You are on page 1of 57

TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

TECHNICAL BULLETIN – BÁO CÁO KỸ THUẬT


CONTENTS – MỤC LỤC
1. WHAT IS A FAN - ĐỊNH NGHĨA VỀ QUẠT.
2. FAN TERMINOLOGY AND DEFINITIONS – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA.
3. FAN LAWS – QUY LUẬT VỀ QUẠT.
4. FAN PERFORMANCE CURVES – ĐẶC TÍNH CỦA QUẠT.
5. SYSTEM RESISTANCE CURVE – TRỞ LỰC CỦA HỆ THỐNG.
6. SYSTEM SURGE, FAN SURGE AND PARALLELING – SỰ CỐ HỆ THỐNG, SỰ CỐ QUẠT VÀ NỐI QUẠT SONG
SONG.
7. FAN TYPES – PHÂN LỚP QUẠT.
8. FAN SELECTION - CHỌN QUẠT.
9. SELECTING THE TYPE OF FANS – CHỌN LOẠI QUẠT.
10. FAN INLET SYSTEM EFFECTS - ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU HÚT.
11. FAN DISCHARGE SYSTEM EFFECTS - ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU ĐẨY.
12. FAN PERFOMANCE MODULATION – MODUL ĐIỀU CHỈNH NĂNG SUẤT QUẠT.
13. CLASS LIMITS FOR FANS – GIỚI HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI QUẠT.
14. ARRANGEMENT FOR FANS – BỐ TRÍ QUẠT.
15. ESSENTIAL OF A FAN ENQUIRY – THÔNG SỐ THIẾT YẾU CỦA QUẠT.
16. BEARING LIFE FOR FANS – TUỔI THỌ Ổ BI CỦA QUẠT.
17. CRITICAL SPEED OF SHAFTS – TỐC ĐỘ GIỚI HẠN CỦA TRỤC.
18. PERMISSIBLE RESIDUAL UNBALANCE – DẢI MẤT CÂN BẰNG CHO PHÉP.
19. STARTING TORQUE OF FAN – MO MEN XOẮN KHỞI ĐỘNG QUẠT.
20. BASIC OF SOUND – KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỘ ỒN.
21. PREDICTION OF FAN SOUND POWER – ƯỚC TÍNH ĐỘ ỒN.
22. FAN AND SYSTEM CHARACTERISTICS – ĐẶC TÍNH CỦA QUẠT VÀ HỆ THỐNG.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

1. WHAT IS A FAN- ĐỊNH NGHĨA VỀ QUẠT

Quạt là một thiết bị sản sinh ra dòng khí bằng cách gắn hai hoặc nhiều cánh lên trục quay. Mỗi thiết bị này
biến động năng quay thành áp suất của dòng khí. Sự chuyển đổi này thực hiện bằng cách thay đổi động lượng
của dòng môi chất.

Quạt là thiết bị làm tăng tỉ trọng của không khí không quá 7% so với đầu vào. Nghĩa là tăng không quá 7620
Pa so với tiêu chuẩn (20oC; 101,725kPA). Nếu tăng quá thì gọi là máy nén hoặc máy thổi khí.

Có ba bộ phận chính cấu thành quạt: Phần quay (Rotor, bánh công tác), bộ truyền động và vỏ.

Để phân tích được hiệu suất lắp đặt của quạt người thiết kế phải biết

- Làm thế nào để đánh giá và thử nghiệm quạt


- Tác động của việc phân phối khí ảnh hưởng tới hiệu suất của quạt như thế nào.

Các oại quạt khác nhau hoặc cùng một loại quạt nhưng khác nhà cung cấp sẽ có đặc tính kỹ thuật khác nhau.

2. FAN TERMINOLOGY AND DEFINITIONS – THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA


• Không khí tiêu chuẩn

Là không khí khô với các thông số:

Nhiệt độ: 20oC


Áp suất: 101325 Pa
Khối lượng riêng: 1,204 kg/m3

• Mét nước (Water gause)

Là thang đo áp suất biểu thị bằng chiều cao cột nước mà áp suất dòng khí có thể đẩy lên được.

• Áp suất tinh (Static pressure - SP)

Là áp suất chênh lệch giữa không khí bên trong môi trường khí động với áp suất khí quyển áp suất này tác
động về mọi hướng.

• Áp suất động (Velocity Pressure - VP)

Là áp suất sinh ra khi dòng không khí chuyển động từ 0 cho đến một vật tốc nào đó.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

• Áp suất tổng (Total pressure – TP)

Áp suất tổng là tổng áp suất tĩnh và áp suất động.

• Áp suất tổng của quạt

Là độ chênh lệch áp suất giữa đầu ra và đầu vào của dòng khí vào và ra khỏi quạ

Để dễ hình dung về các định nghĩa trên hãy xem các hình sau:

• Áp suất tĩnh của quạt.

Áp suất tĩnh của quạt là hiệu số giữa áp suất tổng của quạt trừ đi áp suất động (VP) tương ứng với vận tốc
của dòng khí thổi ra.

• Lưu lượng gió


TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Là lượng không khí nhất định trong quá trình hoạt động.

• Công suất gió

Là công suất cần cấp để di chuyển một lượng không khí nhất định trong quá trình hoạt động.

• Công suất thực tế

Là công suất cần cấp cho động cơ quạt

ƞt : Là hiệu suất của quạt

• Hiệu suất tĩnh

Công suất tĩnh của dòng không khí chia cho công suất đầu vào của quạt.

• Hiệu suất của động cơ

• Áp suất tĩnh khi bị chặn kín

Khi đóng kín hoàn toàn hệ thống phân phối không khí

• Dải hoạt động


TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Trong phạm vi dải hoạt động (Khuyến cáo tính toán thiết kế nằm trong dải hoạt động này) để quạt hoạt
động ổn định nhất.
- Quạt ly tâm cánh hướng trước: 30-80%
- Quạt cánh nghiêng cánh hướng sau: 40-85%
- Quạt cánh hướng trục: 35-80%
• Vận tốc gió biên

Là tốc độ gió ở phía đầu cánh (Phần có vận tốc dài lớn nhất).

23. FAN LAWS – QUY LUẬT VỀ QUẠT.

Các quy luật về quạt không phải để kiểm tra hiệu suất về quạt trong phạm vi nhà máy sản xuất. Các quy luật về
quạt thể hiện mối liên hệ giữa các thông số như tốc độ vòng quay, lưu lượng, áp suất… với nhau.

Nó thường được sử dụng để tính toán sự thay đổi lưu lượng, áp suất và điện năng của quạt khi tốc độ, tỉ trọng
không khí bị thay đổi.

Sau đây là các công thức và đồ thị thể hiện mối tương quan giữa các đại lượng trên.

- Lưu lượng Q tỉ lệ thuận với tốc độ vòng quay và lập phương của đường kính

- Áp suất P tỉ lệ thuận với khối lượng riêng d, bình phương đường kính cánh D và bình Phương tốc độ
quạt N

- Công suất tỉ lệ với khối lượng riêng, mũ 3 với tốc độ quay và mũ 5 với đường kính quạt

Trong đó
Q: Lưu lượng dòng, CMH
P: Áp suất (TP, SP hoặc VP), Pa
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

d: Khối lượng riêng, kg/m3


N: Tốc độ trục quạt, rpm
D: Đường kính cánh quạt, mm
W: Công suất quạt, kW

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu sự ảnh hưởng của sự thay đổi các thông số dựa theo các công thức và đồ
thị.

