You are on page 1of 7

Biểu mẫu BM01 … Mẫu đề cương chi tiết

Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Khoa Cơ bản

Bộ môn Lý

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


1. Tổng quát về học phần

Tên học phần VẬT LÝ 2


(Physics part 2)
Mã số HP: 002002
Số tín chỉ 3 TC (2;1;c)
Số tiết - Tổng 60 LT 30 BT/ 30 TN/ 0 BTL 0 TKMH/ 0
TL TH DAMH
Thực tập bên ngoài: 0 buổi.
Đánh giá (Thang Qúa trình: 30% Kiểm tra, bài tập, chuyên cần
điểm 10 )
Đồ án môn học: 00%
Thi cuối kỳ: 70% Thi trắc nghiệm
Môn tiên quyết - Không
Môn học trước - Vật lý 1 MS: 002001
Môn song hành - Không
CTĐT ngành Ngành: tất cả các ngành thuộc khối Kỹ thuật
Chuyên nghành: tất cả các chuyên ngành
Trình độ Cao đẳng, Đại học
Khối kiến thức Thuộc khối KT: Cơ bản
Ghi chú khác Sinh viên không được vắng quá 20% số tiết học
Ghi chú: - Những chữ viết tắt: LT; lý thuyết, BT: bài tập, TL: thảo luận, TN: thí nghiệm, TH
thực hành, BTL: bài tập lớn, TKMH: thiết kế môn học, DAMH: Đồ án môn học;
- Bài tập lớn: mỗi tín chỉ có không quá 1 BTL, mỗi học phần có không quá 3 BTL
- TKMH, DAMH: là các đồ án hoặc thiết kế môn học có mã học phần riêng;
- Giờ lý thuyết: 1 TC = 15 tiết;
- Giờ BT,TL, TN,TH: 1TC =30 tiết.

97
Biểu mẫu BM01 … Mẫu đề cương chi tiết

2. Mục tiêu của học phần: Mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học học phần
vật lý 2 là:
- Về mặt kiến thức: Nắm vững các kiến thức cơ bản về nhiệt, quang và cơ học
lượng tử. Nắm vững phương pháp giải các bài toán nhiệt, quang và cơ học lượng
tử.
- Về kỹ năng: Có kỹ năng giải và vận dụng vào thực tế và giải các bài toán nhiệt,
quang và cơ học lượng tử.
3. Mô tả tóm tắt học phần:
Học phần vật lý 2 bao gồm các nội dung về nhiệt, quang và cơ học lượng tử, có nội dung
liên quan và cần thiết đối với hầu hết các ngành đào tạo, đặc biệt là các ngành đào tạo kỹ sư.
Để học tốt các môn chuyên ngành các ngành kỹ thuật đòi hỏi trước hết sinh viên phải nắm
vững kiến thức học phần này. Những nội dung kiến thức sẽ trang bị cho sinh viên gồm:
Phần nhiệt học:
Phần nhiệt học và vật lý phân tử cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về
vật lý các hiện tượng nhiệt như nguyên lý 1 và 2 của nhiệt động lực học; thuyết động học
của các chất khí; các quá trình chuyển động của phân tử trong khí thực, hơi, trong chất lỏng
và chất rắn và sự chuyển pha giữa các trạng thái.

Phần quang học:


Phần quang học mô tả các hiện tượng đặc trưng cho tính chất sóng của ánh sáng như
hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ; các hiệu ứng đặc trưng của tính chất hạt của ánh sáng như
hiện tượng quang điện, hiệu ứng Compton, bức xạ nhiệt.

