You are on page 1of 9

BÀI 2: TĨNH HỌC

Họ và tên: Võ Thị Hoàng Kim – Vòng Nguyên Nhật Mân – Hoàng Đức Minh
Lớp: chiều thứ 3 Nhóm: 07
Ngày thực hành:10/04/2023
Ngày nộp báo cáo: 17/04/2023
I. MỤC ĐÍCH
- Đo độ cứng lò xo bằng phương pháp cân bằng lực.
- Kiểm chứng quy tắc hợp lực đồng quy và hợp lực song song.
- Kiểm chứng quy tắc momen lực.
II. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1. Định luật Húc (Hooke):
Phát biểu: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến
dạng của lò xo.
Biểu thức: Fđh  k.| l |
Trong đó:
 k: hệ số đàn hồi hay độ cứng của lò xo (N/m).
 Fđh: độ lớn lực đàn hồi (N).
 l  l  l0 : độ biến dạng của lò xo (m), Δl > 0 thì lò xo biến dạng dãn, Δl < 0
thì lò xo biến dạng nén.
2. Quy tắc hợp lực của hai lực đồng quy:
Phát biểu: Quy tắc hợp hai lực đồng quy không song song cùng nằm trên
mặt phẳng: trượt hai lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp
dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy.
Như vậy khi xét hai lực đồng phẳng thì sẽ có hai trường hợp để áp dụng
quy tắc này:
 Trường hợp 1: Hợp lực của hai lực đồng quy, đồng phẳng cùng tác dụng vào
một vật rắn.
Trong trường hợp này
ta chỉ cần áp dụng ngay
quy tắc hình bình hành
để tìm hợp lực

 Trường hợp 2: Hợp lực của hai lực đồng phẳng, chưa đồng quy tác dụng
vào một vật rắn.

Trong trường hợp này


thì cần trượt điểm đặt
hai lực trên giá của hai
lực tác dụng vào vật rắn
đến điểm đồng quy. Sau
đó mới áp dụng quy tắc
hình bình hành để tìm
hợp lực.

Kết quả: Hợp lực của hai lực đồng quy, đồng phẳng tác dụng cùng một vật
rắn là một lực cùng nằm trong mặt phẳng chứa hai lực đó có tác dụng giống
hai lực thành phần.
 Vector hợp lực : F 12= ⃗
F 1 +⃗
F2
 Độ lớn của hợp lực: F 12= √ F 1+ F2 +2 F1 F2 cosα (α là góc hợp bởi giá của
2 2

hai lực F 1 và F 2)
3. Quy tắc tổng hợp lực của hai lực song song cùng chiều:
Phát biểu:
 Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng
chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy.
 Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành
những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy.
F1 2 d
Biểu thức: F=F 1+ F 2 hay F = d
2 1
Ngoài ra, đối với những vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng thì trọng
tâm nằm ở tâm đối xứng của vật (dựa vào quy tắc tổng hợp hai lực song song
cùng chiều).
4. Quy tắc tổng hợp của hai lực song song ngược chiều:
Phát biểu:
 Hợp lực của hai lực song song ngược chiều là một lực song song, cùng
chiều với lực thành phần có độ lớn lớn hơn lực thành phần kia và có độ lớn
bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần.
 Giá của hợp lực nằm trong mặt phẳng của hai lực thành phần và chia
khoảng cách giữa hai giá của hai lực này thành những đoạn tỉ lệ nghịch với
độ lớn của hai lực đó.
F d
 Biểu thức: F=|F 1−F 2|hay F = d
1 2

2 1

5. Điều kiện cân bằng của một vật rắn (quy tắc moment lực):
Phát biểu: Muốn cho một vật rắn có trục quay cố định nằm cân bằng thì
tổng momen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo chiều kim
đồng hồ phải bằng tổng các momen lực có khuynh hướng làm vật quay
ngược chiều kim đồng hồ.

III.Kết quả
1) Thí nghiệm 1 – Đo độ cứng lò xo
Lần m(kg) l0(m) l(m) x=l−l 0 (m) mg ∆k
k= ¿)
TN x
1 0,025 0,06 0,069 0,009 26,94 2,919
2 0,050 0,06 0,075 0,015 32,33 2,470
3 0,075 0,06 0,084 0,024 30,31 0,449
Trung bình 29,863 1,9460

Kết quả k =k ± ∆ k =29,863 ±1,9460


2) Thí nghiệm 2 – Kiểm chứng qui tắc hợp lực đồng qui
F 1(N ) F 2(N ) α (Độ) F ' (N )(Từ thí nghiệm) F(N)(Từ Sai
F
'
1 F2
' '
F3 F' hình vẽ) số(%)
2,5 2,6 108 2,6 2,8 2,9 2,77 3,00 7,6
F 1(N ) F 2(N ) α (Độ) F ' (N )(Từ thí nghiệm) F(N)(Từ Sai
F
'
1 F2
' '
F3 F' hình vẽ) số(%)
0,9 0,1 120 0,9 0,9 0,9 0,9 0,954 5,7

