You are on page 1of 4

2.

1 Các loại giấy tờ cần có cho bộ hồ sơ tìm việc


2.1.1 Đơn xin việc

Đơn xin việc sẽ là loại giấy tờ được liệt kê đầu tiên trong hầu hết các bộ hồ sơ xin việc
trong công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Mẫu đơn xin việc thường được viết tay hoặc đánh
máy và có bố cục cơ bản gồm: Tiêu ngữ, mở đầu, thân bài (ưu điểm, kinh nghiệm, kỹ
năng,...) và phần cuối sẽ là phần trình bày về mong muốn, khao khát làm việc tại vị trí
ứng tuyển.

Việc viết đơn xin việc bằng tay thể hiện được cá tính riêng và sự cầu thị của người nộp
hồ sơ. Tuy nhiên lại dễ gây hiểu lầm là bạn không sử dụng thành thạo các công cụ soạn
thảo phổ biến. Vì vậy, tùy thuộc vào ngành nghề, vị trí và trình độ bạn cần cân nhắc nên
chọn hình thức nào là hợp lý nhất.

2.1.2 CV xin việc và cách tạo CV xin việc chất lượng trên CVhay

CV xin việc được xem là “bản tóm tắt” về trình độ, kinh nghiệm cũng như năng lực và kỹ
năng mà bạn tích lũy được qua nhiều công việc khác nhau. CV thường được thiết kế trên
Word hoặc các công cụ chuyên dụng. Một CV chuyên nghiệp cùng bề dày kinh nghiệm
sẽ giúp bạn “tỏa sáng” trong hàng ngàn ứng viên khác.

2.1.3 Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của địa phương

Sơ yếu lý lịch tự thuật là một trong những văn bản không thể thiếu trong hồ sơ xin việc.
Trong sơ yếu lý lịch, ứng viên cần điền chính xác toàn bộ thông tin cá nhân của mình
(tên, tuổi, địa chỉ,...), thông tin về gia đình, quá trình đào tạo, công tác,... Những thông tin
trên giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm bắt những thông tin cơ bản về ứng viên.

Tờ khai sơ yếu lý lịch tự thuật thường được đính kèm trong bộ hồ sơ xin việc, vì thế ứng
viên chỉ cần điền đầy đủ thông tin và mang đến Ủy ban nhân dân xã, phường để được xác
nhận, đóng dấu.

2.1.4 Giấy khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe là loại giấy tờ cần được trong hồ sơ xin việc bởi đây sẽ là những
thông tin đánh giá tình trạng sức khỏe của ứng viên. Bên cạnh đó, giấy khám sức khỏe
còn là căn cứ đảm bảo rằng ứng viên có thể đáp ứng được công việc và tạo sự tin tưởng
đối với các nhà tuyển dụng. Thông thường có hai loại giấy khám sức khỏe, tùy từng công
việc, lĩnh vực khác nhau mà công ty sẽ có những yêu cầu khác nhau cho loại giấy tờ này.

2.1.5 Bằng cấp, chứng chỉ liên quan

Những bằng cấp, chứng chỉ như: bằng Đại học/Cao đẳng, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ,...
cần được photo và công chứng tại xã, phường sinh sống. Đây là những loại giấy tờ bắt
buộc có trong hồ sơ xin việc, bởi những văn bản trên sẽ là bằng chứng cho những kê khai
trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc,... là hoàn toàn chính xác.

2.1.6 Ảnh chân dung (3x4 hoặc 4x6)

Ảnh chân dung thường có kích thước 3x4 hoặc 4x6, ảnh được dán lên sơ yếu lý lịch và
bìa hồ sơ. Thông qua hình ảnh trên, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tổng quan về ứng viên
cũng như ấn tượng tốt. Ngoài ra, ảnh chân dung còn được lưu lại để làm thẻ nhân viên,
thẻ giữ xe,... khi ứng viên trúng tuyển tại vị trí.

2.1.7 Chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh

Chứng minh thư hay căn cước công dân, sổ hộ khẩu và giấy khai sinh cũng cần được
photo công chứng để chứng minh rõ ràng lý lịch của ứng viên, đồng thời đáp ứng đầy đủ
những giấy tờ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.

2.2 Sắp xếp hồ sơ tìm việc


2.2.1 Sắp xếp hồ sơ xin việc theo phong cách thể hiện bản thân
Nếu như bạn có sự giới thiệu, giúp đỡ của các mối quan hệ uy tín thì hãy để ngay bức thư
giới thiệu đó của mình lên trên đầu với cách sắp xếp như sau: Thư giới thiệu,CV xin việc,
các bằng cấp có liên quan,đơn xin việc,sơ yếu lý lịch tự thuật,ảnh thẻ 3x4 hoặc 4x6,giấy
khám sức khỏe và các loại giấy tờ cá nhân khác.

2.2.2 Sắp xếp hồ sơ xin việc theo yêu cầu đối với vị trí ứng tuyển

Có một số công việc đòi hỏi cao về ngoại hình ví dụ như nhân viên lễ tân thì hãy ưu tiên
đặt những tấm ảnh chân dung của mình lên vị trí ưu tiên phía trước, có thể sắp xếp theo
thứ tự sau: Ảnh chân dung, sơ yếu lý lịch tự thuật, đơn xin việc, CV xin việc, bằng cấp có
liên quan, thư giới thiệu, giấy khám sức khỏe cá nhân và các loại giấy tờ cá nhân khác.

