You are on page 1of 31

Chương 3

Nhiễu xạ của ánh sáng

1
Chương 3. NHIỄU XẠ CỦA ÁNH SÁNG

 1. Các thí nghiệm mở đầu về nhiễu xạ ánh sáng

 2. Nguyên lý Huyghen- Fresnel

 3. Nhiễu xạ gây bởi các sóng phẳng

2
Quan sát ánh sáng mặt trời chiếu qua một lổ thủng nhỏ trên mái nhà.
- Hình ảnh thu được trên nền có phải cùng kích thước và hình dạng
như lổ thủng không?
- Vì sao hình ảnh thu được lại ko rõ nét mà hay bị nhòe?
3
1. CÁC THÍ NGHIỆM MỞ ĐẦU VỀ NHIỄU XẠ
A. HIỆN TƯỢNG NHIỄU XẠ

Khi chiếu một ánh sáng qua một khe hẹp, qua một lỗ tròn nhỏ, qua
mép của các vật có cạnh sắc → xuất hiện các vân sáng, tối trên
màn ảnh → sự nhiễu xạ ánh sáng.

Nhiễu xạ qua một biên mảnh Nhiễu xạ qua một khe

Nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị lệch khỏi phương
truyền thẳng khi đi gần các chướng ngại vật.
4
1. CÁC THÍ NGHIỆM MỞ ĐẦU VỀ NHIỄU XẠ
A. HIỆN TƯỢNG NHIỄU XẠ

Nhiễu xạ qua một lỗ tròn Nhiễu xạ qua một đồng xu

Nguyên nhân của hiện tượng nhiễu xạ là do ánh sáng có tính chất sóng.
Khi sóng ánh sáng truyền đến vật → các nguồn thứ cấp
→ tăng cường hoặc triệt tiêu lẫn nhau
→ vân sáng và tối xen kẽ.
5
1. CÁC THÍ NGHIỆM MỞ ĐẦU VỀ NHIỄU XẠ
B. CÁC THÍ NGHIỆM

THÍ NGHIỆM 1

* S : nguồn sáng
*Theo định luật truyền thẳng, các tia sáng * L : thấu kính hội tụ
chỉ nằm trong hình nón AOB và trên màn E * O : ảnh thật của S
→ quan sát vật sáng có đường kính AB. * T : màn chắn
* Khi đặt thêm màn chắn T, có một lỗ tròn tại * E : màn quan sát
O → các tia OP, OR… ở ngoài hình nón AOB
→ Trên màn E quan sát thấy hình nhiễu xạ
gồm các vân tròn sáng tối đồng tâm.
6
1. CÁC THÍ NGHIỆM MỞ ĐẦU VỀ NHIỄU XẠ
B. CÁC THÍ NGHIỆM

THÍ NGHIỆM 2

* S : nguồn sáng
* L : thấu kính hội tụ
*Theo định luật truyền thẳng, trên màn E quan sát * T : màn chắn
thấy 2 miền sáng tối, được phân chia bởi đường * E : màn quan sát
ranh giới rõ nét AB.
* Thực tế, ranh giới AB không phải rõ nét → cường
độ sáng không triệt tiêu đột ngột mà giảm dần từ
ranh giới AB trở về vùng tối. Trong miền bóng sáng
hình học, ở lân cận đường AB → các vân sáng tối
xen kẽ nhau, càng ra xa các vân sáng càng khít
nhau lại và cho trường sáng đều
7
1. CÁC THÍ NGHIỆM MỞ ĐẦU VỀ NHIỄU XẠ

Hai thí nghiệm trên chứng tỏ ánh sáng không


hoàn toàn tuân theo định luật truyền thẳng của
ánh sáng.

Sự nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng


lệch khỏi phương truyền thẳng trong môi trường
đồng tính khi có vật cản trên đường truyền thẳng.

8
2. NGUYÊN LÝ HUYGHEN - FRESNEL

A. THÍ NGHIỆM HUYGHENS

* Một chậu chứa nước, ở giữa có


vách ngăn với khe hẹp O.
* Dùng âm thoa để tạo các sóng
tròn tâm S ở ngăn thứ nhất (I). I II
* Sóng sẽ truyền đến khe hẹp O
rồi truyền đến ngăn thứ (II). Ở
đây các sóng có tâm là O, chứ
KHÔNG phải có tâm S.

→ Khe hẹp O, khi sóng truyền


tới thì trở thành một nguồn chấn
động, gọi là NGUỒN THỨ CẤP.

