You are on page 1of 6

PH3120 VẬT LÝ THỐNG KÊ

Phiên bản: 2017.1.0


1. THÔNG TIN CHUNG
Tên học phần: Vật lý Thống kê
(Statistical Physics)
Mã số học phần: PH3120
Khối lượng: 3(3-1-0-6)
- Lý thuyết: 45 tiết
- Bài tập/BTL: 15 tiết
- Thực tập phòng TN, thực hành: không
Học phần tiên quyết:
Học phần học trước: - PH1110-20-30: Vật lý đại cương I-II-III
- PH3010 Phương pháp toán cho vật lý
- PH3020 Cơ giải tích
- PH3060 Cơ học lượng tử
- PH3030 Trường điện từ
Học phần song hành: Không.

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Vật lý thống kê khảo sát các hiên tượng vật lý từ các quan điểm (góc nhìn) từ vi mô đến vĩ
mô, giúp người học hiểu rõ những hiện tượng Vật lý bằng những quan niệm về cấu tạo
nguyên tử/phân tử của vật chất. Kết hợp các định luật căn bản của nhiệt động lực học, thuyết
động học phân tử và lý thuyết xác suất, vật lý thống kê đóng một vai trò quan trọng trong các
ngành học như vật lý hạt nhân, vật lý chất rắn, hóa học, sinh học...
Môn học này nhằm:
(a) cung cấp cho sinh viên một số kiến thức nền tản và quan trọng về đối tượng chính của học
phần là các hệ nhiều hạt nhiệt động, là các hệ có mặt trong hầu hết các đối tượng vật chất,
dưới cả dạng chất lẫn dạng trường.
(b) làm cho sinh viên phân biệt được các tính chất cơ bản của hệ nhiều hạt nhiệt động với hệ
cơ học.
(c) trang bị cho sinh viên phương pháp nghiên cứu một cách vi mô các tính chất cơ bản của hệ
nhiều hạt nhiệt động, qua đó hiểu rõ bản chất của các tính chất này.

Các kiến thức được cung cấp bao gồm:


(a) Đối tượng của học phần là các hệ hiều hạt nhiệt động là các hệ có mặt trong hầu hết các
đối tượng vật chất, dưới cả dạng chất lẫn dạng trường.
(b) Phương pháp nghiên cứu là phương pháp thống kê.
(c) Các đặc tính cơ bản của hệ nhiệt động bao gồm cả các phân bố cân bằng và không cân
bằng, các tính chất cơ bản của các chuyển pha, các quy luật quan hệ giữa các đại lượng nhiệt
động.
(d) Một số ví dụ và ứng dụng đối với các hệ cụ thể. các nguyên lý cơ bản của vật lý thống kê,

Kết thúc khóa học sinh viên có trình độ lý thuyết và thực hành về vật lý thống kê để làm việc
tốt ở các môi trường giảng dạy, nghiên cứu hay kỹ thuật cần đến những kiến thức về vật lý lý
thuyết, vật lý ứng dụng, vật lý điện tử, vật lý chất rắn. Có khả năng giải quyết trọn vẹn các
vấn đề về vật lý, các hiện tượng có liên quan các quá trình nhiệt động lực học cũng như làm
việc với các dữ liệu thống kê lớn..

3. MỤC TIÊU VÀ CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN


Sinh viên hoàn thành học phần này có khả năng:
Mục CĐR được phân
tiêu/CĐ Mô tả mục tiêu/Chuẩn đầu ra của học phần bổ cho HP/ Mức
R độ (I/T/U)
[1] [2] [3]
M1 Hiểu và nắm được các khái niệm liên quan đến các hiện 1.1.1,
tượng nhiệt và các hệ nhiệt động, hệ và các thông số 1.2.1
trạng thái vimô/vĩ mô, các nguyên lý cơ bản của nhiệt 1.2.6
động lực học, các hàm thế nhiệt động.