2.3 Cách gửi hồ sơ tìm việc


2.3.1 Gửi hồ sơ tìm việc trực tiếp cho nhà tuyển dụng

Đến nơi đã hẹn của ứng viên và người tuyển dụng chào hỏi lễ phép, khi người phỏng vấn
có nhu cầu xem hồ sơ thì lịch sự đưa hồ sơ của bản thân đã chuẩn bị trước bằng hai tay
cho nhà người phỏng vấn.

2.3.2 Gửi hồ sơ tìm việc gián tiếp qua email cho nhà tuyển dụng

Tiêu đề email

Luôn luôn đặt tiêu đề cho thư – đây là một lời nhắc luôn luôn không bao giờ thừa. Một
điều chắc chắn rằng nhà tuyển dụng sẽ thẳng tay loại các email không có tiêu đề thư.
Chính vì vậy, nếu trong tin tuyển dụng các bạn đọc ở dòng cuối có yêu cầu ghi tiêu đề
như thế nào, hãy làm đúng như thế. Nếu không có yêu cầu tiêu đề thì ứng viên chỉ cần
viết theo format tiêu chuẩn: Tên Bạn – Ứng Tuyển Vị Trí ABC, công ty XYZ…

Nội dung email

Cũng như tiêu đề, một điều ứng viên không nên bỏ qua đó là phải có nội dung email.
Email mà không có nội dung thì chắc chắn sẽ bị loại ngay. Nội dung cũng chẳng không
cần quá cầu kỳ hay dài lòng.

Các file gửi kèm

Nếu tin tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải gửi hồ sơ thì điều đó có nghĩa là ứng viên cần
gửi CV và Cover Letter. Lưu ý rằng 2 file này nên được lưu riêng biệt và tên của file lưu
chính là CV và Cover Letter. Hạn chế nén hồ sơ thành file .zip hay .rar, vì rất bất tiện cho
nhà tuyển dụng. Một lưu ý khác khá quan trọng là file gửi không nên nặng quá 2MB.

2.4 Những lỗi cơ bản khi chuẩn bị hồ sơ tìm việc


1. Không làm theo hướng dẫn của công ty tuyển dụng
Trong môi trường học tập, mọi chỉ dẫn cho các bài tập đều được đưa ra với mục đích
giúp đỡ học sinh làm bài đúng cách và đạt kết quả tốt hơn. Hướng dẫn và yêu cầu cho
ứng viên khi viết hồ sơ xin việc cũng có chức năng như vậy, đảm bảo ứng viên cung cấp
đầy đủ thông tin, tài liệu cần thiết cho việc xét duyệt cũng như thực hiện đúng quy trình
tuyển dụng.

Trong trường hợp ứng viên không bám sát theo chỉ dẫn của công ty khi đăng tuyển dụng
thì hiển nhiên người đó sẽ bị cho là thiếu nghiêm túc, thiếu sự tập trung, tỉ mỉ và để lại ấn
tượng không mấy tốt đẹp.

2. Để trống phần lĩnh vực làm việc


Như bạn có thể biết, lĩnh vực làm việc là một trong những phần thông tin đặc biệt quan
trọng cần có trong hồ sơ xin việc. Nó cho thấy lĩnh vực bạn đang hoặc từng hoạt động có
liên quan gì và có thể hỗ trợ gì cho vị trí công việc đang ứng tuyển. Chính vì vậy, nhà
tuyển dụng luôn luôn rất để tâm tới phần thông tin này khi xét duyệt hồ sơ ứng viên.
Thiếu mất phần nội dung này hoàn toàn có thể trở thành điểm yếu trong hồ sơ ứng tuyển
của bạn đấy nhé!

3. Nộp hồ sơ muộn
Sẽ chẳng có lý do nào có thể biện hộ cho việc nộp hồ sơ muộn. Cho dù là ứng viên xuất
sắc tới mức nào đi chăng nữa thì nếu thuộc trường hợp này cũng sẽ mất đi cơ hội tuyển
dụng, bởi đa số các công ty đánh giá cao và sẽ chỉ xem xét những ứng viên tuân thủ hạn
nộp hồ sơ. Có lẽ đối với phần lớn các nhà tuyển dụng, đó mới là những người thực sự
chân trọng và nghiêm túc với công việc này.

4. Thiếu tài liệu đi kèm


Như đã nói, làm theo hướng dẫn của nhà tuyển dụng một phần là để đảm bảo hồ sơ tuyển
dụng đáp ứng đủ yêu cầu về tài liệu đính kèm. Khi đăng tin tuyển dụng, công ty sẽ có
thông báo về các tài liệu cần có khi ứng tuyển như sơ yếu lý lịch, photo chứng minh thư,
bản sao giấy khai sinh, sổ hộ khẩu công chứng,… Đem so sánh với các ứng viên khác,
nhà tuyển dụng sẽ khó mà có ấn tượng tốt với bạn nếu hồ sơ của bạn không bao gồm đủ
những tài liệu đó.

You might also like