Phần cơ học lượng tử:


Phần cơ học lượng tử trình bày lý thuyết hiện đại về hệ vi hạt, hoặc các quá trình
diễn ra trong khoảng cách nhỏ cỡ hạt nhân nguyên tử. Trong phần đầu chỉ ra rằng, khái niệm
cơ bản của cơ học cổ điển là quỹ đạo của hạt phải được thay bằng xác suất tìm thấy hạt tại
những điểm khác nhau trong không gian, khái niệm này được xây dựng thông qua khái niệm
hàm sóng hay hàm trạng thái. Tiếp theo, trình bày các nguyên lý cơ bản của cơ học lượng tử
đó là nguyên lý chồng chất trạng thái, nguyên lý bất định. Phần sau, trình bày việc áp dụng
lý thuyết vào những trường hợp riêng như: chuyển động một chiều trong hố thế, chuyển
động trong trường xuyên tâm.

98
Biểu mẫu BM01 … Mẫu đề cương chi tiết

4. Nội dung học phần:


4.1. Nội dung khái quát
Lý BTL/ Tổng
BT/TL TN/TH
TT Tên mục/ tiểu mục thuyết DA số tiết/
(st) (st)
(st) (st) TC

1 Chương I: NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 10 10 0 0 20


2 Chương II: QUANG HỌC SÓNG 6 6 0 0 12
3 Chương III: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP 4 0 0 0 4
4 Chương IV: QUANG HỌC LƯỢNG TỬ 5 7 0 0 12
5 Chương V: CƠ HỌC LƯỢNG TỬ 5 7 0 0 12
Tổng: 30 30 0 0 60
4.2.Nội dungchi tiết và phương pháp giảng dạy, đánh giá
Kiến thức (Biết cái gì) Kỹ năng (Làm PP giảng PP đánh giá
được gì?) dạy
Chương I: NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC -Giải được các -Thuyết -Đánh giá
1.1 Những khái niệm cơ bản bài toán nhiệt, trình, kết hợp theo mức độ
1.2 Phương trình trạng thái khí lý tưởng hiểu được trình chiếu làm được
nguyên lý hoạt -Thảo luận các bài tập
1.3 Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học
động, hiểu và
1.4 Nguyên lý thứ hai của nhiệt động học -Làm bài tập trên lớp và
vẽ được đồ thị trên lớp và kiểm tra bài
1.5 Chu trình Carnot và định lý Carnot chu trình của tập về nhà.
về nhà
1.6 Biểu thức định lượng nguyên lý thứ hai máy nhiệt. -Kiểm tra
1.7 Hàm Entropi và nguyên lý tăng Entropi giữa kỳ,
Tham khảo: Chương 8,9,10 tài liệu [2], cuối kỳ.
[3].
Chương II: QUANG HỌC SÓNG -Giải thích định -Thuyết -Đánh giá
2.1 Các định luật cơ bản quang hình học tính và định trình, kết hợp theo mức độ
2.2 Quang học sóng lượng các hiện trình chiếu làm được
tượng giao thoa -Thảo luận các bài tập
2.3 Hiện tượng giao thoa ánh sáng
và nhiễu xạ
2.4 Hiện tượng giao thoa trên màng mỏng -Làm bài tập trên lớp và
trong thực tế trên lớp và kiểm tra bài
2.5 Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng cuộc sống và tập về nhà.
về nhà
Tham khảo: Chương 1,2,3 tài liệu [4], [5]. kỹ thuật. -Kiểm tra
giữa kỳ,
cuối kỳ.
III: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP -Gải thích được -Thuyết -Đánh giá