M2 Hiểu và nắm được các khái niệm liên quan đến cơ sở của 1.2.6
Vật lý thống kê cổ điển: hình thức luận Hamilton với (T)
việc mô tả hệ nhiều hạt, các hàm phân bố thống kê, định
lý Liouville và giả thuyết chuẩn e-go-dic. Các phân bố
Gibbs cổ điển và áp dụng nó cho các hệ nhiệt đông thực.
M3 Hiểu và nắm được các khái niệm liên quan đến cơ sở của 1.2.6, 1.2.7
Vật lý thống kê lượng tử: hệ nhiều hạt lượng tử, ma trận
mật độ và toán tử thống kê, phương trình Liouville
lượng tử. Các phân bố Gibbs lượng tử và áp dụng nó
cho các hệ nhiệt động thực. Nắm được quan hệ giữa
thống kê cổ điển và thống kê lượng tử.
M4 Hiểu và nắm được các khái niệm liên quan đến cơ sở 1.2.6
thống kê của nhiệt động lực học: công, nhiệt, entropy,
các hàm thế nhiệt động, các nguyên lý I, II, II của Nhiệt
động lực học từ quan điểm thống kê, các hệ thức nhiệt
động lực cho hệ.
M5 Hiểu và nắm được các khái niệm liên quan đến hệ khí lý 1.2.6, 1.2.7
tưởng: khí lý tưởng đồng nhất và hàm phân bố một hạt, 1.3.1
phân bố Maxwell- Boltzmann, Fermi-Dirac và Bose-
Einstein đối với khí lý tưởng, Phương trình trạng thái khí
lý tưởng
M6 Hiểu và nắm được các khái niệm liên quan đến hệ khí 1.1, 1.2.6
thực: thế năng tương tác giữa các phân tử, phương trình
trạng thái của khí thực.
M7 Hiểu và nắm được các khái niệm liên quan đến các thăng 1.2.6
giáng: phân bố Gauss, thăng giáng của các đại lượng
nhiệt động cơ bản, tương quan của các thăng giáng
M8 Hiểu và nắm được các khái niệm liên quan đến Động 1.2.6
học vật lý: các đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1.3.1
của Động học vật lý, các hàm phân bố một hạt cho hệ 1.4
không cân bằng, các phương trình động học kinh điển
(Phương trình chủ Pauli, phương trình động học 2.2
Boltzmann) và áp dụng nó cho một số bài tóan như xác
định thời gian hồi phục ... và một số hiện tượng như vận
tải trong chất khí và chất rắn.
Mục CĐR được phân
tiêu/CĐ Mô tả mục tiêu/Chuẩn đầu ra của học phần bổ cho HP/ Mức
R độ (I/T/U)
M9 Hiểu và nắm được các khái niệm liên quan đến chuyển 1.2.6, 1.2.7
pha: pha, chuyển pha, các đặc trưng chung của các quá 1.4
trình chuyển pha, phân loại chuyển pha, các phương 2.2
pháp nghiên cứu chuyển pha, điều kiện cân bằng pha.
Chuyển pha loại I, II, hệ phương trình Ehrenfest, lý
thuyết Landau về chuyển pha loại II và áp dụng cho một
số hệ đặc thù như chuyển pha lỏng-khí và trạng thái tới
hạn, chuyển pha sắt từ-thuận từ.

4. TÀI LIỆU HỌC TẬP


Giáo trình
[1] Đỗ Trần Cát. Vật lý thống kê. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001
Sách tham khảo
[2] Vũ Thanh Khiết , Vật lý thống kê, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
[3] Nguyễn Nhật Khanh, Vật lý thống kê, ĐH Tổng hợp tp. HCM, 1995
[4] Nguyễn Quang Báu, Nguyễn Văn Hùng, Bùi Bằng Đoan, Vật lý thống kê, ĐH Tổng
hợp Hà Nội, NXB ĐHQGHN 1998.
[5] F. Reif, Vật lý thống kê, NXB Đại học và THCN, Hà Nội, 1982.
[6] L. D. Lanđau, Vật lý thống kê, NXB KH và Kỹ thuật, Hà Nội, 1973.
[7] A. X. Companhetx, Giáo trình vật lý lý thuyết, Tập 2, NXB ĐH và THCN, Hà Nội,
1981.
[8] Nguyễn Hữu Mình (chủ biên), Bài tập vật lý lý thuyết, Tập 2, NXB ĐHQG Hà Nội,
1998.
[9] Van P. Carey, Statistical thermodynamics and microscale thermodynamics,
Cambridge uni. press (UC at Berkley) 2003
[10] MASSACHUSETTS INSTITUTE OF TECHNOLOGY on-line course
8.044 Statistical Physics I Spring Term 2003
8.08 Statistical Physics II Winter Term 2004

