You are on page 1of 34

Chương 1:

QUANG HÌNH HỌC &


CÁC ĐẠI LƯỢNG TRẮC QUANG

1
Nội dung
 1.1. Các định luật và nguyên lý cơ bản của quang hình học.
 1.2. Sự phản xạ qua gương:
Nội dunggương phẳng, gương cầu.
 1.3. Các mặt phẳng khúc xạ: bản mặt song song, lăng kính
 1.4. Mặt cầu khúc xạ
 1.5. Thấu kính mỏng.
 1.6. Hệ quang học đồng trục
 1.7. Mắt và các dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt: Kính
lúp, kính hiển vi, kính thiên văn
 1.8. Những sai sót của quang hệ
 1.9. Các đại lượng trắc quang

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 2
§1 Các định luật và nguyên lý cơ bản
của quang hình học

1.1. Định luật truyền thẳng của ánh sáng


1.2. Định luật phản xạ của ánh sáng
1.3. Định luật khúc xạ của ánh sáng
1.4. Nguyên lý Fermat

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 3
1.1. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: “ Trong môi
trường trong suốt, đồng tính và đẳng hướng các tia sáng truyền
theo đường thẳng”.

1.2. Định luật phản xạ của ánh sáng:


“- Tia tới và tia phản xạ cùng nằm trong mặt phẳng tới
- Góc phản xạ bằng góc tới (i = i’)”.

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 4
1.3. Định luật khúc xạ của ánh sáng:
“ - Tia tới và tia khúc xạ cùng nằm trong mặt phẳng tới và ở hai
bên pháp tuyến.
- Tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ là một đại
lượng không đổi đối với hai môi trường quang học cho trước”.

Sini n2
 n21 
Sinr n1

Hiện tượng phản xạ toàn phần:


“ Ánh sáng phải truyền từ môi
trường có chiết suất lớn sang môi
trường có chiết suất bé và góc tới
phải lớn hơn tới hạn”

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 5
Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 6
1.4. Nguyên lý Ferma:
Cách 1:“Ánh sáng truyền từ điểm A tới điểm B theo con đường
đòi hỏi thời gian ngắn nhất”
Cách 2: “Giữa hai điểm A và B ánh sáng sẽ truyền theo con
đường mà quang lộ là cực trị (cực đại, cực tiểu hoặc không
đổi)”.

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 7
§2 Sự phản xạ qua gương: gương phẳng, gương cầu

2.1. Gương phẳng:

Sự tạo thành ảnh của


vật qua một gương
phẳng. Khi kéo dài các
tia sáng phản xạ,
chúng đều hội tụ ở P’.
Đó là vị trí ảnh.

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 8
2.2. Gương cầu

A. Gương cầu lõm:

* Độ phóng đại : tỉ lệ
kích thước ảnh trên
kích thước vật

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 9
2.2. Gương cầu
Quy ước về dấu

B. Gương cầu lồi:

10
§3 Các mặt phẳng khúc xạ

3.1. Bản mặt song song

3.2. Lăng kính

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 11
§4. Mặt cầu khúc xạ

Mặt cầu khúc xạ là hệ quang học


gồm hai môi trường trong suốt có
chiết suất khác nhau n1 và n2 được
ngăn cách bởi một phần mặt cầu Σ

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 12
§4. Mặt cầu khúc xạ

Ảnh do khúc xạ

* Quy ước: R >0: mặt lồi hướng về phía vật.


R<0 : mặt lõm hướng về phía vật

* Ví dụ: Cá dưới nước. Một con


cá được nhìn thẳng từ trên xuống
thấy nó ở độ sâu 1,5m dưới nước.
Chiết suất của không khí là 1, còn
của nước là 1,333. Độ sâu thực
của con cá là bao nhiêu?
Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 13
§5. Thấu kính
Đường đi của các tia sáng từ vật ở P qua thấu kính tới ảnh ở P’

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 14
§5. Thấu kính
Các tiêu điểm của thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì

Ví dụ: (a) Tìm tiêu cự của một thấu kính


phẳng lồi như hình vẽ. Mặt cầu có bán
kính cong 57,1 mm và chiết suất của thủy
tinh là 1,523. Thấu kính nằm trong không
khí. Một vật được đặt trên trục chính phía
trước thấu kính 50 mm.
(b) Hỏi ảnh của vật này ở đâu?
(c) Ảnh là thật hay ảo?
Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 15
TÓM TẮT

16
VÍ DỤ

Cầu vồng được tạo bởi:

A. Sự khúc xạ của các tia sáng mặt trời


qua các giọt nước trong khí quyển.
B. Sự phản xạ của tia sáng mặt trời ở
các đám mây.
C. Sự khúc xạ tia sáng mặt trời trong
mắt người

17
§6. Hệ quang học đồng trục
“Là một quang hệ gồm các mặt phẳng, mặt cầu khúc xạ ngăn
cách các môi trường trong suốt có chiết suất khác nhau, tâm của
các mặt khúc xạ cùng nằm trên một đường thẳng. Đường thẳng
đó được gọi là trục chính của hệ.”

