You are on page 1of 34

越南天宇新能源有限公司

CÔNG TY TNHH NĂNG LƯỢNG MỚI THIÊN VŨ VIỆT NAM


NMĐG Tân Tấn Nhật – Đăk Glei

Chủ đề: GIỚI THIỆU CHUNG, CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ


HOẠT ĐỘNG & HỆ THỐNG AN TOÀN, ĐIỀU KHIỂN
TURBINE GIÓ

KON TUM, THÁNG 4-2022


Phần 1: Giới thiệu chung

Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý hoạt


động Turbine gió

Phần 3: Hệ thống điều khiển vận hành


và bảo vệ an toàn Turbine gió
Phần 1: Giới thiệu chung
1. Định nghĩa
- Năng lượng tái tạo hay là năng lượng tái
sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục
mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn
như năng lượng gió, mặt trời, mưa, thủy
triều, sóng và địa nhiệt
- Năng lượng gió là động năng của không khí
di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất.
Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp
của năng lượng mặt trời.
- Năng lượng gió được mô tả như một quá
trình, nó được sử dụng để phát ra năng
lượng cơ hoặc điện.
turbine gió sẽ chuyển đổi từ động lực gió
thành năng lượng cơ.
Phần 1: Giới thiệu chung
2. Sự hình thành của năng lượng gió

Bức xạ TẠO RA
Mặt Trời GIÓ

Sự chênh lệch
Bề mặt nhiệt độ Sự bốc hơi
trái đất nước
Phần 1: Giới thiệu chung
2. Sự hình thành của năng lượng gió
- Bức xạ Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất không đồng đều làm cho bầu khí quyển,
nước và không khí nóng không đều nhau. Một nửa bề mặt của Trái Đất, mặt ban đêm,
bị che khuất không nhận được bức xạ của Mặt Trời.
- Thêm vào đó là bức xạ Mặt Trời ở các vùng gần xích đạo nhiều hơn là ở các cực, do đó
có sự khác nhau về nhiệt độ và vì thế là khác nhau về áp suất mà không khí giữa xích
đạo và 2 cực cũng như không khí giữa mặt ban ngày và mặt ban đêm của Trái Đất di
động tạo thành gió.
- Và trái Đất xoay tròn cũng góp phần vào việc làm xoáy không khí và vì trục quay của
Trái Đất nghiêng đi (so với mặt phẳng do quỹ đạo Trái Đất tạo thành khi quay quanh
Mặt Trời) nên cũng tạo thành các dòng không khí theo mùa.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Giới thiệu loại turbine gió tại Tân Tấn Nhật