• Thay đổi tốc độ

Hiệu suất sẽ không thay đổi

• Thay đổi kích thước quạt

Tính toán với sự thay đổi trong đặc tính thay đổi kích thước quạt, giữ nguyên tốc độ biên, mật độ khí và giá
trị điểm hoạt động,
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

4. FAN PERFORMANCE CURVES – ĐẶC TÍNH CỦA QUẠT.

Các quạt khác nhau thì có đường đặc tính khác nhau, đường đặc tính này được xây dựng bởi nhà sản xuất.

Đường Đặc tính quạt là đường cong biểu diễn, thường thì đường cong này sẽ thể hiện từ điểm trở lực bằng 0
cho đến chỗ có trở lực lớn nhất.

Quan hệ giữa các thông số: Áp suất, hiệu suất, công suất, lưu lượng thường được thể hiện trên đường đặc tính
này. Vùng có hiệu suất suất cao nhất trên đồ thị này sẽ là điểm mà quạt làm việc hiệu quả nhất về năng lượng và
bảo dưỡng. Càng nằm ngoài xa vùng này thì quạt sẽ ồn và hiệu suất thấp.

Các đường đặc tính đặc trung của mỗi quạt được xây dựng bởi các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm căn cứ
theo các tiêu chuẩn công nghiệp.

Tuy nhiên cần lưu ý đường đặc tính này được xây dựng trên điều kiện không khí lý tưởng nên trong điều kiện
hoạt động thực tế sẽ có sự sai khác nhất định.

Áp suất tĩnh: Ps Hiệu suất của quạt: ƞs

Áp suất tổng: Pt Hiệu suất tổng: ƞt

Công suất: kW
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

5. SYSTEM RESISTANCE CURVE – TRỞ LỰC CỦA HỆ THỐNG.

Trở lực của hệ thống là tổn toàn bộ các tổn thất áp suất khi gió đi qua các thiết bị và ống gió.

Trở lực này tỉ lệ thuận với bình phương lưu lượng gió (Giữ nguyên hệ thống).

Xem ví dụ trong hình dưới:


TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Đặc tính trở lực này sẽ thay đổi theo thời gian hoặc điều kiện vận hành, ví dụ như thay đổi độ mở van gió,
bộ lọc bị bẩn bụi, bộ trao đổi nhiệt đọng sương….

Điểm hoạt động

Điểm hoạt động là điểm cắt giữa đường cong trở lực hệ thống và đường cong của đặc tính quạt. Mọi quạt
đều hoạt động dọc theo đường đặc tính của nó, nếu như thực tế lắp đặt khác với thiết kế ban đầu thì lưu lượng và
áp suất sẽ không giống như tính toán ban đầu.

Trọng hệ thống thực tế có trở lực hệ thống cao hơn so với trở lực thiết kế điều đó dẫn đến lưu lượng sẽ
giảm, áp suất tĩnh tăng lên.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Đường biểu diễn công suất kW thể hiện cho kết quả khi thay đổi BkW, tốc độ quay cần tăng lên do đó BkW
cũng sẽ tăng lên để đạt được lưu lượng Q mong muốn.

6. SYSTEM SURGE, FAN SURGE AND PARALLELING – SỰ CỐ HỆ THỐNG, SỰ CỐ QUẠT VÀ NỐI QUẠT SONG
SONG.

Có ba nguyên nhân chính làm cho việc lưu thông gió trong hệ thống quạt không hoạt động hoặc hoạt động
không như mong muốn.

- Sự cố hệ thống

Sảy ra khi trả kháng hệ thống và đường đặc tính của quạt không giao nhau tại điểm rõ ràng nhưng lại nằm
trong vùng phạm vi lưu lượng áp suất. Sự cố hệ thống này không sảy ra đối với quạt: Cánh nghiêng, quạt cánh
nghiêng phía sau, quat có cánh ly tâm. Tuy nhiên nó có thể sảy ra với quạt ly tâm có cánh hướng tới. Trong trường
hợp này, do đường quạt và đường hệ thống gần như song song nhau, điểm hoạt động có thể kết thúc ở phạm vi
của dòng khí hoặc áp suất tĩnh. Đây là kết quả làm hệ thống không hoạt động được biết như Sự cố hệ thống, xung
kích hoặc xả khí…
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

- Ghép quạt song song

Điều này sảy ra khi nhiều quạt được lắp kết nối với nhau theo lối vào thông thường hoặc dòng vào thông
thường hoặc cả hệ thống. Đặc biệt lưu lượng lớn của không khí phải điều khiển. Việc kết hợp đường cong áp suất
lưu lượng khí trong trường hợp này đã đặt được bởi bổ xung thêm năng suấtdòng khí với mỗi quạt ở cùng 1 điều
kiện áp suất.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

7. FAN TYPES – PHÂN LỚP QUẠT.


• Quạt ly tâm

Quạt ly tâm hay còn gọi là quạt hút ly tâm là loại quạt hút không khí dọc theo trục dựa vào lực ly tâm đưa
ra quanh vỏ quạt, sau đó gió được đẩy ra hướng vuông góc với trục của quạt. Quạt li tâm được chia ra làm 2 loại
chính bao gồm:

Quạt ly tâm trực tiếp.

Quạt ly tâm gián tiếp.

Với quạt ly tâm trực tiếp thì mô tơ được gắn trực tiếp lên cánh quạt. Loại quạt này có ưu điểm là có tốc độ
hút gió nhanh tuy nhiên bạn không thể sử dụng chúng trong môi trường axit hoặc môi trường quá nóng.

Quạt ly tâm gián tiếp thì ngược lại, mô tơ được gắn với cánh quạt bởi dây curoa. Khi mô tơ hoạt động sẽ
làm dây chuyển động và kéo theo cánh quạt quay. Nó có khả năng chịu được nhiệt rất cao nên bạn có thể đặt ở bất
cứ môi trường nào kể cả môi trường axit. Tuy nhiên, về tốc độ hút gió thì nó lại không bằng quạt ly tâm trực tiếp.

Khi phân chia theo prophin.

Cánh cong phía trước (FC).


Cánh cong nghiêng phía sau (BI).
Cánh hướng trục (RB).
Cánh ly tâm dạng ống (TC).
Tốc độ của từng loại quạt xác định bởi vận tốc
biên, tốc độ này liên quan đến bán kính và tiếp tuyến
của cánh. (Xem hình bên).
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Quạt cánh cong phía trước (FC)

Là cánh mà tạo ra tốc độ gió (ở biên thấp). Nói chung sẽ tạo ra gió có lưu lượng lớn, áp suất thấp. Phạm vi
hoạt động của loại quạt này có vùng trải rộng lưu lượng gió từ 30-80%. Hiệu suất tối đa đạt 60-68% sảy ra ở bên
phải đường áp suất tĩnh. Đường cong công suất tăng dốc và có hướng tới vùng không ổn định (Quá tải). Sự cố của
quạt này có nhỏ hơn các loại khác.

- Giá thành thấp, tốc độ quay chậm nên các chi tiết như giá đỡ, ổ trục nhỏ.
- Đường hiệu suất có thể cho phép ghép quạt song song song, hiện tượng quá tải có thể sảy ra ở motor,
có thể làm áp suất tĩnh hệ thống giảm. Do kết cấu của cánh yếu, dẫn đến đường viền không cho phép
điều chỉnh gió vì vậy không có khả năng hoạt động ở tốc độ cao để tạo áp suất lớn hơn.