99
Biểu mẫu BM01 … Mẫu đề cương chi tiết

3.1 Các tiên đề của Einstein các hiện tượng trình, kết hợp theo mức độ
3.2 Phép biến đổi Lorentz qua phép biến trình chiếu làm được
3.3 Các hệ quả của phép biến đổi Lorentz đổi Lorentz. các bài tập
-Thảo luận
3.4 Động lực học tương đối tính
-Làm bài tập trên lớp và
Tham khảo: Chương 7 tài liệu [2], [3]. trên lớp và kiểm tra bài
tập về nhà.
về nhà
-Kiểm tra
giữa kỳ,
cuối kỳ.
Chương IV: QUANG HỌC LƯỢNG TỬ - Giải được các -Thuyết -Đánh giá
4.1 Bức xạ nhiệt bài toán liên trình, kết hợp theo mức độ
4.2 Thuyết phôtôn của Einstein quan đến hiện trình chiếu làm được
4.3 Hiệu ứng Compton tượng bức xạ -Thảo luận các bài tập
nhiệt và hiệu
Tham khảo: Chương 5 tài liệu [4], [5]. -Làm bài tập trên lớp và
ứng Compton. kiểm tra bài
trên lớp và
tập về nhà.
về nhà
-Kiểm tra
giữa kỳ,
cuối kỳ.
Chương V: CƠ HỌC LƯỢNG TỬ -Giải được các -Thuyết -Đánh giá
5.1 Tính sóng hạt của vật chất trong thế bài toán cơ bản trình, kết hợp theo mức độ
giới vi mô của cơ học trình chiếu làm được
5.2 Hệ thức bất định Heisenberg lương tử: Bài -Thảo luận các bài tập
toán hố thế một
5.3 Hàm sóng và ý nghĩa thống kê của nó -Làm bài tập trên lớp và
chiều, nguyên
5.4 Phương trình Schrodinger dừng trên lớp và kiểm tra bài
tử Hiđrô, bước tập về nhà.
5.5 Nguyên tử Hiđrô về nhà
sóng De -Kiểm tra tự
5.6 Hiệu ứng Zeeman
Broglie. luận cuối
Tham khảo: Chương 6,7 tài liệu [4], [5].
kỳ.
4.3.Phân bổ thời gian chi tiết
Phân bổ số tiết cho hình thức dạy - học
Lên lớp Thực
Nội dung Tự Tổng
hành,
Lý Bài Thảo nghiên
thí
thuyết tập luận nghiệm cứu

Chương I: NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC 10 7 3 0 40 60


1.1 Những khái niệm cơ bản 1 0 0 0 2 3

1.2 Phương trình trạng thái khí lý tưởng 1 2 1 0 8 12

100
Biểu mẫu BM01 … Mẫu đề cương chi tiết

1.3 Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động


2 2 1 0 10 15
học
1.4 Nguyên lý thứ hai của nhiệt động học 2 2 1 0 10 15
1.5 Chu trình Carnot và định lý Carnot 2 1 0 0 6 9
1.6 Biểu thức định lượng nguyên lý thứ
1 0 0 0 2 3
hai
1.7 Hàm Entropi và nguyên lý tăng
1 0 0 0 2 3
Entropi
Chương II: QUANG HỌC SÓNG 6 3 3 0 24 36

2.1 Các định luật cơ bản quang hình học 1 0 0 0 2 3

2.2 Quang học sóng 1 0 0 0 2 3


2.3 Hiện tượng giao thoa ánh sáng 1 0 1 0 4 6
2.4 Hiện tượng giao thoa trên màng
2 2 1 0 10 15
mỏng
2.5 Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng 1 1 1 0 6 9
Chương III: THUYẾT TƯƠNG ĐỐI HẸP 4 0 0 0 8 12

3.1 Các tiên đề của Einstein 0,5 0 0 0 1 1.5

3.2 Phép biến đổi Lorentz 1 0 0 0 2 3

3.3 Các hệ quả của phép biến đổi Lorentz 1,5 0 0 0 3 4.5

3.4 Động lực học tương đối tính 1 0 0 0 2 3


Chương IV: QUANG HỌC LƯỢNG
5 5 2 0 24 36
TỬ

4.1 Bức xạ nhiệt 2 2 1 0 10 15


4.2 Thuyết phôtôn của Einstein 1 0 0 0 2 3

4.3 Hiệu ứng Compton 2 3 1 0 12 18


Chương V: CƠ HỌC LƯỢNG TỬ 5 5 2 0 24 36
5.1 Tính sóng hạt của vật chất trong thế
1 1,5 1 0 7 10.5
giới vi mô
5.2 Hệ thức bất định Heisenberg 1 1 0 0 4 6
5.3 Hàm sóng và ý nghĩa thống kê của nó 1 0 0 0 2 3