 Nhận xét:
- Phương của vecto F’ từ thực nghiệm và vecto F từ quy tắc tổng hợp vecto
gần như trùng nhau. Độ chênh lệch tỉ đối giữa kết quả thực nghiệm và lý
thuyết (độ lớn F) nhỏ, có thể xem như hai giá trị xấp xỉ nhau. Như vậy,
quy tắc tổng hợp lực được nghiệm đúng.
- Thí nghiệm bố trí đơn giản, giúp học sinh dễ dàng kiểm chứng được quy
tắc tổng hợp vecto trong vật lí.
- Sai số chủ yếu của thí nghiệm là do thao tác (cách mắc lực kế, đọc số đo
trên lực kế…). Giáo viên cần chú ý theo dõi quy trình thực hành, hướng
dẫn học sinh, lưu ý một số sai lầm dễ mắc phải...
- Thí nghiệm này vừa thích hợp để làm thí nghiệm biểu diễn, mở đầu bài
học, vừa phù hợp để các em ôn lại quy tắc tổng hợp lực.

3) Thí nghiệm 3 – Kiểm chứng qui tắc hợp lực song song cùng chiều
Lần 1:
Chọn P1=200 , 08 N , P 2=100 ,18 N . Xác định vị trí tổng hợp lực
Lần OA(m) OB(m) OB P1 So sánh
OA P2
1 0,099 0,188 1,914 1,997 OB P 1

2 0,098 0,189 OA P 2
Trung 0,0985 0,1885 Sai số 4%
bình
Lần 2:
Chọn P1=200 , 08 N , P 2=150 ,18 N . Xác định vị trí tổng hợp lực
Lần OA(m) OB(m) OB P1 So sánh
OA P2
1 0,115 0,162 1,380 1,332 OB P 1

2 0,119 0,161 OA P 2
Trung 0,1170 0,1615 Sai số 2,7%
bình
4) Thí nghiệm 4 – Kiểm chứng qui tắc môment với vật có trục quay cố
định

Lần P1 d 1 P2 d 2 M(Nm) P '1 d ' 1 P '2 d ' 2 M’(Nm)


1 2,634 0 2,634 0 2,601 2,601
2 2,643 0 2,643 0 2,501 2,501
3 2,692 0 2,692 0 2,601 2,601
'
P2=tổng khối lượng2 vật nặng
M =2,656 Nm
M '=2,568 Nm

 Nhận xét :
- Qua các lần làm thí nghiệm, kết quả thu được chứng tỏ qui tắc momen với
vật có trục quay cố định được nghiệm đúng với độ chênh lệch giữa M và
M’ chỉ 3,313%.
- Đây là một thí nghiệm trực quan giúp học sinh có thể hình thành kiến thức
mới hoặc củng cố kiến thức cũ.
- Tuy nhiên khi thực hiện thí nghiệm để biểu diễn cho học sinh cần có
những lưu ý sau:
 Về hạn chế sai số:
 Trong bài cần lưu ý tra dầu hay điều chỉnh đĩa momen để tránh trường hợp
đĩa bị cứng dẫn đến đĩa không ở trạng thái cân bằng khi đó.
 Nên điều chỉnh thước ngang (kèm theo đĩa) song song với mặt đất để đọc
các giá trị cánh tay đòn được chính xác.
 Đối với momen của lực gây ra bởi vật nặng liên kết với đĩa quay bằng ròng
rọc, nên sử dụng thước ê ke rời để đo chính xác.
 Ngoài ra, có thể tắt quạt để các vật nặng đứng yên giúp dễ đọc giá trị đo.
5) Thí nghiệm 5 – Kiểm chứng qui tắc môment với vật không có trục quay
cố định
Fi di M i (Nm) Fj dj M j (Nm)
1,3 0,024 0,0312 1 0,05 0,05
1,3 0,051 0,0663 1,3 0,039 0,0507
∑ M i=0,0975 ∑ M j=0,1007
So sánh:
∑ M i=0,0975 Nm ≈ ∑ M j=0,1007 Nm
- Có thể thấy với độ chênh lệch dưới 10%, kết quả thí nghiệm đã nghiệm
đúng quy tắc momen với vật không có trục quay cố định. Sai số 3,18%
- Đây là một thí nghiệm tương đối dễ thực hiện, sai số nhỏ, phù hợp với
nhận thức của học sinh.
Tuy nhiên, khi triển khai thí nghiệm cần lưu ý:
- Do thí nghiệm sử dụng nhiều lực kế nên khi giáo viên biểu diễn hay cho
học sinh thực hiện cần lưu ý không để các lò xo trong lực kế chạm vào vỏ
làm kết quả đo thiếu chính xác, lưu ý giới hạn đàn hồi của lực kế.
- Thí nghiệm này nên được sử dụng trong phần củng cố kiến thức nhằm
giúp học sinh kiểm chứng lại kiến thức đã học về qui tắc momen lực với
những vật có hình dạng bất kì. Từ đó, tạo thêm hứng thú học tập cho học
sinh, cũng như
bồi dưỡng đam mê khám phá khoa học và giúp các em có niềm tin vào
kiến thức học trên lớp.

You might also like