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 18
§7. Mắt và các dụng cụ bổ trợ cho mắt
7.1. Mắt

“Mắt là một quang hệ đồng trục gồm một số mặt cong ngăn
cách các môi trường có chiết suất khác nhau, tương đương
với một lưỡng chất cầu duy nhất”

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 19
§7. Mắt và các dụng cụ bổ trợ cho mắt
7.1. Mắt
“Với mắt trung bình, các hằng số quang học
đặc trưng cho mắt: + Tụ số 60 điôp
+ Tiêu cự ảnh 23 mm
+ Tiêu cự vật 17 mm
Người ta nhìn rõ được vật khi ảnh hiện lên võng mô của mắt. Các cơ của
mắt hoạt động làm thay đổi độ cong của các mặt của thủy tinh thể, sao cho
ảnh của vật nằm trên võng mô. Đó là sự điều tiết của mắt’’

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 20
7.2. Các tật của mắt. Cách chữa

+ Mắt bình thường: F’ nằm đúng trên võng mô


của mắt, điểm cực viễn V ở vô cực, điểm cực cận
C cách mắt 15cm. Khoảng cách VC gọi là khoảng
cách thấy rõ của mắt (phạm vi điều tiết của mắt).
+ Mắt cận thị: F’ nằm trước võng mô (do thủy tinh thể quá hội tụ).
Điểm C và V gần hơn đối với mắt thường.
+ Mắt viễn thị: F’ nằm sau võng mô (do thủy tinh thể kém hội tụ).
Điểm C nằm xa hơn so với mắt thường, điểm V là một điểm ảo

* Cách chữa:
+ Cận thị: mang TK phân kỳ
+ Viễn thị: mang TK hội tụ

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 21
7.3. Số bội giác của một dụng cụ

+ Vật có chiều cao là y. Muốn quan sát rõ nhất bằng mắt trần, ta
đặt vật ở điểm cực cận, góc nhìn là u0 với tgu0=G .

+ Muốn phân biệt được chi tiết hơn, ta phải tăng góc nhìn bằng
cách dùng một quang cụ (kính lúp, kính thiên văn…), khi đó góc
nhìn sẽ là u.
+ Số bội giác của quang cụ được định nghĩa:

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 22
7.4. Các dụng cụ quang học
A. KÍNH LÚP
* Định nghĩa: là dụng cụ quang học bổ trợ cho
mắt, dùng làm tăng góc trông các vật nhỏ bằng
cách tạo ra một ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật
nằm trong khoảng thấy rõ của mắt.
* Cấu tạo: là một thấu kính
dương L có tụ số lớn. Các kính
lúp đã khử quang sai gồm hai
thấu kính ghép với nhau.

* Số bội giác:

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 23
7.4. Các dụng cụ quang học
B. KÍNH HIỂN VI
* Định nghĩa: là dụng cụ quang học làm tăng
góc trông các vật nhỏ với độ bội giác lớn hơn 30.
* Cấu tạo: gồm 3 bộ phận chính: vật kính, thị kính và bộ phận
chiếu sáng (vật kính và thị kính là 2 hệ TK ghép đồng trục)

* Số bội giác:

: độ phóng đại dài của vật kính


: số bội giác của thị kính

24
7.4. Các dụng cụ quang học
C. KÍNH THIÊN VĂN

* Định nghĩa: là dụng cụ quang học giúp mắt


nhìn được những vật tuy lớn nhưng ở xa nên góc
trông nhỏ hơn giới hạn phân ly của mắt.

* Cấu tạo: gồm 1 vật kính L1 có đường kính D lớn, tiêu cự f1


dài. Thị kính được ghép từ 2 thấu kính để khử quang sai

* Số bội giác:

25
§8. Những sai sót của quang hệ
A. Nguyên nhân
*ĐK tạo ảnh qua quang hệ: + Chùm tia qua quang hệ là chùm tia hẹp
+ Chùm tia đơn sắc

*Thực tế: + Ánh sáng không đơn sắc.