5.4 Phương trình Schrodinger dừng 0,5 1,5 0 0 4 6


5.5 Nguyên tử Hiđrô 1 1 1 0 6 9

101
Biểu mẫu BM01 … Mẫu đề cương chi tiết

5.6 Hiệu ứng Zeeman 0,5 0 0 0 1 1.5

Tổng 30 20 10 0 120 180

5. Tài liệu học tập

[1]. Bài giảng Vật lý đại cương (vật lý 2), Trường đại học GTVT TP.HCM, 2014.
[2]. Sách tham khảo Vật lý Đại cương, tập1, Lương Duyên Bình (chủ biên) , NXB Giáo
dục, 2010.
[3]. Sách tham khảo Vật lý Đại cương, tập 3, Lương Duyên Bình , Dư Trí Công, Nguyễn
Hữu Hồ, NXB Giáo dục, 2010.
[4]. Sách tham khảo Bài tập vật lý Đại cương, tập1, Lương Duyên Bình (chủ biên),
NXB Giáo dục, 2010.
[5]. Giáo trình Bài tập Vật lý Đại cương, tập 3, Lương Duyên Bình (chủ biên), NXB
Giáo dục, 2010.

6. Các hiểu biết, các kỹ năng cần đạt được sau khi học môn học
Nắm vững các kiến thức trên, sinh viên cần hiểu được hiểu được quy luật chuyển động
của các nguyên tử, phân tử bên trong các vật, nhờ đó có thể giải thích được một số hiện
tượng nhiệt của vật chất; Hiểu được bản chất của các hiện tượng quang học và ứng dụng của
chúng trong khoa học kỹ thuật; Tiếp cận với những cơ sở của vật lý hiện đại, đi sâu tìm hiểu
quy luật vận động của thế giới vi mô. Có kỹ năng giải các bài toán liên quan đến kiến thức
về nhiệt, quang, cơ học lượng tử và vận dụng kiến thức vào các bài toán thường gặp trong
cuộc sống và kỹ thuật.
7. Hướng dẫn cách đánh giá học phần
- Quá trình: 30% Bao gồm điểm chuyên cần và đánh giá giữa kỳ.
+ Cách tính điểm chuyên cần: Tham gia các buổi học đầy đủ được 8 điểm chuyên cần, vắng
1 buổi ( không quá 20%) trừ 1 điểm. Điểm chuyên cần được cộng thêm hoặc trừ đi khi sinh
viên tham gia các hoạt động làm bài tập ở lớp và ở nhà ( mỗi lần làm tốt được cộng 1 điểm,
mỗi lần không làm trừ 1 điểm). Điểm chuyên cần được quy tròn về 10 nếu cộng điểm vượt
quá 10 điểm.
+ Đánh giá giữa kỳ: Có 1 đến 3 bài kiểm tra giữa kỳ, điểm đánh giá giữa kỳ là trung bình
cộng các con điểm. Sinh viên thiếu bài nào thì nhận điểm 0 bài đó.
-Thi kết thúc học phần: 70%, thi tự luận. Đề thi 6 câu làm trong thời gian 90 phút, không sử
dụng tài liệu.

102
Biểu mẫu BM01 … Mẫu đề cương chi tiết

Điểm học phần: 100%


Điểm quá trình: 30% Thi kết thúc học phần: 70%

Điểm chuyên cần: Điểm kiểm tra


15% giữa kỳ: 15%

8. Danh sách giảng viên dự kiến


- Giảng viên giảng dạy:
+ Trần Thị Bích Thuỷ
+ Trần Thái Nguyên
+ Nguyễn Thị Tuyết Giang
+ Trương Đức Quỳnh
+ Nguyễn Đăng Khoa
+ Trần Quốc Việt

Tp. Hồ Chí Minh ngày 3 tháng 9 năm 2014


TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Huỳnh Văn Tùng Trần Thị Bích Thủy

103

You might also like