Quạt cánh cong nghiêng phía sau (BI)

Quạt có cánh cong nghiêng về phía sau có tốc độ gió tiếp tuyến lớn gấp 2 lần so với tốc độ gió của loại có
cánh hướng tới, vùng lựa chọ từ 40-85% so với độ mở của gió. Hiệu suất có thể đạt tới 80% thông thường xảy ra
tại gần đường biên của dải hoạt động, nói chung quạt này có hiệu suất lớn hơn. Độ lớn của đặc tính sự cố của
quạt cánh nghiêng về phía sau lớn hơn so với quạt có cánh cong về phía trước.

- Hiệu suất quạt cao, đường công suất đạt tới lớn nhất trong phạm vi hoạt động thông thường.
- Nhược điểm tốc độ quay lớn nên cầu có trục, ổ đỡ, giá đỡ, vị trí đặt cũng cần chắc chắn và giữ ở vị trí
cân bằng, hệ thông không hoạt động khi trạng thái áp suất tĩnh tới đỉnh.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Khi điều chỉnh độ dẹt của cánh có thể cải thiện hiệu suất tĩnh tới 86% và giảm tiếng ồn nhẹ hơn.

Cánh hướng trục (RB)

Quạt cánh hướng trục (như hình 5) thường hẹp hơn các loại quạt ly tâm khác vì vậy đường kính cánh quạt
thường lớn hơn để đảm bảo lưu lượng, điều này dẫn tới làm tăng giá thành vì vậy nó thường không sử dụng
trong điều hòa không khí. Quạt này phù hợp cho việc điều khiển lượng lượng gió thấp và áp suất tĩnh cao. Quạt
này thường có ít sự cố về lưu lượng và công suất.

Loại quạt này có giá thành cao và hiệu suất thấp.

Cánh ly tâm dạng ống (TB)

Các cánh đượng sắp xếp thành hình trụ (Như hình vẽ), về cơ bản việc lựa chọn giống với loại cánh cong
hướng sau hiệu suất đạt 50-80%. Tuy nhiên hiệu suất tĩnh giảm xuống đạt tối đa 72% và làm gia tăng thêm tiếng
ồn. Loại quạt này có kích thước nhỏ vì khoảng không gian được tiết kiệm.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

• Quạt trục (Quạt hướng trục)

Có ba loại phổ biến

Quạt hướng trục chong chóng, trục ống, hướng dòng.

Quạt hướng trục chong chóng phù hợp với yêu cầu lưu lượng gió cao và áp suất tĩnh thấp hoặc không có
(Thổi ra ngoài tự do, không nối ống gió). Quạt hướng trục ống và hướng dòng là phần cánh gắn vào phần trục
quay, loại hướng dòng hiệu quả hơn trục ống và có thể đạt áp suất cao hơn. Với quạt hướng trục công suất đạt
cực đại ở đỉnh áp suất tĩnh, với quạt ly tâm công suất nhỏ nhất ở đỉnh áp suất tĩnh.

Quạt trục có kích thước nhỏ gọn, dòng chạy thẳng dễ dàng lắp đặt trên các đường ống dẫn gió. Hiệu suất
tĩnh cao, phạm vi hoạt động 65-90%. Tuy nhiên quạt có độ ồn cao và hiệu suất thấp hơn ly tâm.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

• Quạt trộn

Loại quạt này có một phần kết nối uống cong vào trong cánh quạt nó có thể cấp gió dọc trục hoặc xuyên
tâm.

Sau đây là bảng tổng hợp các loại quạt.


TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

ĐƯỜNG CONG ĐẶC TÍNH ĐẶC TÍNH HIỆU SUẤT ỨNG DỤNG
CÁNH CONG (CÁNH

* Sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí.


* Hiệu suất cao nhất trong khoảng 50-60% lưu lượng định
MÁY BAY)

* Thường áp dụng cho hệ thống lớn có yêu cầu áp suất thấp


mức.
hoặc trung bình.
* Công xuất đạt cực đại gần đến mức hiệu suất cao nhất và
* Áp dụng cho các hoạt động công nghiệp lớn, sạch cho tiết
thấp dần khi lưu lượng tăng lên,
kiệm năng lượng đáng kể.
CÁNH CONG VỀ PHÍA

* Áp dụng cho hệ thống sưởi, điều hòa không khí


* Tương tự loại quạt cánh canh (máy bay) ngoại trừ hiệu
* Một số ứng dụng công nghiệp, nơi có thể bị ăn mòn do
SAU

suất cao hơn một chút.


môi trường.

* Sử dụng trong các nhà máy công nghiệp có yêu cầu cột áp
CÁNH HƯỚNG

* Áp suất cao hơi cánh cánh cong cao.


* Áp suất có thể giảm đột ngột, nhưng điều này có thể * Cánh quạt đơn giản, chắc chắn dễ sửa chữa, đôi khi được
không gây ra vấn đề. phủ lớp vật liệu đặc biệt.
* Điện năng tăng liên tục khi thay đổi trở lực hệ thống. * Không phổ biến trong các ứng ụng điều hòa, thông gió.
CÁNH CONG VỀ PHÍA

* Đường cong ít dốc hơn so với cánh ngược.


TRƯỚC

* Hiệu suất đạt từ 40-50%. * Chủ yếu ứng dụng cho hệ thống HVAC áp suất thấp, lò
* Đường cong công suất tăng liên tục khi lưu lượng tăng nung dân dụng, điều hòa trung tâm, PAC.
(Lưu ý khi chọn công suất motor).
KIỂU CHONG CHÓNG

* Dù để chuyển không khí có lưu lượng lớn chẳng hạn như


* Lưu lượng gió cao áp suất thấp thông gió qua tường không nối ống gió.
* Hiệu quả tối đa đạt được khi trở lực hệ thống nhỏ * Để cấp khí tươi.

* Cho hệ thống HVAC nối ống gió áp suất thấp, phân phối
DẠNG ỐNG

* Lưu lượng gió cao, áp suất trung bình. không khí.


* Đầu đẩy hình tròn. * Sử dụng cho các hệ thống công nghiệp như sấy khô, lò
nướng, buồn phun sơn, ống xả khói.

* Các hệ thống HVAC yêu cầu áp suất cao.


CÁNH HƯỚNG

* Áp suất cao, lưu lượng trung bình * Yêu cầu phân phối không khí xa.
* Cánh hướng dòng được hiệu chỉnh chính xác tăng hiệu * Thay cho quạt hướng trục trong các ứng dụng công
suất của quạt. nghiệp.
* Nhỏ gọn hơn quạt ly tâm trong cùng một nhiệm vụ.
QUẠT LY TÂM DẠNG ỐNG

* Hiệu suất tươn tự như quạt BC ngoại trừ công suất và áp


suất thấp hơn. Chủ yếu cho các hệ thống phân phối không khí áp suất
* Đường cong hiệu suất tương tự như quạt trục và thấp., chảy tầng.
nghiêng về bên trái áp suất cực đại.
QUẠT MÁI LY TÂM

* Thường hoạt động không nối ống gió do đó hoạt động ở * Hệ thống thải gió áp suất thấp như nhà máy, nhà bếp, nhà
áp suất rất thấp, lưu lượng lớn. kho và một số trung tâm thương mại.
* Chỉ áp suất tĩnh và hiệu suất tĩnh được biểu hiện cho * Chi phí đầu tư và vận hành thấp.
loại quạt này. * Loại này có phần ít ồn hơn so với loại mái dọc trục.
QUẠT MÁI TRỤC

* Thường hoạt động mà không có ống dẫn do nó hoạt * Hệ thống thải gió áp suất thấp như nhà máy, nhà bếp, nhà
động ở áp suất thấp, lưu lượng lớn. kho và một số trung tâm thương mại.
* Chỉ áp suất tĩnh và hiệu suất tĩnh được biểu hiện cho * Chi phí đầu tư và vận hành thấp
loại quạt này. *
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

8. FAN SELECTION - CHỌN QUẠT

Một hệ thống bất kỳ cần có được 3 thông số đặc trưng để chọn quạt:

- Lưu lượng gió (CMS hoặc CMH).


