You are on page 1of 7

GIAO THOA ÁNH SÁNG VỚI BẢN MẶT SONG SONG

VÀ NÊM – VÂN BẢN MỎNG


A. Lí thuyết
1) Giao thoa cho bởi bản mỏng trong suốt hai mặt song song,
vân cùng độ nghiêng

Bản mặt song song có bề dày không đổi d, chiết suất n, năm trong
không khí. Xét một nguồn sáng rộng, ở xa, có tia tới điểm I của bản,
tại I tia sáng một phần bị phản xạ (IR), một phần bị khúc xạ (IE), tia
khúc xạ lại phản xạ tại E, rồi khúc xạ tại J, cho tia ló ra ngoài không
khí (JK). Hai tia sáng IR và JK xuất phát từ cùng nguồn S, nên thỏa
mãn điều kiện sóng kết hợp, chúng giao thoa với nhau ở vô cùng, ta
nói vân giao thoa định xứ ở vô cùng.
Hiệu quang trình của hai tia sáng được cho bởi:
𝜆
Δ𝐿 = 2𝑑 √𝑛2 − sin2 𝑖 −
2

1
1
Nếu Δ𝐿 = 𝑘𝜆 thì tại đó có vân sáng, còn Δ𝐿 = (𝑘 + ) 𝜆 thì tại đó
2

có vân tối.
Hình dạng vân giao thoa: Để quan sát được vân giao thoa, ta dùng
một thấu kính hội tụ, để hội tụ chùm tia từ bản tại tiêu diện của thấu
kính, tại đây đặt một màn quan sát.
Nếu thấu kính đặt sao cho trục chính vuông góc với mặt bản thì hệ
vân giao thoa sẽ có dạng là những đường tròn đồng tâm, với tâm là
tiêu điểm ảnh của thấu kính.
Bán kính của đường tròn vân giao thoa được cho bởi 𝑅 = 𝑓. 𝑡𝑎𝑛𝑖
Do vị trí vân giao thoa phụ thuộc vào i, nên vân giao thoa trên được
gọi là vân cùng độ nghiêng. Càng ra xa tâm, thì các vân càng sít
nhau.
2) Giao thoa cho bởi bản mỏng trong suốt có độ dày thay đổi
(nêm), vân cùng độ dày.

2
Một bản mỏng trong suốt có độ dày d thay đổi, có chiết suất n, và có
hai mặt tạo với nhau một góc 𝛼 rất nhỏ, tạo thành một cái NÊM.
Nguồn sáng rộng và nằm xa bản mỏng.
Sự giao thoa của các tia sáng được biểu diễn như hai hình vẽ trên.
Hiệu quang trình của hai tia được cho bởi:
𝜆
Δ𝐿 = 2𝑑 √𝑛2 − sin2 𝑖 −
2
Hoàn toàn giống như trường hợp bản mỏng có hai mặt song song
1
Nếu Δ𝐿 = 𝑘𝜆 thì tại đó có vân sáng, còn Δ𝐿 = (𝑘 + ) 𝜆 thì tại đó
2

có vân tối.
Nếu nguồn sáng rộng và ở xa bản thì góc 𝑖 coi như không đổi với
mọi tia sáng, và hiệu quang trình chỉ phụ thuộc vào d, nên gọi là các
vân cùng độ dày.
Đặc biệt, nếu bản mỏng có dạng một nêm, với góc 𝛼 thì ngay cạnh
nêm là một vân tối, và quan sát theo phương vuông góc với mặt nêm
thì khoảng vân sẽ là:
𝜆
𝑖=
2𝑛𝛼

