You are on page 1of 3

CAC DANG VAN NGHI LUAN

1. Học tủ học vẹt


Bài làm ( Mẫu )
Giáo dục đang là một trong những vấn đề quan trọng được xã hội quan tâm
nhiều ở xã hội ngày nay. Thế nhưng không phải ai cũng xác định cho mình một
mục tiêu học tập đúng đắn. Hiện nay còn một số nhóm học sinh học vì điểm số mà
quay cóp, gian lận, chép phao, thái độ sai trong khi làm bài thi, … Và đặc biệt hiện
nay việc học tủ học vẹt đang dần lan rộng trong học đường.
Học tủ là phương pháp học thuộc một số dạng bài nhất định mà dễ có trong
bài thi, còn những bài còn lại thì không ôn. Phương pháp học này dựa trên vận xui
rủi, nếu trúng bài sẽ được điểm rất cao, nhưng nếu lệch tủ ‘ ra bài không trúng đề ‘
thì sẽ không biết làm gì nữa. Còn đối với học vẹt, vốn dĩ người ta ví như vậy là vì
con vẹt chỉ biết nhại lại mà không hiểu nó bản chất là gì. Học sinh hiện nay cũng
vậy, độc vanh vách trơn tru nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy
móc, thụ động, lặp đi lặp lại các bài trong sách vở mà lại không hiểu đang học gì .
Có thể thấy rõ nhất là khi học sinh học thuộc định lý hoặc khái niệm, thầy cô hỏi ra
thì thuộc làu làu nhưng lại không biết cách áp dụng vào bài thi. Đầu óc rỗng tuếch,
kiến thức hạn hẹp nên khi ra đề khác đi một chút là sẽ cảm thấy lúng túng không
tìm ra được cách giải quyết vấn đề.
Học tủ học vẹt gây ra rất nhiều vấn đề quan trọng trong cuộc sống tương lai.
Học thuộc rất tốn thời gian nhưng không đem lại hiểu quả. Thường thì người học
tủ sẽ do vận xui rủi mà xác định số điểm thi, còn việc học vẹt có hai kiểu nhưng
đều cùng kết quả. Kiểu một là học thuộc nhưng không hiểu gì, khi vào bài thi
không làm được bài và điểm kém, đây thường là học thuộc những định lí và dấu
hiệu nhận biết trong những môn tư duy như KHTN, Toán….. Kiểu hai là học thuộc
các bài dễ trúng trong bài , khi thi thì viết lại y hệt những bài đã học thuộc, và cuối
cùng được điểm cao. Nhưng vấn đề ở đây không phải là kết quả cuối cùng lấy
được là cao hay thấp, mà là khi học xong mình có hiểu được hay không. Hai cách
học này sẽ dẫn đến tình trạng học lệch, giảm tính sáng tạo, tư duy cao. Một cá nhân
học lệch sẽ không ảnh hưởng mấy đến xã hội, nhưng nó nếu được lan rộng ra khắp
khu vực, đất nước thì sẽ là một mối nguy lớn, làm ảnh hưởng đến cả một nền giáo
dục nước nhà.
Vậy nguyên nhân nào gây ra những cách học sai lầm này ? Có lẽ nó xuất
phát từ rất nhiều lí do. Thứ nhất, do áp lực từ phía cha mẹ, thầy cô. Cha mẹ ai chả
muốn con mình được điểm cao. Thầy cô nào lại chả muốn học sinh của mình thành
tích tốt. Ví dụ, bố mẹ luôn muốn điểm mình cao để được khoe đây khoe đó. Còn
thầy cô thì chỉ dạy một môn chủ nhiệm nào đó. Nhưng lại bắt học sinh học hết tất
cả các môn. Do được đặt kì vọng quá cao, áp lực quá lớn đã gây nên sức ép, khiến
học sinh ngày càng lệch hướng, chỉ muốn học ít nhưng kết quả đem lại phải cao để
được công nhận từ bố mẹ, thầy cô. Đây được gọi là bệnh điểm số. Thứ hai, do
chương trình giảng dạy của nhà trường. Nội dung kiến thức ngày càng nặng, những
bài giảng khô khan từ phía thầy cô. Cách giáo dục ngày nay vẫn còn mang nặng về
lý thuyết, ít vận dụng vào thực tế nên dễ khiến một số học sinh gây chán, học cho
qua tiết. Một số trường thì chất lượng dạy học kém. Đến thầy cô còn chỉ dạy cho
qua tiết, thì học sinh lấy kiến thức ở đâu ? Và còn có một nguyên nhân cuối mà nó
chiếm 70% trong tổng các nguyên nhân. Đó là do chính bản thân mỗi người còn
trên ghế nhà trường. Mục đích học tập sai, dẫn đến cách học sai. Học sinh đang
hiểu sai về việc học, học không phải là chỉ để thi rồi lấy điểm số rồi xét vào học bạ
những con số đẹp nhất, cao nhất. Học bạ đẹp thì khi xin việc thì dễ, nhưng kiến
thức đâu để áp dụng vào công việc đó ? Vậy thì tương lai đất nước ta vẫn chỉ giậm
châm tại cột mốc này thôi, không có tư duy ý kiến sáng tạo nào mới thì không thể
phát triển đất nước. Chúng ta học là để lấy kiến thức cho tương lai, áp dụng được
những kiến thức cần học vào cuộc sống. Không chỉ có mục đích sai, mà nhiều học
sinh ý thức cũng sai. Học chỉ để cho qua, thầy cô giảng trên lớp thì không chịu
nghe giảng. Đến khi nước chậm gót chân mới nhảy, học tủ để lấy điểm cao, qua
một tuần kiến thức lại quên mà lại lặp lại như vậy.
Phương pháp học tủ học vẹt này gây ra một ảnh hưởng xấu tới cả bản thân
đến xã hội. Khi có phương pháp học này, sẽ khiến học sinh ngày càng giảm cách
học tư duy , đầu óc chỉ như một cái máy móc, chỉ biết học thuộc những kiến thức
sẵn có mà không sáng tạo ra ý tưởng gì. Nó khiến chất lượng giáo dục của chúng ta
ngày càng đi xuống. Một người học như này thì không ảnh hương gì, nhưng mười
người, một trăm người người, một nghìn người như vậy, tương lai đất nước ta sẽ ra
sao. Ví dụ, căn bệnh ung thư đang chưa có cách chữa. Những nếu có đến 60% học
sinh trường đại học Y học như vậy, thì có đến hàng trăm năm sau cũng không thể
tìm ra được. Nếu họ chỉ biết học thuộc lại các cách điều chế thuốc cũ, mà không tự
tìm hiểu sáng tạo ra những cách chữa mới, thì đất nước chúng ta sẽ không thể phát
triển . Cách học như này cũng khiến chúng ta mất rất nhiều thời gian, không thể
ngày một ngày hai học thuộc hết được. Đồng thời nó cũng sẽ gây ra một thói quen
xấu, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của việc học, trơ rthanhf những con người không
trung thực. Thử hỏi xem nếu đất nước đều toàn những học sinh gian dối thì sẽ ra
sao ?
Chúng ta cần khắc phục tình trạng này.

You might also like