+ Nếu chùm tia bị giới hạn để có chùm tia gần trục thì
thông lượng ánh sáng bé, độ rọi của ảnh nhỏ → Khó quan sát

*Tính chất ảnh điểm của quang hệ bị mất → Kết quả ảnh
thu được không sắc nét và không đồng dạng với vật

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 26
§8. Những sai sót của quang hệ
B. Một số sai sót và cách khử chúng
1. Cầu sai dọc:
- Chùm tia sáng rộng từ P trên quang trục đến TK.
- Các tia gần trục sẽ hội tụ tại P’.
- Các tia ở rìa khúc xạ mạnh hơn hội tụ P’’
- Các tia ở giữa hội tụ trong khoảng P’P’’

Chùm tia ló không đồng qui ở một điểm

Khử hiện tượng cầu sai: ghép 2 thấu kính


hội tụ và phân kì có chiết suất khác nhau

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 27
§8. Những sai sót của quang hệ
B. Một số sai sót và cách khử chúng
2. Độ cong trường và sự méo ảnh:

* Độ cong trường: xảy ra khi vật có hình dạng 1 mặt phẳng vuông góc với
quang trục, cho ảnh có dạng là 1 phần của mặt cong.
* Méo ảnh: gây nên do độ phóng đại không đều nhau trong phạm vi trường
của ảnh (ảnh và vật không đồng dạng). Ví dụ: 1 cái lưới có lỗ hình vuông đặt
vuông góc với quang trục thì ảnh là cái lưới gồm những hình cong

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 28
§8. Những sai sót của quang hệ
B. Một số sai sót và cách khử chúng
3. Sắc sai: xảy ra khi chùm tia tới không phải chùm tia đơn sắc mà
gồm nhiều bước sóng khác nhau. Do đó, khi chùm tia sáng đi qua một
thấu kính thì bị tán sắc tương tự như khi qua lăng kính.

Ví du: P: nguồn sáng trắng, nằm trên quang trục. Ánh sáng tím phát từ P
cho ảnh P’t, ánh sáng đỏ cho ảnh Pđ. Các màu trung gian cho ảnh nằm
trong khoảng P’t,P’đ. Nếu đặt màn hứng ảnh E tại vị trí P’t thì cho những
đường tròn màu đồng tâm có màu sắc như cầu vồng, có tâm tím, mép
ngoài đỏ. Nếu đặt màn E tại P’đ thì ngược lai.
Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 29
§9. Các đại lượng trắc quang
9.1. Dòng quang năng. Hàm số thị kiến
* Dòng quang năng: năng lượng ánh sáng truyền qua một diện tích bất kì trong
đơn vị thời gian. Đơn vị: W.
Chú ý: cường độ của cảm giác sáng không phụ thuộc vào độ lớn của dòng
quang năng mà phụ thuộc vào độ nhạy của mắt với ánh sáng có màu khác nhau.

* Hàm số thị kiến:

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 30
9.2. Quang thông
* Quang thông: Đặc trưng cho dòng quang năng có khả năng
gây ra cảm giác sáng. Đơn vị: lumen (lm)

Quang thông toàn phần của nguồn sáng:

Với: 1 và 2 là các bước sóng giới hạn miền ánh


sáng thấy được.

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 31
9.3. Cường độ sáng
“Cường độ sáng trung bình của một nguồn sáng bất kì là cường độ
sáng của một nguồn đẳng hướng có cùng quang thông toàn phần”.
Đơn vị: Cd (Canđela), Canđela là cường độ sáng đo theo phương vuông
góc với một mặt nhỏ có diện tích bằng 1/600000 m2, bức xạ như một vật
bức xạ toàn phần ở nhiệt độ đông đặc của platin, dưới áp suất 101325
N/m2.

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 32
9.4. Độ chói
“Độ chói của một mặt phát sáng theo phương cho trước là một đại lượng vật
lí có trị số bằng quang thông do một đơn vị diện tích mặt nhìn thấy của
nguồn sáng phát ra trong một đơn vị góc khối theo phương đó”.
Đơn vị: Cd /m2 , Canđela trên mét vuông hay nít là độ chói của một nguồn
phẳng 1 m2 có cường độ sáng 1 Cd theo phương vuông góc với nguồn.

9.5. Độ trưng
“Độ trưng đặc trưng cho sự phát sáng của nguồn rộng theo mọi phương
y của nguồn sáng phát ra trong một đơn vị góc khối theo phương đó”.

Đơn vị: lm /m2 , lumen trên mét vuông là độ trưng của một nguồn hình cầu
có diện tích mặt ngoài 1 m2 phát một quang thông đều 1 lumen phân bố đều
theo mọi phương.

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 33
9.6. Độ rọi
“Khi ánh sáng chiếu vào một vật sẽ tạo nên trên mặt vật đó một độ rọi
nhất định. Độ rọi là tỉ số:

Đơn vị: lm /m2 , được gọi là lux. Lux là độ rọi của một mặt có diện tích 1m2
và có quang thông đều 1 lumen chiếu vuông góc.

Chương 1: Quang hình học & các đại lượng trắc quang - TTH 34

You might also like