Hãng sản xuất WINDEY


Loại turbine WD140-2500 WD156-3000
Công suất định mức 2500kW 3000kW
Đường kính quét của cánh quạt 140 m 156 m
Tốc độ gió định mức 9.1m/s 8.5m/s
Tốc độ định mức RPM (Vòng/ phút) 1750 rpm
Tốc độ giới hạn RPM (Vòng/ phút) 2400 rpm
Tốc độ gió tối đa ( trung bình 10 phút) 20m/s
Chiều cao trụ gió 100m
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
1. Cánh turbine (Blades) 9. Đo tốc độ gió (Anemometer)
2. Rotor 10.Đuôi định hướng (Wind vane)
3. Góc nghiêng (Pitch) 11.Cabin (Nacelle)
4. Bộ hãm (Brake) 12.Trục tốc độ cao (High – speed
5. Trục tốc độ thấp (Low – speed shaft)
shaft) 13.Bánh răng (Yaw driver)
6. Hộp số (Gear box) 14.Động cơ điều khiển (Yaw motor)
7. Máy phát (Generator) 15.Thân trụ (Tower)
8. Bộ điều khiển (Controller) 16.Biến tần (Inverter)
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Cánh turbine (Blades):
- Làm thay đổi góc quay để mà đón gió.
Gió thổi qua các cánh quạt sẽ là nguyên
nhân làm cho các cánh quạt chuyển
động và quay.
- Thường thì góc quay thay đổi từ -5 đến
90⁰
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Rotor:
- Được nối với trục chính và trục chính
sẽ truyền động làm quay trục quay làm
thay đổi góc cánh.
- Khi gió thổi đến cánh quạt làm quay
rotor quay dẫn đến quay mát phát
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Góc nghiêng (pitch):
- Đây là bộ phận giữ cho rotor có
thể tạo ra điện khi chúng quay
trong gió.
- Cánh được xoay hoặc làm nghiêng
một ít để giữ cho rotor quay trong
gió không quá cao hay quá thấp để
nhận sức gió tạo ra điện
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Bộ hãm (Brake):
Hay còn được gọi là phanh, chúng có chức
năng giảm tốc độ turbine, dừng rotor khẩn
cấp hay sự cố xảy ra.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Trục tốc độ thấp (Low – speed shaft):
liên kết với máy phát thông qua trục thẳng
gắn với bánh răng.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Hộp số (Gear box):
- Bộ phận hộp số. Trong bộ phần này,
phần bánh răng của hệ thống sẽ được
nối với trục tốc độ cao và trục tốc độ
thấp. Bánh răng này không thể thiếu và
chúng khá đắt tiền.
- Nó có thể tăng tốc độ quay từ 30 đến 60
vòng/ phút lên 1200 đến 1700 vòng/
phút, tốc độ quay là yêu cầu của hầu hết
các máy phát điện sản xuất ra điện.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Máy phát điện (Generator): sử dụng để
phát điện sau khi turbine chuyển đổi tạo ra
điện từ gió.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Bộ điều khiển (Controller): khởi động
động cơ ở tốc độ gió hoặc dừng động cơ.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Đo tốc độ gió (Anemometer):
- Nó là cảm biến đo tốc độ gió truyền tín
hiệu về hệ thống điều khiển, thường sử
dụng thiết bị kỹ thuật số.
- Cảm biến tốc độ gió sẽ điều khiển góc
tấn của cánh quạt theo tốc độ gió, ví dụ
như khi gió to 90km/h trở lên thì góc
tấn bằng không 0 để tránh làm cánh
quạt quay nhanh (tít) và làm hỏng
turbine.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Đuôi định hướng (Wind vane):
- là thiết bị xác định hướng gió và gửi tín
hiệu về hệ thống điều khiển.
- Nó sẽ xử lý hướng gió và liên lạc với
Bánh răng (Yaw drive) để định hướng
turbine gió.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Cabin (Nacelle):
- Được gọi là trung tâm phụ để điều khiển
thiết bị tại chỗ trên cabin.
- Cabin áp dụng sơ đồ thiết kế nhân bản
với không gian làm việc lớn, thuận tiện
để mang theo nhiều dụng cụ và phụ tùng
khác nhau; thông qua cửa an toàn ở chân
cabin có thể trực tiếp tiến vào bánh xe
trung tâm, nâng cap sự an toàn của nhân
viên; trong cabin được trang bị máy
nâng có thể xoay được, để thuận tiện cho
việc vận chuyển thiết bị và phụ tùng vào
buồng máy.
Phần 1: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Trục tốc độ cao (High – speed shaft):
Trục truyền động của máy phát ở tốc độ
cao.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Bánh răng (Yaw drive): Dùng để giữ cho
rotor luôn luôn hướng về hướng gió chính
khi có sự thay đổi hướng gió.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Động cơ điều khiển (Yaw motor):
Động cơ cung cấp cho bánh răng (yaw drive)
định được hướng gió. Hướng đóng gió có thể
thay đổi theo góc -90 đến 90⁰.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Thân trụ (Tower):
- Trụ đỡ Cabin. Được làm bằng thép hình
trụ hoặc thanh dằn bằng thép.
- Khi tốc độ gió tăng lên nếu trụ càng cao,
trụ đỡ cao hơn để thu được năng lượng gió
nhiều hơn và phát ra điện nhiều hơn.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
1. Cấu tạo của turbine
Biến tần (Inverter):
- Hệ thống biến tần bao gồm các mạch phân phối nguồn
hạ áp và các mạch bảo vệ nguồn, điều khiển và phân
phối nguồn của bộ biến đổi hoàn chỉnh. Biến tần sử
dụng mô-đun IGBT và công nghệ PWM tiên tiến. Bộ
biến đổi phía máy của bộ biến tần được kết nối với
phía rotor của động cơ cấp nguồn kép và bộ chuyển
đổi phía lưới được kết nối với lưới điện.
- Bộ biến đổi phía rotor điều khiển momen của máy phát
và công suất phản kháng được trao đổi giữa phía stator
và lưới điện bằng cách tạo ra điện áp ba pha với các
biên độ và tần số khác nhau; bộ biến đổi phía lưới trao
đổi công suất tác dụng với lưới và độ lớn của công suất
tác dụng là biến đổi phía rotor Công suất tác dụng
được bộ biến đổi hấp thụ hoặc phát ra, đồng thời bộ
biến đổi phía lưới cũng có thể hấp thụ hoặc phát ra
công suất phản kháng.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
2. Nguyên lý hoạt động
Mô hình của một turbine gió bao gồm các khối:
bộ phận điện, bộ phận cơ, bộ phận khí động
lực và hệ thống điều khiển.
Hệ thống điều khiển: cung cấp góc điều khiển
cho cánh quạt để ổn định tốc độ quay của rotor
và ngăn ngừa sự cố. Ngoài ra nó còn cung cấp
góc khởi động mềm cho bộ phận điện.
Bộ phận khí động lực: được điều khiển bởi tốc
độ gió, cung cấp moment đầu vào cho bộ phận
cơ khí.
Bộ phận cơ khí: có cấu tạo chủ yếu là hộp số
chuyển đổi tốc độ thấp từ cánh quạt thành tốc độ
cao, cung cấp cho rotor máy phát điện.
Bộ phận điện: là máy phát điện có nhiệm vụ
chuyển đổi cơ năng từ bộ phận cơ khí thành điện
năng.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
2. Nguyên lý hoạt động

