You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2021-2022

Tên học phần: ĐIỆN QUANG


Mã học phần: PHY1103 Số tín chỉ: 03 Mã đề: 001
Dung chung cho toàn bộ sinh viên các lớp học phần Điện Quang
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Chọn phát biểu SAI:


A. Điện thế tại một điểm là công của lực tĩnh điện khi dịch chuyển điện tích (+) q0 từ vô cùng về điểm đó.
B. Lực điện là lực thế. Điện trường là một trường thế.
C. Độ lớn của véctơ cường độ điện trường tại một điểm bằng độ lớn của lực điện tác dụng lên điện tích (+) 1 đơn
vị đặt tại điểm đó.
D. Trong hệ SI, điện trường có đơn vị là N/C, tương đương với đơn vị là V/m.
Câu 2: Chọn phát biểu SAI về đường sức điện trường:
A. Là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó trùng với phương của véctơ cường độ điện trường tại điểm đó.
B. Tại mỗi điểm trong điện trường chỉ có duy nhất một đường sức đi qua, do đó các đường sức không cắt nhau.
C. Đường sức điện sẽ liên tục khi đi qua ranh giới giữa hai môi trường có hằng số điện môi khác nhau.
D. Mật độ dày ở nơi có điện trường mạnh, thưa ở nơi điện trường yếu.
Câu 3: Lần lượt đặt điện tích q vào bên trong mặt cầu 1 có diện tích S1 và mặt cầu 2 có diện tích S2. Điện thông qua
hai mặt cầu này lần lượt là ФE1 và ФE2. Biết S1 = 2S2, công thức liên hệ giữa các điện thông sẽ là:
A. ФE1 = ФE2 B. ФE1 = 2ФE2 C. ФE1 = 4ФE2 D. ФE1 = ФE2/4
Câu 4: Đặt điện tích điểm +Q cố định ở gốc hệ tọa độ Oxy. Chọn gốc điện thế tại vô cùng bằng 0. Công AMN gây ra
bởi lực điện khi dịch chuyển điện tích +q từ điểm M(5, 0) đến N(0, -5) sẽ:
A. AMN = 0 B. AMN > 0 C. AMN < 0 D. AMN → ∞
Câu 5: Điện tích +q phân bố đều trên một quả cầu kim loại tâm O, bán kính
R. Các điểm M, N, P cách tâm O lần lượt là R/2, R, 3R/2. Lấy điện thế tại vô
cùng bằng 0. Gọi VP, VN, VM, VO lần lượt là điện thế tại P, N, M, O. Chọn
phương án đúng:
A. VP – VN > VP – VM > VP – VO
B. VP – VN < VP – VM < VP – VO
C. VP – VN = VP – VM = VP – VO
D. VP – VN = VN – VM = VM – VO
Câu 6: Chọn phát biểu ĐÚNG
A. Lưu số của véctơ cường độ từ trường dọc theo một đường cong kín bất kỳ bằng không.
B. Đường sức từ hướng từ nơi từ trường yếu đến nơi từ trường mạnh.
C. Từ thông (thông lượng từ trường) gửi qua mặt kín S bất kỳ nào cũng bằng không.
D. Từ thông (thông lượng từ trường) gửi qua mặt kín S bất kỳ có thể dương, âm, hoặc bằng không.
Câu 7: Chọn phát biểu SAI:
A. Hệ đường sức từ ở quanh dòng điện thẳng, dài vô hạn là những đường tròn cùng chung một trục là dòng điện.
B. Xung quanh các dây dẫn có dòng điện không đổi sẽ tồn tại từ trường đều.
C. Từ trường tồn tại xung quanh các hạt mang điện chuyển động.
D. Đường sức từ là các đường cong kép kín hoặc đường thẳng dài vô hạn.
Câu 8: Chọn phát biểu SAI:
A. Đường sức từ là những đường không cắt nhau.
B. Từ trường là một trường xoáy.
C. Nếu có một đường sức từ đi vào một mặt kín S thì nó phải đi ra khỏi mặt S đó.
D. Trong lòng ống dây thẳng dài (Solenoid) mang dòng điện không đổi có từ trường bằng không.
1
Câu 9: Chọn phát biểu ĐÚNG về dòng điện cảm ứng:
A. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra chống lại nguyên nhân biến thiên từ thông sinh ra
nó.
B. Dòng điện cảm ứng chỉ tồn tại trong khoảng thời gian có sự biến thiên của véctơ cảm ứng từ.
C. Sự biến đổi theo thời gian của véctơ cảm ứng từ là nguyên nhân sinh ra dòng cảm ứng.