3
BÀI TẬP VẬN DỤNG
BÀI 1.
Chiếu chùm tia sáng trắng hẹp lên bề mặt của một màng bong bóng
xà phòng dưới góc tới 𝑖 = 45∘ , chiết suất của màng bong bóng n =
1,33. Đề tia phản chiếu có màu tím 𝜆 = 0,4𝜇m thì bề dày của màng
tối thiểu là bao nhiêu? Còn muốn khử tia này thì bề dày phải thỏa
mãn điều kiện nào?
BÀI 2.
Chiếu một chùm ánh sáng trắng xiên 1 góc 45∘ lên một màng nước
xà phòng. Tìm bề dầy nhỏ nhất của màng để những tia phản chiếu
có màu vàng. Cho biết bước sóng của ánh sáng vàng là 6 ⋅ 10−5 cm.
Chiết suất của bản là n = 1,33.
BÀI 3.
Chiếu một chùm tia sáng song song (𝜆 = 0,6𝜇m) lên một màng xà
phòng (chiết suất bằng 1,3) dưới góc tới 30∘ . Hỏi bề dầy nhỏ nhất
của màng phải bằng bao nhiêu để chùm tia phản xạ có:
+ Cường độ sáng cực tiểu?
+ Cường độ sáng cực đại?
BÀI 4.
Nhìn một váng dầu trên mặt nước theo phương làm với mặt nước
một góc 60∘ ta thấy toàn bộ váng dầu màu vàng (ứng với bước sóng
𝜆1 = 0,6𝜇m). Coi chiết suất của dầu là 1,45 và không phụ thuộc vào
bước sóng. Mắt đặt xa mặt nước.
4
a) Tính bề dày nhỏ nhất của váng dầu.
b) Nếu nhìn theo phương hợp với mặt nước 1 góc 30∘ thì thấy váng
dầu màu gì?
BÀI 5.
Một màng mỏng nước xà phòng được tạo bởi khung dây hình tròn
bán kính 2 cm. Màng được chiếu bằng một nguồn sáng trắng, rộng.
Quan sát màng bằng ánh sáng phản xạ dưới góc 450 ta thấy nó có
màu xanh (bước sóng 𝜆 = 0,5𝜇m). Có thể xác định khối lượng của
màn bằn cân có độ chính xác 0,2mg được không? Cho biết chiết
suất và khôi lượng riêng của nước xà phòng lần lượt là n = 1,33 và
𝜌 = 103 kg/m3 .
BÀI 6.
Một màng mỏng nước xà phòng chiết suất n = 1,33, được đặt thẳng
đứng, vì nước xà phòng dồn xuống dưới nên màng có dạng hình
nêm. Quan sát những vân giao thoa của ánh sáng phản chiếu màu
xanh (bước sóng 𝜆 = 5461 Angstrom), người ta thấy khoảng cách
giữa 6 vân bằng 2 cm. Xác định:
a) Góc nghiêng của nêm
b) Vị trí của 3 vân tối đầu tiên (coi vân tối số 1 là vân nằm ở giao
tuyến của hai mặt nêm). Biết rằng hướng quan sát vuông góc với
mặt nêm.
BÀI 7.

5
Chiếu một chùm tia sáng đơn sắc (bước sóng 𝜆 = 0,5𝜇m) vuông
góc với mặt của một nêm không khí và quan sát ánh sáng phản xạ
trên mặt nêm, người ta thấy bề rộng của mỗi vân bằng 0,05 cm.
a) Tìm góc nghiêng giữa hai mặt nêm.
b) Nếu chiếu đồng thời hai chùm tia sáng đơn sắc (bước sóng lần
lượt bằng 𝜆1 = 0,5𝜇m, 𝜆2 = 0,6𝜇m) xuống mặt nêm thì hệ thống
vân trên mặt nêm có gì thay đổi? Xác định vị trí tại đó các vân tối
của hai hệ thống vân trùng nhau.
BÀI 8.
Cho một bản mỏng nêm thủy tinh đặc có góc nghiêng 𝛼 = 0,2 ', và
có chiết suất n = 1,52. Chiếu một chùm sáng đơn sắc có bước sóng
𝜆1 song song vuông góc vào mặt dưới của bản. Khoảng cách giữa 2
vân tối kế tiếp i = 0,30 mm.
a) Hãy xác định bước sóng 𝜆1 của chùm sáng đơn sắc.
b) Chiếu đồng thời hai bước sóng 𝜆1 ở trên và 𝜆2 = 0,705𝜇m. Xác
định 3 vị trí đầu tiên các vân tối trùng nhau (ngoại trừ vân tối trung
tâm).
BÀI 9.
Hai bản thủy tinh mỏng phẳng tạo thành một nêm không khí có cạnh
nêm qua A (hình vẽ).

6
Tại điểm M cách A là ℓ = 10 mm độ dày của nêm là d = 5𝜇m.
Nêm được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng 𝜆 = 0,5𝜇m theo
phương vuông góc với mặt dưới của nêm.
a) Tìm tổng số vân tối quan sát được từ 𝐴 đến 𝑀.
b) Thay bằng chùm tia sáng trắng cũng chiếu vào mặt nêm. Hỏi tại
điểm N có độ dày d' = 20𝜇m có vân tối nào?
BÀI 10.
Một chùm tia sáng có bước sóng 𝜆 = 0,55𝜇m được rọi vuông góc
với một mặt nêm thủy tinh (chiết suất n = 1,5). Người ta quan sát
hệ thống vân giao thoa của chùm tia phản xạ và thấy khoảng cách
giữa hai vân tối liên tiếp bằng i = 0,21 mm.
a) Xác định góc nghiêng giữa hai mặt nêm.
b) Tìm độ đơn sắc của chùm tia (đặc trưng bởi tỷ số Δ𝜆/𝜆) nếu các
vân giao thoa biến mất ở khoảng cách ℓ = 1,5 cm (Tính từ đỉnh của
nêm).

You might also like