You are on page 1of 1

Home ! Kỹ năng ứng tuyển !

CV & Cover Letter

CV dưới góc nhìn nhà


tuyển dụng – Những điều
bạn cần biết
13 min read

Khoảng thời gian cuối năm là lúc các bạn sinh viên
năm 3, năm 4 bắt đầu bước chân vào thị trường
tuyển dụng, chuẩn bị cho những công việc thực tập
đầu đời của mình. Trong quá trình ứng tuyển, CV
chắc hẳn không còn quá xa lạ với các bạn sinh viên
bởi nó là sợi dây đầu tiên kết nối ứng viên với nhà
tuyển dụng. Tuy nhiên, vẫn có không ít các bạn sinh
viên còn gặp khó khăn trong quá trình viết CV. Hiểu
được những trăn trở của các bạn, chúng mình đã có
buổi trò chuyện với chị Nguyễn Thị Tuyết Nhung –
Senior Recruiter tại Base – một trong những công ty
đi đầu về lĩnh vực chuyển đổi số, mang lại các giải
pháp công nghệ cho doanh nghiệp, với chủ đề “CV
dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng”. Chúng mình
tin rằng những chia sẻ từ chị Nhung sẽ mang đến
nhiều thông tin và giá trị cho các bạn sinh viên trong
quá trình chuẩn bị CV để bước vào chặng đường sự
nghiệp sắp tới.

Với cương vị là một người tuyển dụng lâu năm,


chị thấy CV có vai trò như thế nào trong việc
đánh giá ứng viên ạ?

Đối với chị, CV là điểm chạm đầu tiên của ứng viên
với nhà tuyển dụng. Giữa hai người xa lạ không biết
gì về nhau thì CV sẽ giúp chị hiểu hơn về ứng viên
và trong giai đoạn đi ứng tuyển, nó gần như là nguồn
thông tin duy nhất để chị đánh giá các bạn ứng viên.
Chính vì thế, các bạn ứng viên nên có sự đầu tư nhất
định để thể hiện được những ưu điểm nổi bật của
mình qua CV để nhà tuyển dụng có thể nhìn nhận và
đánh giá khách quan hơn.

Theo chị thì tình trạng chung hay một số lỗi nổi
cộm mà các bạn sinh viên thường mắc phải là gì
ạ? Và chị có những lời khuyên nào dành cho các
bạn để có thể khắc phục các lỗi đó không ạ?

Chị thấy các bạn sinh viên thường mắc phải một số
lỗi đó là CV quá dài hoặc quá ngắn:

CV quá dài: Có không ít các trường hợp các


bạn sinh viên không chắt lọc thông tin, dẫn đến
việc chiếc CV của các bạn dài đến 2 trang. Theo
quan điểm của chị, CV dài là điều không cần
thiết và sẽ khiến các nhà tuyển dụng rối mắt.

CV quá ngắn: Trái ngược lại, có những bạn thì


nộp những chiếc CV quá ngắn. Các bạn không
có mô tả chi tiết về những công việc bạn đã
làm hay các kỹ năng của bản thân khiến nhà
tuyển dụng không biết liệu bạn có đáp ứng
được công việc đang ứng tuyển không.

Vì vậy, chị nghĩ CV chỉ cần một trang giấy A4 là đủ


để các bạn cung cấp những thông tin quan trọng
và cần thiết đã được chắt lọc cho nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, trong quá trình viết CV của các bạn sinh
viên, một lỗi khác chị thường thấy đó là sự thiếu
chỉn chu.

Lỗi chính tả, ngữ pháp: Sau khi hoàn thành các
phần thông tin cần thiết thì các bạn nên kiểm
tra lại cẩn thận và sửa lại những lỗi đánh máy,
lỗi ngữ pháp (nếu có).

Bố cục: Nếu các bạn ứng viên trình bày thông


tin của mình trong CV chưa rõ ràng; thiếu mạch
lạc, logic, các nhà tuyển dụng sẽ rất khó nắm
bắt thông tin về các bạn. Do đó, các bạn sinh
viên cũng cần sắp xếp lại các ý theo một bố cục
hợp lý, nên chọn lọc và nhấn mạnh vào các
thông tin quan trọng để chiếc CV của mình thêm
thu hút và nhà tuyển dụng cũng sẽ không tốn
quá nhiều thời gian để đọc chiếc CV của bạn.

Hình ảnh: Theo chị, sẽ có những công việc thì


yêu cầu ảnh chụp phải formal (nhân sự, sales,
…) nhưng cũng sẽ có những công việc mà linh
động hơn (marketing). Vì vậy các bạn nên cân
nhắc đến vị trí, tính chất công việc mình đang
ứng tuyển để lựa chọn ảnh phù hợp đưa vào
CV của mình.

