You are on page 1of 2

2.Những yếu tố nào giúp cho nhà tuyển dụng tuyển đúng người đúng việc.

Trình
bày đặc điểm những yếu tố đó.

*Yêu cầu công việc rõ ràng:


Trước khi tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần hiểu chính xác vị trí này cần người như
thế nào? Ví dụ: mới ra trường hay đã có kinh nghiệm. Nhà tuyển dụng nên trao đổi với
người quản lý về kỹ năng mà họ tìm kiếm ở ứng viên và yêu cầu họ đưa ra những yếu tố
chính để tạo hồ sơ năng lực cho vị trí này. Một yêu cầu câu việc được mô tả chi tiết sẽ
giúp bạn tìm được ứng viên phù hợp.

*Hiểu về nguyện vọng và mục tiêu của ứng viên từ khi viết mô tả công việc:
Ngay từ khi tạo mô tả công việc cho mỗi vị trí cần tuyển, nhà tuyển dụng nên bắt
đầu chú ý xem xét về triển vọng của vai trò đó, ít nhất là trong vài năm tới. Bằng cách
này, bạn có thể hiểu ứng viên hơn, cụ thể là "Họ muốn phát triển sự nghiệp như thế nào
trong 3, 5 năm tới? Liệu công ty có thể đáp ứng kỳ vọng đó hay không?". Giả sử bạn
muốn tuyển những chuyên gia trong một lĩnh vực nhưng lại thấy rằng công ty chỉ có thể
để họ làm ở chức vụ "nhân viên" trong 5 năm thì bạn nên suy nghĩ lại.

*Lập kế hoạch chiến lược tuyển dụng:

Với bản mô tả công việc, bạn có thể chuẩn bị kế hoạch tuyển dụng và những
người có trách nhiệm đối với việc tuyển dụng nhân sự mới. Bộ phận nhân sự đóng vai trò
rất quan trọng trong công việc này.

*Đánh giá qua thời gian thử việc:


Mỗi công ty lại có một văn hoá khác nhau. Một số công ty rất thoải mái nhưng lại
có những công ty vô cùng nghiêm ngặt về quy định hay về quy trình làm việc. Trước khi
quyết định có tuyển người đó hay không, nhà tuyển dụng hãy để họ vượt qua bài kiểm tra
để xác định khả năng của họ có phù hợp với công việc, tổ chức hay không. Thiết kế bài
kiểm tra về kỹ thuật, hành vi liên quan tới vị trí này hoặc đưa ra những câu hỏi tình
huống khó mà thực tế vị trí này hay gặp phải. Lưu ý cách ứng viên phản ứng và thực hiện
thử thách đó.
*Tìm ra tiềm năng phát triển:
Nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng viên đã có kiến thức, kinh nghiệm
trong ngành tuy nhiên cũng không nên bỏ qua các ứng viên trẻ, mới ra trường. Hầu hết
các bạn mới ra trường dù còn ít kinh nghiệm nhưng vô cùng nhiệt huyết, tinh thần cầu thị
ham học hỏi và có khả năng đưa ra những ý tưởng sáng tạo mà các công ty đang tìm
kiếm. Những ứng viên như vậy rất đáng để đầu tư thời gian, công sức để đáp lại kết quả
công việc tốt chỉ trong thời gian ngắn. Họ là những tài năng sẽ mang lại năng lượng, sức
trẻ và đưa doanh nghiệp của bạn lên một bước tiến mới.
*Đặt câu hỏi phỏng vấn phù hợp với vị trí cần tuyển:

Cuộc phỏng vấn việc làm cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tuyển nhân sự.
Các câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp bạn đánh giá đâu là nhân viên phù hợp.Việc đặt câu hỏi
phỏng vấn giúp bạn phân loại các ứng viên mong muốn với các ứng viên tiềm năng.
Phỏng vấn là một cuộc trò chuyện và đánh giá 2 chiều. Không chỉ nhà tuyển dụng
chủ động kiểm tra ứng viên, bản thân ứng viên - đặc biệt là những ứng viên xuất sắc luôn
có quyền lựa chọn và đánh giá lại nhà tuyển dụng. Thực tế các ứng viên giỏi sẽ biết cách
đặt câu hỏi thông minh trong các cuộc phỏng vấn, điều này cho thấy sự chuẩn bị sẵn sàng
của ứng viên. Đây cũng là một dấu hiệu tốt với nhà tuyển dụng.
*Văn hóa công ty:
Văn hóa đóng vai trò quan trọng vì đó là một trong những yếu tố quyết định sự thu
hút của một công ty đối với ứng viên tiềm năng và nhân viên hiện tại. Những tổ chức chỉ
tuyển dụng “các cá nhân theo phong cách hay văn hoá riêng của mình” trong hoạt động
lãnh đạo hay những vị trí chủ chốt sẽ gặp khó khăn trong việc đa dạng hoá nền văn hoá
và ngược lại nó sẽ làm thu hẹp phạm vi tuyển dụng. Chẳng hạn, nếu văn hóa công ty cực
kỳ thoải mái, công ty có thể gặp khó khăn trong việc thu hút và duy trì những nhân viên
có tính cách nghiêm nghị vì họ có thể cho rằng đó là nơi làm việc thiếu “nghiêm túc” và
gây bất lợi cho cho nghề nghiệp lâu dài. Có nhiều cách để kéo gần khoảng cách giữa môi
trường văn hóa hiện tại của công ty với môi trường văn hóa cần có để thu hút và giữ chân
người giỏi. Việc cải thiện môi trường văn hóa nơi làm việc không phải quá khó khăn hay
tốn kém. Tất cả những gì cần làm để phát triển một môi trường văn hóa phù hợp là sẵn
sàng quan sát và lắng nghe, một chút sáng tạo, và cởi mở trước những ý tưởng mới.
*Xem xét thông tin xác thực và tuyển dụng một cách cẩn thận:
Công việc xem xét sơ yếu lý lịch, thư xin việc, đơn xin việc và thư xin việc bắt
đầu bằng một bản mô tả công việc được viết tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần liệt kê các
đặc điểm mà bạn mong muốn nhất ở ứng viên. Bạn sàng lọc tất cả các ứng viên không
đáp ứng được những yêu cầu đã đề ra. Sau đó, tập trung dành thời gian của bạn với các
ứng viên đủ điều kiện nhất để phỏng vấn trực tiếp.

You might also like