D. Độ lớn của dòng cảm ứng tỷ lệ với độ lớn của véctơ cảm ứng từ.
Câu 10: Đặt hai dòng điện thẳng, rất dài, song song, gần nhau thì:
A. Chúng sẽ hút nhau nếu hai dòng điện ngược chiều.
B. Chúng sẽ đẩy nhau nếu hai dòng điện cùng chiều.
C. Chúng không tương tác với nhau.
D. Lực tương tác giữa chúng nằm trong mặt phẳng chứa hai dòng điện và có phương vuông góc với hai dòng điện
đó.
Câu 11: Chọn phát biểu SAI:
A. Trong môi trường trong suốt đồng tính và đẳng hướng, ánh sáng truyền theo đường thẳng. Nhiễu xạ ánh sáng là
một hiện tượng vi phạm tính truyền thẳng của tia sáng.
B. Ánh sáng là sóng điện từ, tại mỗi vị trí trong không gian có sóng điện từ, trường điện và trường từ dao động theo
hai phương vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.
C. Bước sóng ánh sáng ở các môi trường khác nhau tỉ lệ nghịch với vận tốc ánh sáng ở các môi trường ấy.
D. Ánh sáng vừa có tính chất sóng, vừa có tính chất hạt. Trong các hiện tượng như giao thoa, nhiễu xạ, phân cực
thì ánh sáng thể hiện tính chất song. Trong các hiện tượng như hiệu ứng quang điện, tán xạ Compton thì ánh
sáng thể hiện tính chất hạt.
Câu 12: Chọn phát biểu SAI về giao thoa ánh sáng:
A. Ánh sáng từ 2 nguồn sáng riêng biệt thường không giao thoa với nhau.
B. Giao thoa ánh sáng là hiện tượng chồng chất của 2 hay nhiều nguồn sáng kết hợp.
C. Nguồn sáng kết hợp là các nguồn cùng biên độ và hiệu số pha không đổi.
D. Trong giao thoa ánh sáng, tồn tại những điểm được tăng cường gọi là vân sáng (cực đại) xen kẽ với những điểm
bị triệt tiêu gọi là vân tối (cực tiểu).
Câu 13: Chọn phát biểu ĐÚNG về hiện tượng giao thoa 2 khe Young khi chiếu bước sóng đơn sắc 𝜆:
A. Cường độ sáng tại tâm của các vân sáng có độ lớn bằng hai lần cường độ của ánh sáng tới.
B. Phân bố vị trí vân sáng, vân tối tuân theo hàm cotθ (với θ là góc lệch).
𝜋
C. Phân bố cường độ sáng tuân theo hàm 𝑐𝑜𝑠 2 (𝜆 𝑑𝑠𝑖𝑛𝜃) (với d là khoảng cách giữa 2 khe, θ là góc lệch).
D. Khi đặt một bản hai mặt song song chắn trước một trong hai khe thì hệ vân giữ nguyên, không dịch chuyển.
Câu 14: Chọn phát biểu ĐÚNG về thí nghiệm giao thoa trên bản mỏng có bề dày không đổi:
A. Mỗi tia khi tới mặt trên của bản sẽ tách thành hai: một phần phản xạ ở mặt trên, một phần đi vào bản mỏng rồi
phản xạ ở mặt dưới. Hiệu quang lộ của chúng sẽ luôn bằng số nguyên lần bước sóng (k).
B. Hệ vân giao thoa là các vân đồng độ nghiêng.
C. Các tia phản xạ tại mặt trên và mặt dưới của bản mỏng sẽ giao thoa với nhau tạo thành màu sắc của bản mỏng.
D. Hệ vân giao thoa là định xứ và có thể được quan sát ngay ở mặt trên của bản mỏng.
Câu 15: Chọn phát biểu SAI về thí nghiệm giao thoa trên nêm không khí, khi nêm được chiếu bằng ánh sáng đơn
sắc tới vuông góc với bản thủy tinh phía trên.
A. Khoảng vân tỉ lệ nghịch với bước sóng.
B. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng khoảng cách giữa hai vân tối liên tiếp.
C. Vân trùng với cạnh nêm là vân tối.
D. Các vân sáng xen kẽ với các vân tối và song song với cạnh nêm.
Câu 16: Trong thí nghiệm giao thoa vân Newton: Một thấu kính phẳng-lồi được đặt lên trên một bản thủy tinh
phẳng. Hệ thấu kính và bản thủy tinh phẳng được chiếu ánh sáng đơn sắc từ phía trên sao cho ánh sáng tới vuông
góc với mặt bản của thấu kính. Hãy chỉ ra kết luận ĐÚNG:

2
A. Vân giao thoa là những đường tròn đồng tâm, càng xa tâm các vân càng xít lại gần nhau.
B. Bán kính của các vân tối tỉ lệ nghịch với căn bậc hai của bước sóng.
C. Vân giao thoa là những đường tròn đồng tâm, sáng tối xen kẽ nhau. Tâm của hệ vân (điểm tiếp xúc giữa thấu
kính và bản thủy tinh) là một vân sáng.
D. Hệ vân được quan sát trong ánh sáng truyền qua.
Câu 17: Chọn phát biểu ĐÚNG về hiện tượng nhiễu xạ:
A. Hiện tượng nhiễu xạ chính là hiện tượng tán xạ ánh sáng.
B. Hiện tượng nhiễu xạ xảy ra khi mặt sóng của ánh sáng bị giới hạn, do gặp chướng ngại vật có kích thước nhỏ.
C. Trong hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, mỗi điểm trên mặt sóng có thể coi là một nguồn sơ cấp.
D. Trong hiện tượng nhiễu xạ, ánh sáng luôn truyền thẳng tuân theo định lý truyền thẳng của ánh sáng.
Câu 18: Chọn phát biểu SAI về hiện tượng nhiễu xạ Fraunhofer qua 2 khe hẹp:
A. Ngoài hiện tượng nhiễu xạ gây bởi từng khe còn có hiện tượng giao thoa giữa 2 khe.
B. Sự phân bố cường độ sáng phụ thuộc vào phương của các chùm tia nhiễu xạ.
C. Sóng tới và các sóng nhiễu xạ đều là sóng phẳng.
D. Cường độ sáng tại tâm của vân sáng chính giữa có độ lớn bằng cường độ của ánh sáng tới.
Câu 19: Chọn phát biểu SAI về hiệu ứng quang điện:
A. Công thoát là đại lượng đặc trưng cho từng loại kim loại nên không phụ thuộc vào cường độ chùm ánh sáng tới.
B. Giới hạn quang điện (giới hạn đỏ) phụ thuộc vào bản chất của kim loại làm Catốt.
C. Khi hiệu điện thế hai đầu tế bào quang điện tăng thì cường độ dòng quang điện bão hòa sẽ tăng.
D. Nếu ánh sáng chiếu tới là ánh sáng có bước sóng thích hợp thì số electron thoát ra khỏi Catốt tỉ lệ thuận với số
photon bị hấp thụ.
Câu 20: Chọn phát biểu SAI về tán xạ Compton:
A. Sự tán xạ của chùm tia X không phụ thuộc vào cấu tạo của vật liệu được dùng làm bia.
B. Chùm tia X là chùm hạt Proton có năng lượng và động lượng xác định.
C. Trong phổ của tia X tán xạ, vạch tán xạ có bước sóng lớn hơn bước sóng của chùm tia X chiếu tới.
D. Tán xạ Compton tuân theo định luật bảo toàn năng lượng và động lượng.
Câu 21: Vật nhiễm điện tích +1,04 nC. Vậy nó thừa hay thiếu bao nhiêu electron:
A. Thiếu 1,6.10-9 eclectron B. Thừa 6,5.109 eclectron
-9
C. Thừa 1,6.10 eclectron D. Thiếu 6,5.109 eclectron
Câu 22: Đặt cố định hai điện tích điểm trong chân không cách nhau một khoảng là r thì lực tương tác giữa chúng là
F. Khi nhúng vào dầu có hằng số điện môi là ε thì lức tương tác bằng:
F F
A. B. C. F D. F
 
Câu 23: Một quả cầu không dẫn điện tâm O, bán kính R = 15cm, tích điện đều với mật độ điện tích khối
ρ = +0,885.10-8 C/m3, được đặt trong chân không. Cho εo = 8,85.10-12 C2/N.m2. Độ lớn của cường độ điện trường tại
điểm M nằm cách tâm O một khoảng r = 12 cm là:
A. 4.103 V/m B. 4.104 V/m C. 7,81.103 V/m D. 8,71.103 V/m
Câu 24: Trong không khí, một dây dẫn gồm vòng dây tròn có bán kính R = 4,0 cm và hai đoạn dây thẳng, dài, nằm
trong mặt phẳng tờ giấy và có dòng điện I chạy qua theo chiều mũi tên (như trên hình vẽ). Cho hằng số từ
µo = 4π.10-7 T.m/A. Biết độ lớn của véctơ từ trường tại tâm O vòng dây là B = 1,656.10-4 T. Độ lớn của cường độ
dòng điện chạy trong dây dẫn bằng:
A. 7 A B. 8 A
C. 9 A D. 10 A