- Cột áp tĩnh hoặc cộc áp tổng (Pa)
- Vận tốc gió đầu ra (m/s).

Lưu lượng gió: Lưu lượng gió được xác định bởi người thiết kế hệ thống ở nhiệt độ và áp suất đầu vào của
hệ thống. Các nhân tố nhiệt độ, áp suất, độ ẩm tại môi trường làm việc ảnh hưởng tới lưu lượng quạt. Mỗi khi ở
điều kiện không xác định thường giả thiết không khí ở điều kiện chuẩn.

Quạt có nhiều kích thước, chủng loại ly tâm hoặc hướng trục điều có thể đảm bảo được các yêu cầu của hệ
thống thì cần cân nhắc đến bài toán kinh tế kỹ thuật thực tế:

- Không gian lắp đặt quạt và cơ cấu động cơ (Trực tiếp hay gián tiếp…).
- Điều kiện hoạt động của không khí lưu thông qua quạt (Hóa chất, nhiệt độ…)
- Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành.
- Độ ồn của quạt.
• Specific speed method of rating (Phương pháp chọn quạt theo tốc độ định mức).

Phương pháp chọn quạt theo tốc độ định mức để chọn quạt, thông thường tốc độ của quạt lớn hơn các loại
dẫn động trực tiếp vì động cơ xoay chiều không có sẵn các loại có số vòng quay tiêu chuẩn như 1200,1800,3600
RPM. Việc lựa chọn một động cơ có tốc độ sẵn sẽ tạo ra được sự lựa chọn hiệu quả nhất, từ đó sẽ chọn được tốc
độ cụ thể căn cứ theo đường cong hiệu suất để chọn lưu lượng và cột áp nhất định. Phương pháp này không khuyến
nghị dùng cho loại dùng dây đai dẫn động, tốc độ thay đổi

• Equivalent air method of rating (Phương pháp đánh giá tương đương)

Sử dụng định luật của quạt để lựa chọn, để chọn kích thước của quạt có thể nhanh hơn việc sử dụng biểu
đồ hoặc các bảng lựa chọn do nhà sản xuất công bố, nhiều bảng đồ thị được xây dựng dữ liệu trên điều kiện không
khí tiêu chuẩn. Các dữ liệu được xem xét: Không gian lắp đặt, tuổi thọ dự kiến, ứng dụng của quạt và các điều kiện
khác đã xác định thì điểm chọn quạt tối ưu là tại hoặc ngày điểm bên phải đường cong hiệu suất. Điều này có thể
dẫn tới quạt bị nhỏ, tuy nhiên lựa chọn trong phạm vi này quạt sẽ hoạt động ổn định hơn so với quạt quá lớn, trên
thực tế quạt quá lớn chỉ nên chọn khi có dự kiến công suất cho tương lai và phải hết sức cẩn thận vì có thể hoạt
động trong phạm vi không ổn định của đường cong.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Hiệu suất cực đại có thể được xác định từ đường đặc tính quạt hoặc bảng tra. Nếu yêu cầu thiết kế không
chính xác với tính với tính toán lưu lượng, đường nội suy sẽ cho được kết quả đúng.

Sau khi ra được thông số BkW cần nhân với hệ số mật độ thực tế so với mật độ tiêu chuẩn để có được công
suất cần thiết.

Phương pháp này hữu ích cho việc việc chọn quạt, ưu điểm của nó là mô tả đúng theo đường đặc tính của
từng dòng quạt cùng loại.

Bài toàn kinh tế sẽ ở trong lựa chọn cuối cùng, các yếu tố cấu thành giá của quạt bao gồm: bộ giảm rung,
tiêu âm, khớp nối chống rung. Chi phí ban đầu có thể dịch chuyển thành chi phí bảo trì và vận hành hàng năm, quạt
có chi phí vận hành thấp nhất có thể là lựa chọn hợp lý.

Độ ồn của quạt là một trong những yếu tố quan trọng nhất bởi nó liên quan đến kích thước, loại quạt… .
Quạt hướng trục cần xử lý tiêu âm trên cả đầu đẩy và đầu hút, trong khi quạt ly tâm chỉ cần xử lý trên đầu đẩy. Đối
với các hệ thống có yêu cầu về áp suất từ trung bình đến cao cần có khuyến nghị về độ ồn.

Một số nhà sản xuất công khai chứng nhận về độ ồn của quạt.

9. SELECTING THE TYPE OF FANS – CHỌN LOẠI QUẠT.


• Phương pháp tốc độ riêng

Phương pháp tốc độ riêng (Ns) thường được sử dụng là phương pháp tiêu chuẩn để chọ loại thiết bị vận
chuyển không khí phù hợp nhất cho ứng dụng của nó. Nó được định nghĩa như sau:

Trong đó: N là tốc độ của quạt

Q là lưu lượng của quạt

P là áp suất tĩnh

Thường được đánh giá tại điểm có hiệu suất tối đa.

Trong phòng thí nghiệp người ta cấp một dòng khí chuẩn áp suất tĩnh là 248Pa, lưu lượng dòng là
0.00472CMS (1CFM).
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Việc cấp một lưu lượng cụ thể như trên sẽ đưa các thiết bị về cùng một tiêu chí đánh giá, không phân biệt
kích thước hoặc tốc độ. Ví dụ khi tính ở điểm hiệu suất tối đa tốc độ cụ thể chỉ phụ thuộc vào loại thiết bị (Loại
quạt).

Đồ thị tốc độ riêng

Phạm vi tốc độ riêng ở điểm hiệu suất tối đa trong quạt.

Phạm vi tiêu chuẩn không nhất thiết áp dụng cho bất cứ thiết bị nào

Để nắm rõ phương pháp chọn quạt này ta cùng xem ví dụ sau:

Ví dụ: Một quạt có lưu lượng 1,51CMS ở áp suất tĩnh 248 Pa điều khiển bằng động cơ 6 cực có tốc độ vòng quay
là (1440 rpm). Chọn loại quạt phù hợp.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

a. Nếu quạt yêu cầu phải dẫn động trực tiếp thì một quạt ly tâm cánh ngược (BC) hoặc một quạt trục
cánh hướng sẽ hoạt động hiệu quả nhất và công suất yêu cầu khoảng 0.75kW.
b. Nếu thiết bị là dẫn động gián tiếp (Điều khiển bằng đai) thì có thể chọn quạt cánh hướng trước (FC).
Công suất khoảng 0.75kW.

Phương pháp chọn quạt quạt bằng vận tốc tương đương rất hữu ích cho việc chọn loại quạt phù hợp nhất,
làm cơ sở để kết hợp với các phương pháp khác để lựa chọn được chính xác thông số quạt theo yêu cầu.