Một điều khá quan trọng mà chị muốn lưu ý cho các
bạn đó là thông tin trong CV cần phải thành thật.
Các bạn cần xem xét những kinh nghiệm, kỹ năng
của mình để đưa vào CV chứ không nên tự đưa vào
những thông tin không chính xác chỉ vì công việc
bạn ứng tuyển yêu cầu. Hay thậm chí là có bạn còn
fake referral (Cách liên lạc với người mà nhà tuyển
dụng sẽ tham khảo thông tin) trong CV của mình. Chị
cũng chia sẻ rằng nếu không có thì mình cũng có thể
bỏ qua phần này thay vì cung cấp thông tin không
chính xác bởi điều này sẽ để lại một ấn tượng
không tốt trong mắt nhà tuyển dụng về bạn.

Bọn em cũng thấy các bạn sinh viên thường gặp


3 vấn đề chính như: Mục tiêu nghề nghiệp còn
chung chung; chưa biết chọn lọc thông tin trong
Kinh nghiệm làm việc và Hoạt động ngoại khoá;
còn thiếu Job Description và không biết đưa
thông tin như thế nào để phù hợp với công việc
và công ty. Vậy thì với những vấn đề này thì chị
có lưu ý hoặc lời khuyên nào dành cho các bạn
khi làm nội dung ở các phần này không ạ?

Về nội dung của 3 phần này, chị có một số lưu ý


dành cho các bạn sinh viên:

Kinh nghiệm làm việc hay hoạt động ngoại khóa:

Trước hết các bạn nên đọc kỹ Job description


và chắt lọc thông tin để hiểu được những kinh
nghiệm, kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu.

Tiếp đó cần liệt kê và chọn lọc những kinh


nghiệm của bản thân có liên quan đến vị trí ứng
tuyển để giúp nhà tuyển dụng thấy năng lực của
bạn phù hợp với vị trí họ đang tuyển dụng.

Với Job description: Chị có chia sẻ rằng có rất nhiều


bạn dù rất giỏi trong công việc nhưng trong CV lại
không biết mô tả công việc của mình như thế nào
hay điều chỉnh nó để phù hợp với vị trí đang ứng
tuyển ra sao thì chị có một tip nhỏ đó là: Tìm kiếm
thông tin từ Google hoặc các trang Mạng xã hội để
biết cách mô tả công việc. Rồi từ đó chọn lọc và
chỉnh sửa sao cho phù hợp với kinh nghiệm của
bản thân và công việc mình ứng tuyển.

Về mục tiêu nghề nghiệp: Điều nổi bật thường thấy


nhất ở các bạn sinh viên là viết theo kiểu văn mẫu,
nội dung rất chung chung và không rõ ràng. Chị có
đề xuất 1 số cách các bạn có thể xem xét để viết là:

Kỳ vọng của bản thân về công việc

Đóng góp của bạn cho công ty tại thời điểm này
cũng như trong tương lai

Mốc thời gian nhất định để đạt được 1 vị trí cụ


thể trong công việc của mình

Như thế sẽ giúp nhà tuyển dụng không chỉ thấy


được hết năng lực mà còn giúp họ biết được
thời gian bạn có thể đóng góp cho vị trí ứng
tuyển của mình.

Đặc biệt ở phần Job Description trong Kinh


nghiệm làm việc em có thấy các bạn sinh viên
thường quan trọng chức danh công việc hơn mô
tả bởi các bạn nghĩ chỉ cần chức danh của công
việc là đủ. Vậy thì không biết chị có suy nghĩ gì về
vấn đề này ạ?

Chị có chia sẻ rằng tuy có cùng một chức danh


nhưng tính chất công việc ở mỗi công ty là khác
nhau. Và điều các nhà tuyển dụng tìm kiếm là nội
dung công việc các bạn đã làm có tính chất giống
với công việc bạn đang ứng tuyển thay vì chức danh
của bạn là gì. Vì vậy, trong quá trình viết CV của
mình, các bạn sinh viên nên chú ý hơn với phần JD
công việc của mình, nên trình bày chi tiết và chọn
lọc để nhà tuyển dụng có thể hiểu được bạn hơn.

Bên cạnh việc trình bày nội dung, bố cục của CV


thì một vấn đề khác khiến nhiều bạn sinh viên
trăn trở nữa đó là khi tìm được công việc và
công ty ưng ý nhưng lại không biết cách điều
chỉnh thông tin để làm nổi bật điểm mạnh và sự
phù hợp của bản thân với công việc và công ty
đó. Vậy chị có lời khuyên gì dành cho các bạn
đang gặp phải vấn đề này không ạ?

Đầu tiên, chị nghĩ các bạn cần cân nhắc mình có
thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển không. Phù
hợp ở đây là cần có những kiến thức, kĩ năng và
kinh nghiệm để làm công việc đó. Để đánh giá mức
độ phù hợp của mình với công việc, khi đọc job
description, các bạn nên xác định các điều kiện cần
và điều kiện đủ của công việc mình ứng tuyển:

Điều kiện cần là những yêu cầu tối thiểu về


kiến thức, kĩ năng để có thể ứng tuyển vào công
việc đó.

Điều kiện đủ là những yếu tố giúp bạn nổi bật


hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

Tiếp đó, các bạn đánh giá những kĩ năng, kinh


nghiệm, khả năng của mình có đáp ứng được điều
kiện cần của công việc hay chưa. Nếu bản thân
chưa đáp ứng được điều kiện cần thì nên thì nên
cân nhắc lại về công việc đó.