9
2. NGUYÊN LÝ HUYGHEN - FRESNEL

B. PHÁT BIỂU NGUYÊN LÝ

I II

• Nguyên lý Huyghen: bất kỳ điểm nào có ánh sáng truyền


tới đều trở thành nguồn sáng thứ cấp phát ánh sáng về phía
trước nó.
• Fresnel: biên độ và pha của nguồn thứ cấp là biên độ và
pha do nguồn thực gây ra tại nguồn thứ cấp
* Nguồn sáng A và điểm quan sát cách màn chắn hoặc khe những khoảng a,
LƯU Ý: b hữu hạn → sóng nhiễu xạ là sóng cầu.
* Nguồn sáng A ở rất xa vật gây nhiễu xạ ánh sáng được xem là sóng phẳng.
10
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
A. NHIỄU XẠ QUA MỘT KHE HẸP CHỮ NHẬT

* Chiếu một ánh sáng đơn sắc,


song song tới một khe hẹp; màn
ảnh đặt ở xa, phía sau khe hẹp.
→ hình ảnh nhiễu xạ Fraunhofer

* Khe hẹp được chia thành các phần


khác nhau→ mỗi phần là một
nguồn sáng thứ cấp.
→ giao thoa giữa các nguồn thứ cấp.

11
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
A. NHIỄU XẠ QUA MỘT KHE HẸP CHỮ NHẬT
* Xét một khe hẹp có bề rộng 𝑏.
* Chia khe hẹp thành hai phần bằng nhau.
* Hiệu quang lộ giữa các tia sáng xuất phát từ
một nữa khe phía dưới và một nữa khe phía
trên: ∆𝐿 = (𝑏/2) sin 𝜃
* Điều kiện có cực tiểu trên màn ảnh:
𝑏 𝜆 𝜆
sin 𝜃𝑡 = ± ⟹ sin 𝜃𝑡 = ±
2 2 𝑏
2𝜆
* Chia khe hẹp thành bốn phần bằng nhau: 𝑠𝑖𝑛𝜃𝑡 = ±
𝑏
→ Điều kiện tổng quát để có cực tiểu nhiễu xạ qua một khe hẹp:
𝜆
sin 𝜃𝑡 = 𝑘 (𝑘 = ±1, ±2, ±3, … . ) (6.1)
𝑏
12
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
A. NHIỄU XẠ QUA MỘT KHE HẸP CHỮ NHẬT
Phân bố cường độ sáng trong vùng nhiễu xạ:

* Vân sáng rộng, cường độ mạnh ở giữa, gọi là cực đại giữa.
* Các cực tiểu và cực đại bên nằm xen kẽ nhau ở hai bên cực đại giữa.
* Đỉnh của mỗi cực đại bên nằm gần đúng điểm giữa của hai cực tiểu
nằm liền kề nó.
13
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
A. NHIỄU XẠ QUA MỘT KHE HẸP CHỮ NHẬT

* Vị trí của cực tiểu nhiễu xạ thứ 𝑘:


𝜆𝐷
𝑦𝑡 = 𝐷 tan 𝜃𝑡 = 𝑘 (6.2)
𝑏
* Độ rộng của cực đại giữa:
𝜆𝐷
∆𝑦𝑔 = 𝑦𝑡 (1) − 𝑦𝑡 (−1) = 2 (6.3)
𝑏
* Độ rộng của cực đại bên:
𝜆𝐷
∆𝑦𝑓 = 𝑦𝑡 (2) − 𝑦𝑡 (1) = (6.4)
𝑏

Cực đại giữa rộng gấp đôi cực đại bên.


14
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
A. NHIỄU XẠ QUA MỘT KHE HẸP CHỮ NHẬT

Hiện tượng nhiễu xạ có xảy ra khi ánh


sáng chiếu qua các khe rộng không ???
Vì sao ???

15
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG

B. NHIỄU XẠ QUA NHIỀU KHE HẸP

1. Nhiễu xạ qua hai khe hẹp chữ nhật

2. Cách tử nhiễu xạ

3. Nhiễu xạ của tia X trên tinh thể

16
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
B.1. Nhiễu xạ qua hai khe hẹp chữ nhật
* Khi có hai khe hẹp trên màn chắn, có hai hiện tượng đồng thời:
- Nhiễu xạ gây ra bởi một khe riêng lẻ
- Giao thoa gây ra bởi sự chồng chất ánh sáng qua hai khe.
→ Bức tranh giao thoa qua hai khe thay đổi.

Nguyên nhân:
- Các vân sáng giao thoa
với các góc tới 𝜃 nhỏ nằm
gọn trong cực đại giữa của
bức tranh nhiễu xạ.

17
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
B.1. Nhiễu xạ qua hai khe hẹp chữ nhật

* Điều kiện để có vân sáng giao thoa: 𝑎 sin 𝜃 = 𝑘𝜆

* Điều kiện để có vân tối nhiễu xạ: 𝑏 sin 𝜃 = 𝜆

𝑎 sin 𝜃 𝑘𝜆
* Tỉ số: =
𝑏 sin 𝜃 𝜆
𝑎
=𝑘 (6.5)
𝑏

là số vân sáng giao thoa nằm giữa hai cực tiểu nhiễu xạ liên tiếp

Số vân sáng nằm giữa hai cực


tiểu nhiễu xạ bậc 1 là 𝟐𝒂/𝒃 − 𝟏
18
Hình ảnh nhiễu xạ của ánh sáng trắng qua
một khe hẹp sẽ có dạng như thế nào?

