You are on page 1of 5

Cv là gì?

CV là  viết tắt của cụm từ "Curriculum Vitae" dịch ra là sơ yếu lý lịch nhưng lại rất khác với
tờ khai sơ yếu lý lịch trong bộ hồ sơ xin việc. Vậy CV là gì? CV xin việc là một bản tóm tắt
thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, hoạt động, giải thưởng, kỹ năng… ứng viên gửi
cho nhà tuyển dụng. CV là cơ sở chính để nhà tuyển dụng chọn ứng viên bước vào vòng
phỏng vấn. CV là bước đầu tiên mà ứng viên cần chuẩn bị khi tìm việc làm.

một bản CV cũng thường bao gồm bốn phần chính


1.Thông tin cá nhân (Basic information).

Bao gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Các
thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.
Nên:
Địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên.
Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khuôn mặt trực diện

Ở mục này, các thông tin cá nhân thông thường; và phương thức liên lạc của
ứng viên sẽ được trình bày. Ví dụ như tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ; email,
số điện thoại liên lạc. Có một vài kinh nghiệm nhỏ khi viết thông tin cá nhân của
mình.
– Hãy suy nghĩ kĩ những thông tin mà bạn muốn gửi tới nhà tuyển dụng. Các
thông tin như biệt danh, facebook… có thể sẽ không giúp ích cho bạn nhiều như
bạn nghĩ. Đôi khi địa chỉ facebook hoặc một cái tên nghịch ngợm có thể phá
hỏng hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy thận trọng.

– Địa chỉ cũng là một thông tin nhạy cảm. Tuy nhiên với một số công ty của Nhật
thì khoảng cách giữa nơi ở của bạn với công ty hoặc nhà ga lại là một điểm cộng
đáng kể. Bởi thế nên nếu không được yêu cầu; một tip (lời khuyên) nhỏ là bạn
hãy sử dụng một địa chỉ nhà tương đối
– Luôn nhớ rằng email và số điện thoại cần ít nhất một thông tin để nhà tuyển
dụng có thể liên lạc với bạn ngay lập tức. Hãy chọn cho mình một địa chỉ email
dành cho công việc; và sử dụng nó nếu bạn muốn gửi CV tới nhà tuyển dụng
thông qua email.

2.Objective.
Objective hiểu đơn giản là một đoạn văn (paragraph) ngắn mô tả sơ lược về ứng
viên. Một đoạn objective cơ bản sẽ thường phải trả lời ba câu hỏi:
– Bạn là ai? hoặc bạn có điều gì?
– Bạn muốn điều gì ở công việc này?
– Định hướng sắp tới của bạn?
3.Quá trình học tập (Education)

Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt nghiệp, tên
trường, chuyên ngành và thông tin mô tả thêm như điểm trung bình (GPA).
Nên:
Đề án, nghiên cứu khoa học nếu có…(có liên quan đến vị trí ứng tuyển).
Một số khoá học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).

Không nên:
Đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.

Tùy vào việc bạn là ai và công việc bạn đang hướng tới là gì để chọn phần
education cho phù hợp. Thông thường, quá trình học tập sẽ được liệt kê từ
những năm đại học. Ở Việt Nam thì đại học là mốc đánh dấu việc bạn học
chuyên về một lĩnh vực. Nhưng nếu quá trình học tập cấp III của bạn cũng hỗ trợ
nghề nghiệp; ví dụ như bạn học chuyên văn và muốn ứng tuyển vị trí copy-writer
chẳng hạn, tại sao lại không nhỉ? Các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm tới thời gian
học tập; tên trường; chuyên ngành cũng như thành tích học tập cá nhân của
bạn.

– Thời gian học tập hãy là mốc thời gian tính theo năm bao gồm từ lúc bắt đầu
tới năm kết thúc. Nếu bạn chưa hoàn thành khóa học hãy sử dụng cụm từ “hiện
nay”.
– Các bạn nên chia các giai đoạn học tập thành các khối (block). Cuối mỗi khối
sẽ là thành tích học tập (nếu có) của bạn có liên quan tới công việc. Ví dụ như
giải nhất một cuộc thi nào đó.
– Nếu như bạn dự định chuyển qua một công việc trái ngành. Quãng thời gian
học thêm tại các trung tâm. Các khóa học hỗ trợ công việc sẽ giúp bạn rất nhiều.
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có ý thức tìm hiểu công việc mới thay vì
đó chỉ là một cảm hứng chuyển nghề bất chợt của bạn.

4.Kinh nghiệm (Experience)

Đây là phần quan trọng nhất trong một CV xin việc, bởi qua phần này thể hiện rõ được bạn
có khả năng như thế nào và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay khôn

Nên:
 Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các công việc
trước đó.
 Đưa ra minh chứng cụ thể, hoặc số liệu xác thực ( ví dụ doanh thu tăng bao nhiêu %,
kiếm về bao nhiêu khách hàng …).
 Chọn lọc các công việc ghi trong CV, nên có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.

Không nên:
 Nêu các công việc làm ngắn hạn (nhỏ hơn 6 tháng) ngoại trừ khoá thực tập.
 Đưa quá chi tiết những công việc nhỏ nhặt như (in tờ rơi, pha trà, ....).
 Mô tả dài dòng, không phân chia ý.
Ngoài bốn mục chính kể trên. Tùy thuộc vào độ dài của CV, đặc thù công
việc mà bạn sẽ có thêm những mục sau:

5.Kĩ năng (Skill)


– Kĩ năng sử dụng các công cụ hoặc kĩ năng về kĩ thuật là một điểm cộng trong
mắt các nhà tuyển dụng; khi bạn ứng tuyển các công việc kĩ thuật.
– Với các bạn khối kinh tế thì các kĩ năng mềm sẽ được chú ý hơn.
– Trình bày kĩ năng theo dạng biểu đồ hoặc các hình ảnh mang tính đo lường;
sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu về bạn hơn.
– Hãy chọn ra những kĩ năng mà bạn nắm tốt. Các kĩ năng yếu vô tình lại là
điểm trừ của bạn. Chỉ nên bổ xung những kĩ năng này nếu như bạn đang thực
hiện cải thiện nó. Ví dụ bạn đang học tiếng Anh giao tiếp hoặc thiết kế chẳng
hạn. Những kế hoạch còn nằm trong dự định sẽ không có giá trị đâu
6.Sở thích (Hobby)
– Nếu còn không gian thì mục này sẽ phù hợp với những bạn làm các công việc
có tính hướng ngoại.
– Nếu bạn là con trai thì đá bóng, đế chế… không phải lựa chọn tồi. Hoạt động
tinh thần cũng rất được chú trọng tại các công ty hiện nay.
– Lưu ý rằng để viết được mục này tốt, bạn cần tìm hiểu về văn hóa công ty
cũng như vị trí ứng tuyển trước.
7.Người giới thiệu (Preference)
Với CV nước ngoài thì mục này thường khá quan trọng. Thông thường người
được chọn để điền thông tin có thể là giáo viên của bạn; sếp cũ hoặc một người
có uy tín trong ngành. Bạn nhớ lưu ý hỏi ý kiến trước khi nhập thông tin cá nhân
của họ vào CV của mình nhé.

You might also like