Với những bạn chưa có kinh nghiệm trong công


việc mình ứng tuyển thì chị cũng đề xuất rằng
không nên vì thế mà bỏ qua vị trí ấy mà cần xem xét
những kiến thức, hay kĩ năng khác phù hợp với
yêu cầu công việc và chọn lọc chúng để bỏ vào CV.
Từ đó cho nhà tuyển dụng thấy được dù chưa có
nhiều kinh nghiệm nhưng bạn vẫn có đủ khả năng
để làm tốt vị trí mình ứng tuyển.

Nếu đã đáp ứng được phần lớn các yêu cầu của
công việc rồi thì sẽ bắt tay vào viết CV. Lúc này, các
bạn nên biết cách chọn lọc thông tin để đưa vào CV
của mình. Chị nghĩ rằng điều này phụ thuộc nhiều
vào tính chất của công việc mà các bạn ứng tuyển,
vì vậy hãy đọc kỹ JD và đưa vào CV những kinh
nghiệm, kỹ năng liên quan đến vị trí đó để trở nên
nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng.

HRC xin chân thành cảm ơn chị Nhung đã dành thời


gian chia sẻ cùng HRC và các bạn sinh viên về chủ
đề “CV dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng”. Chúng
mình mong rằng những chia sẻ của chị Nhung sẽ
giúp các bạn sinh viên thật nhiều trong quá trình viết
CV để chuẩn bị cho chặng đường tìm kiếm công việc
đầu đời của mình.

Bạn có thể tìm đọc các bài viết cùng chủ đề tại đây:

[Mách bạn] Cách viết CV “chuẩn” cho các cuộc


thi sinh viên

Top 10 bài viết hay nhất về CV và Cover letter

" # $ %

Related Posts

[Entry Package – Dear 20s] First job và những


điều bạn cần biết
BY HRC ' 3 MONTHS AGO (0

Vào tối ngày 9/12 vừa qua, hoạt động đầu tiên của chuỗi sự
kiện Entry Package: Dear 20s đã diễn ra vô cùng thành công
với sự tham gia của 2 anh chị diễn giả giàu kinh nghiệm: chị
Vũ Phương Anh và anh Nguyễn Duy Thành Công cùng rất...

[Độc quyền] Insights on Shopee Global


Leaders Program GLP 2022
BY HRC ' 4 MONTHS AGO (0

Trở lại từ ngày 13/09/2021, chương trình Nhà lãnh đạo toàn
cầu - Global Leaders Program (GLP) 2022 đã thu hút rất
nhiều sự quan tâm từ các bạn sinh viên năm cuối, tân cử
nhân dưới 2 năm kinh nghiệm. Để có được những thông tin
tổng quan, chi...

Câu chuyện thực tập và cú shock “Fail


expectation” – Sinh viên nên đặt kỳ vọng như
thế nào?
BY HRC ' 7 MONTHS AGO (0

Mùa hè đến cũng là khoảng thời gian các bạn sinh viên năm
3, năm 4 bắt đầu bước chân vào thị trường tuyển dụng,
chuẩn bị cho những công việc thực tập đầu đời. Lần đầu
làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hẳn các bạn sinh
viên đang...

Câu chuyện thực tập – 1001 vấn đề giao tiếp


chốn công sở
BY HRC ' 8 MONTHS AGO (0

Mùa hè đến cũng là khoảng thời gian các bạn sinh viên năm
3, năm 4 bắt đầu bước chân vào thị trường tuyển dụng,
chuẩn bị cho những công việc thực tập đầu đời. Lần đầu
làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, hẳn các bạn sinh
viên đang...

& !

LEAVE COMMENT

Trending Comments Latest

[Management Trainee] Bỏ túi ngay


các tip giải case hiệu quả
' NOVEMBER 18, 2021

Định vị #2: Management Consulting


– Tư vấn quản trị
' DECEMBER 3, 2021

Kinh nghiệm vượt qua vòng 1


Nielsen Case Competition
' NOVEMBER 27, 2021

[Phần 1] Top 15 cuộc thi sinh viên


kinh tế không thể bỏ lỡ
' SEPTEMBER 26, 2021

Thực trạng và xu hướng phát triển


của khối ngành Logistics tại Việt
Nam
' SEPTEMBER 13, 2021

Doanh nghiệp cần bạn gấp (HOT)

Garena Strategy &


Operations 2022 –
BE THE GAME
CHANGER
Garena Vietnam Toàn quốc

FrieslandCampina
Vietnam
Management
Trainee Program

FrieslandCampina Hà Nội
Vietnam

Nhân viên Kinh


doanh/Marketing
Flat World Hà Nội
Education Solutions
Mức lương: 4-7
triệu đồng

Khám phá thêm các Joblist nổi bật ngay!

HRC - Trang tìm việc và hướng nghiệp duy nhất


dành cho sinh viên kinh tế

CATEGORIES

Management Trainee
Company Orientations
Cẩm nang hướng nghiệp
Kỹ năng ứng tuyển
Chuyển động HRC
Self Hacks
JOB

Việc làm
Joblist
Công việc

You might also like