19
Nhiễu xạ ánh sáng xanh và ánh sáng trắng qua nhiều khe hẹp.

1 3
khe khe

7 15
khe khe

20
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
B.2. Cách tử nhiễu xạ
* Cách tử nhiễu xạ là một dụng cụ gồm nhiều
khe hẹp giống nhau song song cách đều và
nằm sít nhau trong cùng một mặt phẳng.

* Khoảng cách 𝑑 giữa hai khe kế tiếp nhau:


chu kì của cách tử.
* Số khe trên một đơn vị chiều dài của cách
tử: 𝑛 = 1/𝑑

* Phân loại:
- Cách tử truyền qua: các rãnh song song
cách đều được vạch lên bản thủy tinh.
- Cách tử phản xạ: các rãnh song song được
vạch lên một tấm kim loại phẳng.
21
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
B.2. Cách tử nhiễu xạ
* Chiếu ánh sáng vào cách tử
→ hình ảnh thu được trên màn ảnh
là sự tổng hợp của hình ảnh nhiễu
xạ và giao thoa.
* Xem các tia đi đến cùng một điểm
trên màn ảnh là song song.
* Hiệu quang lộ của hai tia sáng
xuất phát từ hai khe liền kề:
∆𝐿 = 𝑑 sin 𝜃
* Điều kiện để có vân sáng:
𝑑 sin 𝜃𝑠 = 𝑘𝜆 (𝑘 = 0, ±1, ±2, … ) (6.6)
𝑘𝜆
⟹ sin 𝜃𝑠 = (𝑘 = 0, ±1, ±2, … )
𝑑 22
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
B.2. Cách tử nhiễu xạ
Phân bố cường độ sáng qua một cách tử nhiễu xạ

- Các vân sáng rất mảnh, được bao quanh bởi các vùng tối rộng.
- Độ rộng của vân sáng giảm khi số khe tăng lên, hay chu kì
cách tử giảm.
23
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
B.2. Cách tử nhiễu xạ

* Ứng dụng của cách tử nhiễu xạ: dùng làm dụng cụ đo bước
sóng ánh sáng trong máy phân tích phổ.

* Đo góc lệch 𝜃𝑘 của vân sáng


bậc 𝑘 so với vân sáng bậc 0.
* Từ (6.6), bước sóng ánh sáng
được xác định:
𝑑 sin 𝜃𝑘
𝜆=
𝑘
24
Vì sao khi nhìn vào mặt dưới của đĩa CD
hay DVD, ta thấy các màu sắc cầu vồng?

25
Hình ảnh này được tạo ra bởi một lăng kính hay
một cách tử nhiễu xạ ??? Vì sao ???

26
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
B.3. Nhiễu xạ của tia X trên tinh thể

* Tinh thể của chất rắn được cấu tạo


bởi các nguyên tử sắp xếp đều đặn.
* Mỗi nguyên tử được gọi là một
nút mạng tinh thể.
* Các mặt phẳng chứa các nguyên
tử được gọi là các mặt phẳng
nguyên tử.
* Khoảng cách giữa các mặt phẳng
nguyên tử được gọi là hằng số
mạng.

27
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG

B.3. Nhiễu xạ của tia X trên tinh thể

* William Lawrence Bragg (31/03/1890


- 01/07/1971) là một nhà vật
lý người Australia.

* Ông là người đồng nhận Giải Nobel


Vật lý năm 1915 với cha của mình là
William Henry Bragg về phát minh: chế
tạo ra dụng cụ phân tích cấu trúc tinh thể
bằng tia X. Ông là người trẻ tuổi nhất
được nhận giải Nobel, khi nhận giải ông
mới 25 tuổi.

28
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG

B.3. Nhiễu xạ của tia X trên tinh thể

* Hằng số mạng của NaCl là 0,564 nm.


* Hằng số mạng của tinh thể chất rắn vào cỡ nm.
* Làm thế nào để đo được các giá trị này bằng thực nghiệm ??

Tia X có bước sóng nhỏ hơn hằng số mạng của tinh thể.
→ Dùng hiện tượng nhiễu xạ của tia X trên tinh thể chất rắn.

29
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
B.3. Nhiễu xạ của tia X trên tinh thể

Chiếu một chùm tia X vào tinh thể của một chất
bất kỳ. Film ảnh được đặt phía sau tinh thể.

30
3. NHIỄU XẠ GÂY BỞI SÓNG PHẲNG
B.3. Nhiễu xạ của tia X trên tinh thể
* Giả sử chùm tia tới song song
hợp với mặt phẳng tinh thể một
góc 𝜃.
* Hiệu quang lộ giữa hai chùm tia
phản xạ:
∆𝐿 = 2𝑑 sin 𝜃

* d là hằng số mạng: khoảng cách giữa hai lớp nguyên tử.


* Điều kiện để có cực đại giao thoa:
2𝑑 sin 𝜃 = 𝑘𝜆 (6.7) → Định luật nhiễu xạ Bragg

* Khoảng cách 𝑑 giữa các mặt phẳng tinh thể: 𝑘𝜆


𝑑 =
2sin𝜃
31

You might also like