You are on page 1of 8

CƠ SỞ VẬT LÝ ĐIỆN (TỪ) – QUANG

Chương 6: Giao thoa ánh sáng


1. Khái niệm cơ bản
Định nghĩa: I ≠ I1 + I2
Điều kiện giao thoa:
+ cùng tần số
+ hiệu pha không đổi
+ phương dao động không vuông góc với nhau
Ánh sáng từ hai nguồn sáng thông thường không giao thoa với nhau do bản
chất phát xạ của hệ nguyên tử trong nguồn sáng.
Hai cách tạo giao thoa:

2. Giao thoa chia mặt sóng (hệ vân không định xứ)
Các cách bố trí thí nghiệm:
Hai (lỗ) khe Young

Hai gương Fresnel

1
Hai nửa thấu kính Billet

Gương Lloyd
Hai lăng kính Fresnel

Vân tối tại O là bằng chứng thực nghiệm cho thấy ánh sáng phản xạ trên môi
trường chiết quang hơn bị đảo pha.
Bài toán giao thoa cơ bản
Hai nguồn điểm kết hợp S1, S2 được đặt trong chân không, cách nhau một
khoảng d phát ánh sáng đơn sắc bước sóng λ. Hệ vân giao thoa được quan sát
trên màn E đặt vuông góc với mặt phẳng trung trực của S1S2, cách S1S2 một
khoảng D. Tìm cường độ ánh sáng tại điểm P cách trung tâm O một khoảng y.
2
Tính phân bố cường độ ánh sáng trên màn bằng phương pháp vector quay

Cường độ ánh sáng tại P - Giãn cách vân i

3
Chú ý:
* Chiết suất môi trường n ≠ 1

* Hiệu pha ban đầu φ giữa S1 và S2 khác không:

Toàn bộ hệ vân bị dịch chuyển một khoảng y0 .

3. Giao thoa chia biên độ (hệ vân định xứ)


Vân đồng độ nghiêng (vân Haidinger)

Điều kiện quan sát:


- Hai mặt bản thực sự song song
- Nguồn sáng rộng phát ánh sáng đơn sắc được đặt ở gần
bản - Phương quan sát gần pháp tuyến mặt bản (r = 0)

Hệ vân giao thoa đồng độ nghiêng là hệ vân tròn đồng tâm định xứ ở vô cực.
Càng ra xa tâm các vân càng xít nhau. Tâm hệ vân có bậc gioa thoa lớn nhất.

Trong ánh sáng truyền qua, có thể quan sát được một hệ vân giao thoa đồng độ
nghiêng đồng dạng, phụ với hệ vân giao thoa trong ánh sáng phản xạ
4
Vân đồng độ dày (vân Fizeau)
Bản điện môi mỏng, trong suốt, chiết suất n, có độ dày biến đổi (cỡ vài λ ),
được chiếu sáng gần như thẳng góc (i ≈ r ≈ 0 ) từ một nguồn sáng rộng nằm ở
xa bản (i ≈ const).

Các điểm Pi ứng với cùng một độ dày ei sẽ có cùng một trạng thái giao thoa.
Tập hợp tất cả các Pi như vậy cho ta một vân giao thoa đồng độ dày. Hệ vân
giao thoa đồng độ dày định xứ trên một mặt nằm gần sát mặt bản mỏng (được
gọi là mặt định xứ). Trên thực tế, có thể xem hệ vân giao thoa đồng độ dày định
xứ tại mặt trên của bản mỏng.

Bản mỏng dạng nêm


Bản mỏng dạng nêm là một lớp điện môi trong suốt, chiết suất n, giới hạn bởi
hai mặt phẳng hợp với nhau một góc nhỏ α.
Xét trường hợp bản mỏng dạng nêm có chiết suất n được đặt trong không khí.

Hệ vân
sáng/tối thẳng, cách đều, song song với cạnh nêm. Vân tại đỉnh nêm là vân tối
(bằng chứng đảo pha của ánh sáng phản xạ).

5
Hệ vân tròn Newton
Hệ vân tròn Newton là hệ vân giao thoa đồng độ dày quan sát trong ánh sáng
phản xạ trên bản mỏng không khí ở giữa mặt lồi của một thấu kính hội tụ
phẳng-lồi với mặt phẳng của một bản thuỷ tinh.

Hệ vân giao thoa sáng/tối hình tròn đồng tâm có tâm là điểm tiếp xúc giữa thấu
kính và bản thủy tinh.
Tâm hệ vân là vân tối (bằng chứng đảo pha của ánh sáng phản xạ).
Càng ra xa tâm, các vân giao thoa càng xít nhau.
4. Giao thoa kế Michelson

Bản bổ chính được gia công từ thủy tinh cùng loại với bản tách tia sao cho
giống hệt bản này nhưng không bán mạ, được đặt vào giao thoa kế để đảm bảo
tia 1 và tia 2 có cùng quang lộ, hai nhánh của giao thoa kế hoàn toàn đối xứng.

6
Gương di động M2 có thể được tịnh tiến/quay quanh O bằng một vít vi cấp.

Nếu L1 = L2, M1 & M2 vuông góc với nhau thì ảnh ảo M1’ của M 1 được tạo ra
do phản xạ trên bản tách tia sẽ trùng với M2.
Nếu L1 & L2 hơi khác nhau, M1 & M2 vuông góc với nhau thì ảnh M1’ sẽ cách
M2 một khoảng nhỏ. Có thể xem M1’ & M 2 như hai mặt của một bản không khí
song song. Khi đó, ta sẽ quan sát được hệ vân giao thoa đồng độ nghiêng. Nếu
L1 = L2 nhưng M2 hơi xiên so với vị trí ban đầu thì ảnh M1’ sẽ lệch với M 2 một
góc nhỏ. Có thể xem M1’ & M 2 như hai mặt của một nêm không khí. Khi đó, ta
sẽ quan sát được hệ vân giao thoa đồng độ dày.
Trong cả hai trường hợp, nếu tiếp tục tịnh tiến M2 một khoảng bằng λ/2 (λ là
bước sóng ánh sáng đơn sắc sử dụng), thì hiệu đường đi giữa hai tia phản xạ
trên hai mặt M1’ & M 2 sẽ là λ. Khi đó, một vân giao thoa bất kỳ trong hệ vân
giao thoa quan sát được sẽ bị dịch chuyển sang vị trí của vân giao thoa nằm bên
cạnh nó. Toàn bộ các vân trong hệ đều bị dịch chuyển một bước vân. Như vậy,
tùy theo mục đích sử dụng, bằng cách tịnh tiến/quay gương di động M2, ta có
thể điều chỉnh giao thoa kế Michelson thành thiết bị giao thoa đồng độ
nghiêng/đồng độ dày. Hệ vân giao thoa được quan sát bằng một kính ngắm có
dây chữ thập để định vị vân giao thoa. Thông thường, kính ngắm được điều
chỉnh sao cho dây chữ thập được đặt vào một vân giao thoa bất kỳ ở khoảng
giữa thị trường của kính. Khi đó, nếu từ từ tịnh tiến gương di động M2 đi một
khoảng nhỏ y thì ta sẽ thấy các vân giao thoa kế tiếp nhau dần dần chạy qua dây
chữ thập. Nếu đếm và ký hiệu số vân chạy qua dây chữ thập là m thì độ dịch
chuyển y của gương di động M2 sẽ được tính bằng công thức:
Nguyên tắc và quy trình đo độ dịch chuyển nhỏ/bước sóng/chiết suất bằng giao
thoa kế Michelson được xây dựng trên cơ sở công thức này.

You might also like