10. FAN INLET SYSTEM EFFECTS - ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU HÚT.

Trong phòng thí nghiệm đặc tính của quạt được xây dựng trong điều kiện lý tưởng, tuy nhiêm trong thực tế lắp
đặt có rất nhiều những trường hợp khác nhau làm ảnh hưởng đến đặc tính của quạt, trong phần này sẽ đánh giá
các lý do chính dẫn tới việc thay đổi đặc tính của quạt do tác động của gió vào quạt (đầu hút)

- Hút gió không đồng đều.


- Gió xoáy, gió quẩn.
- Tắc gió đầu vào.
• Hút gió không đồng đều.
Việc lắp cút ở quá gần điểm hút của quạt dẫn
tới việc dòng không khí bị rối, dẫn tới không khí không
được phân phối đồng đều vào trong cánh quạt, việc
này rất phổ biến ở ngoài thực tế.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

• Gió xoáy, quẩn gió

Việc gió xoáy làm giảm hiệu suất quạt nếu gió xoáy cùng chiều thì áp suất và lưu lượng bị nhỏ hơn so với
mong đợi, nếu gió xoáy ngược chiều quạt thì công suất, lưu lượng và áp suất sẽ cao hơn. Cả hai trường hợp xoáy
thì đều làm giảm hiệu suất quạt.

Dưới dây là hình mô phỏng các trường hợ xoáy và cách khắc phục:
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

- Tắc gió đầu vào

Tắc gió đầu vào cũng là một trường hợp phổ biến, trường hợp này xảy ra khi ống gió đầu vào được nối
một đoạn thẳng và kế thúc đột ngột. Các giải quyết có thể làm loe miệng ống để giảm tổn hao áp suất động đầu
vào.

Căn cứ theo đặc tính của đầu hút này là cơ sở để xây dựng “installation guideline”.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

11. FAN DISCHARGE SYSTEM EFFECTS - ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU ĐẨY.

Đặc điểm của đầu đẩy của quạt không ảnh hưởng tới hiệu suất của quạt theo cùng cách của đường gió xoáy
vào. Đặc điểm của đầu đẩy ảnh hưởng rất lớn đến tổn thất của hệ thống, về cơ bản những tổn thất này là kết quả
của một trong hai điều kiện hoặc cả hai sau đây:

Khi không khí rời khỏi cánh quạt có hiện tượng xoáy, ngoài ra khu vực đầu đẩy của quạt mật độ không khí không
đồng đều, vận tốc không đồng đều không lấp đầy khu vực xả.

Trong nhà máy (phòng thí nghiệm) quạt được kiểm tra hiệu suất được gắn vào đầu đẩy ống nối có đường kính
tương đương đồng đều làm cho không khí đầu ra chảy tầng không bị rối (ép thẳng dòng). Vì vậy kế quả đo rất đồng
đều, xuất phát từ điều kiện lý tưởng này nhà sản xuất lập bảng đặc tính hiệu suất quạt.

Trong thực tế thì không bao giờ có được điều kiện lý tưởng này. Thiết kế đường ống thẳng ở đầu đầy có chiều
dài từ 3 đến 5 lần đường kính tương đương để cho luồng gió được ép thẳng dòng, phục hồi áp suất tĩnh hoặc phải
cung cấp thêm công suất để bù lại tổn thất động học.

Đoạn từ quạt đến ống dẫn thẳng được kết nối nên dùng côn giảm (côn thu) với góc nghiêng không quá 15* để
giảm thiểu tổn thất, không nên thay đổi đột ngột hoặc góc chuyển đổi quá lớn. Khuyến nghị như hình vẽ.

Khi quạt thổi ra môi trường rộng, việc dòng chảy mở rộng đột ngột dẫn tới vận tốc thoát ra tăng 120-180% lần
so với tính toán. Kết quả ở thực tế đầu ra có thể là từ 150-300% vận tốc tại miệng ra. Họ khuyến cáo rằng tổn thất
khi đầu ra thì cần tăng vận tốc và công suất để bù lại:

Loại quạt % Tăng RPM % Tăng BkW


Cánh hướng tới 6 20
Cánh hướng sau 4 13
Cánh cong 3 9
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Đối với việc lắp bộ lọc ở đầu đẩy có thể làm tăng rất lớn trở lực hệ thống, nếu như bộ lọc quá mịn dẫn tới
áp suất tĩnh tăng có thể phá hủy lớp lọc. Việc đặt lưới thép bảo vệ lọc có thể thể bảo vệ được lớp lọc nhưng gâp
tổn thất áp suất.

Cút cong, chỗ cong làm ngoặt dòng ngày lập tức dẫn tới việc giảm áp suất tĩnh. Không nên gắn cút và ngày
đầu đẩy của quạt. Nên sử dụng loại cút có bán kính tối thiểu 1.5 lần đường kính tương đương, hoặc chiều dài bằng
một đường kính ống nhưng khi vận tốc nhỏ hơn 10.16 nếu không sẽ phát ra tiếng ồn.

Nếu như cút lắp ở đầu đẩy của quạt mà không khí ra không bị xoáy, chảy rối thì có thể tính được trở lực,
nhưng ngược lại thì không thể tính được trở lực của cút

Dưới đây là ảnh hưởng của các vị trí lắp cút trên đầu đẩy của quạt:

Vị trí A: Tốc độ gió là cao cùng chiều cong của cút nên tổn thất áp suất sẽ thấp nhất so với các vị trí còn lại
(bằng 0.5 lần tốc độ đầu ra).

Vị trí B: Tổn thất này bằng 0.6 lần tốc độ đầu ra với quạt SI và 0.75 cho quạt DI.

Vị trí C: Tổn thất áp suất là 1.0 cho tất cả các loại quạt.

Vị trí D: Tổn thất áp suất được ước lượng khoảng 0.9 cho quạt DI và 0.75 cho quạt SI tuy nhiên các hệ số
tổn thất này chỉ gần đúng cho mục đích thiết kế.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Đối với việc ghép quạt song song thì cách thức nối quạt đũng quần được khuyến cáo như hình vẽ:

- Đoạn nhánh thẳng gấp 1.5 lần đường kính tương đương của mỗi quạt
- Góc nghiêng tối da so với trục đứng là 30*.

12. FAN PERFOMANCE MODULATION – MODUL ĐIỀU CHỈNH NĂNG SUẤT QUẠT.

Trong thực tế nhiều hệ thống yêu cầu phải thay đổi chế độ gió trong suốt quá trình hoạt động sau đây là
một số modul lắp ghép với quạt để đáp ứng các yêu cầu đó:

- Điều khiển lưu lượng kiểu cuộn


- Bộ giảm chấn đầu vào
- Bộ giảm chấn đầu ra
- Van đầu vào
- Điều khiển tốc độ
- Biến đổi cánh quạt.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

- Điều khiển lưu lượng kiểu cuộn

Điều này đã được đề cập đến trong phần sự cố quạt, kiểu van dạng cuộn này được sử dụng trên các loại
quạt nhỏ giúp nhanh chóng điều chỉnh lưu lượng tuy nhiên không được coi là tốt nhất cho quạt, nó có thể gây lên
độ ồn , việc kiểm soát áp suất tĩnh rất khó khan. Không nên sử dụng cho việc điều khiển công suất.