5. CÁCH ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN


Phương pháp đánh giá CĐR được Tỷ
Điểm thành phần Mô tả
cụ thể đánh giá trọng
[1] [2] [3] [4] [5]
A1. Điểm quá trình (*) Đánh giá quá trình 30%
A1.1. Kiểm tra giữa kỳ Kiểm tra M1 ÷ M5
viết
A1.2. Làm bài tập đầy M1 ÷ M6
đủ
A2. Điểm cuối kỳ A2.1. Thi cuối kỳ Thi viết M1 ÷ M9 70%
* Điểm quá trình sẽ được điều chỉnh bằng cách cộng thêm điểm chuyên cần. Điểm chuyên
cần có giá trị từ –2 đến +1, theo Quy chế Đào tạo đại học hệ chính quy của Trường ĐH Bách
khoa Hà Nội.
6. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
CĐR Bài
Hoạt động
Tuần Nội dung học đánh
dạy và học
phần giá
[1] [2] [3] [4] [5]
1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU M1 Giảng bài, A1.1,
(2 tiết lý thuyết) A1.2,
1.1. Đối tượng của Vật lý Thống kê A2.1
1.2. Phương pháp nghiên cứu của Vật lý
Thống kê
1.3. Các hiện tượng nhiệt và các định luật cơ
học
1.4. Khái niệm về hệ và thông số trạng thái
1.5. Các nguyên lý của nhiệt động lực học
1.6. Các hàm thế nhiệt động
CHƯƠNG 2. NHỮNG CƠ SỞ CỦA VẬT LÝ
THỐNG KÊ CỔ ĐIỂN
(7 tiết lý thuyết + 2 tiết bài tập)
2.1. Cơ học Hamilton với việc mô tả hệ nhiều
hạt
2 2.2. Nhiệm vụ của Vật lý Thống kê 2, Đọc trước A1.1,
2.3. Tính chất của hàm phân bố thống kê (thừa M2.1 tài liệu; A1.2,
nhận định lý Liouville không chứng minh) Giảng bài; A2.1
2.4. Giả thuyết chuẩn e-go-dic Chữa bài
tập
3 2.5. Các phân bố Gibbs cổ điển M2 Đọc trước A1.1,
CHƯƠNG 3. NHỮNG CƠ SỞ CỦA VẬT LÝ tài liệu; A1.2,
THỐNG KÊ LƯỢNG TỬ Giảng bài; A2.1
(7 tiết lý thuyết +2 tiết bài tập) Chữa bài
3.1. Mở đầu : Đặc điểm của hệ nhiều hạt lượng tập
M3
tử
4 3.2. Ma trận mật độ và toán tử thống kê (thừa M3; Đọc trước A1.1,
nhận phương trình Liouville lượng tử không M3; tài liệu; A1.2,
chứng minh) M3; Giảng bài; A2.1
3.3. Các phân bố Gibbs lượng tử M3
5 3.4. Quan hệ giữa thống kê cổ điển và thống M3 Giảng bài;
kê lượng tử Chữa bài
Chữa bài tập tập
6 CHƯƠNG 4. CƠ SỞ THỐNG KÊ CỦA M4 Đọc trước A1.1,
NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC tài liệu; A1.2,
(5 tiết lý thuyết + 2 tiết bài tập) Giảng bài; A2.1
4.1. Công do hệ sinh ra Chữa bài
4.2. Nguyên lý thứ nhất của Nhiệt động lực tập
học từ quan điểm thống kê
7 4.3. Entropi. Nguyên lý thứ hai và thứ ba của M4 Đọc trước A1.1,
CĐR Bài
Hoạt động
Tuần Nội dung học đánh
dạy và học
phần giá
[1] [2] [3] [4] [5]
Nhiệt động lực học từ quan điểm thống kê tài liệu; A1.2,
4.4. Các hệ thức nhiệt động lực cho hệ với số Giảng bài; A2.1
hạt thay đổi
CHƯƠNG 5. KHÍ LÝ TƯỞNG (5 tiết lý Chữa bài