• Một turbine gió làm việc trái ngược


với một máy quạt điện, thay vì sử
dụng điện để tạo ra gió như quạt điện
thì ngược lại turbine gió lại sử dụng
gió để tạo ra điện.
• Khi gió thổi làm quay cánh quạt, năng
lượng của gió làm cho 3 cánh quạt
quay quanh 1 rotor. Mà rotor được nối
với trục chính và trục chính sẽ truyền
động làm quay trục quay máy phát
điện để tạo ra điện.
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc
2. Nguyên lý hoạt động

• Máy phát điện bao gồm cuộn dây dẫn


được bao quanh bởi nam châm. Tại
đây, trục quay sẽ xoay các nam châm
xung quanh dây dẫn và tạo ra điện.
• Bên cạnh đó, trên turbine gió còn có
Đuôi định hướng (Wind vane) xử lý
hướng gió và đưa tín hiệu đến Động
cơ điều khiển (Yaw Motor) để giữ cho
rotor luôn hướng về hướng gió chính
thông qua bánh răng (Yaw Driver).
Phần 3: Hệ thống điều khiển vận hành và bảo vệ an toàn Turbine gió

Động năng của gió  cơ năng làm quay rotor phát điện  điện năng

- Tốc độ quay
rotor
- Tốc độ gió HỆ THỐNG
- Hướng gió ĐIỀU KHIỂN
- Công suất đầu & AN TOÀN
ra của máy phát