• Giảm chấn đầu vào

Mục đích sử dụng đầu tiên là để đóng kín hệ thống khi hệ thống ngừng ngoạt động, van gió kiểu này đơn
giản là tăng trở lực của hệ thống là giảm áp suất tĩnh từ đó thay đổ luồng không khí. Có hai nhược điểm cơ bản của
loại này là: Một là nó không đưa quạt vào khoảng hoạt động ổn định, hai là nó thường lắp trên đầu hút của quạt
nên có kích thước lớn dễ dẫn đến cong vênh biến dạng.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Phải đảm bảo rằng van này không đóng hoàn toàn khi quạt hoạt động. Sau khi tắt quạt để hệ thống không
còn lưu thông không khí thì đóng van này lại tuy nhiên khi khởi động lại quạt thì ít nhất van này phải được mở một
phần. Có thể lắp rơ le liên đông với quạt để đảm bảo việc đóng mở được phù hợp.

• Giảm chấn đầu ra

Việc lắp van gió đầu đẩy có hiệu quả khá thấp, nhìn chung việc lắp van gió đầu đẩy không ảnh hưởng nhiều
đến việc áp suất tĩnh làm hỏng van gió trừ khi áp suất tĩnh làm phá hỏng kết cấu cơ khí. Với quạt ly tâm AF thì độ
mở của van này không được dưới 50%.

Cả van đầu đẩy và van đầu hút không ảnh hưởng nhiều đến mức độ ồn của hệ thống đối với các hệ thống
có áp suất thấp và trung bình, tuy nhiên nó làm tăng độ ồn đáng kể khi ở mức đóng gần hết, độ tăng này là một
hàm của tốc độ không khí và chênh lệnh áp suất.

• Van đầu vào


TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Van đầu vào đôi khi bị hiểu sai là bộ giảm chấn xoáy, mục đích duy nhất của van này là truyền một dòng
xoáy theo hướng quay của quạt từ đó giảm lưu lượng và áp suất tĩnh.

• Điều chỉnh tốc độ quạt

Sự thay đổi tốc độ quạt có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: Động cơ đa tốc độ, khớp nối thủy lực,
hộp giảm tốc. Điều khiển tốc độ thường không sử dụng trong ứng dụng điều hòa không khí vì chi phí lớn, cơ cấu
phức tạp

Việc thay đổi tốc độ này tuân theo các luật của quạt.

Phải thật cẩn thận khi sử dụng kiểu điều chỉnh này vì áp suất tỉ lệ thuận với bình phương tỉ lệ giảm tốc độ.

Quạt hướng trục có sẵn các cánh có thể điều chỉnh được cho phép thay đổi hiệu suất của quạt, điều này có
thể sử dụng để tăng hoặc giảm công suất của hệ thống trên quạt truyền động trực tiếp, tùy thuộc vào lựa chọn ban
đầu. Trên quạt dẫn động gián tiếp bằng dây cu-roa có thể tăng áp suất tĩnh.

13. CLASS LIMITS FOR FANS – GIỚI HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI QUẠT.

Hiệp hội thông gió quốc tế (AMCA) đã áp dụng một số tiêu chuẩn xác định giới hạn vận hành của của các loại
quạt ly tâm khác nhau ứng dụng cho thông gió nói chung.

Tiêu chuẩn áp dụng cho các giới hạn dựa trên công suât trên mỗi feet vuông được thưc hiện bởi áp suất và vận
tốc đầu đẩy.

Mỗi khi quạt được chọn thì nó phải hoạt động an toàn trong bất kỳ điểm nào trong giới hạn của các lớp đó.

Tham khảo trong các bảng sau:


TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

14. ARRANGEMENT FOR FANS – BỐ TRÍ QUẠT.

Hiệp hội (AMCA) đã áp dụng một tiêu chuẩn về sự sắp xếp (bố trí) cho nhiều loại quạt được sử dụng trong
các ứng dụng thông gió nói chung. Bao gồm:

- Bố trí ổ bi quạt ly tâm


- Bố trí ổ đĩa cho quạt ly tâm dạng cánh ống
- Quạt hướng trục hoặc không có hộp đầu vào
- Chỉ định chiều quay và đầu đẩy của quạt ly tâm
- Vị trí động cơ cho quạt chuyển động dạng đai hoặc xích
- Vị trí hộp gió đầu vào cho quạt ly tâm

Dưới đây là các hình vẽ thể hiện việc bố trí quạt:


TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

15. ESSENTIAL OF A FAN ENQUIRY – THÔNG SỐ THIẾT YẾU CỦA QUẠT

Một số thông tin cần thiết yếu cần cung cấp cho nhà sản xuất quạt để họ sản xuất thiết bị đáp ứng tốt nhất
chức năng dự định.

Ngoài ra nếu có thêm thông tin mặc dù không thực sự cần thiết nhưng nó góp phần làm hạn chế việc lựa chọn
quạt không phù hợp. Vì vậy nếu cung cấp được tất cả các thông tin sau thì sẽ rất tốt cho việc lựa chọn quạt.

- Lưu lượng (l/s hoặc m3/s)


- Áp suất tổng (Pa)
- Tốc độ gió đầu ra (m/s)
- Mật độ gió đầu vào (kg/m3)
- Vị trí đặt cảu quạt (m)
- Tính chất của không khí (Thành phần, nhiệt độ, ứng dụng, đặc tính ăn mòn hoặc có tạp chất).
- Độ ồn
- Bố trí quạt (Vị trí động cơ, hướng thổi…)
- Dẫn động (Trực tiếp hay gián tiếp…)

Ngoài ra còn các thông tin bổ sung sau:

- Tóm tắt về ứng dụng của quạt để làm gì.


- Nếu quạt dùng để vận chuyển khí nóng thì cần có thông tin về môi trường mà ổ bi phải chịu đựng
- Quạt làm việc ngoài trời hay trong nhà.
- Có cần nâng cấp tốc độ cho tương lai hay không.
- Các thông tin cần lưu ý bổ sung để tăng hệ số an toàn.
16. BEARING LIFE FOR FANS – TUỔI THỌ Ổ BI CỦA QUẠT

Tuổi thọ của ổ bi (bạc đạn) được định nghĩa là số giờ hoạt động ở tốc độ (hoặc số vòng quay) không đổi nhất
định mà nó có thể chịu đựng được trước khi có dấu hiệu mỏi đầu tiên (Bong tróc, nứt vỡ).

Trong thực tế và qua các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm thì 90% vòng bi đạt hoặc vượt quá tuổi thọ tính
toán Sau đây là Phương pháp tính đơn giản nhất để tính ra số giờ làm việc tin cậy (tuổi thọ) của bổ bị:
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Trong đó: n là tốc độ quay RPM, C là chỉ số tải động cơ bản N, S là tải trọng tương đương, p=3 đối với ổ bi
và p=3.5 với bạc đạn.

Kruger khuyên dùng tuổi thọ của ổ bi L10 ít nhất 60.000 hours.

Cách tính như sau:


Vận tốc góc 𝑤 = 𝑟𝑎𝑑/𝑠𝑒𝑐.
60

𝑃
Momen xoắn cực đại: 𝐶 = 𝑤 N/m.

1000
Tải động 𝑇 = 𝐶. 𝐷 .
2

Tải khởi động: S=T.2N

16.667 𝐶 𝑝
Giờ hoạt động 𝐻 = . (𝑆 ) .
𝑛

Ví dụ:

Quạt FDA có công suất 30kW, tốc độ vòng quay n=450mm, đường kính dẫn truyền D=450mm, loại ổ bi: YSA
dia.60 khối lượng giá đỡ lớn nhất C=572000N.