3
Câu 25: Một thanh dẫn hình trụ dài vô hạn, bán kính R, có dòng điện chạy qua
như trên hình vẽ, với mật độ dòng j phân bố đều trên toàn tiết diện vật dẫn. Độ
lớn cường độ từ trường tại những điểm cách trục thanh dẫn một khoảng r > R
được xác định bằng công thức:
jR 2 1 jR 2 1
A. 2 r B. 2 r
jR 2 1 j
2
r
C. 4 r D. 2
Câu 26: Đặt trong không khí dòng điện thẳng dài vô hạn I = 10 A và khung dây hình chữ nhật có cạnh a =40 cm và
b = 60 cm không biến dạng, đồng phẳng với I sao cho cạnh b (cạnh dài) của khung dây song song với dòng điện I.
dòng điện I cách cạnh gần nhất của khung dây một khoảng d = 2 cm. Từ thông qua khung dây bằng:
A. 3,654.10-6 Wb B. 6,534.10-6 Wb C. 6,534.10-6 Tm2 D. 5,643.10-6 Wb
Câu 27: Tốc độ ánh sáng (m/s) trong môi trường đồng nhất, đẳng hướng có chiết suất n = 1,25 bằng:
A. 3.108 B. 2,8.108 C. 2,4.108 D. 2.108
Câu 28: Một thấu kính thủy tinh có chiết suất n = 1,55 được phủ một lớp màng mỏng trong suốt có chiết suất n’ để
cho ánh sáng bước sóng λ = 650 nm có thể truyền qua nhiều nhất khi được chiếu vuông góc tới thấu kính. Nếu độ
dày tối thiểu của lớp màng mỏng thỏa mãn yêu cầu trên là 200 nm thì chiết suất n’ là:
A. 1,5 B. 1,525 C. 1,6 D. 1,625
Câu 29: Trong thí nghiệm nhiễu xạ Fraunhofer qua 2 khe, độ rộng của mỗi khe là 0,025 mm, khoảng cách giữa 2
khe là 0,125 mm. Số vân sáng nằm trong đỉnh trung tâm của bao hình nhiễu xạ là:
A. 7 B. 9 C. 10 D. 11
Câu 30: Một chùm sáng song song, đơn sắc, bước sóng λ = 600 nm, được chiếu thẳng góc tới bề mặt của một cách
tử nhiễu xạ phẳng có hằng số cách tử d = 1900 nm và tổng số khe N = 10000. Về nguyên tắc, có thể quan sát được
nhiều nhất số cực đại giao thoa (vạch quang phổ) là:
A. 5 vạch B. 6 vạch C. 7 vạch D. 8 vạch
Câu 31: Một chùm sáng đơn sắc có bước sóng λ = 124 nm, công suất P = 2,50 W, tới đập vào bề mặt quang âm cực
của một tế bào quang điện chân không. Cho hằng số Plank h = 6,625.10-34 Js, c = 3,00.108 m/s. Với giả thiết rằng
mỗi photon trong chùm sáng tới làm bật ra một electron quang điện, thì số electron quang điện bật ra khỏi bề mặt
âm cực trong một giây là:
A. 1,55.1017 B. 1,50.1018 C. 1,56.1018 D. 1,65.1018
Câu 32: Một photon tán xạ đàn hồi trên một electron tự do đứng yên. Sau tán xạ độ tăng bước sóng Δλ = 1,215 pm.
Cho bước sóng Compton k = 2,43. 10-12 m. Góc tán xạ của photon bằng:
A. 30o B. 45o C. 60o D. 90o
Câu 33: Một tụ điện phẳng có điện dung C = 2,00 nF, được nạp đến hiệu điện thế V = 100 V, sau đó bị ngắt ra
khỏi nguồn. Giả sử cho hai bản tụ xích lại gần nhau sao cho khoảng cách giữa chúng còn một nửa thì hiệu điện thế
giữa hai bản của tụ điện sẽ bằng:
A. 200 V B. 150 V
C. 100 V D. 50 V
Câu 34: Trên mặt bàn có dòng điện I thẳng, rất dài, gắn cố định và khung dây kim loại như hình
vẽ. Chiều của dòng điện cảm ứng i xuất hiện trong khung nếu kéo khung tịnh tiến trên mặt bàn
với vận tốc v :
A. Nếu v sang phải (ra xa dòng I) thì i cùng chiều kim đồng hồ
B. Nếu v sang trái (gần vào dòng I) thì i ngược chiều kim đồng hồ
C. Nếu v lên phía trên thì i = 0
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