thuyết + 2 tiết bài tập) tập
5.1. Hệ khí lý tưởng đồng nhất và hàm phân M5
bố một hạt
8 5.2. Các phân bố Maxwell- Boltzmann, Fermi- M5 Giảng bài; A1.1,
Dirac và Bose-Einstein đối với khí lý tưởng Chữa bài A1.2,
5.3. Phương trình trạng thái khí lý tưởng tập A2.1
9 5.4 Bài tập hệ khí lý tưởng M5 Chữa bài A1.1,
CHƯƠNG 6. KHÍ THỰC tập; A1.2,
(4 tiết lý thuyết + 2 tiết bài tập) M6 A2.1
6.1. Thế năng tương tác giữa các phân tử
10 6.2. Phương trình trạng thái của khí thực A1.1,
6.3. Bài tập hệ khí thực A2.1
11 CHƯƠNG 7. CÁC THĂNG GIÁNG Đọc trước A1.1,
(5 tiết lý thuyết + 1 tiết bài tập) M7 tài liệu; A1.2,
7.1. Khái niệm thăng giáng và phân bố Gauss Giảng bài; A2.1
7.2. Thăng giáng của các đại lượng nhiệt động
cơ bản
12 7.3. Tương quan của các thăng giáng M7 Đọc trước A1.1,
CHƯƠNG 8. NHỮNG CỞ SỞ CHỦ YẾU tài liệu; A1.2,
CỦA ĐỘNG HỌC VẬT LÝ Giảng bài; A2.1
(5 tiết lý thuyết + 2 tiết bài tập)
M8 Chữa bài
8.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu tập
của Động học vật lý
13 8.2. Hàm phân bố một hạt cho hệ không cân M8 Đọc trước A1.1,
bằng tài liệu; A1.2,
8.3. Các phương trình động học kinh điển Giảng bài; A2.1
(Phương trình chủ Pauli, phương trình động
học Boltzmann) Chữa bài
tập
14 8.4. Một số ứng dụng của phương trình động M8 Đọc trước A1.1,
học (Định lý H, ứng dụng phương trình động tài liệu; A1.2,
học để xác định thời gian hồi phục, ứng dụng Giảng bài; A2.1
phương trình động học để nghiên cứu các hiện
tượng vận chuyển trong chất khí và chất rắn) Chữa bài
CHƯƠNG 9. CHUYỂN PHA tập
(5 tiết lý thuyết + 2 tiết bài tập)
9.1. Mở đầu (Định nghĩa pha, chuyển pha, các
M9
đặc trưng chung của các quá trình chuyển pha,
phân loại chuyển pha)
9.2. Phương pháp nghiên cứu chuyển pha
9.3. Sự cân bằng pha
CĐR Bài
Hoạt động
Tuần Nội dung học đánh
dạy và học
phần giá
[1] [2] [3] [4] [5]
15 9.4. Chuyển pha loại I (ẩn nhiệt, phương trình M9 Giảng bài; A1.1,
Clapeyron-Clausius) Chữa bài A1.2,
9.5. Chuyển pha loại II ( Đặc điểm của chuyển tập A2.1
pha loại II, hệ phương trình Ehrenfest, lý
thuyết Landau về chuyển pha loại II)
9.6. Ví dụ về chuyển pha (Chuyển pha lỏng-
khí và trạng thái tới hạn, chuyển pha sắt từ-
thuận từ).

7. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN


(Các quy định của học phần nếu có)

8. NGÀY PHÊ DUYỆT: …………………..

Chủ tịch Hội đồng Nhóm xây dựng đề cương

Đỗ Trần Cát
Vũ Ngọc Tước

9. QUÁ TRÌNH CẬP NHẬT


Lần Ngày
cập tháng Áp dụng từ Ghi
Nội dung điều chỉnh
nhậ được phê kỳ/khóa chú
t duyệt
1 ……………
2 ……………………

You might also like