17. CRITICAL SPEED OF SHAFTS – TỐC ĐỘ GIỚI HẠN CỦA TRỤC

Tất cả các trục quay ngày cả khi không có tải trọng bên ngoài đều có thể bị lệch trong quá trình quay, trọng
lượng của trục và cánh quạt có thể gây ra độ lệch, tạo rung động cộng hưởng ở một tốc độ nhất định. Độ võng
của trục phụ thuốc vào các yếu tố sau:

- Độ cứng của trục


- Tổng khối lượng của trục và các bộ phận kèm theo.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

- Độ mất cân bằng khối lượng.


- Chống rung cho hệ thống

Do đó việc tính toán tốc độ tới hạn cho trục là cần thiết.

Công thức tính giới hạn tốc độ:

Trong đó: g là gia tốc trọc trường, Ბst là tổng độ chênh võng tĩnh tại.

Về cơ bản các phần này sẽ không đi sâu, chúng ta cần biết đến để lưu ý cho việc khi điều chỉnh tốc độ của
quạt cần nhớ đến phần này.

18. PERMISSIBLE RESIDUAL UNBALANCE – DẢI MẤT CÂN BẰNG CHO PHÉP.

Rô to mất cân bằng sẽ gây ra rung động và các ứng suất trong cơ cấu đỡ và phụ trợ của nó, vì vậy việc cân bằng
rô to để có một hoặc nhiều tác dụng sau đây:

- Tăng tuổi thọ vòng bi


- Giảm thiểu rung động
- Giảm thiểu tiếng ồn
- Giảm thiểu các ứng suất khi vận hành
- Giảm thiểu sự khó chịu của người vận hành
- Giảm thiểu điện năng vận hành
- Tăng chất lượng sản phẩm
- Làm hài lòng khách hàng

Mất cân bằng trong một bộ phận quay có thể dẫn tới dung toàn bộ quạt, việc rung động này có thể gây ra
sự mài mòn quá mức cho trục, bánh rang… làm giảm đáng kể tuổi thọ của chúng.

Việc rung gây ra các ứng suất sen kẽ không mong muốn trong khung quạt và các cơ cấu phụ trợ dẫn đến
việc hư hại hoàn toàn, hiệu suất giảm do các cơ cấu phụ trợ hấp thụ năng lượng.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Rung có thể truyền qua sàn đến máy móc xung quanh làm giảm sự hoạt động chính xác của chúng. Tuy
nhiên việc cân bằng về không là điều không thể, mọi vật quay đều có sự mất cân bằng vì vậy chúng ta chỉ có thể
giảm độ mất cân bằng càng nhỏ càng tốt.

Việc tính toán xem trong tài liệu tham khảo, sau đây là bảng độ mất cân bằng cho phép của các loại rô to:

Mã Mức độ cân bằng (mm/s Loại roto


G4 000 4 000 - Trục khủy của động cơ diesel hàng hàng hải được lắp cứng
G1 600 1 600 - Trục khủy của động cơ 2 thì
G630 630 - Trục khủy của động cơ 4 thì
G250 250 - Trục khủy của động cơ Diesel bốn xi lanh
G100 100 - Trục khủy của động cơ Diesel 6 xi lanh trở lên, động cơ hoàn chỉnh -
của xe hơi, xe tải và đầu máy xe lửa.
G40 40 - Bánh xe, bánh đà, trục truyền động của động cơ bốn kỳ tốc độ cao.
G16 16 - Trục truyền động với các yêu cầu đặc biệt của bộ phận máy nghiền
hoặc các bộ phận riêng của động cơ có sáu xi lanh trở lên.
G6.3 6.3 - Các bộ phận của tua bin, trống của máy in, cánh của máy bơm công
nghiệp và các thiết bị điện trung bình và lớn trong động cơ điện.
G2.5 2.5 - Tua bin khí, tua bin hơi nước, thiết bị quay trong ổ đĩa cứng, máy bơm
chạy bằng tua bin…
G1 1 - Máy ghi âm và ổ đĩa ghi âm, ổ đĩa máy mài.
G0.4 0.4 - Con quay trong ổ đĩa, máy mài chính xác, con quay hồi chuyển.

19. STARTING TORQUE OF FAN – MO MEN XOẮN KHỞI ĐỘNG QUẠT

Mô men xoắn còn được gọi là thời điểm tác động của lực mà năng lượng cần thiết để bắt đầu khả năng xoay
của một trục khi lực tác động.

Khi động cơ khởi động mô men xoắn khá cao, nó cao gần từ 1.5 đến 2.5 làn lúc động cơ hoạt động ổn định, khi
bắt đầu khởi động mô men xoắn cao sau đó giảm dần và tăng lên mo men xoắn cực đại như hình.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Công thức tính mô men xoắn khởi động

Cần phải tính mô men xoắn khởi động của quạt vì nó cho phép chúng ta xem xét động cơ có đủ mo men để
đưa quạt từ trạng thái dừng đến trạng thái vận hành mà không vượt quá giới hạn của nó hay không.

𝛼
𝑇𝑠 = 𝐽. (𝑘𝑔𝑚)
𝑔

Trong đó: J là tổng mo men quán tính (kgm2)

α gia tốc góc rad/s2

g là gia tốc trọng trường.

Thời gian khởi động của mô tơ

Thời gian hoạt động của mô tơ là yếu tố rất quan trọng, thời gian khởi động dài dẫn tới nóng gây hại cho
động cơ. Không có thời gian khởi động tiêu chuẩn nhưng mỗi nhà sản xuất sẽ đưa ra các khuyến cáo khác nhau.

Sau đây là bảng tham khảo thời gian khởi động

Số cực Thời gian khởi động (s)


2P 3-4
4P 4-6
6P 4-8
8P 5-10

Các công thức tính cho momen xoắn lúc khởi động
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Trong đó: m là trọng lượng của bánh đà kg

R là bán kính biên của bánh đà m

R là bán kín bên trong của bánh đà m

JFP là mô men quán tính của quạt kgm2

JMP là mô men quán tính của ròng rọc kgm2

JM là mô men quán tính của động cơ kgm2

nF là tốc độ vòng quay của động cơ RPM

ts là thời gian khởi động của motor s

Căn cứ theo giá trị Ts tính ra ta có thể chọn được số cực của động cơ.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

20. BASIC OF SOUND – KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐỘ ỒN.

Theo định nghĩa công suất âm thanh là tốc độ mà năng lượng âm thanh được phát ra từ một nguồn âm thanh
nó có thể được tính bằng watt hoặc decibel. Nó được tính bằng công thức sau:

Trong đó W là công suất phát của nguồn, Wo là nguồn âm thanh chuẩn.

Sau đây là bảng cường độ âm thanh của một số nguồn phát.

Năng lượng âm thanh có ý nghĩa đặc trung cho đặc tính âm thanh của mỗi thiết bị,, nó phụ thuộc vào môi
trường đặt.

• Mức áp suất âm thanh

Áp suất âm thanh của một điểm trong không gian được diễn tả bằng đơn vị áp suất hoặc dB

Năng lượng âm thanh tỉ lệ với bình Phương tỉ số giữa áp suất âm thanh và âm thanh chuẩn

• Cường độ âm thanh

Năng lượng cường độ âm thanh được tỏa ra thành hình cầu từ một nguồn điểm
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

• Kết hợp độ ồn

Trong môi trường công nghiệp có rất nhiều nguồn phát ra âm thanh để tính toán độ ồn tổng thể người ta
dùng công thức sau:

Ví dụ trong nhà máy có 3 nguồn âm thanh có cường độ lần lượt là 86,84,89 thì độ ồn tổng thể sẽ là:

Cần lưu ý khi đo độ ồn cần tránh các nguồn âm khác làm cho phép đo không đúng.