Ổn định tốc độ của rotor máy


phát thông qua hãm động lực
(điều chỉnh hướng cánh quạt
và bánh lái) hoặc hãm cơ (cơ
LƯU ĐỒ KHỐI ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TURBINE GIÓ cấu thắng rotor)
Phần 3: Hệ thống điều khiển vận hành và bảo vệ an toàn Turbine gió
1. Hệ thống điều khiển tổ máy Turbine gió
Hệ thống điều khiển tổ máy turbine gió tại TTN sử dụng dòng WD3.X bao gồm ba hệ thống chính:
hệ thống điều khiển lập trình, hệ thống quản lý giám sát các turbine gió và hệ thống thông tin liên
lạc. Dựa vào chức năng và vị trí lắp đặt của thiết bị phần cứng, có thể được chia thành hai phần
chính: hệ thống điều khiển tại chỗ và hệ thống giám sát trung tâm. Chủ yếu thực hiện các chức
năng giám sát và điều khiển hoạt động hàng ngày của tổ máy turbine gió, bảo vệ an toàn của
turbine gió, phát hiện và xử lý lỗi sự cố, quy định sẵn các mục tiêu kiểm soát vận hành, ghi và xử
lý số liệu, tạo ra các báo cáo khác nhau và đáp ứng các yêu cầu điều độ lưới điện.
Hệ thống điều khiển có đặc điểm an toàn đáng tin cậy, độ ổn định cao, giao diện và thao tác dễ,
đồng thời có khả năng mở rộng tốt hơn, có thể phát triển và thực hiện nhiều hơn các chức năng tùy
chỉnh theo nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, có thể thông qua hệ thống liên lạc để thực hiện các chức năng như giám sát từ xa và tải
dữ liệu lên các tổ máy turbine gió, đa dạng hoá việc quản lý vận hành các turbine gió.
Phần 3: Hệ thống điều khiển vận hành và bảo vệ an toàn Turbine gió
1. Hệ thống điều khiển tổ máy Turbine gió
Điều khiển vận hành turbine gió: Hệ thống điều khiển vận hành của tổ máy phát turbine gió có
thể tối ưu hóa công suất đầu ra và hạn chế ứng suất cơ học của thiết bị ở một giá trị tương đối
nhỏ. Vì turbine gió có thể chạy với tốc độ thay đổi, nó có thể đảm bảo rằng thiết bị duy trì giá trị
hiệu suất tốt trong hầu hết thời gian. Hệ thống điều khiển hoạt động của turbine gió được thực
hiện theo đường biểu thị công suất và đảm bảo rằng turbine gió có công suất đầu ra tốt hơn
trong phần tốc độ gió tương ứng. Đồng thời, hệ thống áp dụng các phương pháp điều khiển khác
nhau tùy theo tốc độ gió.
- Khi tốc độ gió bộ phận tải thấp hơn tốc độ gió danh định, công suất đầu ra của máy phát
turbine gió thấp hơn công suất danh định. Việc điều khiển các turbine gió chủ yếu là điều
khiển công suất. Công suất đầu ra được tăng hoặc giảm để đảm bảo rằng tốc độ cánh quạt
nằm trong phạm vi dữ liệu tốc độ đã chỉ định.
- Khi tốc độ gió đầy tải cao hơn tốc độ gió danh định, công suất đầu ra sẽ vượt quá công suất
định mức. Để tránh xảy ra hiện tượng này, cần hạn chế năng lượng gió do cánh quạt hấp thụ.
Điều chỉnh góc độ của cánh quạt để giữ công suất đầu ra ở điểm công suất định mức.
Phần 3: Hệ thống điều khiển vận hành và bảo vệ an toàn Turbine gió
2. Hệ thống quản lý và giám sát Turbine gió
Hệ thống quản lý turbine tại nhà máy TTN sử dụng phần mềm Windviewer.
WindViewer cung cấp khả năng giám sát tập trung và giám sát từ xa tất cả các turbine gió trong nhà máy
điện gió tại phòng điều khiển trung tâm để đáp ứng nhu cầu vận hành, kiểm tra, bảo trì, báo cáo sản xuất của
nhà máy điện gió và phản hồi với điều độ lưới điện.

