You are on page 1of 3

Kĩ năng phỏng vấn xin việc

I. Trước khi phỏng vấn


1. Nghiên cứu công ty
Tìm hiểu thật kĩ nhưng thông tin về công ty mà bạn dự định sẽ nộp đơn ứng tuyển
cũng như vị trí mà bạn sẽ làm việc sau khi trúng tuyển. Bằng cách này bạn sẽ có
cái nhìn sâu hơn về vị trí công việc bạn đang xin bao gồm nhiệm vụ, trách nhiệm
và yêu cầu cụ thể. Việc nghiên cứu cũng sẽ giúp bạn xác định xem công ty có
thực sự phù hợp với mục tiêu và giá trị của bản thân bạn hay không. Trong quá
trình phỏng vấn việc hiểu biết sâu sắc về công ty và đưa ra câu hỏi hoặc ý kiến
liên quan sẽ tạo ra ấn tượng tích cực đối với nhà tuyển dụng, cho thấy sự quan
tâm cũng như sự chuẩn bị kĩ lưỡng của bạn trước khi bước vào công ty của họ.
2. Viết CV và thư xin việc
Hãy đảm bảo rằng CV của bạn được cập nhật và phù hợp với vị trí mà bạn đang
xin. Việc viết CV cũng cần phải được viết một cách chuyên nghiệp, cụ thể và cá
nhân hóa cho từng công ty.
3. Chuẩn bị các câu trả lời
Phỏng vấn xin việc sẽ luôn đi kèm với một loạt câu hỏi, từ câu hỏi về kinh
nghiệm làm việc đến kĩ năng và mục tiêu làm việc. Ví dụ như :
“giới thiệu bản thân- kinh nghiệm làm việc”
“tại sao bạn muốn làm việc cho công ty này?”
“tại sao công ty chúng tôi nên chọn một sinh viên mới ra trường như bạn ?”
"Đúng, tôi hiểu rằng việc tìm kiếm một ứng viên mới ra trường có thể là một
quyết định đầy rủi ro. Tuy nhiên, tôi tin rằng với tư duy mới mẻ, năng lượng và sự
sẵn lòng học hỏi, tôi có thể đem lại nhiều giá trị cho công ty. Dù tôi có ít kinh
nghiệm so với những ứng viên khác, nhưng tôi sẵn lòng đầu tư thời gian và nỗ lực
để học hỏi và thích ứng nhanh chóng. Sự nhiệt huyết và ý chí làm việc chưa bị
ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm trước đó, giúp tôi sẵn lòng chấp nhận và vượt
qua mọi thách thức. Bên cạnh đó, tôi mang theo góc nhìn mới mẻ và sáng tạo, có
thể mang lại những ý tưởng và phương pháp làm việc mới cho công ty. Tóm lại,
tôi tin rằng sự đam mê, sự sẵn lòng học hỏi và tinh thần cống hiến của một sinh
viên mới ra trường như tôi có thể là một nguồn lực quý báu cho công ty trong giai
đoạn phát triển và mở rộng."
Và việc chuẩn bị trước các câu trả lời sẽ thể hiện được năng lực cũng như cho
thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí đó.
4. Trang phục
Ấn tượng ngoại hình chính là ấn tượng đầu tiên. Đây chính là lời chào đầu của
bạn trước nhà tuyển dụng. Hãy chọn cho mình một bộ trang phục lịch sự như vest,
áo sơ mi, quần tây hoặc chân váy ôm,... đây là nhưng trang phục thể hiện sự
chuyên nghiệp cũng như sự tôn trọng dành cho người phỏng vấn.
5. Ngôn ngữ cơ thể
Để có được sự tập trung và tự tin trước nhà tuyển dụng, thì vào thời gian trước khi
đi phỏng vấn bạn cần dành thời gian để thư giản và tập trung tư duy một cách tích
cực. Bạn có thể luyện tập để kiểm soát những hành vi như nắm vạt áo, hai tay đan
vào nhau siết chặt,... bằng cách ngồi trước gương, hoặc quay video quá trình tập
trả lời câu hỏi của mình. Có như thế, bạn mới có thể thấy được bản thân mình
đang có những hành vi nào bất ổn, từ đó chỉnh sửa để hoàn thiện hơn.
6. Đi đúng giờ
Trong buổi phỏng vấn đầu tiên bạn không được đến muộn hoặc đến sát giờ. Việc
đến sớm và đúng giờ trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc sẽ khiến bạn trở nên
chuyên nghiệp và có thiện chí trong mắt nhà tuyển dụng.
Khi kết thúc buổi phỏng vấn, dù có xuôn sẻ như bản thân đã mong đợi hay không
thì cũng đừng quên gửi tới họ một lời cảm ơn. Đó chính là phép lịch sự mà một
người nhân viên phải có, nó cũng thể hiện thái độ của bạn trước các tình huống
khác nhau.
II. Trong lúc phỏng vấn
1. Lắng nghe và trả lời
Hãy lắng nghe thật kĩ câu hỏi của người phỏng vấn một cách cẩn thận và chú ý
đến nội dung tránh việc yêu cầu họ lặp lại câu hỏi ấy một lần nữa.
Trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, trực tiếp và minh bạch. Bình tĩnh tự tin đưa ra
câu trả lời cũng như cũng như những ví dụ minh họa cần thiết cho kinh nghiệm và
kĩ năng của bạn. (chú ý không trả lời lan man dài dòng khiến người nghe cảm
thấy nhàm chán)
2. Đặt câu hỏi
Hãy chuẩn bị một số câu hỏi về công ty, vị trí công việc và môi trường làm việc.
Điều này giúp cho nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm của bạn và cũng như
giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty.
3. Gửi lời cảm ơn
Khi kết thúc buổi phỏng vấn, dù có xuôn sẻ như bản thân đã mong đợi hay không
thì cũng đừng quên gửi tới họ một lời cảm ơn. Đó chính là phép lịch sự mà một
người nhân viên phải có, nó cũng thể hiện thái độ của bạn trước các tình huống
khác nhau.
III. ss
1. Gửi thư cảm ơn
Trong vòng 24 giờ sau khi phỏng vấn bạn nên gử một bức thư cảm ơn cho nhà
tuyển dụng để thể hiện lòng biết ơn về cơ hội được phỏng vấn cũng như một lần
nữa thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công việc này.
2. Đánh giá và học hỏi
Dù kết quả phỏng vấn có thành công hay không, bạn cũng hãy dành thời gian tự
đánh giá và học hỏi từ trải nghiệm đó. Xem xét những điểm mạnh và điểm yếu
của bạn thân trong quá trình phỏng vấn và cách cải thiện cho những lần sau.
3. Tiếp tục tìm kiếm cơ hội khác
Trong khi chờ đợi kết quả cho cuộc phỏng vấn, hãy không ngừng tìm kiếm và ứng
tuyển vào các vị trí khác phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Điều này sẽ
giúp bạn tăng cơ hội có việc làm và giữ cho quá trình tìm việc không bị gián
đoạn.

You might also like