21. PREDICTION OF FAN SOUND POWER – ƯỚC TÍNH ĐỘ ỒN CỦA QUẠT

Độ ồn của quạt là một trong những việc cần phải tính toán thiết kế.

Việc tạo ra tiếng ồn khi quạt hoạt động ở một chế độ nhất định được nhà máy đo vào thử nghiệm trong các
điều kiện đầu vào được phê duyệt. Tuy nhiên các dữ liệu này không có sẵn và được ước tính theo quy trình sau:

Độ ồn của quạt được đánh giá theo mức công suất âm thanh cụ thể khi quạt hoạt động ở lưu lượng 1m3/s áp
suất 1Pa. Bằng cách đưa về thông số đầu vào chuẩn này sẽ ước tính được độ ồn của quạt ở điều kiện thực tế vận
hành.

Nghiên cứu cho thấy quạt nhỏ có độ phần ồn hơn quạt lớn ở cùng điều kiện chuẩn. Quạt có nhiều cánh sẽ làm
gia tăng tiếng ồn số lượng Decibel thêm vào gọi là Bf

Bf=(rpm. Số lượng cánh)/60

Số lượng cánh quạt được tra trên catalogue, nếu như trong catalogue không có sẵn thì có thể ước lượng theo
bảng sau:
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Các mức công suất âm thanh cụ thể và mức tăng tần số cánh quạt được kê dưới bảng sau, để biết rõ hơn
các loại quạt xem lại mục 7 của tài liệu này:

Các mức công suất cụ thể được đưa ra trong bảng 2 dành cho quạt hoạt động ở tại hoặc gần điểm hiệu suất
cao nhất của đường cong hiệu suất quạt. Điều này phù hợp với thực tiễn, khuyến nghị chọn kích thước và tốc độ ở
gần điểm này, nếu không chọn được quạt ở điểm tối ưu thì sẽ cộng thêm hệ số hiệu chỉnh C như bảng dưới đây
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Độ ồn thực tế của quạt có thể ước lượng dựa theo lưu lượng và áp suất theo công thức sau:

Kw: là độ ồn riêng của từng loại quạt như bảng trên.

Q: là lưu lượng thự tế m3/s.

Q1: là lưu lượng tiêu chuẩn 0.000472.

P: là tổn thất áp suất (Pa).

P1: là áp suất tiêu chuẩn 249Pa.

c: là hệ số điều chỉnh.

22. FAN AND SYSTEM CHARACTERISTICS – ĐẶC TÍNH CỦA QUẠT VÀ HỆ THỐNG.

Một hệ thống ngoài quạt thì còn bao gồm các kênh dẫn, thiết bị và phụ kiện trên nó như cửa gió, miệng phun,
bộ lọc… Mỗi thành phần này đều có trở lực nhất định đòi hỏi quạt phải cung cấp đủ áp suất để vượt qua được các
trở lực này. Tổng các trở lực này gọi là trở lực của hệ thống, áp suất tĩnh của quạt tạo ra phải bằng trở lực này.

Một hệ thống sẽ có đường cong đặc trưng nó sẽ đòi hỏi phải có một lượng không khí nhất định thông qua hệ
thống, đường cong này gọi là đặc tính hệ thống.

Một đường cong tạo bởi lưu lượng và áp suất tĩnh được gọi là đường đặc tính của quạt.

Nếu chúng ta vẽ đường đặc tính của quạt và đặc tính của hệ thống chúng sẽ cắt nhau tại một điểm diy nhất.

Điểm này thỏa mãn các đặc tính của quạt và đặc tính của hệ thống, do đó điểm này gọi là điểm hoạt động.

Không khí đi qua bể nước

Thông thường trở lực của hệ thống sẽ tăng theo vận tốc gió đi qua nó, ngoại trừ đối với trường hợp luồn khí
này đi qua một bể chứa chất lỏng tĩnh, hệ số trở lực sẽ không đổi.

Không khí đi qua túi lọc


TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Tổng diện tích của túi được làm lớn để cho không khí có thể lưu thông qua ngày cả khi túi bị dính bụi, do diện
tích lớn nên vận tốc qua các lỗ trên túi rất nhỏ khoảng 0.015-0.020m/s nên hệ số Reynold nhỏ, với không khí tiêu
chuẩn ta có thể tính theo Phương trình sau:

ρ: là mật độ khí kg/m3

V: là vận tốc trung bình m/s

D: Đường kính ống gió

µ: là độ nhớt động học của khí

Với không khí tiêu chuẩn ta tính ra được Re=307 nó nhỏ hơn rất nhiều so với 2000

Nên đặc tính trở lực của túi lọc sẽ tuyến tính:

Trở lực của túi lọc: SP=KxQ

Hệ số K=tangα, góc này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chủng loại của filter và nó sẽ tăng dần khi túi lọc bị bám
bụi.

Không khí đi qua thùng hạt


TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Trường hợp này là khi chúng ta thổi một luồng khí vào thùng chứa hạt để sấy khô sau khi thu hoạch, thùng
chứa hạt cao từ 4-25m được quạt ly tâm thổi gió nóng qua với cột áp từ 750-5000Pa. Với áp suất thấp có thể
dùng quạt trục nhưng với áp cao phải dùng quạt ly tâm.

Dù áp suất tĩnh là bao nhiêu thì tốc độ gió đi qua thùn hạt là khoảng 0.1m/s lớn hơn 0.015 tức là lớn hơn so
với khi đi qua túi lọc. Hệ số Reynold tương ứng trong khoảng 2100 lúc này dòng chảy bắt đầu hỗn loạn (Chảy rối).

Công thức đặc trung của hệ thống là:

𝑆𝑃 = 𝐾. 𝑄1.5

Không khí đi qua một hệ thống thông gió

Trong một hệ thống thông gió thường thì hệ số Reynold lớn hơn đáng kể so với giá trị 2000 (Vận tốc lớn).

Riêng phần đi qua Filter thì vẫn thấp.

Ví dụ: quạt hướng trục hướng dòng 710 mm nhận 4m3/s chịu áp suất 600 Pa. 715 mm i.d ống có vùng diện
tích 0,4015 m2; vật tốc dòng khí sẽ là V=4/0,4015 = 9,96 m/s và áp suất động sẽ là: VP = (9,96/1,3)2 = 59 Pa.
Cùng giả sử rằng hệ thống của chúng ta sẽ bao gồm 715mm i.d ống cộng với 1 vài thiết bị, ết quả là tổng áp
trở lực của 600 Pa. Hệ số Re = 477,370. Từ Re trên 2000, đây định nghĩa là hệ số chảy rối, như thường thấy trong
hệ thống thông gió. Công thức cho đặc tính hệ thống này là:

SP = K(Q)2.
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

Đây là đường parabol đi qua gốc tọa độ, như hình 5. Nếu 1 điểm trên hệ thống đã biết, các điểm khác cũng
được tính ra và parabol hoàn toàn có thể được vẽ.

Tổng hợp lại ta có bảng sau:

Type of system Type of airflow Air velocity Hệ số Reynold Công thức tính đặc
tính hệ thống
Bể nước - - - SP= K.Q0
Túi lọc Chảy tầng 0.015 307 SP= K.Q1
Thùng hạt Chảy rối nhẹ 0.1 2100 SP= K.Q1.5
Hệ thống thông gió Hỗn loạn 9.960 47700 SP= K.Q2
TECHNICAL DOCUMENT – TÀI LIỆU KỸ THUẬT

You might also like