Giao diện đăng nhập hệ thống


Phần 3: Hệ thống điều khiển vận hành và bảo vệ an toàn Turbine gió
2. Hệ thống quản lý và giám sát Turbine gió
Tính năng chủ yếu của hệ thống Windviewer :
• Thu thập, hiển thị, phân tích và lưu trữ dữ liệu thực tế của turbine gió: như trạng thái quạt, công suất, tốc độ
gió, điện áp, dòng điện, nhiệt độ, cảnh báo, v.v... của turbine gió.
• Lưu trữ lâu dài lịch sử số liệu của turbine gió, có thể truy vấn thông tin hoạt động của tổ máy của một ngày
cụ thể nào đó.
• Điều khiển từ xa và giám sát một hoặc một tổ máy turbine gió, các thao tác như khởi động, dừng, đặt lại,
v.v...
• Đọc và truy vấn nhật ký bộ điều khiển turbine gió.
• Mô-đun tạo báo cáo tổng hợp: báo cáo tính năng turbine gió dạng văn bản và đồ thị, báo cáo sản xuất, tính
toán tính khả dụng, v.v.
• Giao diện người dùng theo tiêu chuẩn web 100%
• Giao diện truy cập dễ dàng và có thể tùy chỉnh
• Đăng nhập an toàn và quản lý quyền tương ứng cho các trang truy cập có thể tùy chỉnh
• Chế độ xuất và in báo cáo linh hoạt, thuận tiện cho người dùng lưu dữ liệu của mình
• Khả năng bảo trì và nâng cấp phương án giải quyết tốt
• Hỗ trợ các thiết bị di động khác nhau như điện thoại di động và máy tính bảng, kịp thời hiểu chính xác dữ
liệu tình hình sản xuất thực tế, cung cấp cho người quyết định chính sách cơ sở ra quyết định đáng tin cậy
nhất.
Phần 3: Hệ thống điều khiển vận hành và bảo vệ an toàn Turbine gió
2. Hệ thống quản lý và giám sát Turbine gió
Hệ thống giám sát từ xa bao gồm trung tâm dữ liệu từ xa, hệ thống bảo vệ, phương tiện truyền dữ liệu, máy tính giám sát từ
xa và các thiết bị khác.
Hệ thống giám sát từ xa được thiết kế dựa theo nhu cầu của nhà sản xuất turbine gió, nhà vận hành nhà máy điện gió và nhà
đầu tư. Có thể thực hiện quản lý từ xa những nhà máy điện gió được phân bổ ở các vị trí địa lý khác nhau bất cứ lúc nào và ở
bất kỳ đâu, đồng thời có thể thực hiện giám sát và quản lý thực tế đối với tổ máy turbine gió, trạm biến áp, đo gió và các
thiết bị khác. Hệ thống giám sát từ xa tự động đưa ra phán đoán thông minh và xử lý dữ liệu thực tế để hỗ trợ vận hành và
bảo trì tổ máy; đội ngũ chuyên gia cũng có thể phân tích tình trạng của tổ máy thông qua dữ liệu lịch sử được lưu trữ.

Giao diện tình trạng vận hành thực tế của turbine gió Giao diện tổng giám sát vận hành turbine đơn
Phần 3: Hệ thống bảo vệ an toàn và điều khiển vận hành Turbine gió
3. Hệ thống bảo vệ an toàn
Hệ thống bảo vệ an toàn: Máy phát turbine gió là thiết bị vận hành tự động trong mọi thời tiết và
toàn bộ quá trình vận hành đều được kiểm soát chặt chẽ. Hệ thống bảo vệ an toàn có thể đảm bảo
hoạt động an toàn của thiết bị. Nó có cấu trúc ba lớp: hệ thống điều khiển bằng máy tính, chuỗi an
toàn độc lập với máy tính và chức năng bảo vệ của chính thiết bị.

Hệ thống điều khiển máy tính giám sát dữ liệu của tất cả các cảm biến và bảo vệ thiết bị trong
trường hợp nhiệt độ, rung, chạy quá tốc độ, giới hạn tốc độ gió và các lỗi khác. Chuỗi an toàn độc
lập với hệ thống điều khiển bằng máy tính và có thẩm quyền cao hơn hệ thống điều khiển bằng
máy tính. Chuỗi an toàn giám sát các tín hiệu sau: tín hiệu quá tốc độ, công tắc rung, nút dừng
khẩn cấp, tín hiệu chuỗi an toàn cao độ, lỗi PLC. Khi tín hiệu trên trong chuỗi an toàn được kích
hoạt, chuỗi an toàn sẽ bị ngắt kết nối và thiết bị sẽ bắt đầu quá trình tắt khẩn cấp. Nếu sự cố
không được loại bỏ, hoạt động bình thường của thiết bị sẽ không được thực hiện. Chuỗi an toàn là
sự bảo vệ cuối cùng của toàn bộ thiết bị, giúp thiết bị an toàn và đáng tin cậy hơn.
CẢM ƠN
谢谢

KON TUM, THÁNG 4-2022

You might also like