứng nhau qua vân sáng trung tâm. Ở mỗi quang phổ, tia tím
lệch ít nhất, tia đỏ lệch nhiều nhất, nên ở gần về phía vân trung tâm thì vạch sáng
sẽ có bước sóng nhỏ hơn. Vì vậy, ở gần phía vân trung tâm là λ vàng 2. (với λ vàng 2 < λ
)
vàng 1

Nhiệm vụ học tập 8: Hãy chứng minh biểu thức tính sai số của n cho công thức

Lấy ln 2 vế: ln ( n )=¿ ln ( 2 )−ln ¿ ¿ ¿


Lấy vi phân 2 vế: dn = −dλ +cot
n λ ( d
4 )(
|α −α '| |α−α '|
4 )
Thay “d’’ thành “ ” , đổi dấu “-” trước dλ thành “+”. Thay các đại lượng đo
trực tiếp thành giá trị trung bình của chúng.
Δn Δ λ |α−α '| Δ |α −α ' |
= + cot .
n λ 4 4

Nhiệm vụ học tập 9: Sinh viên quan sát quang phổ bậc 1, bậc 2 của đèn hơi Thủy
ngân qua cách tử, kết hợp đọc tài liệu thí nghiệm và hoàn thành yêu cầu:
1. Trình bày mục tiêu của hoạt động học.
2. Để xác định bước sóng λ của một vạch màu đã chọn trong quang phổ của đèn
hơi Thủy ngân, sinh viên cần đo đạc các đại lượng nào?
3. Trình bày ngắn gọn các bước tiến hành thí nghiệm ở nội dung thí nghiệm này.
4.Tiến hành thí nghiệm và kẻ bảng số liệu các giá trị cần đo đạc

1. Trình bày mục tiêu của hoạt động học.


Mục tiêu của hoạt động này: Đo giá trị bước sóng ánh sáng của một vạch màu
bất kì trong quang phổ của đèn hơi Thủy ngân.
2. Để xác định bước sóng λ của một vạch màu đã chọn trong quang phổ của
đèn hơi Thủy ngân, sinh viên cần đo đạc các đại lượng nào?
Cần đo góc ở vị trí góc lệch cực tiểu α (bên trái) và góc ở vị trí góc lệch cực tiểu
α’ (bên trái).
3. Trình bày ngắn gọn các bước tiến hành thí nghiệm ở nội dung thí nghiệm
này.
Chọn vạch màu xanh đọt chuối (lá mạ).
Bước 1: Dùng kính ngắm để tìm vạch xanh đọt chuối của quang phổ bậc 1 ở bên
phải (hoặc bên trái).
Bước 2: Nhìn vào kính ngắm. Quay dĩa đựng cách tử về vị trí độ lệch cực tiểu tức
là quay cách tử ngược chiều kim đồng hồ (khi kính ngắm bên phải) và cùng chiều
kim đồng hồ (khi kính ngắm bên trái), mắt theo dõi sự di chuyển của quang phổ
cho tới khi quang phổ dừng lại và di chuyển ngược chiều.
Bước 3: Tại vị trí quang phổ dừng lại, ngừng quay cách tử, di chuyển kính ngắm
sao cho tâm chữ X trùng với vạch xanh đọt chuối đã chọn.

Bước 4: Đọc giá trị góc α (bên phải) và α ' (bên trái).
Làm tương tự với quang phổ bậc 2. Lặp lại thí nghiệm 3 lần.
4. Tiến hành thí nghiệm và kẻ bảng số liệu các giá trị cần đo đạc.
*Xác định bước sóng vạch màu xanh đọt chuối (lá mạ) – kế bên 2 vạch
màu vàng.
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
QUANG PHỔ BẬC 1 (k=1)
Góc Góc

QUANG PHỔ BẬC 2 (k=2)


Góc Góc
BẬC QUANG PHỔ BẬC 1 QUANG PHỔ BẬC 2
Lần
đo
1 244030’ 282030’ 224029’ 301038’
2 244029’ 282029’ 224030’ 301037’
3 244031’ 282031’ 224031’ 301039’
TB 244030’00’’ 282030’00’’ 224030’00’’ 301038’00’’
Bước
sóng
trung
bình
Sai
số tỉ
đối
Sai
số
tuyệt
đối

Kết
quả

Nhiệm vụ học tập 10: Hãy chứng minh biểu thức tính sai số của

λ=
2
kn
sin(|α −α '|
4 )
Lấy ln 2 vế: ln ( λ )=¿ ln ( 2 ) −ln ¿ ¿ ¿
dλ −dn
Lấy vi phân 2 vế: =
λ n
+cot
4
d
4(
|α −α '| |α−α '|
)( )
Thay “d’’ thành “ ” , đổi dấu “-”trước dn thành “+”. Thay các đại lượng
thành giá trị trung bình của chúng.
Δλ Δn |α−α '| Δ |α −α ' |
 = + cot .
λ n 4 4
VI. Kết quả và thảo luận.
Từ thí nghiệm đo n vạch trên mỗi mm chiều dài cách tử với 2 cách ta có
kết quả sau:
Cách 1:
Quang phổ bậc 1
Quang phổ bậc 2

vạch/mm vạch/mm
 Ta thấy sự chênh lệch của 2 kết quả không quá 1 vạch nên kết quả được
chấp nhận.
Cách 2:

Quang phổ bậc 1


Quang phổ bậc 2

vạch/mm vạch/mm
 Ta thấy sự chênh lệch của 2 kết quả không quá 1 vạch nên kết quả được
chấp nhận.
 Khi dùng quang phổ bậc 1 và bậc 2 của vạch màu vàng 2 để xác định n
kết quả không sai quá 0,5% giá trị thực của dụng cụ.
Từ thí nghiệm đo bước sóng của màu xanh đọt chuối:

Quang phổ bậc 1


Quang phổ bậc 2

 Ta thấy kết quả này chấp nhận được vì nó nằm trong khoảng bước sóng
của ánh sáng xanh mà ta đã học ở lý thuyết (0,5 μm≤ λ xanh ≤ 0 , 57 μm¿.
 Kết quả thực nghiệm gần đúng với giá trị lí thuyết, sai số tương đối nhỏ
(<0,5%).
VII. Tài liệu tham khảo.
Nguyễn Trần Trác (chủ biên). (2005). Giáo trình Quang học. NXB ĐH Quốc
Gia Tp. Hồ Chí Minh, tr.144-207. Kí hiệu kệ thư viện: 535.07 D307 A-gi.

Lương Duyên Bình. (2007). Vật lý đại cương. Tập 3. NXB Giáo dục. Kí hiệu
kệ thư viện: 530 L561B-v.
Tài liệu thí nghiệm vật lý đại cương 2 (Version cũ).

Grating and Prism Spectrometer

http://www.iiserpune.ac.in/ bhasbapat/phy221_files/Gratings%20and
%20Prism%20Spectrometer.pdf

Spectrometer grating experiment – Wavelength of mercury spectrum

https://www.youtube.com/watch?=N01xwqANsd4

VIII. Phụ lục


Tài liệu thí nghiệm vật lý đại cương 2 (Version cũ).

You might also like