4
Câu 35: Trong thí nghiệm giao thoa Young (đặt trong không khí), hai khe cách nhau một khoảng d = 2,00 mm được
chiếu đồng thời bởi hai bức xạ: màu đỏ bước sóng λ1 = 640nm và màu lam bước sóng λ2 = 400nm. Màn quan sát
được đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe và cách mặt phẳng này một khoảng D = 1,2 m. Khoảng cách từ vân
sáng trung tâm đến vân sáng gần nhất cùng màu với nó là:
A. 0,678 mm B. 0,768 mm C. 1,017 mm D. 1,152 mm
Câu 36: Trong thí nghiệm giao thoa vân Newton, một thấu kính phẳng-lồi có bán kinh chính khúc mặt cong là
R = 15m được đặt lên trên một bản thủy tinh phẳng. Hệ thấu kính và bản thủy tinh phẳng được chiếu ánh sáng đơn
sắc có bước sóng trong không khí có giá trị không đổi từ phía trên sao cho ánh sáng tới vuông góc với mặt bản. Vân
tròn tối Newton thứ 9 có bán kính trên màn quan sát là 12mm. Vậy vân tối Newton thứ 16 có bán kính trên màn
quan sát là:
A. 9 mm B.16 mm D. 64/3 mm D. 27 mm
Câu 37: Trong không khí, đoạn dây thẳng AB tích điện đều với mật độ điện dài λ. Các
thông số như trên hình vẽ. Độ lớn của thành phần nằm ngang Ex của véc tơ cường độ điện
trường E tại điểm M nhìn AB dưới góc α1 và α2 bằng:
1
(Cho λ = +2.10-9 C/m; α1 = 30o; α2 = 45o; r = 9 cm, k   9.109 Nm 2 / C 2 )
4 0
A. 24,14 N/C
B. 31,46 N/C
C. 241,4 N/C
D. 314,6 N/C
Câu 38: Nửa vòng dây dẫn điện bán kính R = 0,49 m được đặt trong từ trường đồng

nhất B hướng từ phía sau ra phía trước của mặt phẳng chứa dây dẫn, có dòng điện i
= 25 A chạy theo chiều như trên hình vẽ. Độ lớn từ trường B = 0,2 T. Lực từ tác dụng
lên dây dẫn bằng:
A. 4,9 N B. 7,693 N C. 0 N D. 0,49 N
Câu 39: Một nêm không khí được tạo bởi hai bản thủy tinh phẳng, hình vuông có cạnh a = 10 cm, chiết suất n = 1,5,
tiếp xúc với nhau dọc theo một cạnh, mép hai cạnh kia được chèn một mẩu giấy dày t = 0,025 mm. Nêm được chiếu
vuông góc từ phía trên bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong không khí là 500 nm. Người ta đổ đầy nước có
chiết suất n1 = 1,25 vào không gian giữa hai bản thủy tinh. Số vân trong ánh sáng phản xạ là:
A. 125 vân tối, 124 vân sáng B. 126 vân tối, 125 vân sáng
C. 125 vân tối, 125 vân sáng D. 126 vân tối, 126 vân sáng
Câu 40: Một photon có năng lượng E = 90,0 keV tán xạ đàn hồi trên một electron tự do đứng yên. Sau tán xạ, khối
lượng của eclectron là 9,42.10-31 kg. Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s; k = 2,426. 10-12 m; me = 9,1.10-31 kg.
Bước sóng của photon sau tán xạ bằng:
A. 12,75 pm B. 15,25 pm C. 17,25 pm D. 17,75 pm

Ghi chú:
1/ Sinh viên được sử dụng máy tính cầm tay (không có thẻ nhớ và các chức năng soạn thảo văn bản).
2/ Sinh viên không được sử dụng bất kỳ tài liệu nào trong suốt quá trình thi.
3/ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm./.

You might also like