You are on page 1of 2

Học tập vốn là một quá trình lâu dài và nhiều gian nan, vất vả.

Để đạt được hiệu quả cao trong học


tập, bên cạnh sự chăm chỉ, cần cù, có một phương pháp học tập đúng đắn cũng là yếu tố giúp chúng ta
đi đến thành công. Bàn về phương pháp học, mỗi người lại có một phương pháp khác nhau, trong đó
học đi đôi với hành là một phương pháp đúng đắn đã được truyền dạy từ lâu và luôn đem lại kết quả
cao. Vì vậy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Học với hành phải đi đôi ”. Câu nói đã giúp ta hiểu hơn về mối
quan hệ giữa học và hành đồng thời có sự điều chỉnh trong cách học để việc học tập trở nên hiệu quả
hơn.

Trước hết chúng ta cần hiểu “Học và hành có nghĩa là gì?”. Ở đây, học là quá trình tếp thu kiến thức,
kỹ năng từ sách vở, thầy cô, bạn bè. Học có nhiều nội dung: học đạo đức, học kỹ năng,... Việc học không
chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận kiến thức từ thầy cô, sách vở mà cả những kỹ năng ứng xứ, giải quyết trong
cuộc sống. Còn “Hành” là thực hành, vận dụng kiến thức mà ta học được vào đời sống, giúp củng cố,
khắc sâu kiến thức. Câu nói của Bác:”Học với hành phải đi đôi. ” có nghĩa rằng học lí thuyết, vận dụng
kiến thức vào đời sống, thiếu một trong hai yếu tố đều không được. Nếu chỉ học mà không thực hành thì
vô ích. Ngược lại, nếu chỉ hành mà không cần học thì việc làm sẽ không suôn sẻ, thuận lợi. Câu nói đã
khẳng định mối quan hệ không thể tách rời của học-hành. Câu nói đã khẳng định mối quan hệ không thể
tách rời của học-hành.

Nhìn lại câu nói của dân gian, nếu học mà không hành thì sao? Học mà không học thì học vô ích, đó
chỉ là học lí thuyết suông, học vẹt. Mục đích của học là hành nên nếu học không hành chỉ nhồi nhét kiến
thức, tốn hao thời gian, tiền bạc, công sức của người học mà không hề có tác dụng với đời sống. Cách
học sai lầm này gây nên không ít hậu quả xấu cho người học. Như trong đời sống hiện nay, ở môn Tiếng
Anh, các học sinh, sinh viên chỉ chú trọng học lí thuyết, ngữ pháp, dấn đến sự thiếu hụt kĩ năng giao tiếp
Tiếng Anh, thường lúng túng, ngại ngùng khi trò chuyện với người nước ngoài. Hay một sinh trường y
học rất giỏi nhưng không bao giờ khám chữa bệnh thì việc học đó cũng trở nên vô nghĩa. Như vậy, chúng
ta không chỉ học lí thuyết mà còn phải biết áp dụnh những lí thuyết đó vào thực tế.

Ngược lại, hành mà không học sẽ như thế nào? Vì thực hành muốn thuận lợi luôn cần ngọn đèn lí
thuyết soi đường, tránh việc mò mẫm , tốn hao thời gian, tiền bạc, công sức. Từ lý thuyết mới tạo nền
móng vững chắc cho việc áp dụng vào đời sống. Thói quen làm việc theo kinh nghiệm mà không có lý
thuyết soi đường sẽ dẫn đến thực hành bị gián đoạn, trì trệ, không đạt kết quả cao. Những điều thực
hành mà không cần học chỉ dừng lại ở các phần việc đơn giản, không đòi hỏi cao về kỹ thuật và kỹ năng.
Điều đó có thể thấy ở các bạn học sinh thực hành Điện nhưng lại không có tri thức soi sáng, lý thuyết chỉ
dẫn dễ xảy ra cháy nổ, tai nạn điện giật.. Hay người nghiên cứu thí nghiệm Hóa học mà chú trọng vào
việc thực hành mà bỏ qua lý thuyết, công thức dễ gây nguy hiểm, nhầm lẫn các chất độc hại khi bào
chế....

Qua đó, ta có thể khẳng định rằng: “Học và hành phải đi đôi với nhau”. ì học – hành gắn bó mật
thiết với nhau, không thể tách rời, không nên coi nhẹ cái nào. “Học” hướng dẫn “hành”, “hành” bổ sung
cho “Học”. Học- hành kết hợp hài hòa, đem lại hiệu quả học tập, giúp người học hứng thú học tập, nâng
cao kiến thức và kĩ năng... Một trong những tấm gương sáng cho phương pháp học này là Cao Thắng.
Trong cuộc chiến chống lại quân Pháp, triều đình nhà Nguyễn cũng như các cuộc khởi nghĩa đều có điểm
yếu là vũ khí thô sơ, ông đã học hỏi cách chế tạo khẩu súng của quân Pháp để giúp đỡ quân dân ta. Dù
trong hoàn cảnh đầy khó khăn, nhưng súng của Cao Thắng tạo ra đã vượt hơn so với súng các nghĩa
quân khác và súng triều đình lúc đó. Tinh thần học hỏi, tìm tòi sáng chế, phát minh của Cao Thắng để giúp
đỡ nhân dân ta thật đáng khâm phục.
Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những học sinh chạy theo lối học sai lầm, áp dụng những cách học không hiệu
quả. Nhiều học sinh chuộng học hình thức, học tủ, học vẹt chỉ để đối phó với gia đình, thầy cô mà không hiểu
bản chất của việc học, do đó rất nhanh quên và không thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Học vì ép
buộc, không xuất phát vì yêu thích mà do từ áp lực của gia đình, nhà trường nên rất nhàm chán, mau quên.
Lối học như thế chẳng những không mang kết quả tốt cho bản thân mà còn tạo áp lực cho người học. Vì vậy,
những cách học như thế đáng phê phán, loại bỏ.

Như vậy, câu nói của Bác rất cần thiết. Để thực hiện câu nói, chúng ta cần hiểu rõ mối quan hệ giữa học
và hành. Chúng ta nên chăm chỉ học lý thuyết để nắm vững kiến thức, sau đó áp dụng vào thực tế. Đem
nhữung điều học được trên sách vở vào đời sống. Trong quá trình “hành”, không chỉ “theo điều học mà làm”,
mà cần sự sáng tạo, tìm tòi những kiến thức bên ngoài sách vở, phát minh để thực hành đạt hiệu quả, bổ
sung cho lí thuyết.

Tóm lại, câu nói : “Học với hành phải đi đôi” thật đúng đắn. Nếu lý thuyết chỉ mãi nằm im trên sách vở
mà không được đưa vào thực tế, cuộc sống hằng ngày thì những kiến thức ấy đều vô ich. Còn chỉ chú trọng
trong thực hành mà không quan tâm đến cơ sở lý thuyết thì mọi việc chẳng thuận lợi. Vậy nên phương pháp
học đi đôi với hành luôn đúng với mọi trường hợp và lá ánh sáng soi đường cho những ai muốn bản thân tiến
bộ, phát triển theo từng ngày. Là học sinh, em sẽ khắc ghi câu nói của Bác và thay đổi phương pháp học tập
sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố "học" và "hành" để nâng cao trình độ học vấn
của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

You might also like